- Đang online: 4
- Hôm qua: 434
- Tuần nay: 13359
- Tổng truy cập: 3,367,904
LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- 8380 lượt xem
Theo gia phả, từ thế kỷ IX, họ Mạc về định cư tại làng Long Động, tổng Cao Đôi, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách (nay là xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Hải Dương vốn thuộc xứ Đông xưa, là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Thời Lý nhà vua cho tổ chức thi người có văn học trong nước, cụ Mạc Hiển Tích đỗ đầu được bổ làm Hàn lâm học sỹ, làm quan đến chức Thượng thư, vâng mệnh đi sứ Chiêm Thành. Em cụ là Mạc Kiến Quan cũng thi đỗ khoa thủ tuyển năm 1089 làm quan đến chức Thượng thư bộ Công.
Đến đời Trần, họ Mạc có cụ Mạc Đĩnh Chi thi đỗ Trạng nguyên năm Giáp Thìn (1304), đời vua Trần Anh Tông. Cụ Mạc Đĩnh Chi được biết đến là người vô cùng mẫn tiệp, thông tuệ, mệnh danh là thần đồng, có tài kinh bang tế thế. Cụ làm quan đến chức Đại Liêu ban Tả bộc xạ (Tể tướng) đứng đầu triều, trải qua ba đời vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông. Cụ từng hai lần đi sứ nhà Nguyên (Trung Quốc), với sự hiểu biết uyên bác, tài hùng biện và khéo léo ứng xử của một nhà ngoại giao tài ba, cụ được vua quan nhà Nguyên vô cùng nể phục và phong làm Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước).
Đến đời Lê, họ Mạc bước sang một trang mới, năm 1527, cụ Mạc Đăng Dung (cháu bảy đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi) lập nên nghiệp Đế. Sau khi lên ngôi, Thái tổ Mạc Đăng Dung đã truy phong Đế hiệu cho Tổ tiên và cho xây dựng điện Sùng Đức để làm nơi thờ cúng. Ngày nay, có thể tìm thấy nhiều tư liệu sử học nói về sự kiện này. Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn có chép rõ: “Tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 (1527), Đăng Dung…truy tôn ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi làm “Kiến thủy Khâm minh Văn hoàng đế”. Đăng Dung dựng lại ngôi điện, gọi là điện Sùng Đức vào nền nhà cũ của Đĩnh Chi ở xã Lũng Động… Lại đắp một gò lớn ở bờ sông (tức sông Kinh Thầy – TG), ở phía Bắc mặt trước điện Sùng Đức, làm nơi lễ bái, các quan nhà Mạc qua nơi đây, đều lễ vọng vào điện Sùng Đức. Nay nền điện và gò hãy còn, điện thì ở xã Lũng Động, nơi gần sông, gò thì ở bờ sông xã Đông Đôi, gọi là gò Mả Thảo”.
Sách Hải Dương phong vật chí soạn vào năm Gia Long thứ 10 (1811) cho biết: “Cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung thiên cư đến làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, khi chiếm được nước truy tặng ông là Khâm Minh văn hoàng đế, hiện nay làng đó hãy còn ngôi thánh miếu. Tục truyền rằng nhà dạy học của ông ngày trước ở làng Linh Khê, Văn hội làng, huyện về sau có xây đàn thờ tiên hiền ở đó, lễ tế vào ngày đinh mùa xuân và thu, đều đặt bài vị ông vào chính giữa”
Điện Sùng Đức hướng bắc ghé Đông trông ra sông Kinh Thầy là minh đường, bên sông là làng Triều Nội, xã Tân Dân, huyện Chí Linh. Trải qua bao biến cố, điện Sùng Đức không còn nguyên vẹn. Năm 1994, tổ chức văn hóa Thụy Điển đã tài trợ 500USD cho thôn Long Động xây miếu điện trên nền điện Sùng Đức xưa với diện tích 840 m2.
Tại cổng của di tích điện Sùng Đức ngày nay còn có câu đối:
Vạn cổ vân phong đồng nhật nguyệt
Thiên thu vũ lộ tráng sơn hà
Dịch là:
Mây gió muôn đời đồng nhật nguyệt
Sương mưa nghìn thuở tráng sơn hà
Với mong muốn phục dựng lại điện Sùng Đức làm nơi thờ cúng tổ tiên, năm 2015, được sự ủng hộ và đồng thuận của bà con họ Mạc cả nước, Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương đã lập dự án cho kế hoạch này với quy mô diện tích 3.000m2. Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương tha thiết kêu gọi bà con họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài nước cùng các nhà hảo tâm phát tâm công đức xây dựng công trình văn hóa tâm linh nói trên.
Trong mọi hoàn cảnh lịch sử, con cháu hậu duệ họ Mạc và gốc Mạc luôn giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dòng họ Mạc. Thời kỳ nào, họ Mạc cũng xuất hiện những người con ưu tú làm rạng danh cho dòng họ như Tổng đốc Hoàng Diệu, tướng quân Mạc Đăng Tiết, liệt sỹ Phạm Hồng Thái, nhà Cách mạng tiền bối Lê Hồng Sơn, nhà lãnh đạo Cách mạng tiền bối của Đảng Phan Đăng Lưu, anh hùng liệt sỹ Mạc Thị Bưởi, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, anh hùng lao động Hoàng Hanh, anh hùng lực lượng vũ trang Đặng Đức Song…
Sơ đồ thiết kế tổng thể Tổ đường Mạc tộc Việt Nam
Đại tá Trần Đăng Úy
Phó Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam
Chủ tịch HĐMT Hải Dương
Viết bình luận
Tin liên quan
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA.
- TÂM TÌNH NGƯỜI HẢI DƯƠNG VỀ MỘT MIỀN QUÊ ĐỊA LINH NHÂN KIỆT !
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
- Mạc Đăng Dung đã cứu đất nước khỏi họa xâm lăng, đẩy lùi cuộc chiến tranh của nhà Minh năm 1540
- MẠC ĐĨNH CHI HÌNH TƯỢNG ĐẶC SẮC VỀ MỘT TRẠNG NGUYÊN ĐẤT VIỆT
- VIỄN TỔ KIẾN THỦY KHÂM MINH VĂN HOÀNG ĐẾ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI (1272 – 1346)
- THỦY TỔ HỒNG PHÚC ĐẠI VƯƠNG MẠC HIỂN TÍCH
- TRIỀU MẠC – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ VÀ ĐANG DẦN DẦN SÁNG TỎ (Tường thuật tọa đàm chiều 12-12-2015 tại Cà phê Chiều thứ bảy – ThS. Đào Tiến Thi) –
- Về niên hiệu Càn Thống của vua Mạc hiện còn trên chuông chùa Viên Minh ở Cao Bằng – Chu Xuân Giao
- Về niên hiệu Càn Thống của vua Mạc hiện còn trên chuông chùa Viên Minh ở Cao Bằng/About Càn Thống reign of the Mạc King on the existing bell of Viên Minh Pagoda in Cao Bằng Province
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.