- Đang online: 3
- Hôm qua: 1219
- Tuần nay: 23645
- Tổng truy cập: 3,501,413
GS PHAN ĐĂNG NHẬT VÀ NHÓM NGHIÊN CỨU LÀM VIỆC TẠI VĨNH PHÚC
- 198 lượt xem
GS PHAN ĐĂNG NHẬT VÀ NHÓM NGHIÊN CỨU
LÀM VIỆC TẠI VĨNH PHÚC
Chiều 26/3/2012 GS TSKH Phan Đăng Nhật Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và Kỹ thuật truyền thống, thuộc Viện Khoa học Lịch sử Việt Nam, dẫn đầu nhóm nghiên cứu về “nhà Mạc và hậu duệ trên vùng đất Vĩnh Phúc” đã lên làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với GS Nhật, nhóm nghiên cứu còn có PGS TS Mạc Văn Trang, nhà Nghiên cứu Phạm Huy Khang, Thạc sĩ Phan Đăng Thuận. Về phía Sở VH, TT &DL có ông Trần Văn Quang Giám đốc Sở, bà Nguyễn Thị Diện Trưởng phòng Di tích và một số cán bộ chuyên môn. Tham gia buổi họp về phía Mạc tộc có ông Phạm Kim Tuấn đại diện các chi họ gốc Mạc tại Vĩnh Phúc và mấy đại biểu các chi họ gốc Mạc.
Buổi làm việc nhằm triển khai công văn Số: 714 /UBND- ngày 08 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tổ chức hội thảo khoa học lịch sử tại tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi hai bên trao đổi rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương thức triển khai các công việc để tiến hành cuộc hội thảo đảm bảo những yêu cầu đã đề ra, Giám đốc Sở VH,TT&DL đã kết luận:
- Đơn vị tổ chức Hội thảo về “Nhà Mạc và hậu duệ trên vùng đất Vĩnh Phúc” là Sở VH,TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm BTVH&KTTT thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam;
- Nội dung hội thảo tập trung vào ba chủ đề chính:
– Nhà Mạc và họ Mạc trong lịch sử Việt Nam,
– Nhà Mạc và hậu duệ trên vùng đất Vĩnh Phúc,
– Tôn tạo và phát huy những giá trị di tích văn hóa- lịch sử về nhà Mạc trên vùng đất Vĩnh Phúc…
3. Về thời gian, sẽ tổ chức trong một ngày. Tuy nhiên không thể tổ chức được vào tháng Năm, vì Sở đang quá nhiều việc và hai bên đều cần nghiên cứu, chuẩn bị thêm nữa cho nội dung hội thảo phong phú, nhất là những báo cáo nghiên cứu sâu về các di tích và 12 chị họ gốc Mạc tại Vĩnh Phúc…
4. Về kinh phí, thực hiện Công văn của UBND tỉnh “hỗ trợ một phần kinh phí”…, ông Quang đã cụ thể hóa: sẽ chi trả tiền nhuận bút các báo cáo tham gia hội thảo, tổ chức một bữa trưa chiêu đãi các đại biểu dự hội thảo; đặc biệt là sẽ in kỷ yếu hội thảo thành sách.
5. Thời gian khẩn tương, nhưng yêu cầu các báo cáo khoa học phải có chất lượng xứng tầm, nên đòi hỏi hai đơn vị đều phải nỗ lực cao và thường xuyên trao đổi các kết quả nghiên cứu để cùng phối hợp triển khai. Những bài viết sớm cần gửi đăng trước trên Tập san chuyên ngành của Sở VH&TT&DL Vĩnh Phúc hoặc các TC khoa học khác;
– GS Phan Đăng Nhật rất hoan nghênh các kết luận của Giám đốc Trần Văn Quang; đồng thời kiến nghị xem xét để hội thảo tiến hành vào thời gian sớm hơn…
– Giám đốc Quang cho biết sẽ xây dựng một kế hoạch cụ thể về hội thảo và gửi lấy ý kiến hai bên thống nhất và cứ thế triển khai theo kế hoạc đã định.
Hai đơn vị cùng tích cực huy động sự tham gia của các tổ chức liên quan và các nhà khoa học giúp cho hội thảo thành công tốt đẹp.
Làm việc tại Sở Văn Hóa
Chụp ảnh lưu niệm sau buổi làm việc
Sau buổi làm việc với Sở VH,TT&DL, nhóm nghiên cứu cùng với các đại biểu Mạc tộc đã về xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường để thắp hương tại chùa Trống và mộ các cụ Tổ của các chi họ gốc Mạc tại Vĩnh Phúc và cũng là của Mạc tộc nói chung. Buổi tối đoàn đã được các chi họ gốc Mạc tại Việt Xuân mời họp mặt, giao lưu và dùng cơm thân mật. Buổi họp mặt xiết bao mừng vui, cảm động của các con cháu cùng dòng tộc, quây quần bàn việc tôn tạo phần mộ Tổ tiên và thờ phụng…
Đến hơn 10giờ đêm, nhóm mới về đến Hà Nội, nhưng ai cũng vui vẻ, khỏe mạnh vì một chuyến đi thành công tốt đẹp.
Dưới đây là một số hình ảnh.
Thắp hương ở mộ Tổ vào chiều tối
Bùi ngùi xót xa trước mộ Công Chúa Mạc Chính Lan!
Buổi tối, gặp mặt bà con ở Việt Xuân
Viết bình luận
Tin liên quan
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM, HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRÂN TRỌNG GỬI GIẤY MỜI HĐMT CÁC TỈNH THÀNH, BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC, CON CHÁU HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ LỄ HỘI MÙA XUÂN ĐỀN LONG ĐỘNG NĂM 2025 VÀ DỰ LỄ CÚNG GIỖ VIỄN TỔ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2024 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025, PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ HỘI MÙA XUÂN VÀ TƯỞNG NIỆM 679 NĂM NGÀY MẤT LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC MẠC TỘC NĂM 2024, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2025
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC