- Đang online: 1
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12751
- Tổng truy cập: 3,388,998
PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
- 344 lượt xem
PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
Nguyễn Đăng Khoa st.& biên tập
Tết Nguyên Đán ở mỗi nước châu Á lại có những nét độc đáo riêng với những phong tục lâu đời.
Trong cái Tết cổ truyền của dân tộc mình, các nước châu Á vẫn giữ nguyên những phong tục có từ lâu đời, tạo thành một nếp Tết đặc trưng riêng của mỗi đất nước.
Tết Nguyên đán của người Việt
Người miền Nam Việt Nam gói bánh tét trong dịp Tết Nguyên đán
Quan niệm rằng Tết là thời điểm bắt đầu những điều mới mẻ, người Việt theo quan điểm truyền thống thường sắm sửa, thay mới để chuẩn bị cho dịp lễ này từ trước đó khá lâu. Mâm cỗ cúng giao thừa, mâm ngũ quả được bày biện khá công phu.
Tết là dịp sum vầy của mỗi gia đình Việt
Bên cạnh đó, Tết Nguyên Đán của người Việt còn thêm phần thú vị bởi nét đẹp văn hóa lâu đời của những phong tục độc đáo như chơi hoa, viết câu đối, xông đất, xuất hành, hái lộc, du xuân, chúc tết, mừng tuổi, hóa vàng, lễ chùa, khai bút… Từ xa xưa, trong cộng đồng người Việt cũng hình thành một số những kiêng kỵ trong ngày đầu năm như kỵ mai táng, kiêng mặc quần áo trắng, đen, kiêng làm đổ vỡ, kỵ xin lửa, kiêng cho nước, quét nhà, vay nợ…
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
Nghệ sĩ dân gian múa rồng trên đường phố Bắc Kinh
Là một sự kiện đặc biệt quan trọng trong lễ hội mùa xuân, Tết Nguyên đán là dịp người Trung Quốc trên khắp thế giới xả hơi, mua sắm và tham gia các hoạt động nghinh xuân bên người thân, gia đình. Điều đặc biệt ở tết của người Trung Quốc là các phong bao lì xì đều có số tiền là các con số may mắn. Ngoài ra, người ta chỉ ăn các món ăn có phát âm gần với những điều tốt lành, thí dụ như cá – dư, quất – cát…
Chợ tết Trung Quốc ngập tràn màu đỏ may mắn
Nếu lỡ làm điều gì đó cấm kỵ trong ngày Tết, người Trung Quốc sẽ nhanh chóng nói một câu cảm thán đặc trưng để chữa lỗi. Kỳ xuân vận của người Trung Quốc kéo dài trong khoảng 40 ngày. Đó cũng là lý do hàng năm ở đất nước này đều có cuộc di cư khổng lồ nổi tiếng thế giới trong dịp trước và sau Tết.
Tết Seollal của người Hàn Quốc
Vốn coi trọng những giá trị huyết thống, dòng tộc, tết của người Hàn Quốc, thường được gọi là Seollal, thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch là ngày nghỉ đậm chất truyền thống gia đình. Sau những nghi lễ tổ tiên, người Hàn Quốc có cách đón chào năm mới rất riêng bằng việc mặc trang phục Hanbok truyền thống và viếng thăm các bờ biển phía Đông như Gangneung và Donghae thuộc tỉnh Gangwon, nơi có thể cảm nhận tia nắng đầu tiên của năm mới.
Trẻ em Hàn Quốc xúng xính trong trang phục truyền thống đón Tết
Người Hàn Quốc coi trọng ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền đến mức coi đây là ngày sinh nhật thứ hai trong năm. Điều đó có nghĩa là nếu ăn xong một phần Tteokguk – bánh gạo, một món ăn truyền thống, mỗi người đều đã bước sang một tuổi mới. Trước cửa nhà của người Hàn Quốc, vào dịp đầu năm, người ta đặt một cái xẻng bằng rơm (Bok jo ri) dùng để hốt thóc gạo rơi vãi, với mong muốn quanh năm phúc lộc sẽ ghé thăm gia đình.
Các thiếu nữ Hàn Quốc cầm trên tay những chiếc xẻng bằng rơm (gọi là Bok jo ri) dùng để hốt thóc gạo rơi vãi với mong muốn quanh năm phúc lộc sẽ ghé thăm gia đình
Tết Bunpimay của người Lào
Người Lào lên chùa phát cơm chay dịp đầu năm
Bunpimay còn được gọi là Tết Buộc Chỉ Cổ Tay, hay lễ hội Hốt Nậm (té nước). Cùng với một số quốc gia châu Á khác như Thái Lan và Campuchia, ngoài ý nghĩa mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, Bunpimay còn là dịp tôn vinh nghệ thuật dân tộc. Trong ba ngày Tết, người Lào được nghỉ, không làm việc và cũng không có các hoạt động buôn bán.
Bunpimay còn là dịp tôn vinh nghệ thuật dân tộc
Năm mới ở Lào cũng là thời điểm khí hậu nóng bức, vì vậy, những màn té nước rất được ưa thích. Được tắm trong làn nước mát lành, người Lào dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới. Các hoạt động khác như xây tháp cát, hái hoa, ăn món lạp (làm từ thịt gà và thịt bò), buộc chỉ cổ tay, biếu khăn, biếu vải, múa lamvong làm nên một không khí sôi động và vui vẻ cho tết của người Lào.
Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia
Thiếu nữ Campuchia với điệu múa truyền thống
Con số 5 được người Campuchia hết sức coi trọng. Trên bàn thờ Têvôđa, một vị thần trên trời luôn bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm. Người dân Campuchia cũng năng lên chùa trong những ngày này. Họ mang thức ăn ngon dâng Phật, nghe giảng kinh và tưới nước thơm vào mình Phật.
Đua thuyền vào dịp đầu năm mới ở Campuchia
Đặc biệt, trong ngày cuối cùng của dịp Tết, người ta căng một sợi dây ngang sông cho người đứng đầu địa phương chặt dây ra lệnh cho nước rút ra biển để dân cày cấy.
Tết Thingyan của người Myanma
Thiếu nữ Myanma với những chùm hoa giáng hương cầu phước lành năm mới
Tết Thingyan của người Myanma thường trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây. Đêm giao thừa ở Myanma cực kỳ sôi động bởi sự hoạt náo của âm nhạc. Các thiếu nữ Myanma ăn mặc lộng lẫy, xức nước thơm và thể hiện những điệu múa dân tộc đặc sắc.
Người Myanma mong được té nước thật nhiều để năm mới may mắn hơn
Người Myanma cũng thể hiện lòng nhân đạo bằng cách quyên góp thức ăn ở nhiều nơi, đặc biệt là phát thức ăn miễn phí cho những người tham gia lễ hội năm mới.
Tết của người Indonesia
Thiếu nữ Indonesia làm duyên trong ngày đầu năm mới
Những tôn giáo, sắc tộc khác nhau ở Indonesia đã hình thành nên ba cái Tết quan trọng. Đó là tết của người Hồi giáo (Tahun Baru Hijriah), tết của người Hindu tại đảo Bali (Tahun Baru Saka) và Tết cổ truyền theo kiểu Trung Quốc (Tahun Baru Imlek) Một trong những phong tục rất hay trong ngày Tết của người Hồi giáo Indonesia là mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ.
Đường phố Indonesia luôn rộn rã trong năm mới
Tết cổ truyền chính thức được công nhận là ngày lễ quốc gia tại Indonesia vào năm 2000. Các hoạt động như múa lân, các cuộc thi thể thao, biểu diễn thời trang diễn ra hết sức náo nhiệt. Đặc biệt, đường phố Indonesia trong những ngày này rực rỡ màu đỏ cầu may mắn và an vui.
Tết Oshogatsu của người Nhật Bản
Cây thông không thể thiếu cho lễ mừng năm mới của người Nhật Bản do quan niệm loài cây này là nơi đón thần Toshigamisama
Người Nhật ngày nay đã ăn Tết theo lịch dương, tuy nhiên, những phong tục cổ truyền vẫn được coi trọng và duy trì. Cây thông không thể thiếu cho lễ mừng năm mới do quan niệm loài cây này là nơi đón thần Toshigamisama – vị thần linh sẽ đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ. Đúng đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ.
Người Nhật có thói quen viết lưu niệm trong dịp tết
Bánh gạo và các món ăn chế biến từ cá và hải sản là những thực phẩm đặc trưng trong năm mới của người Nhật. Trước khi lên chùa, người dân đất nước mặt trời mọc thường vệ sinh thân thể sạch sẽ. Mỗi gia đình người Nhật cũng để một cuốn sổ ghi lại lời chúc, lịch hẹn hoặc thông tin bản thân cho khách tới thăm nhà. Một món tặng phẩm được nhiều người Nhật lựa chọn là khăn tay có thêu tên mình. Ngoài ra, văn hóa gửi bưu thiếp chúc mừng đã trở thành nét đặc sắc trong phong tục đón tết của người dân xứ hoa anh đào.
Tết của người Philippines
Nụ cười chào xuân của thiếu nữ Philippines
Đồng tiền xu được người Philippines coi là biểu tượng may mắn, thịnh vượng. Bàn thờ có trái cây xếp theo hình vòng tròn, biểu thị những đồng tiền xu, các bà nội trợ thường mặc váy có chấm tròn, cũng là biểu hiện của đồng tiền xu, còn trẻ em cũng được tặng rất nhiều tiền xu với mong muốn một năm sung túc.
Những âm thanh vui vẻ được người Philippines tin rằng sẽ góp phần xua đuổi ma quỷ,vì vậy, họ luôn giữ không khí tươi vui trong dịp đầu năm
Những âm thanh vui vẻ được người Philippines tin rằng sẽ góp phần xua đuổi ma quỷ. Ngoài ra, người dân nước này cũng có một thói quen hết sức đặc biệt vào dịp năm mới là ngồi liệt kê những thói quen xấu mà họ muốn từ bỏ và đưa ra mục tiêu cho năm mới.
Tết Songkran của người Thái Lan
Người dân Thái Lan nô nức ra đường đầu năm mới để té nước cầu may mắn
Được tổ chức từ ngày 13-15/4 hàng năm, Tết của người Thái Lan ngoài tập tục té nước còn được kết hợp tổ chức với nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp. Người dân dựng các ngôi chùa bằng cát bên bờ sông để cứu chuộc các lỗi lầm.
Người dân Thái Lan bận trang phục truyền thống nô nức lễ chùa vào ngày đầu năm
Mâm cỗ cúng tổ tiên thường được chuẩn bị rất thịnh soạn. Chiang Mai – thủ đô của Songkran được coi là nơi tuyệt vời nhất trên thế giới để chứng kiến Tết té nước.
Nguồn : http://libero.vn
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.