- Đang online: 2
- Hôm qua: 599
- Tuần nay: 15472
- Tổng truy cập: 3,411,856
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGÔI MỘ TỔ TẠI XUÂN SƠN TỰ XÃ DIỆM XUÂN, HUYÊN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
- 287 lượt xem
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGÔI MỘ TỔ TẠI XUÂN SƠN TỰ
THÔN DIỄM XUÂN, HUYÊN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
Mạc Văn Trang
Chiều ngày 23/12/2014 UBND xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã mời đại diện họ Mạc và họ Nguyễn Đình đến Trụ sở UBND xã Việt Xuân để giải quyết vấn đề tranh chấp ngôi mộ tổ tại Xuân Sơn tự (chùa Trống) ở thôn Diễm Xuân.
Như mọi người đều biết, trong quá trình nghiên cứu các tư liệu đã có và điền dã đi đến hội thảo “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc” (tháng 9/2012), đã xác định tại khu gò đất cao của Xuân Sơn tự (chùa Trống) có ba ngôi mộ tổ của họ Mạc, là mộ vua Mạc Kính Vũ, mộ Công chúa Mạc Chính Lan và một mộ táng treo có tán cây “Vú vò”, được tu tạo năm 1939, khi cúng giỗ khấn là “Cao tổ Mạc cải Nguyễn”… Trong Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Sĩ, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Quang Thiết đại diện các chi họ Nguyễn (gốc Mạc) tại địa phương, đã tường trình về việc tổ tiên vẫn bí mật thờ cúng ở ba ngôi mộ Tổ và truyền ngôn cho con cháu nối đời ghi nhớ ba ngôi mộ Tổ đó. (Do sợ truy diệt, phải mai danh ẩn tích, nên không có bia mộ, cũng không nói rõ tên từng người nằm dưới mộ). Sau này bằng nhiều con đường, kể cả bằng tâm linh, đã xác định rõ mộ Công chúa Mạc Chính Lan, đã bị đào lên và di chuyển xuống dưới chân gò, từ tháng 3/1965 do bộ đội về đó đào hầm, đặt pháo trong trận chiến phòng không chống máy bay Mỹ ném bom miền Bắc. Còn mộ Cao Cao Tổ ở cách gốc cây “Tòi mòi” 10 bước chân (nay phát hiện là mộ vua Mạc Kính Vũ). Do ngôi mộ ẩn danh nên rất thấp, nhỏ, chiến tranh, con cháu sơ tán, lâu ngày cây cỏ um tùm … Lúc đó chi họ Nguyễn Đình cũng đi tìm mộ tổ và xây mộ to cao lên bằng gạch, xi măng, ghi chữ “Mộ tổ Nguyễn Đình”… trùng với ngôi mộ mà họ Nguyễn gốc Mạc xác định là mộ Cao Cao Tổ (tức mộ vua Mạc Kính Vũ)!…
Năm 2014, khu vực chùa Trống được quy hoạch xây dựng thành Khu văn hóa – Tâm linh, trong đó có đền thờ Vua Mạc và ba ngôi mộ tổ của họ Mạc được giữ nguyên, tôn tạo. Nhưng họ Nguyễn Đình lại định đào lên, di dời ngôi mộ Tổ đi nơi khác. Trước tình hình đó đại diện các chi họ Nguyễn, họ Phạm (gốc Mạc) và Hội đồng Mạc tộc VN có đơn đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường, xã Việt Xuân can thiệp để họ Nguyễn Đình không được di dời ngôi mộ đó đi nơi khác…
Cuộc họp giải quyết chiều nay, UBND xã chỉ triệu tập những người liên quan: về phía Mạc tộc có ông Nguyễn Ngọc Sĩ (gốc Mạc ở thôn Diễm Xuân), ông Phạm Khắc Khoa (gốc Mạc ở Vĩnh Yên), ông Phan Mạc Đăng Nhật, ông Thái Khắc Việt (đại diện HĐMTVN) – đó là những người ký tên vào đơn. Về phía họ Nguyễn Đình có một số người tham gia, do ông Nguyễn Đình Nhuận trưởng tộc, đại diện. Nhưng đông đảo bà con họ Mạc ở Hà Nội và địa phương cùng đến tham dự cuộc họp, khiến phòng họp của UBND xã thiếu chỗ ngồi…
Về địa phương có ông Chủ tịch xã, Chủ tịch Mặt trận, Chánh Văn phòng UBND, Cán bộ tư pháp và một số cán bộ thôn. Cấp trên, có Trưởng phòng Văn hóa huyện Vĩnh Tường tham dự.
Mở đầu, ông Chủ tịch xã Trần Văn Tuân giới thiệu thành phần cuộc họp, mục đích cuộc họp và đề nghị ông Phan Mạc Đăng Nhật phát biểu trước, sau đó ông Nguyễn Đình Nhuận trình bầy. Một số đại biểu hai bên phát biểu thêm. Bên nào cũng đưa ra lý lẽ: đó là mộ tổ của mình! Ông Chủ tịch Mặt trận phát biểu nêu lên vấn đề đoàn kết hai họ, cùng thờ phụng chung… Ông Trưởng phòng Văn hóa huyện phân tích, hai bên đều không đủ cứ liệu khoa học chứng minh rõ đấy là mộ tổ của mình, nên không nên di dời, không được bên nào cản trở nhau thờ cúng, hai bên cần đồng thuận, đoàn kết…
Cuối cùng, ông Chủ tịch UBND xã Việt Xuân kết luận:
1. Hai bên, họ Nguyễn gốc Mạc cũng như bà con họ Mạc và họ Nguyễn Đình cần bình tĩnh, cân nhắc, tránh mọi phát ngôn hay hành động gây bức xúc, mất đoàn kết giữa hai họ. Cả hai bên trình bầy, cho thấy không bên nào đủ bằng chứng khoa học chứng minh rõ đó là mộ Tổ của mình. Ngôi mộ đó thuộc vào ba ngôi mộ không phải di dời, cũng không nên di dời và không được di dời!
2. Hiện nay ngôi mộ yên vị tại đó, hai họ đều yên ổn, phát đạt rất tốt. Nếu “đụng vào” xẩy ra chuyện này nọ, sẽ gây phức tạp cho dòng họ.
3. Việc thờ cúng hai họ cùng được tự do hành lễ theo nghi thức của mình, và nhân dân, khách thập phương đến hương khói cũng không ai được ngăn cản. Nhiều người thờ cúng càng tốt, không việc gì sợ “động”!
4. Không họ nào được tự ý tôn tạo ngôi mộ đó. Việc tôn tạo sẽ do Ban quản lý Dự án tiến hành, có tham khảo ý kiến hai họ.
5. Ông Hiếu, cán bộ Tư pháp đọc Biên bản cuộc họp và đại diện hai bên ký vào Biên bản để nghiêm chỉnh chấp hành.
Ông Thái Khắc Việt, Chủ tịch HĐMTVN phát biểu cảm ơn chính quyền địa phương đã kịp thời giải quyết vấn đề một cách có lý có tình…
Sau đó ông Thái Khắc Việt, Phạm Khắc Khoa và Nguyễn Đình Nhuận đã ký vào Biên bản.
Một vài hình ảnh trong cuộc họp
Chủ tịch UBND xã Việt Xuân phát biểu
Ông Phan Mạc Đăng Nhật trình bầy
Ông Nguyễn Đình Nhuận trình bầy
Ông Thái Khắc Việt phát biểu
*
* *
Sau cuộc họp với UBND xã, TT HĐMTVN đã họp với HĐMT Lâm thời Vĩnh Phúc.
Chủ tịch HĐMTVN Thái Khắc Việt giới thiệu bà Nguyễn Thị Ngọc Dung – Trưởng Ban Tổ chức HĐMTVN lên đọc Quyết định công nhận HHĐMT Lâm thời tỉnh Vĩnh Phúc. Ông Nguyễn Ngọc Thu, Phó Chủ tịch lâm thời thường trực của HĐMT Vĩnh Phúc nhận Quyết định và phát biểu, nói lên suy nghĩ, tình cảm trách nhiệm và những khó khăn trong hoạt động của HĐMT Lâm thời Vĩnh Phúc, mong được HĐMTVN thường xuyên giúp đỡ…
Chủ tịch Danh dự Phan Đăng Nhật và Chủ tịch HĐMTVN Thái Khắc Việt đã phát biểu căn dặn, giao nhiệm vụ cho HĐMT Vĩnh Phúc và các chi họ tại địa phương về việc trông nom, tôn tạo mộ Tổ và chăm lo thờ phụng…
Trưởng Ban Tổ chức Nguyễn Ngọc Dung đọc Quyết
Chủ tich Thái Khắc Việt trao Quyết định và phát biểu động viên và giao nhiệm vụ
Chủ tịch Danh dự HĐMTVN Phan Đăng Nhật phát biểu
Bài vad ảnh: Mạc Văn Trang
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC