- Đang online: 2
- Hôm qua: 963
- Tuần nay: 20752
- Tổng truy cập: 3,371,597
Lạm Bàn Về Nguồn Gốc Câu Đối chữ Nôm
- 297 lượt xem
Lạm Bàn Về Nguồn Gốc Câu Đối chữ Nôm
Cách đây trên Tám Mươi Sáu (86) năm , năm 1925 trên tờ Nam Phong 南風 , tác giả Đông Châu (xin phép viết tắt là ĐC) đã có bài nghiên cứu câu đối Nôm 喃.
Đây là công trình nghiên cứu có tính khoa học rất cao .
Tác giả ĐC trình bày nguồn gốc câu đối Nôm 喃 ( xin phép được viết tắt CĐN ), “công nghệ” Luật bằng , Luật trắc & Hiệp thái để tạo thành CĐN ; đặc biệt tác giả ĐC còn sưu tầm ( có lẽ theo truyền khẩu dân gian- NVH ) rất nhiều câu đối của các tác giả lừng danh trong lịch sử Việt Nam.
Xin phép nêu ví dụ một vài câu đối mà tác giả ĐC đã dẫn chứng trong bài viết này :
Ai công hầu ?ai khanh tướng? trong trần ai ai dễ biết ai?
Thế chiến quốc !thế xuân thu !gặp thời thế thế thời phải thế !Câu đối này tác giả ĐC cho rằng ám chỉ Đặng Trần Thường (theo Gia Long) & Ngô Thì Nhậm ( theo Tây Sơn ) đối đáp với nhau. Hoặc câu đối sau đây theo ĐC là của Nguyễn Khuyến viết khi nhà giàu mời sang ăn cỗ :
Giàu có thiếu gì tiền, giúp một vài quan không phải lẽ
Sang không thì cũng bạc, kiếm năm ba chữ để làm duyênĐộc đáo cũng theo ĐC ( có kèm chữ Nôm喃 cùng quốc ngữ ) thì câu đối sau Nguyễn Khuyến viết cho anh Hàng Thịt
四 辰 ( 時NVH ) 八 節 更 終 始
Tứ thời bát tiết canh chung thủy
岸 柳 堆 蒲 欲 點 粧
Ngạn liễu đôi bầu dục điểm trangĐọc công trình “ CĐN “ của ĐC càng khâm phục sự uyên thâm của bậc tiền nhân Bối cảnh bài viết khi Giặc Pháp đã xóa bỏ các kì thi chữ Vuông . Giá trị khoa học đến nay theo thiển kiến của cá nhân tôi vẫn còn nguyên vẹn và tính thời sự bài viết còn nóng hổi . Hiệu ứng của bài viết vẫn còn lan tỏa .
Việc giữ gìn bản sắc Văn Hóa – Văn Hiến Việt vẫn cần thiết vô cùng: Câu đối Nôm vẫn tồn taí song song với câu đối chữ Hán ở các Đình Chùa – Miếu -Điện -Phủ -Nhà thờ các dòng Họ VN …
Trong khuôn khổ bài này , xin phép nói “ leo” giới hạn chỉ về nguồn gốc của Câu đối Nôm Na VN.
Có lẽ manh nha Câu đối Nôm Na VN bắt nguồn từ văn học truyền miệng .Từ lời ăn tiếng nói , từ những câu Thành ngữ hình thành qua lao động sản xuất , phòng chống thiên tai địch họa . Sau đó được sáng tác hoàn chỉnh thành các câu đối qua các “ trí thức” nhà quê hoặc trí thức bác học .
Xin nêu các “manh nha –mầm mống ” của Câu đổi Nôm Na VN :
Người / ngợm ( người chẳng ra người /Ngợm không phải ngợm )
Mẹ/bà( Con hư tại mẹ /Cháu hỏng vì bà)
Chó / mèo ( Như chó với mèo )
Mả/đồng ( mèo mả gà đồng )
Kẻ cắp / bà già ( kẻ cắp bà già gặp nhau )
Gái /già (Gái đĩ /già mồm)
Sau/trước Chuôí/cau (chuối sau cau trước )
Họ /hàng ( Miền Nam tìm Họ(họ nội họ ngoại ở ngoài Bắc ) Miền Bắc kiếm Hàng( hàng hóa sau giải phóng MN ) câu đối này xuất hiện truyền khẩu sau Ba Mươi Thang Tư Một chín bảy lăm )
Cha sinh /mẹ dưỡng ( cha sinh không tày mẹ dưỡng )
Trâu/ ngựa(Đầu trâu mặt ngựa)
Già/trẻ ( Thày giáo già Con hát trẻ )
Đường/chợ(Đầu đường xó chợ)
Bóng /còi (vừa đá bóng vưà thổi còi )
Vo tròn / bóp bẹp ( Đời cha vo tròn Đời con bóp bẹp )
Sạch / thơm ( Đói cho sạch rách cho thơm)
Bố/con(Bố già con cọc)
Nhà/ngõ (Gần nhà xa ngõ
No/đói ( no bụng/đói mắt)
Vua/giặc( được làm vua /thua làm giặc)
Gái/gà( gái một con, gà mái ghẹ)
Quỷ / vua ( Thà làm quỷ nưóc Nam còn hơn làm vua đất Bắc )
Ruộng /trâu (Ruộng sâu trâu lái )
Một /mười (Một mất mười ngờ )
Miệng / trôn ( Miệng nôn trôn tháo )
Bán /nuôi (Bán trôn/nuôi miệng )
Miệng / đồ(Miệng nhà quan có gang có thép Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm)
Rắn/voi( Cõng rắn cắn gà nhà Rước voi rầy mả tổ )
V.v…Như vậy từ những “mầm mống” của những thành ngữ truyền miệng trong dân gian , rồi những “trí thức “ chân đất hoặc các Cụ Đồ hoặc các nhà khoa bảng ( Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ , Nguyễn Khuyến , Tú tài Xương … như tác giả ĐC đã dẫn trong tạp chí Nam Phong ( Phạm Quỳnh) cách đây hơn 86 năm , đã dung chữ Vuông ( Nôm ) để sang tác hoàn chỉnh các đôi Câu Đối cho phù hợp “ Văn Cảnh “.
Theo tôi Câu đối Nôm không phải là “ con đẻ hoặc con nuôi của Câu đối Hán , mà nguồn gốc Mẹ đẻ của nó là Thành ngữ , văn học truyền miêng lưu truyền nhiều đời trong dân gian . Nó tồn tài độc lập với câu đối Hán ở các Đình_ Chùa-Miếu-Điện-Phủ-Nhà thờ các dòng Họ VN. Tổng quát thì câu đối chữ Hán( dù có mang số điển tích Tàu ) , chữ Nôm , chữ Quốc ngữ hoặc truyền khẩu nếu người Việt sang tác thì Nó vẫn chứa chất trí tuệ tình cảm VIỆT trong từng chữ ,từng ý của mỗi vế Câu Đối .
Có lẽ Đọc câu đối Nôm lập tức nó thấm ngay trong tâm thức của độc giả và vì dễ thuộc nên sức lan truyền trong dân gian qua truyền khẩu cũng rất rộng rất xa . Trung tâm truyền tin là Bến đò , phiên chợ , lễ hội dân gian , đám ma , đám cưới , đám chúc thọ …
Ngày nay thời đại Hội Nhập của CNTT , chỉ cần gõ hai chư “ Câu đối “ là các bạn lập tức có hàng ngàn câu đổi cổ & hiện đại hoặc bằng Hán-Nôm hoặc Quốc văn.
Riêng tôi mỗi khi bất chợt trực tiếp bắt gặp câu đối bằng chữ Nôm thì lòng mình thấy rạo rực xốn xang thật khó tả .
Thông điệp của TIỀN NHÂN qua từng câu đối Việt như luồng điện lan tỏa khắp trí óc và trái tim của mình!
Có lẽ các bạn cũng nên tìm Nam Phong 南 風 đọc bài CĐN喃 của ĐC !
© Tác giả giữ bản quyền.
. Đăng ngày 10.05.2011 theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội.
THAM KHẢO THÊM
Những Câu đối Tết Hay
Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in
Chơi câu đối trong ngày tết là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Xin giới thiệu với quý độc giả một số câu đối hay“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)
“Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”
(Hồ Xuân Hương)
“Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”
(Nguyễn Công Trứ)
“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !” ()“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” ()– Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
– Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. ()Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước !
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà !
(Quảng Ngôn)Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý laiNghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về.Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân
(Nguyễn Công Trứ)Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.
(Nguyễn Công Trứ)Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết,
Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.
(Tú Xương)Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.Già trẻ gái trai đều khoái Tết,
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo
(Nguyễn Khuyến)Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng !… ờ ờ… Tết
Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc !… á à… XuânXuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê chaTết với chả xuân, sáng mì gói tối mì gói, sợ vợ buồn ngán mà không bỏ nuốt vội để mà no
Dậu rồi thì Tuất, xưa kéo cày nay kéo cày, lo chủ đuổi mệt chẳng dám ngưng làm nhanh không mất việc.Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết
Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ.Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhàNiên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiênLenDuong.VN(St)
Viết bình luận
Tin liên quan
- VỀ VỚI AO DƯƠNG
- LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
- CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
- CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
- TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
- Chữ hiếu xưa và nay
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.