- Đang online: 2
- Hôm qua: 434
- Tuần nay: 13375
- Tổng truy cập: 3,367,911
ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- 9599 lượt xem
ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
Sau khi đưa tin trên trang facebook cá nhân về chuyến hành hương của chi họ Mạc Cổ Trai về thăm đất Tổ Cao Bằng 30/11- 1, 2/12/2015, có nhiều bà con cô bác dòng họ đề nghị ghi rõ địa chỉ các di tích đăng trên mactoc.com để tiện cho con cháu dòng họ các tỉnh về thăm.
Sau đây là một số thông tin cơ bản:
1. Di tích Đền vua Lê.
Đoàn con cháu dòng họ Mạc ở TP. Hải Phòng dâng hương
Nơi thờ Lê Thái Tổ và ba vị vua triều Mạc. Đền ở làng Đền, xã Hoàng Trung, huyện Hòa An, cách TP. Cao Bằng 12 km. Nơi đây đã là trung tâm hoạt động kinh tế, văn hóa, quân sự của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Lược sử đất thiêng: Vào thế kỷ XI, Nùng Tồn Phúc, thủ lĩnh châu Quảng Nguyên tự xưng là Chiêu thánh Hoàng đế, lập nước Trường Sinh, xây dựng thành, xây cung điện Nà Lữ. Vào thế kỷ XIV, giặc Minh xâm lược nước ta, Bế Khắc Thiệu, một tù trưởng người Tày đã liên kết với Nông Đắc Thái khởi nghĩa chống quân Minh. Năm 1430, Bế Khắc Thiệu xưng Bế đại vương, phong cho Nông Đắc Thái làm Nông Nguyên soái, đóng đô ở thành Nà Lữ, xây dựng cung điện.
Năm 1431, Lê Lợi đưa quân lên trấn áp và tu sửa lại thành, lập cung điện. Về sau, dân địa phương lập “Sinh từ” thờ vua Lê Lợi.
Năm 1592, Mạc Kính Cung rút quân lên Cao Bằng chiếm thành Nà Lữ và lập cung điện tại đây. Trải qua 3 đời vua: Mạc Kính Cung (1593 – 1625), Mạc Kính Khoan (1625 – 1638) và Mạc Kính Vũ (1638 – 1677). Năm Vĩnh trị thứ 2 (1677), nhà Mạc bị nhà Lê đánh bại phải chạy sang Trung Quốc.
Năm 1682, Lê Thì Hải, quan trấn thủ Cao Bằng đã xin đổi tên cung điện nhà Mạc thành đền thờ Vua Lê, lấy áo bào và thanh kiếm thờ vọng trên ngai vàng. Đền mang tên Đền vua Lê cho đến ngày nay.
Năm 1995, đền được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Lễ hội đền được tổ chức thường niên vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch.
2. Đền Hoàng hậu.
Nơi thờ Hoàng hậu vua Mạc Kính Vũ, tại phố Cao Bình, xã Hưng Đạo, cách trung tâm TP. Cao Bằng 12 km.
3. Miếu thờ công chúa Mạc Hoa Dung:
Nơi thờ con vua Mạc Kính Vũ, tại xóm Nà Gường, xã Bế Triều, huyện Hòa An, cách TP. Cao Bằng 12 km.
4. Ngọc Thanh linh từ:
Đền thờ công chúa con vua Mạc Kính Vũ, tại tổ 8, phường Tân Giang, TP. Cao Bằng.
5. Chùa Đà Quận:
Nơi thờ Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn, tại Xã Hưng Đạo trước 2010 thuộc huyện Hoà An, nay thuộc TP. Cao Bằng. Xã có xóm Đà Quận, nơi có chùa và đền Đà Quận (người ở đây còn gọi là Nà Quận). Chùa Đà Quận (còn gọi là Nà Quận) được xây dựng từ khoảng đầu thế kỷ XVII, thờ Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc. Ông vốn người họ Nguyễn (Nguyễn Liễn), phò nhà Mạc nên được cải sang họ Mạc. Ông cùng Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng (hai thân vương nhà Mạc) trở thành ba trụ cột cho nhà Mạc, chống nhau với nhà Lê – Trịnh. Bản thân ông đánh trăm trận, công nghiệp vô cùng to lớn. Ông lâm bệnh mất khi đi đánh trận ở vùng Yên Tử, Vạn Ninh (Quảng Ninh). Hằng năm nhân dân vùng Đà Quận tổ chức lễ hội vào mùng 9 tháng Giêng âm lịch để tưởng nhớ ông.
6. Giếng Ngọc:
Người bản xứ còn gọi là Bó Phủ. Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của Hoàng cung triều Mạc trong những năm đóng đô cát cứ ở Cao Bằng. tại xã Hưng Đạo, cách trung tâm TP. Cao Bằng 12 km (cách đền Hoàng hậu 300 m).
7. Di tích thành nhà Mạc (thành Bản Phủ xưa).
Thành Bản Phủ nay chỉ còn là đoạn bờ đất thấp như thân đê ven sông, có lũy tre và cây rậm rạp, dài khoảng vài trăm mét. Thành nằm ngay bên đường đi đến đền Vua Lê (các đền Vua Lê khoảng 500 m).
8. Hang Pác Bó.
Nơi Bác Hồ ở khi mới về nước. Cách TP. Cao Bằng 50 km.
9. Chùa Phật tích Trúc Lâm:
Bản Giốc, Trùng Khánh, Cao Bằng (cách TP. Cao Bằng 95 km, chân dốc là Thác Bản Giốc, cách 500m).
10. Thác Bản Giốc:
Trùng Khánh, Cao Bằng (cách TP. Cao Bằng 95 km).
Cột mốc ranh giới Việt Nam – Trung Quốc số hiệu 836 (2), dựng năm 2001, tại thác Bản Giốc, cách ranh giới 2 nước chia đôi thác 30 m.
Địa chỉ liên hệ: Ông Phạm Ngọc Rạng (PCT HĐMT Cao Bằng): 0916.852.123; Ông Mạc Văn Nheo (Trưởng Ban Dân tộc): 0913.279.402.
Tin: Hoàng Sơn Hiền – CVP HĐMT Hải Phòng
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- LỄ HỘI CHỢ QUÊ THỜI MẠC NGÀY 29/7/2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁI HOÀNG THÁI HẬU MẠC TRIỀU QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ THÁI HOÀNG THÁI HẬU MẠC TRIỀU
- HỘI THI TRUYỀN THỐNG CẤP QUỐC GIA VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC
- HỘI THI TRUYỀN THỐNG CẤP QUỐC GIA VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẠC TỘC TP. HẢI PHÒNG LẦN THỨ 3, NHIỆM KỲ 2022 – 2027
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.