- Đang online: 1
- Hôm qua: 837
- Tuần nay: 15281
- Tổng truy cập: 3,451,165
LỜI KÊU GỌI “PHỤC HỒI TÊN GỌI HỌ MẠC”
- 2505 lượt xem
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2012.
LỜI KÊU GỌI “PHỤC HỒI TÊN GỌI HỌ MẠC”
CỦA THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIÊT NAM
KÍNH GỬI CÁC CHI HỌ MẠC VÀ GỐC MẠC TRONG TOÀN QUỐC
I. Vai trò, nhiệm vụ của tên gọi các dòng họ
Tên họ là một biểu hiện riêng có của loài người , ra đời từ thời nguyên thủy, có vai trò quan trọng trong đời sống và sinh hoạt của các họ; là một tín hiệu ngôn ngữ (hoặc văn tự) rất cần thiết để phân biệt các dòng họ, qua đó tập hợp, đoàn kết các dòng họ, giáo dục ý thức cội nguồn, bồi dưỡng gia phong, động viên tham gia đóng góp xây dựng cộng đồng.
II. Trường hợp không bình thường của họ Mạc- hiện không có tên gọi riêng
Tình trạng chung là , phần lớn con cháu họ Mạc , không có một tên họ thống nhất mà phải che dấu dưới nhiều tên họ khác như : Phạm, Lều, Bùi , Nguyễn, Hà, Vũ, Lê, Thạch, Hoa, Hoàng , Phan, Thái, Bế, Ma, Đoàn,…Có thể gọi đó là họ mượn, phân biệt với họ gốc.
Đây là một trường hợp bất bình thường, hậu quả của một thời kỳ lịch sử bi ai mấy trăm năm trước.
Năm 1592, nhà Mạc thất thủ Thăng Long, họ Trịnh thi hành chiến dịch truy sát nhà Mạc thảm khốc: Lê quý Đôn viết trong Đại Việt thông sử : “Bình An vương Trịnh Tùng giết hết bọn ngụy đảng, đem quân phá hết cung điện ở Cổ Trai, hủy bia ở mộ, chặt hết cây trồng trong lăng. Đó là sự truy phạt vậy.”
Con cháu và trung quân, lương tướng của họ Mạc đã thường xuyên bị đối phương truy sát hàng 100, hàng nghìn người , nhiều đợt, trong nhiều năm .
Trước tình trạng trên, để giữ lấy dòng tộc, tránh nguy cơ bị tuyệt diệt, họ Mạc chủ trương đổi họ thay tên, “mai danh ẩn tích”. Đây là một sáng tạo của tổ tiên, nhờ nó mà họ vẫn tồn tại và phát triển mạnh như ngày nay. Tuy “ẩn tích mai danh”, nhưng tổ tiên vẫn tìm mọi biện pháp để con cháu nhận ra nhau. Các Cụ quy định và truyền lại các quy ước đổi họ
Các quy ước thay đổi họ
Có mấy quy ước sau đây:
1. Khử túc bất khử thủ:
Lều, Hoàng , Vũ, Phạm, Bùi, Phan, Thái, Thạch, Hoa Hoàng, như trên…
Dầu có thay đổi vẫn giữ bộ thảo đầu ở phía trên chữ (chữ Hán)
2. Đệm chữ Đăng: Lê Đăng, Nguyễn Đăng, Phan Đăng, Trần Đăng,…
3. Mật hiệu trên chữ viết
– Câu đối đền thờ cụ Mạc Mậu Giang, Yên Thành: “Tổ ấm Đại đồng, thực lại nhất thành Chân Cảm. Gia đình Yên Lạc bằng tiên tổ Chí Linh”. Tương truyền đây là câu đối cụ tổ Mạc Mậu Giang để lại, trong đó có các mật danh để con cháu tìm ra những nơi phân ly và quê tổ: Đại Đồng, Chân Cảm, Yên Lạc, Chí Linh.
– Câu đối đền thờ họ Vũ, Thái Bình: “Phiệt duyệt gia thanh Trần triều Mạc trạng nguyên chi hậu. Nguyên lưu thế phả , Đông Hải, Thanh Hà huyện dĩ lai”; dấu kín ở sau lớp vôi tường của từ đường họ Vũ – Mạc ở Thái Bình
– Hoành phi “Tiên tổ thị hoàng”, có ở họ Phan Đăng- Hà Tĩnh, họ Hoàng Văn ở Đại Yên (Hà Nội) ở họ Nguyễn Đăng (Thạch Thất) họ Hoàng Thế ở Mê Linh, (Hà Nội)…
4. Mật hiệu trên hiện vật
Ở họ Nguyễn – Mạc, Tiên Lữ, Lập Thạch, các cụ cưa một cái đĩa cổ ra làm 4 phần, chia cho 4 chi anh em để sau khi thất tán, tìm lại nhau.
5. Truyền khẩu
– “Cải Mạc vi Phương”, (họ Phương – Mạc ở Hà Tây)
– “Sinh Hoàng tử Mạc”, (họ Hoàng – Mạc ở Kinh Môn)
6. Lời văn trên gia phả:
– “Họ ta vốn gốc họ Mạc”(họ Ngô-Mạc ở Vĩnh Phúc)
– “Thủy tổ họ ta là Mạc quý công, húy Toàn” (họ Hoàng – Mạc ở Kinh Môn)
Tóm lại, trong tình thế bất khả kháng, họ Mạc phải đổi họ, nhưng người xưa vẫn mong cho con cháu nhận ra nhau và tha thiết mong có ngày:
“Tứ bách niên tiền chung phục thủy
Thập tam thế hậu, dị nhi đồng”
(Bốn trăm năm trước, cuối cùng trở lại như ban đầu;
Mười ba đời sau, khác biệt mà vẫn cùng chung. – Hoàng Lê dịch)
“Phục thủy” và “biến dị nhi đồng” có nhiều nội dung phong phú, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phục hồi lại tên gọi họ Mạc.
Ngày nay tình hình đã khác với mấy trăm năm trước, dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, các nhà khoa học có công tâm đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu nhằm thực hiện “công minh lịch sử, công bằng xã hội”, đã nhận định, đánh giá lại đóng góp và công lao của nhà Mạc một cách vô tư , khách quan:
– “Nói tóm lại, với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định vào lịch sử dân tộc. Công lao dựng nghiệp của Mạc Đăng Dung đối với nhà Mạc là lớn lao và sự nghiệp dựng nước của nhà Mạc đã được sử sách ghi nhận. Hậu thế chúng ta cần trân trọng và phát huy.” (GS Văn Tạo)
– “Nếu Dương Kinh của nhà Mạc được xây dựng thành công, nếu nhà Mạc được tồn tại lâu dài hơn nữa, thì Đại Việt lần đầu tiên có kinh đô cảng, công thương nghiệp miền Hải Dương và cả nước phát triển mạnh mẽ hơn và chắc chắn trong lòng xã hội quân chủ quan liêu đã nẩy sinh được những nhân tố mới của một phương thức sản xuất mới, kinh doanh mới, quản lý mới,…” (GS Trần Quốc Vượng)
III. Kết luận và kiến nghị: trở lại như cũ và bình thường như trăm họ-phục hồi tên gọi họ Mạc.
1. Hiện nay họ Mạc không có một tên gọi chung, hay nói cách khác là không có họ. Đây là một hiện tượng bất thường, so với trăm họ khác .
2. Việc “thay đổi họ” là một sáng kiến của các bậc tiên tổ, trong hoàn cảnh lịch sử bức bách thời bấy giờ. Nhưng tình trạng đó đã gây ra nhiều bất tiện khó khăn và không hợp với lẽ thông thường của các dòng họ. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đổi mới, quan niệm xã hội đã thay đổi nhiều, không có lý do để “mai danh ẩn tích” mãi, giữ mãi trên mình thương tích của thời kỳ lịch sử đau đớn, bi thương đã đi qua 6 thế kỷ .
Do đó, chúng tôi đồng ý với một số chi họ đã đề nghị dần dần phục hồi họ Mạc theo các mức độ, hình thức sau đây:
– “Sinh (Hoàng, Phạm…) tử Mạc”, khi chết ghi rõ họ Mạc
– Đối với các cháu mới sinh: chuyển Mạc từ khi khai sinh
– Những người đã có họ mượn, không phải họ gốc, có hai trường hợp:
+ Văn bản pháp lý: vẫn sử dụng họ mượn
+ Văn bản ngoài pháp lý như bút danh, bí danh, tên hiệu, tên trong sổ họ,.., thì thêm tên lót Mạc , Ví dụ: Hoàng Mạc Thế Hợi, Hoàng Mạc Thế Dũng, Phan Mạc Đăng Nhật, Nguyễn Mạc Xuân Thú, Nguyễn Mạc Quang Tuyến,….
3. Việc “phục hồi” thường găp những trở ngại chính sau đây:
– chưa thật rõ gốc Mạc,
– còn mặc cảm về tổ tiên do ảnh hưởng của giáo dục cũ,
– Ngại phiền phức, …
Do đó cần bảo đảm mấy nguyên tắc:
– tuân thủ đúng pháp luật.
– hết sức tự nguyện và từ tốn.
– có thể tiến hành dần trong một số năm.
– bắt đầu từ chủ trương của các chi họ và các Hội đồng Mạc tộc tỉnh, thành phố.
TM. THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
Chủ tịch
GS.TSKH Phan Mạc Đăng Nhật
(đã ký và đóng dấu)
Ghi chú:Văn bản này đã được thông qua, nhất trí tại hội nghị Ban thường vụ HĐMT Việt Nam mở rộng ngày 15 tháng 7 năm 2012 tại Hà Nội.
Khi thực hiện, xin báo cáo lại cho Ban thường vụ các thuận lợi , khó khăn và kinh nghiệm.
Viết bình luận
Tin liên quan
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA II ( NHIỆM KỲ 2014 – 2020 )
-
THÔNG BÁO SỐ 1 của HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM KHOÁ I
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG BỔ NHIỆM THƯ KÝ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP CLB DOANH NHÂN MẠC TỘC HP
-
TIN THÀNH LẬP BAN LIÊN LẠC MẠC TỘC KHÁNH HÒA
-
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TP HỒ CHÍ MINH
-
Bổ nhiệm bổ sung Phó Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương Nhiệm kỳ 2010-2015
-
NGHỊ QUYẾT PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG MTHP LẦN THỨ NHẤT
-
QUY ƯỚC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠC TỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-
Nghị quyết đại hội Mạc Tộc thành phố Hải Phòng lần thứ nhất
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC