- Đang online: 4
- Hôm qua: 599
- Tuần nay: 12886
- Tổng truy cập: 3,411,563
NHỮNG ĐỊA DANH TRI ÂN TIÊN ĐẾ
- 302 lượt xem
NHỮNG ĐỊA DANH TRI ÂN
TIÊN ĐẾ – NHÂN KIỆTHỌ MẠC TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Mạc Xuân Kỷ-Mạc tộc Hải Dương tại TP.HCM gửi tin về họ Mạc.
Trong lòng nhân dân Việt Nam luôn chiêm ngưỡng và tôn sùng Mạc Đĩnh Chi là danh nhân văn hoá của dân tộc và thế giới “Đông A Long Bảng Khôi Nguyên Chiếm/Bắc Sứ Hồng Danh Lưỡng Quốc Tri”.
Năm 1957, chính quyền đương thời Sài Gòn lập trường Trung học phổ thông mang tên Mạc Đĩnh Chi; từ 30/4/1975 miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước đến nay, trường THPT Mạc Đĩnh Chi vẫn mang tên Người. Mạc Đĩnh Chi có tên thật là Tiết Phu, vốn người Lan Khê, huyện Bình Hà, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sau đó dời đến làng Lũng Động, nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương; Mạc Đĩnh Chi sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhưng không may cha mất sớm, gia cảnh bần hàn. Bù vào những thiệt thòi đó là sự thông minh xuất chúng học một biết mười của Mạc Đĩnh Chi. Kỳ thi đại khoa năm Hưng Long 12 (năm 1304) Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu đệ nhất giáp, tức Trạng nguyên; Ông làm quan và hoạt động dưới 3 đời vua nhà Trần; Năm 1308 vua Trần Anh Tông (1329-1341) cử ông đi sứ nhà Nguyên lần thứ nhất, ông không hổ danh là một tân trạng nguyên của Đại Việt với khí phách kiên cường, tinh thần tự hào dân tộc và tài văn thơ ứng đối mẫn tiệp trước các đại thần của triều Nguyên, khiến cho vua quan triều Nguyên rất vị nể và phong cho học vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Năm 1324 dù đã gần 60 tuổi, Mạc Đĩnh Chi được vua Trần Minh Tông cử đi sứ lần thứ II, Mạc Đĩnh Chi đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của một sứ thần. Chính nhờ có sự giao tiếp đắc nghi giúp sức nên trong khoảng hơn 100 năm ngăn được sự nhòm ngó của Trung Quốc mà tăng thêm thanh danh cho văn hiến nước nhà.
Hoạt động của trương THPT Mạc Đĩnh Chi không ngừng phát triển: Quy mô đào tạo từ dưới 20 lớp, lên trên 100 lớp, bên cạnh học chính khoá còn học ngoại khoá nhằm giáo dục kỹ năng sống …; Cơ sở vật chất từ những nhà cấp 4, phương tiện dạy học đơn giản, nay có nhiều nhà cao tầng, thiết bị dạy học đa dạng và hiện đại; Đội ngũ thầy cô giáo của nhiều thế hệ thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học mới; liên tục nhiều năm đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100%, trong đó tỷ lệ trúng tuyển vào Đại học khoảng trên 70%- Đây là nguồn cán bộ đông đảo ra phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ những năm 1990 trường THPT Mạc Đĩnh Chi xây dựng tượng đài Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi trong khuôn viên nhà trường và lập phòng truyền thống, thờ tượng LQTN Mạc Đĩnh Chi. Cũng từ những năm 1990 đến nay Ban liên lạc Mạc tộc TP.HCM quan hệ với trường THPT Mạc Đĩnh Chi TP.HCM – hoà niềm vui chung, tổ chức một số cuộc hội thảo và duy trì thường niên cứ vào ngày Nhà giáo VN 20/11 HĐMT.TP.HCM đến trường THPT Mạc Đĩnh Chi dâng hương và dự hội ngày Nhà giáo VN với nhà trường.
*
* *
Với lòng ngưỡng mộ nhà Trần “Xã tắc bao phen chồn ngựa đá/Non sông nghìn thuở vững âu vàng”- Năm 1964, cộng đồng người Sài Gòn, nay là TP.HCM được chính quyền đương thời cho lập Đền Trần Hưng Đạo. Bài vị trong đền thờ Trần triều Hiển Thánh, thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thờ quan võ, quan văn triều Trần – Điện Soái Thượng Tướng Công Phạm Ngũ Lão, Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi …
Những năm trước giải phong miền Nam, kiến trúc đền còn đơn sơ, hội thánh có khoảng dưới 100 hội viên; Từ sau ngày thống nhất nước nhà ngôi đền nhiều lần trùng tu ngày càng khang trang, cao đẹp, giữ được tôn nghiêm. Những ngày tuần tiết mồng một, ngày rằm, ngày giỗ đức Thánh và ngày giỗ các quan võ, quan văn …đông đảo hội viên và bá tánh đến đền (92 đường Dương Khuê, phường Hiệp Tân, quân Tân Phú, TP.HCM) dâng hương cầu cho quốc thái dân an, gia đình ấm no hạnh phúc, thành đạt. Đặc biệt ngày giỗ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, lễ hội trong hai ngày- Lễ có tế Thánh, hội có diễn dân ca nhạc cổ…
Từ sau những năm 1990 BLL Mạc tộc TP.HCM do cố GS Mạc Sơn, GS TS Mạc Đường, Thiếu tướng Vũ Hải, Mạc Xuân Kỷ làm trưởng phó ban liên lạc Mạc tộc TP.HCM đã đặt nền móng cho mối quan hệ giữa BLL Mạc tộc TP.HCM với BTS đền Trần Hưng Đạo phường Hiệp Tân, quận Tân Phú – duy trì thường xuyên dự ngày giỗ Lưỡng quốc Trạng nguyên, quan văn triều Trần Mạc Đĩnh Chi ngày 10 tháng hai âm lịch hằng năm tại Đền Trần Hưng Đạo.
Toàn thư – tập IV, KHXH, H.1968, tr 118 chép “ Bấy giờ thần dân trong nước theo Mạc Đăng Dung vào Kinh sư”- Triều Mạc đã để lại trong lòng nhân dân Việt Nam những lưu niệm đáng tôn kính khó quên.
Những năm 2000 trường Trung cấp nghề Ngọc Phước toạ lạc 159/13 Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12, TP.HCM đã ngưỡng mộ Tiên đế triều Mạc – lập Ban thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung. GSTS-KH Phan Đăng Nhật, chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam đã đến đây dự dâng ảnh Thái tổ Mạc Đăng Dung lên bàn thờ.
Hội đồng Mạc tộc TP.HCM đã liên hệ với Ban quản lý trường Trung cấp nghề Ngọc Phước, được nơi đây nghênh đón trân trọng. Qua nhiều lần đàm thảo tạo được sự đồng thuận cao 2 vấn đề : – Đây là nơi phụng thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung, Ban quản lý nhà Trường chủ trì tổ chức, HĐMT TP.HCM vận động hậu duệ Mạc tộc đến dự ngày giỗ Thái tổ Mạc Đăng Dung ngày 22/8 âm lịch hằng năm.- Tiến tới liên kết đào tạo nghề cho con em họ Mạc đang sinh sống ổ TP.HCM và các tỉnh lân cận.
x
x x
Đời hữu xạ tự nhiên hương
Tuy không cùng họ mà thương chân thành
Nguồn cội là chốn thiêng linh
Ở xa bái vọng-lòng mình thảnh thơi
Tác giả viết bài này, chân thành cám ơn các vị trụ trì tại các địa danh ở TP.HCM và tỉnh Bến Tre lập bàn thờ tri ân Tiên đế – Nhân Kiệt (Thái tổ Mạc Đăng Dung và LQTN Mạc Đĩnh Chi) .
Tác giả ý niệm rằng, ở xa nguồn cội thì thờ bái vọng linh hồn Mạc tiên. Con cháu họ Mạc tại TP HCM và các tỉnh lân cận “Uống nước nhớ nguồn” hãy đến những địa danh tri ân Tiên đế – Nhân Kiệt tại TP.HCM dâng hương cầu mong tiên tổ phù hộ độ trì cho an khang thịnh vượng.
TP Hồ Chí Minh, tháng 10- 2013
MẠC XUÂN KỶ-HĐMTHD TẠI TP.HCM
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC