- Đang online: 1
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12056
- Tổng truy cập: 3,388,678
Nhà Mạc với gốm Chu Đậu
- 1330 lượt xem
NHÀ MẠC VỚI GỐM CHU ĐẬU
TG: Nguyễn Văn Lưu- GĐ Công ty CP Gốm Chu Đậu
Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam, nó được phát triển rực rỡ và hưng thịnh nhất dưới triều đại nhà Mạc. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận các bộ sưu tập Gốm Chu Đậu vào thời Mạc Mậu Hợp, nhiều nhất là các tác phẩm của nghệ nhân Đặng Huyền Thông (Bảo tang lịch sử Việt Nam lưu giữ 12 tiêu bản, Bảo tang Hải Dương lưu giữ 7 tiêu bản), tập trung vào các niên hiệu: Diên Thành, Đoan Thái, Hưng Trị (1578- 1590), Trong đó có 3 bát hương và 7 chân đèn…Từ thời Lê sơ đến thời nhà Mạc Gốm Chu Đậu không những đẹp nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được Vua chúa các Vương triều ở phương tây, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Anh , Pháp…rất ưa chuộng và quý trọng.
Hiện nay theo số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa cho biết Gốm Chu Đậu đang được trân trọng lưu giữ tại 46 Bảo tang danh tiếng của 32 quốc gia và khu vực trên thế giới, điều đó càng minh chứng cho sự hưng thịnh của nền kinh tế và phát triển thương maị cuả ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sự giao thương, con đường gốm sứ trên biển Đông của Việt Nam với quốc tế. Sử sách Việt Nam mô tả dưới thời các vua nhà Mạc Thái Tổ, Thái Tông…ngô lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn, trật tự an ninh cũng rất tốt, các nhà đi ngủ không phải đóng cửa, được mùa liên tiếp, thóc lúa để qua đêm ngoài đồng không có người lấy trộm…
Một điều đặc biệt nữa tôi muốn nói trong bài viết này là cụ tổ nghề Gốm Chu Đậu: Nữ nghệ nhân, nhà danh nhân, nhà thơ trí thức, nhà hằng hải xuất sắc thế kỷ XV của Việt Nam, nữ chủ nhân của những đoàn thương thuyền Việt Nam vượt biển Đông giao thương buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới, cụ là Bùi Thị Hý (tức Vọng Nguyệt) mà bằng chứng là những ghi chép trong gia phả của dòng họ Bùi ở Đồng Quang, Gia Lộc, Hải Dương; Chiếc la bàn đi biển và thanh gươm tùy táng dưới mộ cụ đang lưu giữ tại Bảo Tàng Hải Dương, vừa qua được hội khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương và các nhà sử học Việt Nam đã khai quật, khảo cứu, ghi nhận chính thức; Điều đặc biệt đó là cụ tổ nghề Gốm sứ Việt Nam lừng danh tài hoa Bùi Thị Hý lại là người con gái của một người mẹ họ Mạc quê Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương; Cụ là Mạc Thị Thủy cháu nội hậu duệ của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sử học Hải Dương, căn cứ vào các tài liệu bia ký, gia phả do dòng họ Bùi ở làng Quang tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cung cấp: Cha đẻ của Bùi Thị Hý là Bùi Đình Nghĩa đã kết hôn với Mạc Thị Thủy (có chỗ viết Vũ Thị Thủy là cháu hậu duệ cụ Mạc Đĩnh Chi), cụ Bùi Đình Nghĩa và vợ là cụ Mạc Thị Thủy đã sinh hạ được 2 người con: Tỷ Bùi Thị Hý, đệ Bùi Đình Khởi. Nguyên văn bia ký ghi: “Nguyên ngã thị hậu duệ Quan Trạng Mạc Đĩnh Chi bản thổ Lũng Động Chí Linh, Hồ triều truy sát ngã nhập cư Quang Tiền cải vi Vũ tích, phu quân Bùi Đình Nghĩa…”. Đúng là một thông tin cực kỳ quý giá không những đối với Gốm Chu Đậu mà còn là niềm tự hào đối với dòng họ Mạc Việt Nam.
Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu-Thôn Chu Đậu- xã Thái Tân- huyện Nam Sách- tỉnh Hải Dương
Gốm Chu Đậu Việt Nam trân trọng cảm ơn người mẹ họ Mạc là cụ Mạc Thị Thủy ở Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương; Cảm ơn họ Mạc Việt Nam đã sinh ra một nữ nghệ nhân Gốm Chu Đậu kỳ tài, người đã khai sinh ra dòng Gốm quý giá Chu Đậu lừng danh từ ngàn xưa ngay trên quê hương phát tích của họ Mạc Việt Nam, mà cho đến hôm nay hương thơm của nó vẫn lan tỏa khắp năm châu bốn biển, để lớp lớp cháu con của người vẫn được hưởng phúc lộc, tiếp tục kế thừa nghề tinh hoa đất Việt, góp phần làm rạng rỡ non sông gấm vóc Việt Nam sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Chúng tôi nguyện cố gắng hết mình để Gốm Chu Đậu mãi mãi trường tồn, xứng đáng với sự tin cậy của tổ tiên, tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước.
Ngày 19 tháng 01 năm 2013
MỘT SỐ SẢN PHẨM GỐM CHU ĐẬU HIỆN NAY
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.