- Đang online: 2
- Hôm qua: 643
- Tuần nay: 11302
- Tổng truy cập: 3,388,535
Hai sĩ quan Việt Nam nhận mũ nồi xanh gìn giữ hoà bình LHQ
- 466 lượt xem
2 sĩ quan Việt Nam nhận mũ nồi xanh gìn giữ hoà bình LHQ
Thứ Ba, 27/05/2014 10:45
(NLĐO)- Sáng 27-5, chứng kiến trao mũ nồi xanh cho 2 sĩ quan Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ những chiếc mũ nồi xanh, thay những chiếc mũ lưới, mũ tai bèo nhưng dòng máu Lạc Hồng luôn trong con tim, khối óc.
Lễ thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và lễ xuất quân tiễn hai sĩ quan Việt Nam đầu tiên làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) đã diễn ra sáng 27-5 tại Hà Nội.
Tại buổi lễ, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trao quân kỳ Quyết thắng cho Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Đồng thời công bố quyết định của LHQ và quyết định của Chủ tịch nước cho 2 sĩ quan làm nhiệm vụ.
Tại lễ xuất quân, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trao quyết định, mũ nồi xanh cho hai sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan.
Hai sĩ quan Việt Nam đầu tiên được chọn tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ là Trung tá Mạc Đức Trọng và Trung tá Trần Nam Ngạn thuộc Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng).
Dự kiến hai sĩ quan sẽ lên đường vào đầu tháng 6-2014, làm nhiệm vụ là sĩ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan (Châu Phi) từ tháng 6-2012. Nhiệm vụ của sĩ quan liên lạc là làm cầu nối giữa sở chỉ huy phái bộ với các đơn vị của LHQ, với các tổ chức quốc tế, chính quyền nước sở tại và các phe phái chính trị, quân sự tại địa phương.
Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự tham gia chính thức hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ của Việt Nam, thể hiện cam kết chính trị của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết dự kiến đến năm 2015, Việt Nam sẽ triển khai 1 đại đội công binh và 1 bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Phái bộ Nam Sudan.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Những anh bộ đội Cụ Hồ sẽ có mặt ở Nam Sudan và những nơi hoà bình cần các anh có mặt, mang trên đầu những chiếc mũ nồi xanh, thay những chiếc mũ lưới, mũ tai bèo, nhưng dòng máu Lạc Hồng, truyền thống văn hiến mấy ngàn năm luôn trong từng con tim, khối óc của những người lính. Các anh không chỉ là những người lính hoà bình của LHQ mà còn là sứ giả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, của dân tộc Việt Nam yêu hoà bình, luôn nêu cao đại nghĩa”.
Đánh giá cao việc Việt Nam lần đầu tiên cử người tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ, bà Ameerah Haq, Phó Tổng thư ký LHQ, nhấn mạnh đây là “hành động có ý nghĩa hơn mọi lời nói”. Trước các thách thức an ninh mà LHQ đang phải đối mặt, từ nay Chính phủ Việt Nam chung tay góp sức cùng gìn giữ hoà bình. “Thời điểm này, nhìn lại quá khứ hào hùng của các bạn, cũng thời điểm hy vọng vào tương lai, hành động này đã đánh dấu 1 trang mới trong quan hệ hợp tác gìn giữ hoà bình giữa Việt Nam và LHQ” – bà Ameerah Haq nói.
Việc chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ của Việt Nam diễn ra từ lâu, qua một quá trình công phu và tỉ mỉ. Tại Đối thoại Shangri-La 12 vào tháng 5-2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam quyết định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng như công binh, quân y, quan sát viên quân sự.
Tuyên bố của Thủ tướng được quốc tế chú ý và hoan nghênh. Việc này khẳng định Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; là bước tiến mới trong quá trình hội nhập của Việt Nam, thể hiện sự chủ động, tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế.
Ngày 27-9-2013, tại Đại Hội đồng LHQ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố “Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ”
Theo thống kê của LHQ, tính đến ngày 31-10-2013, có khoảng 118.000 người từ 119 nước tham gia vào 16 hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ trên toàn thế giới. Về hình thức tham gia, các nước có thể cử sĩ quan làm các nhiệm vụ khác nhau như sĩ quan tham mưu, liên lạc trong các phái bộ của LHQ; hoặc cử đơn vị (bộ binh, hậu cần, công binh, quân y…). Việc này không tạo gánh nặng cho ngân sách quốc gia do LHQ sẽ bồi hoàn toàn bộ chi phí có liên quan mà nước cử lực lượng gìn giữ hòa bình bỏ ra.
Một số hình ảnh về lễ ra mắt Trung tâm gìn giữ hòa bình và sĩ quan nhận mũ nồi xanh:
Ra mắt Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam Lễ ra mắt Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và lễ xuất quân tiễn hai sĩ quan Việt Nam đầu tiên làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ sẽ diễn ra sáng 27-5 tại Hà Nội. Theo kế hoạch, tại buổi lễ, bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ trao quân kỳ Quyết thắng cho Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Đồng thời sẽ công bố quyết định của LHQ và quyết định của Chủ tịch nước cho hai sĩ quan làm nhiệm vụ. Tại lễ xuất quân này, bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ trao quyết định, mũ nồi xanh cho hai sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan (dự kiến đi vào tháng 6-2014). |
Từng là lính trinh sát rồi chuyển qua làm lính thông tin, tốt nghiệp Học viện Khoa học quân sự (ngành khoa học quân sự), 12 năm công tác ở Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng (Bộ Quốc phòng) với nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực đối ngoại quốc phòng – an ninh đa phương, trung tá Mạc Đức Trọng (43 tuổi) – sĩ quan gốc Nghệ An sinh ra ở Hà Nội – là một trong hai gương mặt đầu tiên của Việt Nam được chọn đi làm nhiệm vụ quan trọng này.
Với vốn tiếng Anh tự học, Trọng là một trong năm sĩ quan được chọn đi học Trường Lục quân ở Ấn Độ. Trước chuyến đi, trong cuộc gặp với đại sứ Ấn Độ, ông đã tự tin giao tiếp bằng vốn tiếng Anh tự học của mình. Trải qua một số vị trí, năm 2002 trung úy Mạc Đức Trọng về Viện Quan hệ quốc tế công tác. Ở đây, ông là một trong những thành viên chủ chốt tham gia tổ chức nhiều sự kiện đối ngoại của Bộ Quốc phòng, đặc biệt là những sự kiện quốc phòng đa phương.
Ông Trọng bảo điều mình tâm đắc nhất chính là lĩnh vực gìn giữ hòa bình của LHQ. Ngay từ năm 2005, đại úy Mạc Đức Trọng đã nghiên cứu về vấn đề gìn giữ hòa bình của LHQ. Đó là một cơ duyên khá thú vị khi đại úy Trọng được cử đi học khóa đào tạo quan sát viên quân sự LHQ hai tháng ở Úc. Ông là một trong hai người Việt Nam tham dự khóa học đặc biệt này. “Tôi nhận ra sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ có cơ chế an ninh tốt nhất để giải quyết xung đột, mang tính pháp lý cao nhất và uy tín lớn nhất. Cơ chế này mang tính tập thể chứ không mang tính lợi ích cục bộ hay tính can thiệp hơn như nhiều cơ chế khác” – trung tá Trọng kể.
Ông kể về khóa học quan sát viên quân sự của mình: “Khi một cuộc xung đột giữa hai quốc gia hoặc giữa các phe phái của một đất nước kéo dài nhiều năm và không thể giải quyết được, cần LHQ thì lúc đó LHQ sẽ vào. Quan sát viên quân sự phải thiết lập vùng đệm giữa hai phía và ở đó làm nhiệm vụ giám sát việc ngừng bắn, giải giáp vũ khí theo hiệp định giữa hai bên, chống việc tái vũ trang (không tăng quân, không triển khai lực lượng của hai bên), hỗ trợ cho bầu cử sau xung đột… Chúng tôi được huấn luyện về rất nhiều kỹ năng đàm phán (như kỹ năng đàm phán khi bị bắt cóc, kỹ năng đàm phán với hai bên đối đầu, làm cầu nối giữa hai bên…) và những kỹ năng sinh tồn (như kỹ năng chống bắt cóc, làm thế nào để sống sót khi bị bắt cóc, khi gặp cướp, kỹ năng tồn tại khi một mình trong rừng, đầm lầy, sa mạc, bị mất liên lạc…). Đào tạo về kỹ năng đàm phán là một trong những nội dung quan trọng của khóa tập huấn. Những kỹ năng khác tôi đã từng được học khi rèn quân. Tuy nhiên, hoạt động phối hợp trong môi trường đa quốc gia thì chưa trải qua”.
Không chỉ quan tâm nghiên cứu về gìn giữ hòa bình LHQ, trung tá Trọng còn được đào tạo nhiều về lĩnh vực này. Sau khóa học ở Úc, ông là người đầu tiên tham gia khóa hỗ trợ về gìn giữ hòa bình của Anh. Năm 2013, ông tiếp tục dự khóa đào tạo giảng viên gìn giữ hòa bình kéo dài một tháng ở Mông Cổ.
Trung tá Mạc Đức Trọng (phải) trong một chuyến công tác nước ngoài – Ảnh nhân vật cung cấp |
MY LĂNG
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.