- Đang online: 1
- Hôm qua: 540
- Tuần nay: 19683
- Tổng truy cập: 3,374,361
ĐẠI LỄ GẮN BIỂN TÊN PHỐ HAI VỊ VUA TRIỀU MẠC: MẠC THÁI TỔ VÀ MẠC THÁI TÔNG TẠI QUẬN CẦU GIẤY, TP. HÀ NỘI
- 967 lượt xem
Ngày 25/8/2015, Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội phối hợp cùng Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội đã long trọng tổ chức Đại lễ gắn biển tên hai vị vua đầu triều Vương triều Mạc là: Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ngay tại các đại lộ trên, ở quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Thành phần tới dự Đại lễ có đại diện lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan của thành phố Hà Nội, quận Cầu Giấy và đại diện lãnh đạo HĐMT Việt Nam, HĐMT/BLL họ Mạc, gốc Mạc tại các tỉnh/thành phố cùng đông đảo bà con cô bác dòng họ các địa phương lân cận về dự đông vui.
Tại Đại lễ, quan khách cùng bà con cô bác dòng họ, một lần nữa ghi nhận và vinh danh công đức của hai vị vua đầu triều Mạc là: Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Lược sử về hai vị vua:
Vương triều Mạc tồn tại 150 năm, trong đó 65 năm định đô ở kinh thành Thăng Long, đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, lịch sử nhà Mạc đã bị nhận thức sai lệch và phiến diện.
Từ năm 1985 trở lại đây, bắt đầu từ cuộc Hội thảo về Danh nhân văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà khoa học đã nhấn mạnh và khẳng định tầm vóc cũng như vai trò to lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm – một trong những trạng nguyên nổi tiếng thời Vương Triều Mạc. Từ đó, đã nhấn mạnh và khẳng định sự đóng góp của Vương triều Mạc đối với lịch sử dân tộc.
Năm 1994, lần đầu tiên một hội thảo khoa học về Vương Triều Mạc được tổ chức ngay trên quê hương Kiến Thụy, Hải Phòng – vùng đất phát đế của Vương triều Mạc.
Các cuộc hội thảo tiếp sau đó: “Vương triều Mạc thời kỳ Cao Bằng” năm 2011, hội thảo “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc” năm 2012, hội thảo “Họ Mạc ở Nghệ An” năm 2014 đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ công lao của nhà Mạc trong lịch sử.
Đặc biệt năm 2010, trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội, Hội Sử học Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”.
Từ những thành tựu nghiên cứu mới của khoa học lịch sử, đã khẳng định công lao của Vương triều Mạc đối với tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc và Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định quy hoạch 10,5ha đất tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều Mạc và các vua nhà Mạc. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Quyết định đưa công trình xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều Mạc và các vua nhà Mạc trong danh mục các công trình khánh thành chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Có thể nói những đóng góp của Vương triều Mạc trong lịch sử gắn liền với công lao của hai vị vua đầu triều: Thái tổ Mạc Đăng Dung và Thái tông Mạc Đăng Doanh.
Mạc Thái Tổ (1483 – 1541), tên húy là Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Mạc Thái Tổ sinh thành và định cư ở làng Cổ Trai, phủ Nghi Dương, trấn Hải Dương, nay là xã ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi, lập nên nhà Mạc, lấy niên hiệu là Minh Đức, trị vì từ năm 1527 – 1529; về sự kiện này Hội thảo khoa học về nhà Mạc năm 1994 đã khẳng định “Nhà Mạc là Vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ”.
Về chính sách đối ngoại: Mạc Thái Tổ đã thi hành chiến lược “thần phục giả vờ, độc lập thực sự” với nhà Minh. Bằng chính sách ngoại giao khôn khéo và tài tình, Mạc Thái Tổ đã đưa đất nước tránh được cuộc xâm lược của nhà Minh, dân chúng trăm họ thoát cảnh nồi da nấu thịt, giữ yên bờ cõi.
Mạc Thái Tông, tên húy là Mạc Đăng Doanh, con trưởng của Thái tổ Mạc Đăng Dung. Ông lên ngôi năm 1530, lấy niên hiệu là Đại Chính, có nhiều đóng góp cho dân tộc. Đúng như Nhà bác học Phan Huy Chú, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí đã khắc họa chân dung Thái Tông Mạc Đăng Doanh: “tính khoan hậu giản dị. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi thời ấy là thái bình”.
Nắm giữ triều chính trong bối cảnh đất nước còn nhiều loạn lạc và mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến, Mạc Thái Tông đã khéo biết chèo lái, vừa giữ vững pháp độ, giảm nhẹ sưu thuế và tạp dịch, phát triển mở mang công – thương, giữ vững an ninh, tạo dựng cho dân làng một cuộc sống bình yên, no đủ, sử sách đã ghi lại rằng: “… đêm ngủ cửa không cần phải khóa”, “thương gia đi đường không phải mang theo khí giới để phòng vệ”, “nhiều năm liền phong đăng, dân cả bốn trấn đều yên ổn”.
Về văn hóa giáo dục, triều vua Mạc Thái Tông đã đào tạo được một đội ngũ trí thức nho học tài năng và tâm huyết phụng sự vương triều Mạc như: Trạng nguyên Nguyễn Thiến, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trạng nguyên Giáp Hải vv…
Để ghi nhớ công lao của Mạc Thái Tổ – Mạc Thái Tông trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử phát triển của Thăng Long – Hà Nội nói riêng, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra Nghị quyết số 02/2015/NQ-HĐND và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 3517/QĐ-UBND về việc đặt tên phố Mạc Thái Tổ – Mạc Thái Tông trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Đến nay, cùng với 9 địa phương trên cả nước, thủ đô Hà Nội đã có phố mang tên hai vị vua đầu triều của Vương triều Mạc.
Buổi tối cùng ngày, Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội tiếp tục tổ chức công diễn vở chèo Hoàng Thái Hậu Mạc triều, tại rạp Đại Nam, số 89 phố Huế, thành phố Hà Nội (Tác giả: Đỗ Ngọc Sơn, chỉnh lý: TS. Trần Đình Ngôn, đạo diễn: NSƯT Vũ Ngọc Cải), đã được đông đảo bà con cô bác họ Mạc, gốc Mạc sinh sống, công tác tại Hà Nội và các vùng lân cận đến thưởng thức. Vở chèo đã để lại ấn tượng sâu sắc và súc động trong lòng khán giả Thủ đô về công lao to lớn của Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, xứng danh là “Mẫu Nghi thiên hạ, Phật sống trần gian” hội đủ tâm – tài – trí – đức mà người đời ngưỡng vọng.
Sau đây là một số hình ảnh trong buổi lễ:
1. Văn nghệ chào mừng Đại lễ.
2. Quan khách, bà con cô bác dòng họ trang nghiêm trong tiếng nhạc cử hành Quốc ca, Mạc tộc ca.
3. Các quan khách, đại diện lãnh đạo dòng họ các tỉnh/thành phố dự lễ.
4. Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội phát biểu tại Đại lễ.
5. TS. Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Nội phát biểu tại Đại lễ.
6. Đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền quận Cầu Giấy phát biểu tại Đại lễ.
7. TS. Phan Đăng Long, PCT HĐMT Việt Nam – Trưởng Ban Liên lạc Mạc tộc Hà Nội phát biểu lời cảm ơn tại Đại lễ.
8. Nghi lễ gắn biển phố Mạc Thái Tổ.
9. Nghi lễ gắn biển phố Mạc Thái Tông.
10. Vé phục vụ công diễn vở chèo Hoàng Thái Hậu Mạc triều, tại rạp Đại Nam, phố Huế, thành phố Hà Nội.
Tin: Hoàng Sơn Hiền – CVP HĐMT Hải Phòng
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- LỜI KÊU GỌI ỦNG HỘ TỈNH HẢI DƯƠNG CHỐNG DỊCH COVID-19.
- HỘI THẢO KHOA HỌC PHẬT GIÁO THỜI NHÀ MẠC
- ĐẠI LONG ĐAO LƯU THỜ TẠI KHU TƯỞNG NIỆM VƯƠNG TRIỀU MẠC Ở HẢI PHÒNG LÀ BẢO VẬT QUỐC GIA
- QUẢ ĐÁ PHẠT TRÊN TUYẾT TẠI THƯỜNG CHÂU, TQ VÀ TRẬN CẦU KINH ĐIỂN CỦA U23 VN TẠI ASIAD, INDONESIA.
- NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TP. HÀ NỘI VỀ VIỆC ĐĂT TÊN VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ DÀI MỘT SỐ ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI – KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 13.
- Ngắm phố ‘mới’ Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, Nguyễn Đình Thi, Trịnh Công Sơn tại Hà Nội
- 19 ĐƯỜNG, PHỐ HÀ NỘI ĐƯỢC ĐẶT TÊN MỚI
- HÀ NỘI: QUYẾT ĐỊNH ĐẶT TÊN PHỐ MẠC THÁI TỔ, MẠC THÁI TÔNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.