- Đang online: 1
- Hôm qua: 1419
- Tuần nay: 27863
- Tổng truy cập: 3,497,395
HỘI THẢO KHOA HỌC “NHÀ MẠC TRONG THỜI KỲ CAO BẰNG”
- 336 lượt xem
Sáng 6/6/2011 Hội thảo khoa học “NHÀ MẠC TRONG THỜI KỲ CAO BẰNG” (1592- 1683) đã khai mạc. Hội thảo khoa học do Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và Kỹ thuật tuyền thống tổ chức với sự giúp đỡ của UBND tỉnh Cao Bằng và HĐMTVN.
![]() |
(Ảnh 1: Hội thảo tổ chức tại hội trường UBND tỉnh Cao Bằng)
Hội thảo nhằm mục đích phát hiện, đánh giá những giá trị văn hóa- lịch sử của Vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng; bảo tồn và phát huy những giá trị đó phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương trong thời kỳ đương đại.
Tham dự Hội thảo, về phía địa phương có các ông: Hà Văn Chiến- UVTWĐảng, Bí thư – Chủ tịch HDND tỉnh Cao Bằng, Nguyễn Hoàng Anh- Phó BT, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng và nhiều cán bộ các ban, ngành của tỉnh;
Các nhà khoa học có:
– Cụ Vương Hùng và Nguyễn Xuân Toàn hai nhà nghiên cứu lão thành về văn hóa- lịch sử của Cao Bằng;
– Nhà sử học Dương Trung Quốc, TTK Hội KH Lịch Sử VN,
– GS TS Trần Lâm Điền, Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL,
– GS TSKH Phan Đăng Nhật, GĐ TTBTVH&KTTT, Chủ Tịch HĐMTVN,
– PGS TS Đinh Khắc Thuân, Viện nghiên cứu Hán Nôm,
– Nhà NC Nguyễn Phúc Giác Hải, TTNC Tiềm năng con người;
Tham dự Hội thảo, về phía cộng đồng Mạc tộc có: Thường trực HĐMTVN, TTBLL họ Mạc Hà Nội, TTHĐMT Hải Dương, Hải Phòng, Cao bằng và một số bà con họ Mạc, gốc Mạc địa phương…
Sau tuyên bố lý do của TS Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh đã phát biểu khai mạc hội thảo. Ông thay mặt nhân dân và chính quyền địa phương chào mừng các nhà khoa học, các khách tham dự, hoan nghênh TTBTVH&KTTT đã chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học về nhà Mạc ở Cao Bằng; mong các nhà nghiên cứu phát hiện, đánh giá đúng các giá trị văn hóa- lịch sử của thời kỳ này và các di sản khác nữa của Cao Bằng nhằm phục vụ cho bảo tồn và phát huy các giá trị đó trong hiện tại và tương lai của địa phương.
![]() |
(ảnh 2. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng phát biểu)
TS Nguyễn Minh Đức chủ nhiệm đề tài, đọc báo cáo tổng quan. 29 báo cáo khoa học tham gia Hội thảo đã được in trong tập Kỷ yếu Hội thảo (mactoc.com sẽ giới thiệu sau). Tại Hội thảo, trong thời gian một buổi sáng chỉ trình bầy được một số báo cáo:
![]() |
(Ảnh 3: Các đại biểu dự Hội thảo)
– Cao Bằng – vùng đất địa linh, nhân kiệt (Vương Hùng),
– Những đóng góp của nhà Mạc thời kỳ Cao Bằng về giáo dục – đào tạo (Nguyễn Xuân Toàn)
– Thông qua đôi nét lịch sử với mỹ thuật, mỹ thuật với lịch sử thời Mạc (Trần Lâm Biền),
– Văn bia và lịch sử thời Mạc (Đinh Khắc Thuân);
– Ý chí và mục tiêu chiến lược của nhà Mạc (cập nhật những nghiên cứu thời kỳ ở Thăng Long, Cao Bằng và hậu Cao Bằng),
– Về hai chữ “Việt Nam” xuất hiện trong văn bản thời nhà Mạc…(Nguyễn Phúc Giác Hải),
– Nhà sử học Dương Trung Quốc tổng kết Hội thảo. Xin tóm lược mấy ý chính:
![]() |
(Ảnh 4: Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu)
+ Lịch sử Việt Nam phát triển là một quá trình hiện thực, diễn ra như một dòng chảy liên tục, và hình thành nên một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, hình chữ S như ngày nay. Đó là sự đóng góp của tất cả mọi người Việt Nam, của tất cả các dòng họ, các vương triều. Chẳng hạn, thời kỳ nhà Mạc ở Cao Bằng, Lê- Trịnh ở Đàng ngoài, nhà Nguyễn ở Đàng trong, các thế lực đối địch nhau, cạnh tranh nhau để tồn tại, lại là giai đoạn đất nước phát triển mạnh, để hình thành một Việt Nam như ngày nay…Dù nghiên cứu về một dòng họ, một vương triều, đều đặt vào dòng chảy chung của lịch sử dân tộc, rút ra những bài học cho sự đoàn kết dân tộc, phát triển và bảo vệ đất nước một cách bền vững…
+ Về nhà Mạc đã có mấy cuộc hội thảo khoa học (1994 ở Hải Phòng, 2010 tại Hà Nội…). Các cuộc hội thảo đó đã đưa ra cái nhìn mới, đánh giá khách quan, đúng đắn về việc Mạc Dăng Dung lên ngôi, cũng như những đóng góp của nhà Mạc về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… cho sự phát triển đất nước. Nay tiếp tục nghiên cứu sâu về các giai đoạn, các lĩnh vực, cụ thể ở các địa phương…là hướng nghiên cứu đúng…;
+ Cao Bằng là vùng đất đặc biệt về địa lý, lịch sử, ẩn chứa nhiều giá trị cần nghiên cứu phát hiện không chỉ phục vụ cho phát triển địa phương mà còn đóng góp chung lịch sử dân tộc. Tại sao nhà Mạc lại rút về Cao Bằng? Tại sao nhà Mạc có thể tồn tại hơn 80 năm ở Cao Bằng trước sức ép của nhà Minh và sự thanh trừ của nhà Lê- Trịnh? Hơn 80 năm vẫn giữ nguyên bờ cõi, biên cương đất nước, không mất đất, không mời giặc vào…Có nhiều bài học ngày nay vẫn rất thời sự… Tại sao Bác Hồ lại chọn Cao Bằng làm căn cứ cách mạng? Đó cũng là sự kiện lịch sử cần được nghiên cứu… Tin rằng nghiên cứu, khẳng định những giá trị lịch sử- văn hóa của Cao Bằng sẽ giúp cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó một cách tích cực, hiệu quả…
![]() |
(Ảnh 5: Chủ tịch HĐMTVN Phan Đăng Nhật
chụp ảnh cùng các đại biểu)
Sự tham gia nhiệt tình của Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trong hội thảo này chứng tỏ mối quan tâm của lãnh đạo địa phương đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa- lịch sử của Cao Bằng.
Buổi trưa, các đại biểu tham gia Hội thảo đã vui vẻ dự chiêu đãi do HĐMTVN tổ chức.
(Tin và ảnh: Mạc Văn Trang)
Viết bình luận
Tin liên quan
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM, HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRÂN TRỌNG GỬI GIẤY MỜI HĐMT CÁC TỈNH THÀNH, BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC, CON CHÁU HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ LỄ HỘI MÙA XUÂN ĐỀN LONG ĐỘNG NĂM 2025 VÀ DỰ LỄ CÚNG GIỖ VIỄN TỔ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2024 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025, PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ HỘI MÙA XUÂN VÀ TƯỞNG NIỆM 679 NĂM NGÀY MẤT LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC MẠC TỘC NĂM 2024, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2025
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC