- Đang online: 1
- Hôm qua: 1129
- Tuần nay: 21956
- Tổng truy cập: 3,372,002
Nửa năm nhìn lại
- 274 lượt xem
Nửa năm nhìn lại
(Sơ kết 6 tháng cuộc thi thơ “Hướng về nguồn cội”)
Vậy là đã qua 6 tháng kể từ khi cuộc thi thơ “Hướng về nguồn cội” được
phát động trên trang Web Mactoc.com của Hội đồng Mạc tộc VN. Với mục
đích cụ thể của cuộc thi là:
– Để ghi nhớ công ơn Tiên tổ, tôn vinh và tự hào về thành quả của Mạc
tộc trong những năm qua, phát huy tinh thần của Đại hội đại biểu Mạc
tộc Việt Nam lần thứ nhất (6/11/2011), tuyên truyền sâu rộng trong
cộng đồng Mạc tộc nhận thức và tình cảm “Hướng về nguồn cội, đoàn kết,
phát triển cộng đồng Mạc tộc”…;
– Để anh em con cháu trong dòng tộc sau mấy trăm năm ly tán, nay mới
quy về một mối có điều kiện chia sẻ tâm tình, biểu lộ cảm xúc suy tư,
nói lên tâm nguyện của mình với bà con đồng tộc và bạn bè…
Về nội dung, yêu cầu của cuộc thi là:
Viết về tâm tư, tình cảm và sự tri ân Tiên tổ; về tất cả những gì thể
hiện được nguyện vọng và tinh thần đoàn kết, phấn đấu cho sự phục hưng
và kết nối dòng tộc. Đồng thời có thể viết về tình yêu quê hương đất
nước, về sự đoàn kết giữa các dòng tộc …
(Trích Thể lệ cuộc thi thơ “Hướng về nguồn cội”)
Tổ chức cuộc thi là một việc làm hoàn toàn mới mẻ, đồng thời cũng là
một làn gió mới khơi gợi tinh thần hướng về nguồn cội, hướng về dòng
tộc của mọi thành viên trong cộng đồng Mạc tộc và của bè bạn gần xa.
Vì trang web còn mới, chưa có lượng độc giả lớn, vì số người làm thơ
trong cộng đồng Mạc tộc không phải là nhiều, lại vì thời gian phát
động cũng chưa dài lắm nên số lượng tác giả và số bài dự thi còn rất
hạn chế. Cho đến hết tháng 6/2012 chúng tôi mới chỉ nhận và đưa lên
trang web được 81 bài thơ của 33 tác giả. Tác giả có bài dự thi sớm
nhất là Phạm Ngọc Thìn (Nghệ An) đã gửi bài từ ngày 2/1/2012, nghĩa là
1 ngày sau khi cuộc thi chính thức bắt đầu.Tác giả gửi nhiều nhất là 6
bài (Xuân Liêu, Ninh Bình). Các địa phương có số tác giả tham gia dự
thi nhiều nhất là Hải Dương (9 tác giả) Ninh Bình (8 tác giả) và Nghệ
An (6 tác giả). Tác giả nhiều tuổi nhất là cụ Hoàng Văn Tụng (88 tuổi)
ở Hoa Lư, Ninh Bình. Tác giả trẻ nhất có lẽ là Nguyễn Văn Quang (22
tuổi) ở Hà Nam. Cụ Mạc Bùi Nguyễn Long ở Cao Bằng gửi khá nhiều những
khổ thơ ngắn theo dạng nhật ký thơ.
-Về Nội dung: Đây là trọng tâm của cuộc thi. Là một cuộc thi thơ nên
cả nội dung và nghệ thuật đều quan trọng, nhưng do đặc thù riêng của
cuộc thi nên chúng tôi coi phần nội dung có nặng hơn. Khi đánh giá kết
quả mỗi bài thi chúng tôi coi phần nội dung chiếm tỷ lệ là 6/10, còn
phần nghệ thuật là 4/10. Đa số bài dự thi đã viết về dòng tộc mà cụ
thể là viết về các bậc tiên tổ, về nguồn cội, về nguyện vọng thiết tha
“chung phục thủy”, về Long Động, Cổ Trai, nơi mà trái tim của tất cả
cộng đồng Mạc tộc luôn hướng tới. Đó là điều cần nhất và cũng là kết
quả tốt nhất mà cuộc thi đã mang lại. Cũng có một số bài viết về tình
yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa. Nói chung đa phần bài dự thi
là phù hợp với chủ đề cuộc thi. Có một vài bài hơi xa lạc chủ đề nhưng
không đáng kể.
–Về nghệ thuật thể hiện: Các bài dự thi được viết ở nhiều thể loại và
chúng tôi chấp nhận tất cả như nhau. Tuy vậy khi xét về mỗi bài thì
nếu tác giả đã chọn thể loại nào thì phải nghiêm túc xử lý theo luật
của thể loại đó. Thí dụ nếu đã viết theo thể Đường luật thì phải đúng
niêm luật, nếu viết lục bát thì tối thiểu cũng phải đúng vần. Viết
không đúng luật sẽ bị hạ điểm. Tác giả nào không am hiểu luật thì có
thể viết theo thể tự do. Cái cần nhất là thơ phải có “tứ”, có hình
tượng và thể hiện nội dung bằng nghệ thuật ngôn ngữ. Có một số câu thơ
được chắt lọc, khá hay. Xin dẫn ra đây vài thí dụ:
Con về quê tổ Hải Dương,
Mênh mang Đa Độ còn thương cánh bèo.
(Nhớ Dương Kinh – Hoàng Văn Đính, NA)
Mênh mang bến Lục trăng pha ngọc
Uốn lượn sông Kinh nước đổi dòng
(Quê trạng, Nguyễn Văn Diệp, HD)
Ấm lòng tay nắm trong tay
Cười mà đôi mắt tràn đầy lệ rơi
(Chung một mái nhà, Mạc Đăng Ưng, HD)
Tày – Kinh…bao tộc đều chung tổ
Nông – Phạm…trăm chi hóa một dòng
(Viếng thăm đền Mạc Đăng Dung, Nguyễn Văn Diệp, HD)
Con lớn lên đi bộ đội xa nhà
Vẫn không quên mắm cáy dưa cà
Và dáng mẹ chiều bên bếp lửa
(Mẹ ơi, Đinh Trọng Thuật, NB)
Trái tim con muốn hóa hương dâng Người
(Con về Long Động, Mạc Văn Trân, HD)
v.v…
Tuy vậy những câu thơ hay còn hiếm. Còn toàn bài hay thì lại càng ít hơn.
Một vài tác giả đã viết thơ quá thoải mái, dễ dãi chưa với ý thức đưa thơ đến cuộc thi có tính toàn quốc!… Dù đây là cuộc thi có tính phong trào, càng đông người tham gia càng quý, nhưng chúng tôi hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều tác phẩm chất lượng hơn.
Đây chỉ là một vài ý kiến sơ bộ về kết quả cuộc thi trong 6 tháng vừa
qua. Rất mong HĐMT các địa phương tuyên truyền, động viên bà con hăng hái hưởng ứng để cuộc thi thơ vào giai đoạn 6 tháng cuối năm sẽ thu được kết quả tốt đẹp. Tất cả hãy cùng đồng tâm, góp sức để cuộc thi Thơ lần thứ nhất của Mạc tộc chúng ta thành công tốt đẹp.
Phó Ban tổ chức cuộc thi Thơ
Nhà thơ, Hoàng Gia Cương
Viết bình luận
Tin liên quan
- Thơ dự thi: “Hướng về nguồn cội”
- Thơ dự thi “Hướng về nguồn cội” (17/12/2013)
- Thơ dự thi “Hướng về Nguồn cội”
- Chùm thơ dự thi “Hướng về nguồn cội”
- Thơ dự thi “Hướng về nguồn cội”
- Chùm thơ dự thi Hướng về nguồn cội” (10/12/2013)
- Thơ dự thi “Hướng về nguồn cội” (09/12/2013)
- THƠ DỰ THI “HƯỚNG VỀ NGUỒN CỘI” (06/12/2013)
- Chùm Thơ dự Thi “Hướng về nguồn cội”
- Chùm thơ dự thi “Hướng về nguồn cội”(03/12/2013)
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.