- Đang online: 2
- Hôm qua: 918
- Tuần nay: 15823
- Tổng truy cập: 3,369,037
HỌ ĐẶNG THÔN CHI ĐIỀN XƯA VÀ NAY
- 740 lượt xem
HỌ ĐẶNG THÔN CHI ĐIỀN XƯA VÀ NAY
Tác giả: Đức Hưởng và Quốc Cờ
Theo gia phả và bia phả của các cụ trong họ đời xưa để lại. Họ Đặng ở thôn Chi Điền. Nay là thôn Chi Đoan xã Cộng Hòa huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, có cội nguồn từ họ Mạc đổi sang, (bia Đặng gia thạch phả còn lưu giữ ở nhà thờ họ).
Cụ tổ của họ Đặng là Mạc phúc Thọ, dòng dõi của họ Mạc ở làng Long Động xã Nam Tân huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Cụ là cháu đời thứ 19 của tiền liệt tổ Mạc Hiển Tích, là cháu đời thứ 15 của lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, là cháu đời thứ 9 của thái tổ Mạc Đăng Dung, là cháu đời thứ 6 của thân vương tướng quân Mạc Phúc Thuật (Mạc Phúc Thuật là con thứ của hiến tông Mạc Phúc Hải, em ruột của tuyên tông Mạc Phúc Nguyên )Do biến cố của lịch sử, năm 1592 nhà Mạc bị kẻ sấu lấy mất ngôi, truy diệt… Cụ Mạc Phúc Thuật cùng tướng quân nhà Mạc là Nguyễn Miễn dời Dương Kinh đi theo đường biển vào phía nam và đổi sang họ Đặng để tránh sự truy diệt của kẻ sấu. Sau thời gian gần 70 năm, cụ Mạc Phúc Thọ và em trai là Mạc Phúc Khang được người cha là Mạc Phúc Thực, lấy thuyền làm nhà, chài lưới trên sông làm nghề kiếm sống, theo sông nước tìm đường về quê hương đất tổ. Ba cha con đã dừng lại ở bến đò Chin trên sông Kinh Thầy, cách Long Động về phía thượng lưu khoảng 10 Km. Cụ Thực để hai con làm nghề chài lưới, chèo đò trên sông , cụ lên bờ về Long Động tìm lại họ hàng, anh em. Khi chia tay cụ dặn lại hai con: Thấy cha không về, hai con hãy chọn làng Chi Điền làm nơi cư trú, bởi Chi Điền: có nghĩa là vùng đất có nhiều cỏ cây quý, cho nhiều hoa thơm trái ngọt, giữ lấy nghề dạy chữ của cha ông và nhớ về Long Động, Cổ Trai con nhé…Có lẽ cụ về Long Động biết tin vương triều nhà Mạc vần còn tồn tại ở các tỉnh phía Bắc, cụ đã tìm đường lên đó… Rồi hoá thân trong đất khách quê người như cha, ông của cụ trước đó.
Trở lại với hai anh em cụ Mạc Phúc Thọ và Mạc Phúc Khang, đã thay nhau đi tìm tung tích người cha nhiều năm nhưng không thấy. Cụ Thọ lên định cư và xây dựng gia đình ở thôn Chi Điền theo lời cha dặn, cụ Khang ngược dòng sông Kinh Thầy lên phí Bắc tìm cha, rồi định cư ở thôn Bình Voi, xã Cảnh Thuỵ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Trở thành cụ Tổ đời thứ nhất của họ Đặng Đình gốc Mạc ở đó. Đến nay các thế hệ con cháu của cụ đã đến đời thứ 13, nhưng vẫn giữ chọn nghĩa tình anh em với họ Đặng ( gốc Mạc) ở thôn Chi Điền như đôi câu đối các cụ để lại ở nhà thờ họ Đặng đình ở Cảnh Thụy Yên Dũng Bắc Giang:
CHI ĐIỀN TỔ ẤM TRUYỀN THI LỄ
CẢNH THỤY TÂN THỪA DẪN TỬ TÔN.
Các tư liệu Gia phả còn lưu giữ được ở nhà thờ họ Đặng thôn Chi Điền có ghi: Cụ Mạc Phúc Thọ về định cư ở thôn Chi Điền từ cuối thế kỷ 17 . (khoảng 1660). Cụ có 3 người vợ nhưng chỉ có một người con trai là Mạc Tề Danh. (ảnh lăng mộ cụ Mạc Phúc Thọ)
Cả cuộc đời cụ sống thanh bạch bằng nghề dậy chữ cho con cháu và dân làng. Cụ tạ thế ngày 29 tháng 02 năm Ất Dậu( 1695), đây là ngày giỗ Tổ của họ Đặng, được đời đời con cháu sắm lễ dâng hương nhớ về Tổ tiên. Con cụ là Mạc Tề Danh thi đỗ Cống sĩ, nhiều năm đi thi Hội, thi Đình nhưng đều không được chấp nhận vì cụ mang họ Mạc, cụ trở về quê theo nghề dạy chữ của cha và thề rằng “Sinh vi Đặng, tử vi Mạc”. Cụ sinh được ba người con trai là: Đặng Đức Tuấn hiệu là Phúc Tiên. Đặng Đức Dung hiệu là Phúc Cần. Đặng Đức Hồ hiệu là Phúc Hồ. Cả ba người con đều học hành giỏi, trở thành danh nho thi đỗ sinh đồ, ấn khoa nhưng chỉ có cụ Phúc Hồ ra làm quan ở Phủ Kinh Môn, còn cụ Phúc Tiên, Phúc Cần làm nghề dạy chữ ở quê và tham gia hội văn, hội võ trong Tổng. Cũng từ đây họ Đặng hình thành ba chi, các lớp con cháu hậu duệ đời tiếp đời, đến nay đã đến đời thứ 13( kể từ cụ tổ Mạc Phúc Thọ).
Trải qua bao biến cố lịch sử, các thế hệ con cháu trong họ vẫn giữ được truyền thống cuả dòng họ gia phong, nền nếp, hiếu học, chăm làm, trọn nghĩa trọn tình với dân với nước, tận tâm, tận tình với dòng họ và gia đình. Cứ mỗi đời lại có nhiều hơn những người học tài thành đạt, thời kỳ phong kiến có tới 25 cụ thi đỗ sinh đồ, cống cử, tú tài, cử nhân. Điển hình là cụ Đặng Huy Dư đời thứ 5 đỗ đầu khoa thi cử nhân ở trường thi Văn Miếu Mao Điền( 1807). Được triều đình Nhà Nguyễn bổ nhiệm làm quan năm 26 tuổi. Một phần tư thế kỷ( 1807-1832) làm quan trong triều đình nhà Nguyễn, từ Chi huyện Hưng Nhân đến quan Đốc học ở các trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Quảng Nam, Nghệ An, rồi về Bộ Lễ làm đến chức quan ngoại thự Lang trung. Cuối đời cụ từ quan về quê làm nghề dạy chữ. Cụ là người để lại nhiều bút tích, văn bia, câu đối, gia phả, đến nay vẫn còn lưu giữ tại nhà thờ họ.
Nhà thờ họ Đặng gốc Mạc thôn Chi Đoan
Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo( 1930) các thế hệ con cháu họ Đặng đã phát huy tinh thần cách mạng, một lòng theo Đảng, tự nguyện tham gia các tổ chức cách mạng cùng với các dòng họ khác và nhân dân trong làng, trong xã đánh đổ chế độ phong kiến lập lên chính quyền cách mạng năm 1945. Tiếp đó đã động viên con em tham gia cuộc kháng chiến chống Thưc dân pháp và Đế quốc Mỹ, hàng trăm người con của họ Đặng đã tạm biệt gia đình, quê hương lên đường đánh giặc. Rất nhiều người đã lập chiến công làm rạng danh non sông đất nước, rạng danh quê hương, gia đình, dòng họ. 29 người thuộc ba thế hệ (đời thứ 9, 10, 11) trong họ đã anh dũng hy trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, hàng chục người đã trở thành sĩ quan trung cao cấp trong quân đội. Đến nay đã có hơn 100 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học.Tiêu biểu nhất là Ông Đặng Đức Song ( đời thứ 9) người đã lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, được Đảng, Nhà Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 07 tháng 5 năm 1956 khi ông mới 22 tuổi. Ông tiếp tục học tập, phấn đấu để trở thành kỹ sư, Đại tá, giám đốc nhà máy thông tin M1, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1990 ông nghỉ hưu về cư trú ở Phường Láng Thượng quận Đống Đa thành phố Hà Nội. Tiếp tục tham gia công tác ở phường trên cương vị Đảng uỷ viên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, rồi chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường. Từ năm 2008 đến nay ông mới nghỉ công tác. Tuy xa quê, bận rộn với công việc nhưng hàng năm ông và gia đình vẫn nhớ ngày Lễ, tết, Giỗ Tổ về dâng lễ thắp hương cáo yết tri ân với Tổ tiên, với Thành Hoàng và hương hồn các liệt sỹ quê nhà. Các thế hệ đương thời đã đoàn kết, chung sức chung lòng thực hiện ước mơ của bao thế hệ trước là xây dựng lại nhà thờ họ đàng hoàng to đẹp hơn, nơi hội tụ của các thế hệ con cháu muôn phương hướng về tổ tông cội nguồn.
Lễ tế tổ và đón nhận công đức tại nhà thờ mới của họ
Lễ cắt băng khánh thành nhà thờ họ được tổ chức long trọng đúng vào ngày giỗ tổ 29 tháng 2 năm Canh Dần, tức ngày 13 tháng 4 năm 2010, với sự có mặt của gần 1000 con cháu nội ngoại đương thời, của 5 thế hệ đời thứ 9 đến đời thứ 13 trên khắp mọi miền đất nước hội tụ về, gần 100 khách mời : đại diện phòng văn hóa huyện, đại diện Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc xã, lãnh đạo các thôn trong xã và đại diện hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương, các chi họ Mạc gốc Mạc trong xã và các dòng họ trong thôn. Mọi người đã dâng hoa lễ thắp nén hương thơm kính cầu tiên tổ yên vị trường tồn, phù hộ cho quê hương, dòng họ được muôn đời hưng thịnh.
Kể từ đó hoạt động ở nhà thờ và mọi hoạt động của họ đều tuân thủ theo đúng tộc ước của họ do hội đồng gia tộc ban hành tháng 5 năm 2010, Nhà thờ và tộc ước của họ không chỉ đoàn kết, quy tụ con cháu gần xa quây quần bên tiên tổ, hướng về cội nguồn, cầu xin ân đức ân tài của tiên tổ ban cho. Mọi hoạt động của họ đã được hòa nhập với lễ hội đình chùa trong làng, trong xã, hòa nhập sâu hơn, rộng hơn với hoạt động của các chi họ Mạc gốc Mạc trong huyện trong tỉnh, tạo lên phong tục văn hóa tâm linh huyết thống, đoàn kết hướng về cội nguồn, tô thắm và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, dòng tộc đúng ý nguyện trong bốn câu kết trong bài thơ thờ tổ của cụ Đặng Huy Dư:
…………………………………….
Đời đời vẫn đất thiêng hào kiệt
Năm, năm không hết bậc khoa chương
Tinh thần tiên tổ luôn còn đấy
Truyền thống sâu bền tỏa muôn phương.
Ảnh nhà thờ họ khánh thành ngày 29 tháng 2 năm Canh Dần
Viết bình luận
Tin liên quan
- THƯ KÊU GỌI TIẾP TỤC CÔNG ĐỨC ĐIỆN SÙNG ĐỨC 2021
- KẾT NỐI DÒNG HỌ MẠC – Mạc Xuân Kỷ – Mạc tộc TP.HCM
- NHÀ THỜ HỌ PHẠM VIẾT NINH BÌNH ĐÓN NHẬN BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ
- TÌM LẠI CỘI NGUỒN
- HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI DƯƠNG CHÚC TẾT
- HỌ ĐẶNG THÔN CHI ĐIỀN XƯA VÀ NAY
- CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2013
- DÒNG DÕI HỌ MẠC VÀ HẬU DUỆ Ở MÊ LINH – HÀ NỘI
- CHI HỌ HOÀNG GỐC MẠC XÃ HIỆP AN, KINH MÔN, HẢI DƯƠNG
- CHẮP NỐI CÁC CHI HỌ GỐC MẠC HUYỆN QUỲNH LƯU- NGHỆ AN
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.