- Đang online: 2
- Hôm qua: 401
- Tuần nay: 12102
- Tổng truy cập: 3,388,297
Phan Đăng Lưu
- 783 lượt xem
Phan Đăng Lưu
Phan Đăng Lưu, (1902–1941) là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1902, tại xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Con người và sự nghiệp
Thưở nhỏ, Phan Đăng Lưu học chữ Hán, sau học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Khi sắp học hết bậc cao đẳng tiểu học tại Huế, ông thi vào Trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang.Tốt nghiệp ra trường, ông bị điều động làm việc ở nhiều địa phương trong nước, cả ở Tây Nguyên và cuối cùng bị thải hồi vì “vô kỉ luật, hoạt động chống đối”. Tại Nghệ An, được gặp những người bạn có cùng chí hướng, Phan Đăng Lưu đã tham gia Hội Phục Việt, sau đổi thành Hưng Nam, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng.
Ngày 14-7-1928, tại Đại hội thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, ông được bầu làm Uỷ viên thường vụ tổng bộ phụ trách tuyên huấn. Cuối năm 1928, ông được phân công sang Quảng Châu (Trung Quốc) gặp Tổng bộ hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để bàn kế hoạch thống nhất hoạt động. Ngày 11-5-1929, ông trở về nước báo cáo và đề đạt ý kiến của mình với Tổng bộ Đảng Tân Việt về việc tổ chức một Đảng cộng sản. Tháng 12-1929, ông trở sang Quảng Châu bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tháng 5-1930, ông lại trở về nước rồi 4 tháng sau lại sang Trung Quốc, nhưng đã bị bắt tại Hải Phòng trước khi xuống tàu.
Ngày 21-11-1930, Phan Đăng Lưu bị toà án Nam triều ở Vinh đưa ra xử cùng với 60 đảng viên Đảng Tân Việt và bị kết án 3 năm tù khổ sai đày đi Buôn Me Thuật. Ở tù, ông vẫn tích cực hoạt động, vận động anh em học tiếng Êđê để thực hiện công tác binh vận, viết báo gửi ra ngoài tố cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp. Vì vậy đã bị tăng án lên 5 tù khổ sai, cấm cố tại xà lim, bị liệt vào “loại nguy hiểm”.
Giữa năm 1936, ông được ra tù nhưng lại bị quản thúc ở Huế. Ông lại tiếp tục hạot động cách mạng và đã có những đóng góp xuất sắc vào các cuộc vận động hợp pháp và nửa hợp pháp ở Trung Kì như phong trào Đông Dương Đại hội (1936) “đón” Gôđa, Hội nghị báo giới Trung Kì. Phan Đăng Lưu trực tiếp chỉ đạo các báo Sông Hương tục bản, Dân, đồng thời viết nhiều sách lí luận chính trị, lí luận văn học.
Tháng 11-1939, ông được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, được phân công chỉ đạo phong trào Nam Kì.
Tháng 7-1940, xứ uỷ Nam Kì hợp đề ra chủ trương khởi nghĩa. Lấy tư cách đại diện trung ương đến dự, ông khuyên Xứ uỷ hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương. Sau đó ông ra dự hội nghị Trung ương lần thứ 7 và được chỉ thị hoãn khởi nghĩa Nam Kì.
Ngày 9-11-1940, bế mạc hội nghị Trung ương, Phan Đăng Lưu trên đường về Nam đã bị mật thám bắt vào đêm 22-11-1940 nên chưa kịp truyền đạt chỉ thị của Trung ương về việc hoãn khởi nghĩa thì cuộc khởi nghĩa Nam Kì đã nổ ra ngày 23-11-1940.
Trong phiên toà xử án tại Sài Gòn, ngày 3-3-1941, Phan Đăng Lưu bị thực dân Pháp kết án tử hình. Ngày 26-8-1941, ông bị xử bắn tại Bà Điểm ở Hóc Môn cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần.
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.