- Đang online: 3
- Hôm qua: 401
- Tuần nay: 12177
- Tổng truy cập: 3,388,334
HÀNH TRÌNH MỘT DÒNG HỌ
- 2086 lượt xem
HÀNH TRÌNH MỘT DÒNG HỌ
Vào một ngày cuối mùa đông khoảng năm 1665, có hai anh em nhà họ Mạc trên đường mại danh ẩn tích, tìm nơi sinh sống để duy trì nòi giống dòng tộc lâu dài. Tại vùng đất Diễn Châu (Nghệ An) bây giờ, họ chia tay nhau. Người em ở lại, còn người anh ra đi.Trong giờ phút chia li tiễn biệt, tình nghĩa ruột rà thương yêu nhau trào dâng da diết. kể từ đây không biết lúc nào và phương trời nào gặp lại nhau trong cảnh bị truy tìm hạ diệt,gắt gao của Chúa Trịnh. Dứt lời trong nước mắt, người anh quyết định bẻ đôi cái dùi trống mang theo làm kỹ niệm(có nơi nói là cái đĩa thờ cúng) để sau này anh em, con cháu đời sau nhận nhau qua kỷ vật được ghép lại.
Thời gian trôi qua không ai biết hai người con họ Mạc đó là ai? Thuộc phái hệ nào? Từ đâu tới? Người em ở đâu? Còn ai sống hay đã chết?, Sinh cơ lập nghiệp ra làm sao? Hậu duệ con cháu còn ai? Mọi tông tích của người em đến bây giờ chúng tôi không được rõ.
Chia tay người em, trong đầm đìa nước mắt. Chân bước đi nhưng một lòng một dạ hướng về quê hương dòng tộc với câu:
“Tráng khí hiên ngang,nhất tâm hoàiMạc cách
Tinh thần khoái sảng, bì thượng cổ cao danh”
Thẳng hướng phía Nam, người anh lặn lội mưu sống bằng nhiều nghề, nhiều nơi, rồi lập gia đình sinh con đẻ cháu. Cuối đời, Ông cùng vợ và các con về định cư và làm nghề thợ rèn tại Đất Lộ Khê, Vân Tán tổng, Vân Tán xã, Hà Hoa phủ, Kỳ hoa huyện. Nay là thôn Bình Bá, xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Dân làng không biết tung tích gì trước đây về Ông, chỉ biết Ông già, nhà nghèo, làm nghề rèn nên gọi là Cố “Mày Rèn” (cố là tiếng địa phương thay vì gọi cụ ). Sau này biết Cụ có nhiều người con học giỏi,tài cao, có nhiều công lao giúp Nước, cứu dân nên dân làng gọi là “Quan Cụ”, được Vua cấp đất sinh sống làm ăn, khi chết thì được chôn cất tại ở đó gọi là “Sinh cư, Tử táng” dân làng kính trọng tôn vinh. Ngày nay mộ chí của Ông Bà “Quan Cụ” đã có trên 300 năm, được con cháu đời sau trùng tu sữa chữa to đẹp ở bên đường cái đi lại của dân làng xã Cẩm Nam.
Cụ sinh ra không biết được mấy người con, nhưng nổi bật nhất có Ông Hoàng Văn Sỹ là một vị Tướng quân phụ trách hậu cần thời Lê Trung Hưng, đóng tại chân đập Thượng Tuy (nay là xã Cẩm Thịnh, Cẩm xuyên, Hà Tĩnh) tước hiệu gọi là “Xuyên sơn, Triều Võng”. Đền thờ của Ông Hoàng Văn Sỹ được vua Gia Long và nhân dân xây dựng bên một quả đồi, tuy bị hư hỏng, mục nát theo thời gian và không được ai trùng tu bảo dưỡng, nhưng địa thế và dấu tích vẫn nguy nga tráng lệ. Nơi đây từng là hậu cứ an toàn và là nơi cung cấp quân lương cho người em thứ ba là Hoàng Văn Minh thủy Đô đốc Hải quân Vùng Duyên hải từ Thanh Hóa cho đến Quảng Bình. Dấu tích của Ông được con cháu lưu giử 2 đạo sắc phong, con dấu và hệ thống đền thờ.
Theo lịch sử địa phương, Ông Hoàng Văn Minh sinh thời vào khoảng năm (1742-1792), con thứ 3 cuả Cụ Mày Rèn.Lúc nhỏ là một cậu bé thông minh, theo học chữ Hán. Ở huyện Cẩm Xuyên còn ghi :năm 1764 Ông thi đậu Hương Cống, mở lớp dạy học. Học trò của Ông ngày một đông và đều đỗ đạt thành tài. Vào khoảng năm 1770 bọn giặc phương Bắc xuống quấy phá nước ta, chiểu theo lời kêu gọi cứu nước của vua Lê Hiến Tông (Hiệu là Cảnh Hưng 1740-1786), Ông vận động học trò và bản thân Ông cùng đi lính hải quân bảo vệ vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Tuy thời gian ở lính rất ngắn, nhưng Ông đã có nhiều đóng góp to lớn để xây dựng lực lượng, giữ vững biên cương cho Tổ quốc nên Ông được ban tặng danh hiệu cấp tướng vào năm 1780. Đến năm 1788 ông được phong danh hiệu cấp thượng tướng và gia nhập đoàn quân của Bắc Bình Vương – Quang Trung – Nugyễn Huệ. Cuối năm Mậu Thân 1788 được sư chỉ dẫn của tướng Ngô Thời Nhậm, Ông dốc binh đánh thẳng vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa – Hà Nội và giành thắng lợi hoàn toàn. Trong cuộc tấn công thần tốc năm đó Ông bị thương rất nặng. Đại quân của Ông được rút về tiếp tục trấn ải vùng Biên cương Tổ quốc, nhưng đến thôn Liên Hương xã Cẩm Dương bây giờ Ông qua đời vào ngày (âm lịch) 19/11 năm Nhâm tí 1792, hưởng dương 50 tuổi, để lại lòng tiếc thương vô hạn cho vua Quang Trung, dân làng và gia đình Ông Bà “Quan Cụ”. Mặc dù là tướng từng giúp Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng hàng vạn quân Thanh xâm lược, nhưng khi Gia Long thu phục giang sơn về một mối, vào năm 1816 Nhà Vua ban tặng nhiều sắc phong để ghi nhớ công trạng của Ông Hoàng Văn Minh và cho lập đền thờ tại nơi sinh ra Ông: Làng Lộ Khê, tổng Vân Tán. Từ đó đến nay theo truyền thống cổ truyền, dân làng cả vùng rộng lớn của huyện Cẩm Xuyên nói chung và xã Cẩm Nam nói riêng về tại đền Lộ Khê để làm giỗ cúng Ngài vào ngày 19/11 âm lịch hàng năm. Lễ hội rất trọng thể và linh thiêng, đến ngày đó thường mưa phùn gió bấc nhè nhẹ, ngày hôm sau tạnh ráo hoàn toàn,dân làng nô nức lũ lượt mang nhiều quả ngon vật lạ về cúng, cầu cho dân làng yên ổn, ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hiện nay dân làng đang lưu giử và truyền tụng bài văn tế trong mỗi dịp lễ hội, tôi xin trích lược vài dòng thờ phụng sau đây để quý vị tham khảo và giảng giải:
“Cung Hiển: Thành Hoàng Yên hòa Đại Vương bảo yên chính trực
Tả thiên đơn ngưng Lục Bảo trung hưng
Tịnh Hậu trung đẳngThượng thượng đẳng trí đức
Tôn Thần,húy Hoàng Văn Minh tiên linh vị tiền
Cung Hiển: Sơn xuyên Triều Võng Tú dục Đai Vương
Linh phù đơn ngưng Hà Hải chung linh
Chí đức tôn thần tiên linh vị tiền
Chính tiến: Cung duy tôn thần sơn địa sừ tinh
Đơn Xuyên dục tú Dương dương tại thượng Minh vô bất kiến, Cảm chi tất thăng, Cầu chi tất ứng Tử dụng phí lệ Cung Tần bạc tế Phục vọng giám cách, Đơn thành tích chỉ, phụng chỉ thượng thượng
Cung tiến: Thượng tướng Trần Muông vị tiền ở làng Yên Hầu
Cung tiến: Văn Giai Hoàng Bá Qúy Công
Cung tiến: Hoàng Bá Xuyên thứ quân Cần Vương.
Cung tiến: Đô đốc quân công Thái Truật
Cung tiến: Đề đốc Dương Dừ Thứ quân cần vương”
Trên đây là một số quan chức đươc mời về khi lễ hội của dân làng tổ chức hàng năm. Chúng tôi hi vọng được quý Thầy, các nhà nghiên cứu Hán Nôm giảng giải cho con cháu chúng tôi được hiểu thêm. Đền thờ Ông Hoàng Văn Minh đã được chính quyền, nhân dân và con cháu sửa chữa, được tỉnh Hà Tĩnh cấp bằng chứng nhận “Di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh”. Ở đây là một vườn cây rậm rạp, um tùm từ nhiều đời, rộng khoảng gần nửa mẫu tây. Phía ngoài vào là 2 cột nanh to cao làm cổng đi chính, kế đến là tách môn in hình long phụng cả 2 mặt, các chữ Hán Nôm còn lưu giữ trên bề mặt trang trí có đến hàng trăm năm. Vào phía trong là ngôi mộ Ông Hoàng Văn Minh được ghép bằng đá hoa cương hình lục giác. Nhà thờ làm bằng gỗ Mít, chạm trổ tinh vi, đường nét tinh xảo, mái lợp ngói âm dương, phía trong có vẻ hơi chật chội. Đao, Vuột, chiêng, trống còn để ngổn ngang, bằng chứng nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa” để lẫn lộn với hiện vật thờ cúng. Mười hai đạo sắc phong được địa phương cất giữ rất cẩn thận trong một hòm gỗ khóa kín để tại UBND xã Cẩm Nam. Con dấu của Ngài, con cháu họ Hoàng đang cất giử (cần phải được thu hồi về cho đền). Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đang làm hồ sơ để được cấp bằng chứng nhận “di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc Gia”. Hi vọng đền thờ Ông Hoàng Văn Minh sẽ được chỉnh trang to đẹp, các hiện vật sẽ dược trưng bày, bài trí khoa học, rộng rãi hơn tạo nên một tâm điểm văn hóa, cảnh quang Du lịch Tâm linh của địa phương và tỉnh Hà Tĩnh.
Người con thứ hai của Cụ “Mày Rèn” là Ông Hoàng Văn Gián , Ông từng giữ chức “Thập lí Hầu, kiêm Cai Hạp”. Năm Minh Mệnh thập thất niên, Ông Hoàng Trọng Tín chắt đời thứ tư của Cụ “Mày Rèn” viết gia phả vào thất ngoạt, nhị thập nhật, Minh Mệnh thập thất niên (20/7/1837) còn lưu giữ ghi chép về đất đai, mồ mả, cúng tế hàng năm của Ông cha. Năm Khải Định thất niên vào thất ngoạt, thập lục nhật (16/7/1922), Ông Hoàng Trọng Khiết và Ông Hoàng Trọng Hoàn viết tiếp thì con cháu của Ông đã di chuyển đến sinh sống tại làng Hậu Côn vẫn thuộc Hà Tĩnh tỉnh, Thạch Hà phủ, Cẩm Xuyên huyện, Vân Tán tổng, Vân Tán xã, Lộ Khê thôn. (Ngày nay thuộc thôn Phú Quang, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Nhà thờ chi họ còn ghi:
“Cẩm địa lưu truyền gia Mạc tích,
Khê Giang kim cãi tộc Hoàng tôn”
HÀNH TRÌNH MỘT DÒNG HỌ
Vào một ngày cuối mùa đông khoảng năm 1665, có hai anh em nhà họ Mạc trên đường mại danh ẩn tích, tìm nơi sinh sống để duy trì nòi giống dòng tộc lâu dài. Tại vùng đất Diễn Châu (Nghệ An) bây giờ, họ chia tay nhau. Người em ở lại, còn người anh ra đi.Trong giờ phút chia li tiễn biệt, tình nghĩa ruột rà thương yêu nhau trào dâng da diết. kể từ đây không biết lúc nào và phương trời nào gặp lại nhau trong cảnh bị truy tìm hạ diệt,gắt gao của Chúa Trịnh. Dứt lời trong nước mắt, người anh quyết định bẻ đôi cái dùi trống mang theo làm kỹ niệm(có nơi nói là cái đĩa thờ cúng) để sau này anh em, con cháu đời sau nhận nhau qua kỷ vật được ghép lại.
Thời gian trôi qua không ai biết hai người con họ Mạc đó là ai? Thuộc phái hệ nào? Từ đâu tới? Người em ở đâu? Còn ai sống hay đã chết?, Sinh cơ lập nghiệp ra làm sao? Hậu duệ con cháu còn ai? Mọi tông tích của người em đến bây giờ chúng tôi không được rõ.
Chia tay người em, trong đầm đìa nước mắt. Chân bước đi nhưng một lòng một dạ hướng về quê hương dòng tộc với câu:
“Tráng khí hiên ngang,nhất tâm hoàiMạc cách
Tinh thần khoái sảng, bì thượng cổ cao danh”
Thẳng hướng phía Nam, người anh lặn lội mưu sống bằng nhiều nghề, nhiều nơi, rồi lập gia đình sinh con đẻ cháu. Cuối đời, Ông cùng vợ và các con về định cư và làm nghề thợ rèn tại Đất Lộ Khê, Vân Tán tổng, Vân Tán xã, Hà Hoa phủ, Kỳ hoa huyện. Nay là thôn Bình Bá, xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Dân làng không biết tung tích gì trước đây về Ông, chỉ biết Ông già, nhà nghèo, làm nghề rèn nên gọi là Cố “Mày Rèn” (cố là tiếng địa phương thay vì gọi cụ ). Sau này biết Cụ có nhiều người con học giỏi,tài cao, có nhiều công lao giúp Nước, cứu dân nên dân làng gọi là “Quan Cụ”, được Vua cấp đất sinh sống làm ăn, khi chết thì được chôn cất tại ở đó gọi là “Sinh cư, Tử táng” dân làng kính trọng tôn vinh. Ngày nay mộ chí của Ông Bà “Quan Cụ” đã có trên 300 năm, được con cháu đời sau trùng tu sữa chữa to đẹp ở bên đường cái đi lại của dân làng xã Cẩm Nam.
Cụ sinh ra không biết được mấy người con, nhưng nổi bật nhất có Ông Hoàng Văn Sỹ là một vị Tướng quân phụ trách hậu cần thời Lê Trung Hưng, đóng tại chân đập Thượng Tuy (nay là xã Cẩm Thịnh, Cẩm xuyên, Hà Tĩnh) tước hiệu gọi là “Xuyên sơn, Triều Võng”. Đền thờ của Ông Hoàng Văn Sỹ được vua Gia Long và nhân dân xây dựng bên một quả đồi, tuy bị hư hỏng, mục nát theo thời gian và không được ai trùng tu bảo dưỡng, nhưng địa thế và dấu tích vẫn nguy nga tráng lệ. Nơi đây từng là hậu cứ an toàn và là nơi cung cấp quân lương cho người em thứ ba là Hoàng Văn Minh thủy Đô đốc Hải quân Vùng Duyên hải từ Thanh Hóa cho đến Quảng Bình. Dấu tích của Ông được con cháu lưu giử 2 đạo sắc phong, con dấu và hệ thống đền thờ.
Theo lịch sử địa phương, Ông Hoàng Văn Minh sinh thời vào khoảng năm (1742-1792), con thứ 3 cuả Cụ Mày Rèn.Lúc nhỏ là một cậu bé thông minh, theo học chữ Hán. Ở huyện Cẩm Xuyên còn ghi :năm 1764 Ông thi đậu Hương Cống, mở lớp dạy học. Học trò của Ông ngày một đông và đều đỗ đạt thành tài. Vào khoảng năm 1770 bọn giặc phương Bắc xuống quấy phá nước ta, chiểu theo lời kêu gọi cứu nước của vua Lê Hiến Tông (Hiệu là Cảnh Hưng 1740-1786), Ông vận động học trò và bản thân Ông cùng đi lính hải quân bảo vệ vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Tuy thời gian ở lính rất ngắn, nhưng Ông đã có nhiều đóng góp to lớn để xây dựng lực lượng, giữ vững biên cương cho Tổ quốc nên Ông được ban tặng danh hiệu cấp tướng vào năm 1780. Đến năm 1788 ông được phong danh hiệu cấp thượng tướng và gia nhập đoàn quân của Bắc Bình Vương – Quang Trung – Nugyễn Huệ. Cuối năm Mậu Thân 1788 được sư chỉ dẫn của tướng Ngô Thời Nhậm, Ông dốc binh đánh thẳng vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa – Hà Nội và giành thắng lợi hoàn toàn. Trong cuộc tấn công thần tốc năm đó Ông bị thương rất nặng. Đại quân của Ông được rút về tiếp tục trấn ải vùng Biên cương Tổ quốc, nhưng đến thôn Liên Hương xã Cẩm Dương bây giờ Ông qua đời vào ngày (âm lịch) 19/11 năm Nhâm tí 1792, hưởng dương 50 tuổi, để lại lòng tiếc thương vô hạn cho vua Quang Trung, dân làng và gia đình Ông Bà “Quan Cụ”. Mặc dù là tướng từng giúp Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng hàng vạn quân Thanh xâm lược, nhưng khi Gia Long thu phục giang sơn về một mối, vào năm 1816 Nhà Vua ban tặng nhiều sắc phong để ghi nhớ công trạng của Ông Hoàng Văn Minh và cho lập đền thờ tại nơi sinh ra Ông: Làng Lộ Khê, tổng Vân Tán. Từ đó đến nay theo truyền thống cổ truyền, dân làng cả vùng rộng lớn của huyện Cẩm Xuyên nói chung và xã Cẩm Nam nói riêng về tại đền Lộ Khê để làm giỗ cúng Ngài vào ngày 19/11 âm lịch hàng năm. Lễ hội rất trọng thể và linh thiêng, đến ngày đó thường mưa phùn gió bấc nhè nhẹ, ngày hôm sau tạnh ráo hoàn toàn,dân làng nô nức lũ lượt mang nhiều quả ngon vật lạ về cúng, cầu cho dân làng yên ổn, ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hiện nay dân làng đang lưu giử và truyền tụng bài văn tế trong mỗi dịp lễ hội, tôi xin trích lược vài dòng thờ phụng sau đây để quý vị tham khảo và giảng giải:
“Cung Hiển: Thành Hoàng Yên hòa Đại Vương bảo yên chính trực
Tả thiên đơn ngưng Lục Bảo trung hưng
Tịnh Hậu trung đẳngThượng thượng đẳng trí đức
Tôn Thần,húy Hoàng Văn Minh tiên linh vị tiền
Cung Hiển: Sơn xuyên Triều Võng Tú dục Đai Vương
Linh phù đơn ngưng Hà Hải chung linh
Chí đức tôn thần tiên linh vị tiền
Chính tiến: Cung duy tôn thần sơn địa sừ tinh
Đơn Xuyên dục tú Dương dương tại thượng Minh vô bất kiến, Cảm chi tất thăng, Cầu chi tất ứng Tử dụng phí lệ Cung Tần bạc tế Phục vọng giám cách, Đơn thành tích chỉ, phụng chỉ thượng thượng
Cung tiến: Thượng tướng Trần Muông vị tiền ở làng Yên Hầu
Cung tiến: Văn Giai Hoàng Bá Qúy Công
Cung tiến: Hoàng Bá Xuyên thứ quân Cần Vương.
Cung tiến: Đô đốc quân công Thái Truật
Cung tiến: Đề đốc Dương Dừ Thứ quân cần vương”
Trên đây là một số quan chức đươc mời về khi lễ hội của dân làng tổ chức hàng năm. Chúng tôi hi vọng được quý Thầy, các nhà nghiên cứu Hán Nôm giảng giải cho con cháu chúng tôi được hiểu thêm. Đền thờ Ông Hoàng Văn Minh đã được chính quyền, nhân dân và con cháu sửa chữa, được tỉnh Hà Tĩnh cấp bằng chứng nhận “Di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh”. Ở đây là một vườn cây rậm rạp, um tùm từ nhiều đời, rộng khoảng gần nửa mẫu tây. Phía ngoài vào là 2 cột nanh to cao làm cổng đi chính, kế đến là tách môn in hình long phụng cả 2 mặt, các chữ Hán Nôm còn lưu giữ trên bề mặt trang trí có đến hàng trăm năm. Vào phía trong là ngôi mộ Ông Hoàng Văn Minh được ghép bằng đá hoa cương hình lục giác. Nhà thờ làm bằng gỗ Mít, chạm trổ tinh vi, đường nét tinh xảo, mái lợp ngói âm dương, phía trong có vẻ hơi chật chội. Đao, Vuột, chiêng, trống còn để ngổn ngang, bằng chứng nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa” để lẫn lộn với hiện vật thờ cúng. Mười hai đạo sắc phong được địa phương cất giữ rất cẩn thận trong một hòm gỗ khóa kín để tại UBND xã Cẩm Nam. Con dấu của Ngài, con cháu họ Hoàng đang cất giử (cần phải được thu hồi về cho đền). Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đang làm hồ sơ để được cấp bằng chứng nhận “di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc Gia”. Hi vọng đền thờ Ông Hoàng Văn Minh sẽ được chỉnh trang to đẹp, các hiện vật sẽ dược trưng bày, bài trí khoa học, rộng rãi hơn tạo nên một tâm điểm văn hóa, cảnh quang Du lịch Tâm linh của địa phương và tỉnh Hà Tĩnh.
Người con thứ hai của Cụ “Mày Rèn” là Ông Hoàng Văn Gián , Ông từng giữ chức “Thập lí Hầu, kiêm Cai Hạp”. Năm Minh Mệnh thập thất niên, Ông Hoàng Trọng Tín chắt đời thứ tư của Cụ “Mày Rèn” viết gia phả vào thất ngoạt, nhị thập nhật, Minh Mệnh thập thất niên (20/7/1837) còn lưu giữ ghi chép về đất đai, mồ mả, cúng tế hàng năm của Ông cha. Năm Khải Định thất niên vào thất ngoạt, thập lục nhật (16/7/1922), Ông Hoàng Trọng Khiết và Ông Hoàng Trọng Hoàn viết tiếp thì con cháu của Ông đã di chuyển đến sinh sống tại làng Hậu Côn vẫn thuộc Hà Tĩnh tỉnh, Thạch Hà phủ, Cẩm Xuyên huyện, Vân Tán tổng, Vân Tán xã, Lộ Khê thôn. (Ngày nay thuộc thôn Phú Quang, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Nhà thờ chi họ còn ghi:
“Cẩm địa lưu truyền gia Mạc tích,
Khê Giang kim cãi tộc Hoàng tôn”
(Nghĩa là địa danh Cẩm Xuyên vẫn lưu truyền dấu ấn Nhà Mạc.
Bên dòng sông Lộ Khê thời nay đã cải thành dòng họ Hoàng).
*Tôn là con trưởng.
Ngày nay, tại Hậu Côn con cháu hậu duệ của ông bà Cố “Mày Rèn” phát triển khá thịnh vượng,nhiều gia đình làm kinh tế đã rời làng đi làm ăn phat đạt ở trong và ngoài nước. Trong các cuộc đấu tranh giải phóng Đất Nước nhiều người đã anh dũng hi sinh cho dân tộc, nhiều người bị thương, nhiều đảng viên một lòng một dạ hi sinh cho nghĩa lớn.
Quanh câu chuyện hai anh em nhà họ Mạc chia tay nhau, bẻ đôi cái dùi trống (hoặc cái đĩa cúng) vừa làm kỉ niệm, vừa làm kí hiệu để nhận biết nhau, hiện nay còn lưu truyền nhiều nơi, nhiều vùng miền, nhiều dòng họ khác nhau từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Quảng Trị đã có trên 350 năm. Ở Cẩm Xuyên họ Hoàng cũng đã có nhiều tên đệm, tên lót khác nhau: Hoàng Văn, Hoàng Hữu, Hoàng Trọng, Hoàng Bá, Hoàng Kim….đều lấy “Thành Hoàng Đại Vương” làm điểm tựa xuất phát. Lịch sử còn ghi: “Con cháu họ Hoàng di chuyển về phía Nam đã đổi thành họ Huỳnh để tránh tên húy của chúa Nguyễn Hoàng. Hàng năm nhân ngày giỗ Ông Hoàng Văn Minh dân làng xã Cẩm Nam, con cháu trong vùng của huyện Cẩm Xuyên lại về tập hợp đông đủ bên Ông Bà “Quan Cụ”. Đúng như nhận định của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Tứ bách niên tiền chung phục thủy
Thập tam thế hậu dị nhi đồng”
(Nghĩa là: Bốn trăm năm trước, con cháu nhà Mạc sống yên vui đoàn tụ bên nhau, có thủy có chung. Nhưng cuộc sống đó 13 đời sau mới trở lại như ban đầu.)
Tôi ghi số điện thoại và địa chỉ của tôi, hi vọng được kết nối và sự chỉ bày của quý vị.
Xin chân thành cám ơn.
HOÀNG MINH DUYỆT PCT Hội Đồng Mạc tộc TP. HCM (0915171339)
Mộ Ông Bà Quan Cụ có trên 300 năm đã được trùng tu sữa chữa (nay đang ở tại xã Cẩm Nam, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Nhà thờ chi họ Hoàng Văn tại xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
Đền thờ Ông Hoàng Văn Minh ở xã Cẳm Nam, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Khu đền và lăng mộ Ông Hoàng Văn Sỹ ờ Thượng Tuy (nay là xã Cẩm Thịnh Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.