- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 17842
- Tổng truy cập: 3,369,686
ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- 171 lượt xem
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
( Dự thảo )
LỜI NÓI ĐẦU
Họ Mạc ở Việt Nam là một dòng họ lớn, bao gồm các chi họ Mạc, các chi họ gốc Mạc mang họ khác. Hiện có gần 500 chi họ cư trú trên đất nước Việt Nam và ở nước ngoài. Trải qua quá trình hàng trăm năm vấn tổ tìm tông, chắp nối của nhiều thế hệ, Mạc tộc Việt Nam đã hình thành một khối vững chắc với hàng triệu người con họ Mạc và gốc Mạc, hoạt động thường xuyên và đang phát huy truyền thống của một Vương triều, xứng đáng với các bậc viễn tổ, tiên vương, nghĩa liệt, anh hùng của dòng họ. Dù trong hoàn cảnh nào, con cháu họ Mạc cũng luôn luôn có ý chí vươn lên, mang tài trí ra phục vụ nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn hướng về cội nguồn, giữ vững ý chí phục hồi dòng họ. Trong giai đoạn hiện nay, con cháu họ Mạc còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, phát huy được tâm lực, trí lực, tài lực, xây dựng các chi họ và dòng họ vững mạnh, làm tốt nhiệm vụ tiếp tục phục hưng dòng họ Mạc Việt Nam, tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.Vì vậy, Hội Đồng Mạc Tộc Việt Nam xây dựng Bản Điều lệ tổ chức và hoạt động của Mạc tộc Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn nữa vai trò và sứ mạng của mình, đưa hoạt động Mạc tộc lên tầm cao mới, đáp ứng được nguyện vọng của bà con họ Mạc và các chi họ gốc Mạc trong nước cũng như ở nước ngoài.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Họ Mạc được dùng ở đây là các chi họ có nguồn gốc phát tích từ dòng họ Mạc ở Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương. Chi họ Mạc bao gồm các chi họ còn giữ được tên Mạc và các chi họ gốc Mạc , trong lịch sử đã đổi sang các chi họ khác mà dấu tích còn giữ được trong gia phả, hoành phi, câu đối, di ngôn và nhiều hình thức khác. Mạc tộc Việt Nam bao gồm các cá nhân, các chi họ Mạc và gốc Mạc đã chính thức tham gia sinh hoạt dòng tộc.
Chương II
TÔN CHỈ – MỤC ĐÍCH
Điều 2: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam là một tổ chức xã hội dòng họ, hoàn toàn tự nguyện của con cháu họ Mạc và con cháu các chi họ gốc Mạc, có quan hệ huyết thống.
Mục đích hoạt động trong khuôn khổ Pháp luật của Nhà nước Việt Nam nhằm tập hợp, đoàn kết tất cả những người có nguồn gốc họ Mạc, có chung một tâm nguyện là tìm hiểu cội nguồn, hướng về nguồn cội, kết nối dòng họ, tri ân Tiên tổ và các bậc Tiền bối, giúp nhau khuyến học khuyến tài; vinh danh những người họ Mạc, gốc Mạc có công với dân với nước, với dòng họ; biểu dương “người tốt việc tốt”; giáo dục các thế hệ sau học tập, giữ gìn và phát huy những tinh hoa và truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
Chương III
MẠC TỘC VIỆT NAM
Điều 3: Mạc tộc Việt Nam gồm có Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (HĐMTVN) và các tổ chức theo cấp là Hội đồng Mạc tộc (HĐMT) hoặc Ban liên lạc (BLL) các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, thị trấn, phường xã. Cấp cơ sở của Mạc tộc Việt Nam là Hội đồng gia tộc (HĐGT) của chi họ.
Điều 4: Các chi họ Mạc và gốc Mạc ở các tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn, huyện, phường xã tổ chức đại hội và bầu HĐMT hoặc BLL của địa phương mình. Các chi họ Mạc, gốc Mạc bầu ra HĐGT của chi họ mình. Các HĐMT hoặc BLL có đủ tư cách và thẩm quyền hoạt động sau khi được HĐMT cấp trên một cấp ra Quyết định công nhận và báo cáo về HĐMTVN.
Điều 5: Các HĐMT địa phương và HĐGT chi họ hoạt động theo chương trình công tác chung của HĐMTVN, HĐMT cấp trên và căn cứ vào tình hình cụ thể của các chi họ Mạc tại địa phương.
Điều 6: Ngày Lễ chung hàng năm của họ Mạc Việt Nam là Ngày giỗ Thuỷ tổ Hồng Phúc Đại Vương Mạc Hiển Tích, Viễn tổ Kiến thuỷ khâm minh Văn Hoàng đế Mạc Đĩnh Chi tại Thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (ngày 10 tháng Hai âm lịch) và Ngày giỗ Thái tổ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung tại Cổ trai, xã Ngũ Đoan , huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng (ngày 22 tháng Tám âm lịch
Chương IV
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
Điều 7: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (HĐMTVN) là tổ chức cao nhất của Mạc tộc Việt nam do Đại hội đại biểu các Hội đồng Mạc tộc hoặc Ban liên lạc các tỉnh, thành phố hiệp thương giới thiệu và bầu ra, là tổ chức cao nhất đại diện cho Mạc tộc Việt Nam.
Nhiệm kỳ của HĐMTVN là 05 năm.
Điều 8: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam có nhiệm vụ là Trung tâm giao lưu, trao đổi thông tin liên lạc, tổ chức, định hướng và hướng dẫn các chương trình hoạt động của MTVN trong phạm vi cả nước, hỗ trợ các HĐMT tỉnh, thành phố các chi họ Mạc, các chi họ gốc Mạc các hoạt động cụ thể và trực tiếp thực hiện việc tổ chức Đại hội đại biểu MTVN và thay mặt MTVN trong quan hệ đối ngoại, quan hệ với các tổ chức chính quyền, xã hội.
Điều 9: HĐMTVN có con dấu, có tài khoản, có trụ sở văn phòng để hoạt động.
Điều 10: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam hoạt động theo tôn chỉ, theo Điều lệ do Đại hội đại biểu Mạc tộc Việt Nam thông qua, tuân thủ pháp luật của nhà nước.
Chương V
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
Điều 11: Thường trực HĐMTVN gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch Thường trực và các Phó Chủ tịch phụ trách ngành của HĐMTVN do Đại hội Đại biểu Mạc tộc Việt Nam bầu ra.
Thường trực HĐMTVN giải quyết các công việc thường xuyên, họp 03 tháng một lần. Hoặc bất thường do Chủ tịch HĐMTVN quyết định.
12: Chủ tịch HĐMTVN là người lãnh đạo cao nhất của HĐMTVN, được Đại hội đại biểu các HĐMT hoặc Ban liên lạc các tỉnh thành hiệp thương giới thiệu và trực tiếp bầu ra hoặc miễn nhiệm với số phiếu quá bán.
Điều 13: Các Phó Chủ tịch HĐMTVN có trách nhiệm giúp việc cho Chủ tịch HĐMTVN, trực tiếp phụ trách một số mặt công tác của HĐMTVN, do Chủ tịch HĐMTVN giới thiệu và được Đại hội đại biểu HĐMT hoặc Ban liên lạc các tỉnh thành hiệp thương, giới thiệu và trực tiếp bầu ra hoặc miễn nhiệm với số phiếu quá bán.
Điều 14: Các Phó Chủ tịch vùng do các địa phương giới thiệu, Đại hội Đại biểu Mạc tộc Việt Nam xét thông qua, các Phó Chủ tịch vùng, thay mặt Chủ tịch điều hành và triển khai mọi hoạt động của HĐMTVN tại vùng được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐMTVN tại vùng mình quản lý.
Điều 15: Ban chấp hành HĐMTVN gồm có các uỷ viên : Chủ tịch HĐMTVN, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, các Trưởng ban, Chánh văn phòng, Tổng biên tập Trang Web, Chủ tịch Hội khuyến học – khuyến tài, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Mạc tộc Việt Nam, Trưởng ban Tư vấn, Chủ tịch hoặc Trưởng ban liên lạc của các tỉnh, thành phố. Cơ cấu, số lượng uỷ viên tùy theo yêu cầu công tác do Đại hội đại biểu MTVN các nhiệm kỳ quyết định.
Ban chấp hành HĐMTVN họp 06 tháng một lần
Điều 16: HĐMTVN thành lập các Ban chức năng để giúp HĐMTVN điều hành. Mỗi Ban có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, và các uỷ viên chuyên trách giúp việc.
Điều 17: Các ban và tổ chức của HĐMTVN gồm có:
17.1 Ban Tư vấn
17.2 Văn phòng
17.3 Ban nghiên cứu lịch sử và kết nối dòng họ
17.4 Ban tuyên truyền
17.5 Ban Kinh tế – Tài chính
17.6 Ban Thư ký
17.7 Ban Đối ngoại
17.8 Ban Biên tập trang Web
17.9 Quỹ khuyến học – Khuyến tài Mạc Đĩnh Chi
17.10 Hội Doanh nghiệp Mạc tộc Việt Nam
17.11 Công ty CP Mạc tộc Việt Nam
Điều 18: Trưởng, phó ban các Ban chức năng, các tổ chức tương đương của HĐMTVN do Chủ tịch HĐMTVN giới thiệu và được Thường trực HĐMTVN thông qua. Trưởng ban được chỉ định các thành viên giúp việc.
Chương VI
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 19: Nguồn thu kinh phí hoạt động thường xuyên của HĐMTVN do đóng góp theo quy định của các thành viên các tỉnh, thành của HĐMT, của Ban Kinh tế – Tài chính, Hội Doanh nghiệp Mạc tộc Việt Nam, Công ty CP Mạc tộc Việt Nam và tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Điều 20: Việc quản lý tài chính của HĐMTVN phải theo đúng các Quy định về Tài chính của HĐMTVN và công khai báo cáo trong hội nghị toàn thể Ban chấp hành HĐMTVN.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21: Tất cả các thành viên họ Mạc và gốc Mạc Việt Nam, các HĐMT hoặc BLL, HĐGT của các chi họ có trách nhiệm thực hiện Điều lệ này. Những người có nhiều đóng góp cho dòng họ thì được tôn vinh, khen thưởng. Những người vi phạm các quy định, quy ước của HĐMTVN hoặc làm tổn hại thanh danh dòng họ thì bị khiển trách, phê bình.
Điều 22: Các điều khoản trong Điều lệ này nếu không phù hợp có thể được sửa đổi do Hội nghị toàn thể Ban chấp hành HĐMTVN.
Điều 23: Điều lệ này gồm có bảy chương và 23 điều , có giá trị từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
T/M HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
GS.TSKH PHAN ĐĂNG NHẬT
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- ĐẠI LỄ HÚY KỴ – KỶ NIỆM ĐỨC MẠC THÁI TỔ – QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.