- Đang online: 2
- Hôm qua: 967
- Tuần nay: 20781
- Tổng truy cập: 3,371,601
HỘI THỀ KHÔNG THAM NHŨNG TẠI HẢI PHÒNG – XUÂN KỶ HỢI 2019
- 2037 lượt xem
LỄ HỘI MINH THỀ KHÔNG THAM NHŨNG TẠI KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG – XUÂN KỶ HỢI 2019
Sáng 18/2/2019 (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch), tại cụm di tích Đình chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, Lễ hội Minh thề – thề sống trong sạch, không tham nhũng, không trộm cắp, không lấy của công làm của tư, do Ủy ban nhân dân xã Thuận Thiên cùng Ban quản lý Đền và Nhà Chùa phối hợp tổ chức.
Tục Minh thề trên được khởi xướng bởi Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đích của đức Mạc Thái Tổ – vị Vua khai sáng Vương triều Mạc, nhằm răn dạy quan quân, chức sắc địa phương và dân làng phải biết dùng của công vào việc công, không được lấy của công dùng vào việc tư. Nếu lấy của công làm của tư sẽ bị thần linh đả tử; không làm điều ác, chỉ làm nhiều việc thiện, chung tay xây dựng cộng đồng xã hội đoàn kết, nền nếp, trật tự, kỷ cương, tốt đẹp.
Tư tưởng nhân văn trên của Đức Thánh Mẫu Mạc Triều cùng với những cống hiến to lớn của Bà đã giúp Vua chồng và các con, cháu mình khi nối ngôi đã dần hình thành ý thức và tinh thần thượng tôn pháp luật trong triều đình và ngoài xã hội. Bởi vậy sử sách chính thống nước nhà đã ghi nhận “Thời Nhà Mạc đã nhiều năm ngoài đường không nhặt của rơi, cổng ngoài đêm không phải đóng, thường được mùa to, trong cõi yên vui…”.
Lễ hội Minh thề đã tồn tại hơn 500 năm và là lễ hội quan trọng của người dân địa phương. Đây được xem là lễ hội “Thề không tham nhũng” duy nhất trong cả nước.
Ông Phạm Đăng Khoa (85 tuổi) – nguyên Phó BQL Khu di tích Đền chùa Hòa Liễu, một trong những người khôi phục lễ hội – cho biết, lễ hội Minh Thề (Thề không tham nhũng) với lịch sử 500 năm được dân làng tổ chức hàng năm đã và đang có tính thời sự và những giá trị phù hợp với thời đại, với cuộc chiến chống tham nhũng quyết liệt của Đảng và Nhà nước cùng nhân dân ta hiện nay.
“Ước nguyện của dân làng chỉ mong muốn lễ hội được tổ chức liên tục. Chính quyền địa phương và nhân dân cùng chung tay nâng tầm lễ hội lên, các cấp lãnh đạo cùng giúp đỡ chúng tôi giữ, phát huy được truyền thống văn hoá dân tộc”.
Lễ hội năm nay, ban thờ được sắp đặt đơn giản, bình dị, nhưng trang nghiêm, nổi bật là chiếc mũ quan được đặt trang trọng ở vị trí cao nhất – đại diện cho chức sắc địa phương. Những người có chức sắc trong làng hôm nay tương ứng với các chức Lý trưởng, Phó lý… thời xưa tham gia thề.
Ngay sau động tác dùng dao sắc nhọn chỉ trời, vạch đất là nghi lễ quan trọng nhất – nghi lễ trình tấu hịch thề và cùng nhau uống rượu tiết gà để ăn thề, khẳng định sự đoàn kết thực hiện đúng lời thề không tham nhũng.
Ông Phạm Quang Năm – Phó BQL Khu di tích Đền chùa Hòa Liễu còn cho biết, năm nào cũng vậy, cứ từ mùng 6 âm lịch, người dân địa phương lại chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của làng. Tư tưởng đặc sắc của Lễ hội Minh thề nhằm định hướng, giáo dục mọi người, từ chức sắc đến nhân dân tích cực làm việc thiện, không làm điều ác, không tham nhũng, lấy của công làm của tư.
Ông Năm cho biết thêm rằng, người dân nơi đây đều thấu hiểu, Lễ hội Minh thề không chỉ mang những giá trị nổi bật sâu sắc và độc đáo về lịch sử, văn hóa, giáo dục, mà còn mang tính thời sự về xây dựng trật tự, kỷ cương, tính thượng tôn pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Theo Phó BQL Khu di tích, hiện nay phong trào chống tham nhũng ở địa phương này rất quyết liệt và được nhiều người quan tâm, vậy nên lời thề của Hoà Liễu cũng đang vang vọng khắp đất nước. Năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã cấp và tổ chức trao Bằng Danh hiệu Lễ hội Minh thề là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại lễ hội.
Năm nay, mặc dù lễ hội tổ chức bình dị, chân mạc, nhưng có nhiều quan chức cấp thành phố và huyện Kiến Thụy cùng đại diện nhiều dòng họ trên địa bàn Hải Phòng về dự. Sau lễ tuyên hịch thề, các lãnh đạo xã đã đứng ra hứa trước cửa thánh hoàn thành nhiệm vụ để nâng tầm của lễ hội lên, đó là cái mới của năm nay.
Một số hình ảnh tiêu biểu tại lễ hội:
Dóng trống khai lễ:
Các phật tử cùng quan khách và người dân dự lễ:
Nghi lễ tế Thiên vái Địa:
Trình tấu lời HỊCH THỀ trước thánh thần:
Nghi lễ trình gà, lấy tiết, uống rượu ăn thề:
Tin: Hoàng Sơn Hiền – CVP HĐMT Hải Phòng
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM KHOÁ IV ĐANG ĐƯỢC HĐMT VIỆT NAM, HĐMT TỈNH HẢI DƯƠNG TÍCH CỰC CHUẨN BỊ ĐỂ ĐÓN TIẾP CÁC ĐẠI BIỂU, CON CHÁU VỀ DỰ ĐẠI HỘI
- DANH SÁCH ỦNG HỘ ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2024- 2029
- HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRIỂN KHAI, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC THÀNH VIÊN PHỤC VỤ ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM KHOÁ IV NHIỆM KỲ 2024- 2029 TẠI ĐIỆN SÙNG ĐỨC ( TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM)
- THÔNG BÁO HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA III – Nhiệm kỳ 2019-2024.
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- THƯ CẢM ƠN NHÂN DỊP TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT NHIỆM KỲ 2024- 2029
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT NHIỆM KỲ 2024- 2029
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM SÁCH, BTC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN LONG ĐỘNG TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI HĐMT VIỆT NAM, HĐMT CÁC TỈNH THÀNH, BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC VÀ CON CHÁU HỌ MẠC, GỐC MẠC TOÀN QUỐC VỀ DỰ LỄ HỘI
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.