- Đang online: 1
- Hôm qua: 1076
- Tuần nay: 18835
- Tổng truy cập: 3,370,490
LỄ GIỖ TỔ CHI HỌ LÊ ĐĂNG (TAM GIANG, YÊN PHONG, BẮC NINH) VÀ GIAO LƯU CÁC CHI HỌ MẠC Ở KHU VỰC BẮC HÀ NỘI.
- 2059 lượt xem
LỄ GIỖ TỔ CHI HỌ LÊ ĐĂNG
(TAM GIANG, YÊN PHONG, BẮC NINH)
VÀ GIAO LƯU CÁC CHI HỌ MẠC Ở KHU VỰC BẮC HÀ NỘI.
Ngày 13/09/2012 (tức 28/7 Nhâm Thìn), chi họ Lê Đăng (gốc Mạc) tại thôn Phương La Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lễ giỗ Cao tổ Lê Đăng Tiến.
Khi Kinh thành Thăng Long thất thủ (1592), hai anh em cụ Mạc Đăng Triều và Mạc Đức Thịnh đã lánh về đất Hương La, Kinh Bắc (nay là thôn Phương La Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) và đổi tên thành Lê Đăng Triều và Lê Đức Thịnh.
Sau khi đã ổn định cuộc sống, cụ Mạc Đăng Triều lập gia đình, lấy vợ người họ Lê (ở Hương La rất nhiều họ Lê, nhưng không cùng một gốc), cụ Thịnh ham luyện võ nghệ và đọc sách, chăm làm. Hai cụ quan tâm đến việc chung của bà con dân làng nên được bà con mến phục.
Các cụ đã khởi xướng và cùng dân làng xây dựng:
1. Chuyển Đình làng từ khu Đình Mừng về trung tâm trong làng để tiện việc trông nom, cúng tế, hội họp và lễ hội… được bà con tán thưởng và cử hai ông Triều và ông Thịnh là “Hương công” cùng một số ông khác trong làng đảm trách việc làm đình, dựng chùa, văn miếu…
2. Để cuộc sống có qui củ, theo truyền thống tập quán phong tục Việt Nam và địa phương, hai cụ đề xuất lập “hương ước”. Tổ chức đình đám, lễ hội, quy định các mối quan hệ xóm làng và quy tắc chốn đình trung. Chia làng làm 10 giáp. Giáp “Đông trong” là giáp đứng đầu, người đứng đầu giáp gọi là: “Thủ chi”, giữ vị trí chủ lễ. Còn các giáp khác gọi là “cai đám”. Chia thứ bậc và quy định nhiệm vụ của các bậc, cấp trong sinh hoạt của làng… “Lệ làng” được thông qua và từ đó trở thành nếp sống tốt đẹp của dân, cả cuộc sống thường ngày và hội họp, cúng tế, lễ hội…
3. Vào thời Lê – Trịnh, tình hình nhiều mặt không được ổn định. Nạn trộm cướp hoành hành. Để giữ yên làng xóm, hai cụ đề xuất việc bảo vệ dân làng và hoa màu ngoài đồng ruộng. Nhất là vào những tháng “củ mật” cuối năm, dịp Tết Nguyên đán, vụ mùa thu hoạch… Tổ chức tuần tra, canh gác, tổ chức tín hiệu báo động khi có tình huống cần thiết. Tổ chức lực lượng và có tập dượt các phương án cụ thể. Được dân làng hưởng ứng.
Ở trong vùng có băng cướp đã gây nhiều tai họa, tên cầm đầu là một tên sừng sỏ, có người đồn đại ghê gớm hù doạ bà con. Có nơi chúng đến, một khi không được tổ chức chống trả, đành để chúng muốn làm gì thì làm. Có lần chúng đến Hương La, do có sự chuẩn bị sẵn, khi có hiệu lệnh, mọi lực lượng chặn đánh vây bắt. Cụ Thịnh vốn giỏi võ, xông tới giết được tên đầu xỏ, bà con bắt được tên khác, băng cướp bị phá tan. Bà con dân làng khen ngợi cụ Thịnh đánh cướp ở Hương La cũng lan nhanh, vang xa…
Các cụ sống ở đây đã hòa nhập với mọi người, bà con không còn phân biệt là người “dân ngụ cư” nữa. Cụ Triều đã có gia đình và sinh được hai người con. Người con đầu đặt tên là Lê Đăng Tiến.về sau là Cao tổ của chi họ Lê Đăng.
Nhân lễ giỗ tổ, chi họ Lê Đăng đã tổ chức giao lưu với các chi họ ở khu vực bắc Hà Nội gồm: Chi họ Thạch (ở Ninh Hiệp, Gia Lâm), chi họ Thạch (ở Công Đình, Gia Lâm), chi họ Mạc (ở Phù Khê, Tiên Sơn), chi họ Phạm (ở Xuân Đán, Yên Dũng, Bắc Giang). Cuộc giao lưu hàng năm được các chi họ khu vực Bắc Hà Nội thống nhất luân phiên mỗi năm một chi họ tổ chức nhân ngày giỗ tổ của chi họ nhằm trao đổi các thông tin của dòng tộc, kinh nghiệm hoạt động dòng họ, thắt chặt tình đoàn kết đồng tộc…
Nhân dịp này, Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội đã cử đoàn đại biểu do ông Bùi Trần Tuấn dẫn dầu về dự lễ giỗ tổ chi họ Lê Đăng và giao lưu với bà con họ Mạc ở khu vực Bắc Hà Nội
Ông Hoàng Cao Quý – Đại diện Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội phát biểu tại buổi giao lưu các chi họ Mạc khu vực Bắc Hà Nội nhân ngày giỗ tổ chi họ Lê Đăng.
Đại biểu các chị họ về dự giỗ tổ chi họ Lê Đăng và giao lưu các chi họ Mạc tại khu vực Bắc Hà Nội.
Chiều 13/9/2012, Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội đã tới thăm các cụ Thạch Văn Quế, Thạch Văn Thụ (chi họ Thạch ở Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) là hai trong số những người tham gia thành lập Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội. (Năm 1994, các cụ Thạch Văn Quế, Thạch Văn Thụ đã cùng với các cụ Bùi Trần Chuyên, Hoàng Lê, Vũ Tiến Liễu, Lều Thọ Vực, Phan Đăng Diêu, Hoàng Hữu Xứng, Thái Duy Thẩm, Mạc Bá Nguyên, Hoàng Nguyên, Hoàng Cao Quý, Phạm Hữu Thoại, Nguyễn Ngọc Cầu, Bùi Trần Trà, Hoàng Xuân Nam… tổ chức thành lập Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội.)
Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội thăm cụ Thạch Văn Quế.
Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội thăm cụ Thạch Văn Thụ và chúc mừng cụ vừa được trao tặng Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng.
Tin và ảnh Bùi Trần Tuấn
Viết bình luận
Tin liên quan
- ĐIỀU LỆ SỐ 01/NQ-HĐMTVN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐMTVN
- NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-HĐMTVN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA IV, NHIỆM KỲ 2024 – 2029
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.