- Đang online: 2
- Hôm qua: 800
- Tuần nay: 12935
- Tổng truy cập: 3,407,720
LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
- 2761 lượt xem
LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC.
(Ý kiến của GS.TSKH. Phan Đăng Nhật phát biểu tại Hội thảo 50 năm sử học hiện đại Việt Nam ngày 29-11-2016)
Trước đây nhà Mạc bị đánh giá nặng nề như thế nào, không cần thiết nhắc đến nữa. Nhưng từ thập kỷ 80, với tinh thần đổi mới, giới sử học đã có nhiều nhận định khách quan, khoa học.Cách đây 22 năm tại Hội thảo về Vương triều Mạc tại Hải Phòng ngày18/7/1994. GS Phan Huy Lê , tổng kết hội nghị đã nêu lên một định hướng lớn, và có tính chất mở đầu:“Nhà Mạc là Vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, thay nhà Mạc là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ. Không nên coi sự việc này là sự cướp ngôi. Sau khi ra đời và tồn tại, nhà Mạc đã có những đóng góp nhất định về mặt văn hoá, về mặt tư tưởng và một phần nào đó về mặt kinh tế…”(Trích tổng kết Hội thảo về Vương triều Mạc tại Hải Phòng ngày 18/7/1994).
Đối với lịch sử đất nước GS Văn Tạo đã nêu lên phương châm chung. “Đem lại sự công minh lịch sử và công bằng xã hội.” Đối với các triều đại mà sử gia phong kiến coi là ngụy triều , Hồ , Mạc, Quang Trung, ông đã đưa ra một nhận định khái quát: “Phải chăng Ngụy triều là tiến bộ”.
Vận dụng tư tưởng trên vào trường hợp nhà Mạc, ông phát biểu:“Nói tóm lại, với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định vào lịch sử dân tộc. Công lao sự nghiệp của Mạc Đăng Dung đối với nhà Mạc là lớn lao và sự nghiệp dựng nước của nhà Mạc đã được sử sách ghi nhận. Hậu thế chúng ta cần trân trọng và phát huy”.( Phát biểu tại Lễ tưởng niệm 458 năm ngày mất của Mạc Thái tổ, tổ chức tại Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, Kiến Thuỵ, Hải Phòng ngày 22/8 Kỷ Mão-1999).
GS Trần Quốc Vượng, đưa ra ý kiến có tính chất phương pháp tiếp cận:“…Không nên chỉ nhìn nhận và đánh giá sự nghiệp nhà Mạc qua những gì sử thần nhà Lê viết. Triều đình Lê-Trịnh đối địch với triều Mạc từ đầu đến cuối thế kỷ XVI, và còn tiếp tục đối địch với triều Mạc thu nhỏ ở Cao Bằng ba đời nữa cho đến hết nửa đầu thế kỷ XVII; do vậy sử thần nhà Lê-Trịnh bôi xấu triều Mạc là chuyện tất nhiên. “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” là chuyện thường tình…Ta cần bổ sung bằng các tư liệu điền dã trong nước, tư liệu nước ngoài để “hiểu” về nhà Mạc ngày càng cụ thể, sâu sắc hơn…(Trích bài “Mấy vấn đề về nhà Mạc” Trong cuốn “Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử”).
Gần đây, năm 2012 GS Phan Huy Lê nhận định rất cập nhật, nhà Mạc có ba thời kỳ lịch sử: Thăng Long, Cao Bằng và Hậu Cao Băng. “Như vậy là đến năm 2011, nhận thức về nhà Mạc được tiếp nối đến giai đoạn Cao Bằng. Và đến hội thảo năm 2012 này, chúng ta lại đi vào giai đoạn thứ 3 mà có người đã đưa ra một khái niệm mới là hậu Cao Bằng, tức là giai đoạn sau Cao Bằng, bắt đầu bằng địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc. Dĩ nhiên, hậu Cao Bằng không phải chỉ có tỉnh Vĩnh Phúc mà còn có thể mở rộng thêm trên địa bàn rộng lớn hơn của đất nước mà sau hội thảo này cần tiếp tục nghiên cứu”. (Kỷ yếu hội thảo Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc. )
Rất nhièu nhà khoa học khác có những luận điểm công bằng khách quan đối với nhà Mạc : Nhà sử học Ngô Đăng Lợi, PGS Đinh Khăc Thuân, PGS Trần Thị Vinh, GS Trần Lâm Biền, PGS Nguyễn Hải Kế và rất nhiều vị khác……..
Thay măt Hội đồng Mạc tộc việt Nam, tôi xin chân thành cám ơn sự sáng suốt khách quan vàng ngọc của quý vị.
P.Đ.N.
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- VỀ VỚI AO DƯƠNG
- CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
- CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
- TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
- Chữ hiếu xưa và nay
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- TÁC PHẨM THƠ “MẠC TRIỀU”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC