- Đang online: 5
- Hôm qua: 1078
- Tuần nay: 20903
- Tổng truy cập: 3,462,056
Giới thiệu hai bài thơ của TRẠNG TRÌNH – NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- 370 lượt xem
Giới thiệu hai bài thơ của
TRẠNG TRÌNH – NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nguyễn Quang Tình
Tôi có một người bạn yêu thơ gửi tặng tập300 bài thơ Việt chữ Hán, tôi tranh thủ đọc hết tập thơ. Đây là một tác phẩm do nhà thơ Ngô Văn Phú biên soạn, tuyển và dịch. Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành năm 2003. Các bài thơ trong tập bao gồm các tác giả là vua, quốc sư, quan đầu triều, trạng nguyên, tiến sỹ từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn… Trong cả một quá trình lịch sử được tác giả sắp xếp theo thời gian. Bài đầu tiên là của Ngô Chân Lưu (959-1011) là thiền sư uyên bác sau được phong tước Đại sư. Tiếp đó là các nhà thơ Vạn Hạnh, Mãn Giác, Lý Thường Kiệt, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông … Thời Nhà Mạc cũng có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng như Hà Nhâm Đại ( 1525) đỗ tiến sỹ năm 1574 thời vua Mạc Mậu Hợp. Làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lễ. Nhà thơ Nguyễn Mậu tiến sỹ khoa Nhâm tuất (1502) chức Thượng thư Bộ Công. Vũ Cán (1480), đệ nhị giáp tiến sỹ chức Thượng thư Bộ Hình, Bộ Lễ, Chưởng Hàn lâm viện, Lễ Độ bá, đi sứ Trung Quốc. Do kiến thức và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong bài giới thiệu này tôi chỉ xin giới thiệu hai bài của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng nguyên thời Nhà Mạc, ông sinh năm 1491 mất năm 1585, có tên húy là Văn Đại, tên chữ là Hạnh Phủ, người ở làng Trung Am, Vĩnh Lại ( nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lại, Thái phó, Trình Tuyền hầu( tục gọi là Trạng Trình) là một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVI, ông rất giỏi về lý số, được truyền tụng là nhà tiên tri số 1 Việt Nam qua các thời đại.
Bài : CẢM HỨNG
Thái hòa vũ trụ bất Ngu, Chu
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù
Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu
Uyên ngư tùng tước vị thùy khu
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã
Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu
Thế sự đáo đầu ưu thuyết trước
Túy nhâm trạch bạn nhậm nhà du
Dịch thơ : CẢM HỨNG
Đất trời nào phải thưở Ngu, Chu (1)
Hỗn chiến không dừng mới lạ chưa !
Sương núi, máu sông đâu cũng có,
Cá đồng, sẻ bụi đuổi xong chưa ?
Trùng hưng ngựa báu quay về bến(2)
Cung thất hùm thiêng sớm hãy ngừa(3)
Thế sự vần xoay thôi chả nói;
Bờ đầm thong thả hát say sưa.
Bản dịch của Phan Kế Bính
Non sông nào phải buổi bình thời
Thù đánh nhau chi khéo nực cười
Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổi
Núi xương, sông huyết thảm đầy nơi
Ngựa phi chắc có hồi quay cổ
Thú dữ nên phòng lúc cắn người
Ngán ngẩm việc đời chi nói nữa,
Bên đầm say hát nhởn nhơ chơi !
Chú thích : (1) Thời Đường, Ngu là thời kỳ vua Thuấn và đời nhà Chu là những năm tháng thịnh trị, thái bình nhất ở Trung Quốc
(2) và (3) Đây là lời sấm ứng vào nhà Lê Trung hưng và họ Trịnh lấn áp quyền vua Lê.
BÀI : NGỤ Ý
Danh toại công thành hưu hỹ hưu
Đẳng nhàn thế sự nhất hư châu
Phong lai giang quán lương nghi hạ
Nguyệt đáo thư lâu minh chính thu
Hồng nhật đông thăng tri đại hải
Bạch vân tây vọng thị thần châu
Khê sơn diệc túc cung ngộ lạc
Nhẫn phụ tiền minh vạn lý âu.
Dịch nghĩa : NGỤ Ý
Công thành danh toại, nên nghỉ mà thôi
Việc đời thôi mặc, chuốc nhàn, một con thuyền lênh đênh
Gió về quán bên sông mát biết là mùa hè
Trăng soi phòng sách hay là đang giữa thu
Mặt trời hồng ở đằng đông biết là biển lớn
Mây trắng, nhìn sang hướng tây, biết là đất thần châu
Núi khe cũng đủ thú vui cho ta
Nỡ nào phụ lời thề với cánh chim âu ngàn dặm.
Dịch thơ : NGỤ Ý
Công thành danh toại, nghỉ thôi nào !
Một chiếc thuyền nhàn, mặc tới đâu
Gió đến bên lều, ồ, đã hạ
Trăng soi lầu sách, ủa, đang thu
Phương đông trời rạng, hay vùng biển
Trước mặt mây giong, rỗ đất mầu
Khe, núi thú vui chừng cũng đủ
Thề xưa, chẳng thẹn với chim âu.
Biên tập và giới thiệu
Nhà báo Nguyễn Quang Tình
091.309.5677
Viết bình luận
Tin liên quan
-
VỀ VỚI AO DƯƠNG
-
LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
-
CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
-
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
-
LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
-
CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
-
TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
-
Chữ hiếu xưa và nay
-
Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC