- Đang online: 3
- Hôm qua: 830
- Tuần nay: 16806
- Tổng truy cập: 3,412,427
NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯA RA HỘI THẢO ĐỂ TẠO SỰ ĐỒNG THUẬN TRONG LỊCH SỬ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÒNG HỌ VÀ KIẾN TRÚC, THỜ PHỤNG TRI ÂN TIÊN TỔ TẠI ĐIỆN SÙNG ĐỨC
- 196 lượt xem
Lời TBT:
Nhiều nguồn sử liệu cho biết nguồn gốc thủy tổ họ Mạc đã có từ hàng ngàn năm nay, định cư (từ thế kỷ thứ IX-X) và hiển đạt ở Lũng Động, Chí Linh, Hải dương nay là thôn Long động, xã Nam tân, huyện Nam sách, tỉnh Hải dương, Việt Nam. Vua Trần đã cấp đất và cấp tiền cho cụ Mạc Đĩnh Chi xây dựng Tổ đường để thờ phụng tiên tổ tiên là Điện Tiền nhân. Sau này khi Mạc Đăng Dung lên ngôi vua đã cho dựng Điện Sùng Đức để phụng thờ tiên tổ họ Mạc. Nhiều bằng chúng khác cũng đã khẳng định điều đó. Vì vậy trong nghị quyết của ĐHĐB Mạc tộc Việt Nam nhiệm kỳ II (2014-2017) có mục tiêu xây dựng Tổ đường Mạc tộc Việt Nam tại thôn Long động xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương.
Đến nay việc xúc tiến đầu tư, phục dựng Điện Sùng Đức- Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam là rất cần thiết vì truyền thống và đạo lý uống nước nhớ nguồn, các dòng họ lớn trên cả nước đều có tổ đường riêng của dòng họ mình, trong lúc đó do các biến cố bất công của lịch sử, hiên nay Mạc tộc VN chưa có Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam để các thế hệ hậu duệ con cháu thờ phụng, tri ân tiên tổ. Vì vậy Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải dương đã tổ chức hội thảo về việc phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam.
BBT trang web Mactoc. com xin đăng bài viết dưới đây của HĐMT Hải dương nhằm mục đích cung cấp các thông tin của Hội thảo để xin ý kiến rộng rãi của HĐMT Việt Nam, HĐMT/BLL Mạc tộc các tỉnh, thành phố và bà con trong, ngoài Mạc tộc nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc thủy tổ họ Mạc Việt Nam, những di tích lịch sử văn hóa, tâm linh thờ phụng tiên tổ họ Mạc đã có từ trước, đồng thời xin các ý kiến đóng góp vào quy hoạch, kế hoạch, kinh phí và tổ chức xây dựng để có kết quả tốt nhất. Mọi ý kiến xin viết ngắn gọn, súc tích và chuẩn xác cả nội dung và hình thức gửi về BBT trang web WWW.MACTOC.COM
Xin trân trong cám ơn trước quý vị về các ý kiến đóng góp.
Tổng biên tập mactoc.com
GS.TSKH. Phan Sỹ An
NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯA RA HỘI THẢO ĐỂ TẠO SỰ ĐỒNG THUẬN TRONG LỊCH SỬ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÒNG HỌ VÀ KIẾN TRÚC, THỜ PHỤNG TRI ÂN TIÊN TỔ TẠI ĐIỆN SÙNG ĐỨC -TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
————-&————-
Ngày 6/9/2015( 24/7 âm lịch năm Ất Mùi) được sự nhất trí của Lãnh đạo Đảng, chính quyền xã Nam Tân và Thường trực HĐMT Việt Nam; tại Hội trường UBND xã Nam Tân, Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương tổ chức hội thảo tọa đàm về việc phục dựng Điện Sùng Đức- Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam. Về dự có 177 đại biểu gồm:- Lãnh đạo địa phương xã Nam Tân và thôn Long động 5 đại biểu
– Các nhà Khoa học Trung tâm bảo tồn và phát triển văn hóa kỹ thuật truyền thống thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện sử học Việt Nam, Ban quản lý Khu Tưởng niệm Vương Triều Mạc 6 đại biểu
– Lãnh đạo HĐMT Việt Nam và cơ quan HĐMT Việt Nam 6 đại biểu
– Lãnh đạo HĐMT / Ban liên lạc Mạc tộc ở 12 tỉnh thành phố 45 đại biểu ( Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam – Đà Nẵng, Nghệ Tĩnh, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên )
– Lãnh đạo HĐMT tỉnh Hải Dương, các cụm huyện và các chi họ Mạc gốc Mạc tỉnh Hải Dương 70 đại biểu
– Các thế hệ hậu duệ tiêu biểu thành đạt trên các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, y tế, học vấn, khoa học kỹ thuật thuộc các chi họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài tỉnh Hải Dương 45 đại biểu (Trong số đó có 3 đại đức trụ trì các chùa ở Hải Dương, Hải Phòng ).
Tại hội thảo đã có 8 ý kiến phát biểu tham luận trực tiếp và nhiều ý kiến góp ý gửi về Đoàn chủ tịch hội thảo. Các ý kiến phát biểu tham luận tại hội thảo và các ý kiến góp ý đã gửivề Đoàn Chủ tịch hội thảo( HĐMT Thái Bình, Nam Định, GS. TSKH. Mạc Xuân Kỷ TP. Hồ Chí Minh, Tăng Bá Hoành-Hội KHLS Hải Dương, Ngô Đăng Lợi-Hội KHLS Hải Phòng…) tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
– Để chuẩn bị cho hội thảo phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam, ngay từ cuối năm 2014 HĐMT tỉnh Hải Dương đã căn cứ vào nghị quyết của ĐHĐB Mạc tộc Việt Nam nhiệm kỳ II (2014-2017) có mục tiêu xây dựng Tổ đường Mạc tộc Việt Nam tại thôn Long động xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương.Trong đóThường trực HĐMT Hải Dương đã cùng với lãnh đạo HĐMT Việt Nam có 2 buổi làm việc (ngày 8/2/2015;và ngày 8/3/2015 dương lịch) tại Đền Lưỡng quốc Mạc Đĩnh Chi để trực tiếp xin ý kiến của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương xã Nam Tân và huyện Nam Sách. Đồng thời đi thực tế khảo sát thực địa để xác định địa điểm Điện Sùng Đức trên nền nhà của cụ Mạc Đĩnh Chi trước đây. Sau đó về thực hiện các bước lập dự án tiền khả thi, dự án khả thi,lập quy hoạch, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật – thi công để thực hiện cácbước theo quy trình dự án đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa.
-Mục đích của hội thảo lần này để xin ý kiến rộng rãi trong HĐMT Việt Nam, HĐMT/BLL Mạc tộc các tỉnh, thành phố và ngoài xã hội,nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc thủy tổ họ Mạc Việt Nam được phát tích từ Long động. Đồng thời làm sáng tỏ những di tích lịch sử văn hóa, tâm linh thờ phụng tiên tổ họ Mạc đã có từ trước đây là:Điện Tiền nhân đã được Vua Trần cấp đất và cấp tiền cho cụ Mạc Đĩnh Chi xây dựng Tổ đường để thờ phụng tiên tổ. Sau này khi cụ Mạc Đăng Dung lên ngôi vua cho dựng Điện Sùng Đức để phụng thờ tiên tổ họ Mạc. Trên cơ sở đó tạo được sự đồng thuận nhất trí cao chủ trương của HĐMT Hải Dương và HĐMT Việt Nam về việc phục dựng Điện Sùng đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam của các cấp, các ngành từ địa phương đến HĐMTcác cấp, và HĐGT các chi họ Mạc, gốc Mạc trong của nước. Từ đó động viên được tâm, trí, tài, lực của các thế hệ hậu duệ họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước, và các nhà hảo tâm, các doanh nhân, danh nhân, tăng ni phật tử có cảm tình, yêu mến họ Mạc, đóng góp, công đức, ủng hộ kinh phí, hiện vật để phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam.
+ Sau lời khai mạc hội thảo của Phó Chủ tịch HĐMT Việt Nam – chủ tịch HĐMT Hải Dương, báo cáo khái quát đề dẫn của Đoàn chủ tịch hội thảo và thuyết trình của Công ty tư vấn thiết kế Phú Lương. Trong hội thảo các đại biểu đã hoàn toàn nhất trí tán thành chủ trương lớn của HĐMT Việt Nam và HĐMT Hải Dương về việc phục dựng Điện Sùng Đức -Tổ đường Mạc tộc Việt Nam, tại thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách Hải Dương. Đồng thời qua hội thảocác đại biểu tham gia góp ý kiến bổ sung làm rõ một số nội dung sau:
1/Để xác định các nội dung chính trong hội thảo vấn đề đầu tiên cần phải xác định trước hết là sự cần thiết phải đầu tư phục dựng Điện Sùng Đức- Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam. Vì truyền thống và đạo lý uống nước nhớ nguồn, các dòng họ lớn trên cả nước đều có tổ đường riêng của dòng họ mình, để các thế hệ hậu duệ con cháu thờ phụng tri ân tiên tổ. Nhưng riêng họ Mạc Việt Nam hiện tại chưa có tổ đường chung của cả nước để thờ Thủy tổ họ Mạc Việt Nam. Như vậy sự cần thiết phải đầu tư phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam là sự cần thiết tất yếu khách quan. Đó là truyền thống đạo lý, uống nước nhớ nguồn, tri ân tiên tổ họ Mạc. Vì việc thờ phụng tổ tiên là tín ngưỡng, là truyền thống văn hóa tốt đẹp, phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng về việc xây dựng con người, và văn hóa Việt Nam tiến tiến mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. (Như việc thờ cúng các Vua Hùng đã được nhà nước đưa thành quốc giỗ, thành di sản văn hóa của thế giới ).
2/ Xác định địa điểm, nguồn gốc phát tích thủy tổ họ Mạc Việt Nam được phát tích từ đâu? để từ đó đầu tư xây dựng Tổ đường Mạc tộc Việt Nam cho thấu tình đạt lý.
-Vấn đề này được các đại biều về dự hội thảo nhất trí và đồng thuận. Theo ý kiến của đại biểu Tăng Bá Hoành- chủ tịch Hội KHLS Hải Dương, vị trí địa điểm xây dựng Tổ đường Mạc tộc Việt Nam phải ở đất cũ thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách Hải Dươngnó mới thiêng liêng và thích hợp nhất. Vì đây là nơi phát tích thủy tổ của dòng họ Mạc Việt Nam,thì mới có ý nghĩa lịch sử và tâm linh. Đồng thời theo các tư liệu lịch sử và Hợp biên thế phả họ Mạc do Ban Liên lạc họ Mạc cùng với NXBVHDT ấn hành ( xuất bản năm 2000 và tái bản năm 2007 ) thì nguồn gốc thủy tổ họ Mạc định cư và hiển đạt ở Lũng Động, Chí Linh, Hải Dương ( nay là thôn Long Động, xã NamTân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ) Việt Nam đã có từ hàng ngàn năm nay. Mặt khác nếu chỉ tính tư liệu lịch sử trong nước mà sử sách nước ta đã ghi nhận từ khi Cụ Mạc Hiển Tích hiển đạt đỗ Trạng nguyên ( năm 1086) đời vua Lý Nhân Tông cho tới nay cũng đã 929 năm, cụ Mạc Kiến Quang đỗ Tiến sĩ( năm 1089) cũng đời vua Lý Nhân Tông. Sau đó cả 2 cụ được bổ nhiệm là Thượng thư Bộ Lại và Bộ Công, huynh đệ đồng triều thực là hiếm có. Như vậy về cội nguồn Thủy tổ họ Mạc Việt Nam về nơi đây định cư, lập nghiệp và hiển đạt, thì họ Mạc không có nơi nào có bề dày lịch sử như ở đây. Sau này cháu 5 đời của cụ Mạc Hiển Tích là cụ Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên Việt Nam ( 1304). Sau đó cụ được cử làm chánh sứ sang Tàu ( 1308 và 1324 ) do đối đáp kỳ tài với vua quan nhà Nguyên và sứ thần các nước, nên cụ được đặc cách phong làmTrạng nguyên Trung Quốc(năm 2012- Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam đã truy tôn cụ Mạc Đĩnh Chi là Thủy tổ ngành ngoại giao Việt Nam ). Cụ được vua Nguyên ban cho lá cờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Sau này do cụ có công lao to lớn phục vụ 3 triều vua Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, nên cụ được bổ nhiệm làm quan tới chức cao nhất Đại Liêu Ban Tả bộc xạ (tương đương Tể Tướng ) đứng đầu triều. Để ghi nhớ công lao của cụ, nên cụ được Vua Trần cấp đất và tiền để cụ xây dựng Điện Tiền nhân ( Tổ đường họ Mạc ) để thờ phụng tiên tổ họ Mạc ( theo Hợp biên thế phả họ Mạc:“ dù cụ Mạc Đĩnh Chi làm quan đến cực phẩm, nhưng vẫn thanh bần, lúc về hưu thôi làm quan, chỉ có nếp từ đường ”; trang 44NXB văn hóa dân tộc năm 2007 ) Sau này cụ Mạc Đăng Dung là cháu 7 đời của cụ Mạc Đĩnh Chi lên ngôi vua đã truy tôn vương hiệu, đế hiệu cho cụ Mạc Hiển Tích là Thủy tổ Hồng phúc Đại vương, cụ Mạc Đĩnh Chi là Viễn tổ Kiến thủy Khâm minh văn hoàng đế. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất, mang tầm cấp quốc gia do nhà vua sắc phong. Điều đó đã khẳng định tại thôn Long động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương là gốc phát tích thủy tổ của họ Mạc Việt Nam đã về đây định cư từ thế kỷ thứ IX-X ( theo Hợp biên thế phả họ Mạc thì cụ Mạc Đĩnh Chi còn xây tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp, chùa trăm gian ( chùa dâu), ở Bắc Ninh để chuộc lỗi cho cụ tổ 9 đời- trang 43. Mà Cụ tổ 9 đời của cụ Mạc Đĩnh Chi cũng chính là cụ tổ 4 đời của cụ Mạc Hiển Tích. Vì cụ Mạc Đĩnh Chi là cháu 5 đời của cụ Mạc Hiển Tích). Đồng thời các cụ tổ họ Mạc ở Việt Nam phát tích từ Long Động đã hiển đạt đến đỉnh cao của đất nước là sự thật hiển nhiên không còn lý do gì phải băn khoăn nữa. Như vậy về địa điểm để xây dựng Tổ đường Mạc tộc Việt Nam tại thôn Long động là phù hợp với các tư liệu lịch sử và tâm linh thờ phụng thủy tổ của dòng họ Mạc Việt Nam. Còn lại sau này các thế hệ con cháu họ Mạc, gốc Mạc do điều kiện lịch sử chiến tranh phong kiến (1592-1593) nên đã di cư đi lập nghiệp ở các nơi khác, để bảo toàn nòi giống (đổi ra 54 họ Mạc, gốc Mạc, trên 500 chi họ, ở28 tỉnh thành trong cả nước) thì cũng chỉ là nhánh, là cành, là chi nhánh nhỏ của các cụ thủy tổ họ Mạc được phát tích và hiển đạt ở Long Động mà thôi. Đây là chân lý, là điều không thể đảo ngược được, nếu ai đó có ý nghĩ và làm khác đi là có tội với tiên tổ…
3/ Việc Phục dựng Điện Sùng Đức- Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam tại Thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách Hải Dương. Vấn đề này đã có nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo chứng minh bằng các tư iệu lịch sử như: GSTSKH Phan Đăng Nhật, Giám Đốc Trung tâm bảo tồn và phát triển văn hóa kỹ thuật truyền thống thuộc Hội KHLS Việt Nam ( Chủ tịch danh dự HĐMT Việt Nam – Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử họ Mạc ) đã trình bày báo cáo về tài năng toàn diện văn chương, khoa cử, ngoại giao, kinh bang tế thế của cụ Mạc Đĩnh Chi đã có công lao to lớn đóng góp cho 3 triều vua Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông để khẳng định một điều cụ Mạc Đăng Dung văn võ song toàn là cháu 7 đời của Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi. Từ đó để chứng minh khi cụ Mạc Đăng Dung lên ngôi vua đã truy tôn vương hiệu, đế hiệu cho tiên tổ họ Mạc và cho dựng Điện Sùng Đức để thờ phụng tiên tổ họ Mạc, là hoàn toàn chính xác cả tư liệu lịch sử của Nhà nước và gia phả dòng họ Mạc cũng như văn hóa tâm linh thờ phụng tri ân tiên tổ.
+Vấn đề dựng điện Sùng Đức của cụ Mạc Đăng Dung còn được nhiều đại biểu khác tham luận như: PGS-TS Mạc Văn Trang trích dẫn trang 40 Đại việt Thông Sử của sử gia Lê Quý Đôn thời Lê Trung Hưng có chép là:“ Cụ Mạc Đăng Dung cho dựng điện Sùng Đức trên nền nhà cũ của cụ Mạc Đĩnh chi ở xã Lũng Động…”(nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách). Trong đó Tiến Sỹ Phan Đăng Long – Phó ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội,Trưởng ban liên lạc họ Mạc Hà Nội và Thạc sỹ Phan Đăng Thuận nghiên cứu viên Viện Sử học Việt Nam đang nghiên cứu đề tài Tiến sỹ về nhà Mạc và hậu duệ trên đất Hải Dương, cũng đã sưu tầm nhiều tư liệunhư: Đại Việt Thông sử của sử gia Lê Quý Đôn cũng khẳng định cụ Mạc Đăng Dung đã dựng điện Sùng Đức ở nền nhà cũ của cụ Mạc Đĩnh Chi để thờ phụng tiên tổ. Mặt khác 2 tác giả này còn bổ sung tư liệu sách Đại Nam nhất thống chí (Quốc Sử của Triều Nguyễn trang 391/tập III -NXBKHXH Hà Nội -năm 1971) đã viết: “ Tiên tổ nhà Mạc vốn người ở Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau con cháu dời đến Cổ Trai. Khi đã lên ngôi, lại về dựng điện Sùng Đức ở Lũng Động để thờ tiên tổ…”. Đồng thời 2 tác giả trên còn dẫn chứng các tư liệu lịch sử khác như: Sách Hải Dương địa dư- thư viện Hán Nôm ký hiệu A.568 có nói về điện Sùng Đức: “ Điện Lũng Động xưa: ở xã Lũng động, huyện Chí Linh (nay là thôn Long động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách Hải Dương). Tiên tổ nhà Mạc vốn là người Lũng động, sau con cháu di cư đến Cổ Trai. Sau khi lên ngôi về dựng điện Sùng Đức, ngay trên nền đất cũ ở Lũng Động để thờ cúng tổ tiên”. Như vậy các bài tham luận trực tiếp tại hội thảo đều khẳng định khi lên ngôi vua Mạc Đăng Dung đã truy tôn vương hiệu, đế hiệu cho các cụ tiên tổ họ Mạc và dựng Điện Sùng Đức ở cố Hương xưa để thờ cúng tri ân tổ tiên họ Mạccả cụ Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan, Mạc Đĩnh Chi… khi quan quân nhà Mạc đi qua đây đều lễ vọng vào Điện Sùng Đức.Đồng thời theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Minh Tường,Viện Sử học thì tại cổng của di tích Điện Sùng Đức có một câu đối cổ khá hay:
Vận cổ vân phong đồng nhật nguyệt
Thiên thu vũ lộ tráng sơn hà
Tạm dịch:
Mây gió muôn đời đồng nhật nguyệt
Sương mưa nghìn thủa tráng sơn hà
4/ Nhưng tại hội thảo cũng có những băn khoăn cần được trao đổi bàn bạc và giải đáp?… Tại sao hiện nay ở thôn Long động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương đã có đền thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi, lại còn phục dựng Điện Sùng đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam làm gì?. Nhưng chúng ta đều biết đó là đền thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi do Nhà nước đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý,chỉ thờ phụng các danh nhân văn hóa họ Mạc. Vìtrong khuôn viên đền thờ theo quy hoạch mặt bằng hình chữ tam và thực tế đã xây dựng gồm:
-Nhà hậu điệncó 3 pho tượng thờ 3 cụ đặt theo hàng ngangcùng bậc là cụ Mạc Đĩnh Chi ở chính giữa, bên trái cụ Mạc Đĩnh Chi từ ngoài cửa nhìn vào trong là cụ Mạc Hiển Tích, bên phải cụ Mạc Đĩnh Chi từ ngoài cửa nhìn vào trong là cụ Mạc Kiến Quan.Còn nhà Trung từ ở giữa bài trí Ban thờ chính là cụ Mạc Đĩnh Chi, nhà tiền tế phía ngoài cùng bố trí ban thờ công đồng và ban thờ AHLS Mạc Thị Bưởi.
-Như vậy theo cách bài trí ban thờ các danh nhân văn hóa của dòng họ Mạc ở Đền thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi kể trên, thể hiện sự trọng thị của Nhà nước, của nhân dân đối với các danh nhân văn hóa, có nhiều công lao đóng góp trong lịch sử dân tộc, nhưng cũng rất bình đẳng (đặt ngang hàng nhau) không có thứ tự trên dưới. Như vậy việcbài trí ban thờ như ở đây,không phải là lối thờ trong tổ đường của một dòng họ. Vì bài trí các ban thờ trong tổ đường 1 dòng họ phải thờ theo thứ bậc bề trên, bậc dưới của dòng họ (bài trí ban thờ tổ đường 1 dòng họ phải theo hàng dọc đời trên trước, đời dưới sau ). Mặt khác vì đây là đền thờ doNhà nước quản lý, nên ta cũng không thể chủ động trong các sinh hoạt việc họ được, tất cả đều phải xin phép chính quyền mới được làm. Trong đó cũng giống như Cổ Trai đã có Thái miếu nhà Mạc xây dựng khang trang bề thếđể thờ các vua nhà Mạc. Nhưng vẫn có Từ đường họ Mạc ở Cổ trai để con cháu hậu duệ thờ phụng tiên tổ muôn đời và bàn các công việc họ được thuận tiện hơn.
-Như vậy việc Hoàng đế Mạc Đăng Dung cho dựng Điện Sùng Đức (Tổ đường Mạc tộc Việt Nam) để thờ phụng, tri ân tiên tổ họ Mạc là có thực và đã được xây dựng từ thời kỳ nhà Mạc đang trị vì (Sau này do biến cố chính trị năm 1592 bị Trịnh Tùng truy sát các con cháu họ Mạc, phải thay tên đổi họ để bảo toàn nòi giống. Đồng thời Điện Sùng Đức cũng bị chiến tranh (1592-1593) tàn phá hết, nhằm tuyệt diệt hương hỏa họ Mạc. Đến nay không còn hình ảnh được lưu giữ,mà chỉcòn nền đất và dấu tích dưới lòng đất, nếu được phép khai quật, đào hố thám sát khảo cổ chắc chắn còn nhiều hiện vật chứng tích và phần móng công trình. Vì vậy khi phục dựng lại rất khó, vì không có nguyên mẫu như các di tích khác, mà chỉ dám mô phỏng theo mẫu mã, họa tiết, hoa văn kiến trúc của thời kỳ nhà Mạc mà thôi. Vấn đề này trong hội thảo đã nêu, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm về mẫu mã, họa tiết hoa văn ở thời kỳ nhà Mạc, trước khi hoàn thiện quy hoạch và thiết kế trình cấp có thẩm quyền duyệt).
– Trong đó một số đại biểu tham gia góp ý phần kiến trúc và bài trí các gian thờ trong điện Sùng Đức như:
Nhà giáo Mạc Xuân Kỷ – nguyên Phó Chủ tịch HĐMT Thành phố Hồ CHí Minh và Đại đức Khoa Mạc Năng Trình đề nghị xây dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam theo kiểu chữ tam hoặc chữ công. Trong đó hậu điện thờ Thủy tổ họ Mạc, trung điện gian giữa lư hương chung thờ các Tiên đế, bên trái trung điện để lư hương chung thờ các thân vương nhà Mạc, bên phải trung điện để lư hương chung thờ hoàng hậu, hoàng phi. Nhà tiền điện để tế bái chung và lư hương ban thờ công đồng,bên trái thờ các danh nhân, khoa bảng (văn), bên phải thờ các danh tướng nhà Mạc. Mặt kháctheo đại biểu Tăng Bá Hoành nêu kiến trúc các cột hiên, bậc hè nên làm bằng đá xanh, các họa tiết hoa văn phải nghiên cứu các mẫu kiến trúc thời kỳ nhà Mạc. Đồng thời khi xây dựng trong quy hoạch nên có khu vườn cây xanh, để con cháu các nơi về trồng cây lưu niệm, phải có vườn bia để khắc ghi công đức và soạn văn bia bằng chữ hán nôm cho đúng ý nghĩa.
+ Còn bài trí các ban thờ theo tư vấn thiết kế đã báo cáo trực tiếp tại hội thảo gồm: Nhà Chính điện (Điện Sùng Đức – Tổ Đường Mạc Tộc Việt Nam) là nơi thờ tự liệt tổ liệt tông dòng họ Mạc Việt Nam. Chính điện đặt ban thờ 5 cấp liệt tổ. Bậc trên cùng là Thủy tổ họ Mạc Việt Nam. Bậc thứ hai thờ Trạng nguyên Cụ Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quang. Bậc thứ 3 thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi. Bậc 4 thờ Trạng nguyên võ – Đô Lực Sỹ Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung. Bậc 5 ban thờ công đồng danh nhân, danh tướng họ Mạc. Vấn đề bài trí các ban thờ kể trên do thời gian hội thảo có hạn, nên đề nghị các quý vị đức cao vọng trọng, có kiến thức uyên thâm về văn hóa tâm linh tiếp tục bổ sung góp ý thêm và gửi bài viết về cho HĐMT tỉnh Hải Dương (hoặc đưa tin trên trang Web Mạc tộc.com để tiện trao đổi thông tin, kịp thời bổ sung điều chỉnh thiết kế cho phù hợp)
+Do đó trong hội thảo đã khẳng định nguồn gốc Thủy tổ họ Mạc tại thôn Long Động, xã Nam tân, Nam Sách Hải Dương và khẳng định Cụ Mạc Đăng Dung cho dựng Điện Sùng Đức -Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam là có thực, thì trách nhiệm củaHĐMT Việt Nam, HĐMT/BLL Mạc tộc các tỉnh thành, các thế hệ hậu duệ các chi họ Mạc, gốc Mạc trong nước và cả ở nước ngoài cùng kề vai sát cánh, chung tay góp sức, phải có trách nhiệm phục dựng lại Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam. Vì đó không phải là việc riêng của HĐMT tỉnh Hải Dương, mà HĐMT tỉnh Hải Dương chỉ là nơi được HĐMT Việt Nam ủy nhiệm tổ chức thực hiện công việc này mà thôi. Chính vì vậy song song với việc tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án quy hoạch – thiết kế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp đất để xây dựng công trình thì HĐMT Hải Dương đề nghị HĐMT Việt Nam nên ra quyết định thành lập Ban Vận động xây dựng Tổ đường Mạc tộc Việt Nam trong cả nước. Trong đó Chủ tịch HĐMT Việt Nam là Trưởng ban vận động, các phó Chủ tịch HĐMT Việt Nam là phó Ban vận động ( Phó Chủ tịch HĐMT Việt Nam, kiêm chủ tịch HĐMT Hải Dương là phó ban thường trực ). Còn lại Chủ tịch HĐMT/ Trưởng ban liên lạc Mạc tộc các tỉnh, thành phố và Ban liên lạc Mạc tộc ở Hải ngoại, cùng một số các hậu duệ tiêu biểu thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, học vấn… là ủy viên Ban vận động Mạc tộc toàn quốc thì mới có thể làm được. Trong đó quy mô công trình Tổ đường Mạc tộc Việt Namphải làm xứng tầm với truyền thống dòng họ Mạc văn võ song toàn để tổ tiên được ấm lòng, con cháu đoàn kết và đồng thuận, thì dòng họ mới phát triển bền vững được.Đồng thời khi phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam phải gắn kết với quần thể các di tích lịch sử văn hóa, đình long Động, đền thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, chùa Long động, lăng quan trạng ở Long động, và di tích Trạng nguyên cổ đường ở thôn Tống Xá, xã Thanh Quang, cùng với các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh khác của huyện Nam Sách và tỉnh Hải Dương như: Văn miếu Mao Điền, Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền cao An Phụ, động Kính Chủ… thành những điểm, tuyến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, để con cháu và du khách thập phương đến dâng hương, chiêm bái.
Mặt khác căn cứ nguồn gốc phát tích và căn cứ vào mục đích tôn chỉ, điều lệ tổ chức và hoạt động của HĐMT Việt Nam (có bổ sung và sửa đổi nhiệm kỳ II ) thì họ Mạc được phát tích từ Long Động – miền Bắc. Sau này dù các thế hệ hậu duệ họ Mạc, gốc Mạc có di cư đi ở các tỉnh khác do yếu tố lịch sửchiến tranh phong kiến (1592-1593) để lại, thì việc phục dựng Điện Sùng Đức hay tên gọi mới khác đi là Tổ đường Mạc tộc Việt Nam là thấu tình, đạt lý hơn cả. Chẳng lẽ khi phục dựng Điện Sùng Đức- chính là nơi thờ phụng tổ tiên họ Mạc Việt Nam ở vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ khí thiêng, có đầy đủ các yếu tố lịch sử và truyền thống văn hóa của dòng họ Mạc. Trong đó chính là nơi đây đã được khẳng định là nguồn gốc Thủy tổ họ Mạc Việt Nam (Theo điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của HĐMT Việt Nam- đã được ĐHĐB Mạc tộc Việt Nam -NKII thông qua), mà lại không dám đặt tên là Tổ đường Mạc Tộc Việt Nam theo cách gọi mới, thì đặt tên như thế nào cho hợp lý, hợp tình đây? Xin các quý vị đức cao, vọng trọng và các thế hệ hậu duệ các chi họ Mạc, gốc Mạc trong toàn quốc và cả ở nước ngoài mọi người hãy tiếp tục hiến kế hay hơn nữa. Điều đó để tạo nên sự đoàn kết và đồng thuận thống nhất cao trong họ, trong có ấm, thì ngoài mới êm, khi tổ tiên ấm lòng, thì con cháu mới thành đạt, hiển vinh và dòng họ mới phát triển bền vững được, khi đó xã hội mới tôn vinh dòng họ mình.
5/ Trình tự và nguồn kinh phí để thực hiện dự án: Để thực hiện sự chỉ đạo của HĐMT Việt Nam; HĐMT Hải Dương đã triển khai các bước ban đầu như: Lập dự án quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, khái toán đầu tư công trình phục dựng Điện Sùng Đức- Tổ đường Mạc tộc Việt Nam. Trong đó ngay từ cuối năm 2014 HĐMT Hải Dương đã thành lập Ban vận động và Ban QLDA xây dựng Tổ đường Mạc tộc Việt Nam của HĐMT tỉnh Hải Dương, để vận động công đức kinh phí bước đầu trả tiền thuê lập dự án khả thi, quy hoạch mặt bằng, phạm vi sử dụng đất đai, lập hồ sơ thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, khái toán đầu tư và xúc tiến bước đầu quan hệ với các cơ quan chức năng của địa phương để xin ý kiến chỉ đạo.
+Về trình tự thực hiện dự án các đại biểu về dự hội thảo và HĐMT Hải Dương đều thống nhất làm theo quy trình dự án đầu tư. Tuy nhiên nếu dự án đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước thì phải làm đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định. Nhưng ở đây để phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam thì Nhà nước không có kinh phí để đầu tư, mà chỉ ủng hộ về chủ trương. Sau đó quy hoạch dự án,thiết kế kỹ thuật – thi công được duyệt và phù hợp với quy hoạch các công trình văn hóa du lịch, tâm linh trên địa bàn thôn Long động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, thì Nhà nước sẽ giao đất để làm công trình, còn nguồn vốn để thực hiện dự án là xã hội hóa (hiện nay ngay Đền thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi đã hoàn thành giai đoạn I từ năm 2010, mà chưa có kinh phí để bố trí làm tiếp giai đoạn II các hạng mục công trình khác là: cổng tam quan, hồ bán nguyệt, khuôn viên cây xanh, bồn hoa, tiểu cảnh, sânđường nội bộ, nhà tưởng niệm AHLS Mạc Thị Bưởi, một số hạng mục phụ trợ khác và đường trục nối thẳng từ đền Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ra quốc Lộ 37. Có lẽ phải chờ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xong, thì 2016 mới có thể tiếp tục bố trí vốn cho dự án được…). Đồng thời bản dự án phục dựng điên Sùng đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam có quy mô sử dụng và thu hồi đất nhỏ chỉ khoảng 3000m2, vốn đầu tư theo khái toán ban đầu khoảng 24 tỷ đồng ( chứ quy mô không lớn như dự án từ đường họ Mạc ở Cổ Trai là 12350m2 ( kinh phí đầu tư khoảng 40-45 tỷ) hoặc dự án khu vực lăng mộ các vua nhà Mạc, gắn với căn cứ phòng thủnhà Mạc ở Liên Khê, Thủy nguyên trên 22000m2(kinh phí đầu tư lớn đều từ 55-60 tỷ đồng trở lên).
-Thời gian để thực hiện dự án dự kiến: (2015-2020). Trong đó dự kiến phân kỳ đầu tư để thực hiện dự án là: Năm (2015-2016) hoàn chỉnh quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, thi công trình cấp có thẩm quyền duyệt. Đồng thời làm các thủ tục chuyển đổi mục đích đất cho dự án (trình cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng xong, cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp đất cho dự án), san lấp mặt bằng, cắm mốc giới phạm vi quyền sử dụng đất của công trình, làm tường bao…
– Tiếp theo từ năm (2017-2019), căn cứ vào nguồn vốn đầu tư bằng vốn xã hội hóa, sẽ xây dựng các hạng mục chính của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2020 hoàn thiện các hạng mục phụ trợ còn lại bồn hoa, cây xanh, tiểu cảnh, sân đường nội bộ và mua sắm bổ sung nội thất thờ tự còn thiếu…
+ Do vậy việc phục dựng Điện Sùng Đức– Tổ đường Mạc tộc Việt Nam là việc lớn của HĐMT Việt Nam, HĐMT/BLLMT các tỉnh thành và toàn thể các chi họ Mạc, gốc Mạc, của các thế hệ hậu duệ tâm huyết trong cả nước, và ở nước ngoài cần tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến bổ sung thêm, để hoàn thiện dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời dự án phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam sớm được khởi công và hoàn thành, cùng với cụm công trình văn hóa tâm linh Đền thờ – lăng mộ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi đưa vào phục vụ con cháu dòng họ và nhân dân, phát huy được hiệu quả văn hóa giáo dục tri ân tiên tổ và tiền nhân của lớp lớp con cháu hậu thế./.
TM.BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Phó Chủ tịch Thường trực HĐMT Hải Dương
Nguyễn Mạc Quang Tuyến
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC