- Đang online: 4
- Hôm qua: 442
- Tuần nay: 13278
- Tổng truy cập: 3,376,929
ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- 2433 lượt xem
ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN
VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH
KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn (tên thật là Nguyễn Ngọc Liễn) còn gọi là Ngọc Huy, tên hiệu là Đức Quảng. Cụ Liễn sinh năm Mậu Tý (1528) con trai thứ hai của Tây Kỳ vương Nguyễn Kính. Quê quán ở xã Cổ Nậu (nay là xã Dị Nậu) huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Từ khi còn nhỏ với tư chất thông minh, khôi ngô, học hành giỏi giang cả văn và võ… nhưng có sở trường nổi trội hơn là võ nghệ rất cao cường. Từ lúc còn trẻ, Cụ đã theo cha tham gia chinh chiến nhiều trận để bảo vệ Vương triều Nhà Mạc. Là một vị tướng tài lại thuộc dòng dõi quý tộc nên Cụ Liễn đã được Vua Mạc Thái tông gả con gái lớn là Thái trưởng Công chúa Phúc Thành Mạc Thị Ngọc Lâm làm vợ. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” thì Cụ Ngọc Liễn là cháu ngoại của Trạng nguyên Nguyễn Thiến và gọi Quận công Nguyễn Quyện và Quận công Nguyễn Miễn là cậu!
Khoảng hơn 20 tuổi,, Ngọc Liễn đã giữ chức Đô uý Ngạn Quận công Chưởng phù tây vệ. Là con rể của Vua Mạc nên gọi là phò mã Ngạn quận công. Được vua Mạc ban quốc tính nên gọi là Mạc Ngọc Liễn.
Vợ chồng Cụ Đà quận công Mạc Ngọc Liễn ở Chuà Linh Tiên.
Là một danh tướng và lại là người thân thiết của nhà Mạc, Cụ đã hết lòng phò tá cho nhà Mạc, được các triều Mạc rất quý trọng và tin cậy, đã từng được phong chức tước cao cả và gánh vác những trọng trách lớn nhất với các triều Mạc
Năm Giáp thân (1584) niên hiệu Diên thành thứ bảy được nhà Mạc, Cụ Mạc Ngọc Liễn phong tước Đà Quốc công. Năm Bính tuất (1586) niên hiệu thứ nhất Đoan thái nhà Mạc, phong Cẩn lễ công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Trung quân đô đốc phủ, Tả đô đốc, Chưởng phụ sự kiêm Tôn nhân phủ hữu tôn chính, Phò mã đô uý Thái bảo Đà quốc công Thượng trụ quốc. Sau lại được phong Khai phủ phụ quốc công thần, Tu nghị triều chính kiêm tôn nhân phủ, Tôn nhân lệnh Thái phó Đà Quốc công.
Là người thân tín, có nhiều công lao đối với nhà Mạc, năm 1592 khi nhà Mạc thất thế, Cụ đã là tổng chỉ huy cuộc rút lui đưa tôn thất nhà Mạc về vùng đất Cao Bằng. Cả 6 con trai của Cụ là Mạc Vạn, tức Đô đốc Vạn Quận công, Mạc Lập tức Lập Quận công, Mạc Sơn Đông – Phò mã đô úy, Mạc Ngọc Tòng tức Triều đông thị vệ, Mạc Ngọc Cẩn tức Thành Tây vệ – Đô chỉ huy xứ, Mạc Ngọc Hổ tức là phò mã Đô úy Cao Sơn hầu còn gọi là Ngọc Phách. Cả 6 vị quận công đều là võ tướng, chiến đấu cả trên bộ và trên sông, biển cùng cha phục vụ vương triều Mạc cả ở Thăng Long và Cao Bằng. Ngoài 6 con trai được phong tước Quận công, Cụ Liễn còn 4 con gái được phong tước Quận chúa!
Thời gian gần đây qua theo dõi các tài liệu về tôn giáo và các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Hà Nội (Thăng Long) và tứ xứ: Đoài, Đông, Kinh Bắc, Sơn Nam thế kỷ XVI thì đã thấy rõ ở thời kỳ Nhà Mạc, đạo Phật được dùng làm Quốc đạo và phát triển rất mạnh. Các ngôi chùa lớn được xây dựng, bảo tồn, tôn tạo như Chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Mía, chùa Bảo Quang…(xứ Đoài). Chùa Dâu (Kinh bắc), Chùa Phổ Minh (Sơn Nam)…vv. Thời kỳ này các ngôi đình, đền, miếu thờ… cũng được xây dựng ở nhiều nơi với các ngôi đình nổi tiếng như Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến, Đình So, Đình Mông Phụ (xứ Đoài)… Điều đó chứng tỏ thời kỳ Nhà Mạc trị vì nước Đại Việt ở Thăng Long mọi thứ tôn giáo đều được tự do phát triển và phát triển một cách rực rỡ hơn tất cả các thời kỳ trước đó.
Tuy làm quan đại thần, dưới một người, trên muôn vạn người, ngày đêm lo việc nước, việc quân và biết bao nhiêu nỗi lo khác cho quê hương, đất nước. Vợ chồng và các con cụ Mạc Ngọc Liễn đã hết lòng quan tâm xây dựng và để lại cho hậu thế nhiều công trình, đặc biệt trong vai trò trọng thần số 1 của triều Mạc, các cụ đã để lại những công trình tiêu biểu như:
Chùa Bảo Quang tự – xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất quê hương của Cụ với số tiền, vàng, ruộng còn ghi rõ tại văn bia nhà chùa bao gồm: 3 thửa đất các xứ An Trạch, Đồng Mai, Đồng Hòa, 01 thửa ao ở An Trạch xứ. Vàng, bạc là 10 cân để làm nơi thờ tự, cúng tế của dân làng. Bia công đức lập năm 1637. Phần trùng tu và làm mới do Quận chúa Mạc Thị Ngọc Đĩnh (con gái cụ Liễn) mang tiền của từ Thăng Long về tôn tạo. Hiện nay tượng thờ của Cụ quận chúa vẫn ở vị trí trang trọng trong khám gỗ bên cạnh ngôi Tam bảo.
Năm 1544 (Giáp Thìn), Cụ Mạc Ngọc Liễn đã cùng vợ là Phúc thành công chúa Thái trưởng Mạc thị Ngọc Lâm đã đại tu và xây dựng lại chùa Linh tiên quán (làng Cao Thượng, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức) ngoài số của cải để xây dựng còn có 10 mẫu ruộng cúng làm vật tam bảo quán Linh Tiên để lo đèn nhang lưu truyền mãi mãi. Đây là một di tích gắn liền với tể tướng Lữ Gia nhà Triệu nước Nam Việt, trước đó Linh Tiên Quán đã nhiều lần được tu sửa nhưng tới lần vợ chồng Cụ tu sửa mới để lại cho hậu thế một công trình văn hóa với quy mô bề thế bằng gỗ như ngày nay.
Gia đình Cụ Mạc Ngọc Liễn còn tu bổ đền Lũng Dâu (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) thờ Sỹ Nhiếp là Ông tổ Hán học ở Việt Nam. Đền Lũng được xây dựng với quy mô to lớn từ khi cụ Liễn thực hiện, với 5 tòa nhà liền nhau, hai bên tả hữu có lầu, phía trước là hồ có cầu đá bắc qua, bên ngoài dựng môn lâu, ngoài nữa sát sông Dâu là Vọng Giang Lâu.
Những năm cuối khi nhà Mạc chuẩn bị rời Thăng Long, Cụ Liễn cùng vợ là Thái trưởng công chúa Phúc Thành Mạc Thị Ngọc Lâm đã về ở tại chùa Phổ Minh (thành phố Nam Định) hai cụ đã cúng tiến rất nhiều của cải để xây dựng lại ngôi chùa. Trong đó sử sách còn ghi rõ là 36 cây gỗ tứ thiết (gỗ lim) toàn bộ số xà gồ trên mái vẫn ghi rõ tên tuổi của các cụ. Hiện nay các dòng chữ Hán khắc chìm vẫn còn đọc được.
Ngoài các điểm di tích chính đã nêu trên, các cụ còn có rất nhiều công lao xây dựng tôn tạo các công trình thờ tự như: Am Động Tiên ở Sài Sơn, Chùa Hưng Khánh ở Tây Tựu – Từ Liêm. Chùa Thiên Niên Cổ tự ở Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ (nay ở trung tâm của phố Lạc Long Quân), đình Trích Sài thuộc phường Bưởi, quận Ba Đình, quán Hội Tiên ở Phượng Trì… và còn rất nhiều điểm di tích còn lại mà chúng tôi chưa thể thống kê hết được. Bên cạnh việc xây dựng, tu bổ các Đình, chùa, quán… các cụ còn đầu tư nhiều tiền của xây dựng cầu, cống, đường, xá đi lại cho dân. Trong các cầu lớn còn lại mà nhân dân vẫn gọi là cầu Cự Thạch ở huyện Thạch Thất. Hiện nay tại các xã Chàng Sơn, Thạch Xá, Dị Nậu … nhân dân vẫn thường thấy các tấm đá xanh rất lớn dùng đề làm cầu đi lại, nhân dân vẫn tôn kính gọi là đá cụ Đà. Ngoài ra phải kể đến khi Cụ Liễn đưa Nhà Mạc về Cao Bằng, Cụ đã hết lòng quan tâm giúp dân chăm lo xây dựng cuộc sống. Nhớ ơn Cụ, một làng ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã mang tên Đà Quận, tức là đặt theo chức Đà Quận công. Dân làng đã lập một ngôi chùa để tưởng nhớ Cụ.
Bên cạnh việc phát triển các công trình kiến trúc đình, chùa, đền, miếu bằng gỗ, gạch, đá tự nhiên với bàn tay của những người thợ thủ công tài hoa ở Thăng Long và tứ xứ tạo dựng thời kỳ này, vợ chồng Cụ Mạc Ngọc Liễn còn có nhiều công lao phát triển nghề gốm, sứ ở Bát Tràng (Hà Nội) và Chu Đậu (Hải Dương). Điển hình và nổi tiếng nhất là những tác phẩm gốm tuyệt mỹ để lại cho muôn đời sau như những bộ chân đèn gốm hoa lam, lư hương gốm… làm đồ thờ ở các Chùa, Đình, Đền, miếu… trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài thế kỷ XVI.
Để mọi người hiểu rõ hơn tôi xin trích nguyên văn trang tư liệu về những cổ vật gốm sứ mà vợ chồng Cụ Mạc Ngọc Liễn đã tham gia công đức tạo thành sản phẩm để lại cho hậu thế!
“ …Cặp phần dưới chân đèn gốm hoa lam trong sưu tập tư nhân ở Ninh Bình. Như trên đã giới thiệu, cặp phần dưới chân đèn này hiện thuộc sở hữu của một thành viên Hội Cổ vật Tràng An (Ninh Bình). Vì cặp chân đèn đặt trong tủ kính trưng bày nên các bức ảnh chụp của chúng tôi không thật tốt. Khi mở trên máy tính chúng tôi thấy như sau: Cặp phần dưới chân đèn này có thể thức tương tự với chân đèn tạo tác vào ngày 3 tháng 5 năm Đoan Thái 2 (1586), cũng như cặp phần dưới chân đèn tạo tác vào ngày 20 tháng 8 năm Đoan Thái 3(1587) hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Nguyễn Đình Chiến,1999, tr. 128-129).
Cặp phần dưới chân đèn tạo ngày 20/8 năm Đoan Thái 3(1587).
Chân đèn có cổ hình chóp nón cụt, vai và thân trên phình, thân dưới eo, chân đế choãi. Trang trí nổi để mộc có băng lá đề kép trên vai, hình rồng nổi ở thân trên và bằng lá đề kép ở chân đế. Rồng kiểu yên ngựa, đầu ngẩng cao với bờm và râu dài, thân khắc vảy cá, chân 4 móng. Trang trí vẽ lam có các dải mây xung quanh hình rồng, băng cánh sen đứng ở thân dưới, trong có xoắn ốc và băng hoa dây giáp
Thông qua tìm hiểu minh văn trên đồ gốm thời Mạc, chúng tôi đã thấy nhiều thông tin về nhân vật lịch sử này. Mạc Ngọc Liễn và vợ là Công chúa Phúc Thành Mạc Thị Ngọc Lâm đã lưu danh trên nhiều tác phẩm gốm thờ như chân đèn và lư hương. Đây là đại diện cao nhất của tầng lớp quý tộc trong xã hội Mạc thường đứng Hội chủ của các thiện nam tín nữ đặt hàng gốm cung tiến vào các ngôi chùa Phật giáo và quán Đạo giáo. Chúng ta có thể theo dõi qua các tài liệu gốm có minh văn như sau:
Cặp chân đèn 2 phần do Nguyễn Phong Lai và Hoàng Ngưu, người xã Nghĩa Lư huyện Cẩm Giàng tạo tác vào ngày 24 tháng 6 năm Diên Thành 3 (1580) có khắc minh văn cho biết Đại sỹ Ngạn Quận công, pháp hiệu Đức Quảng Mạc Ngọc Liễn và Phúc Thành Công chúa trưởng cùng các sãi ở xã Quách Xá đặt mua cặp chân đèn này để cung tiến vào quán Linh Tiên – một quán Đạo giáo ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức ngày nay. (Nguyễn Đình Chiến,1999. tr.58,59,122,123 ) Trên lư hương gốm hoa lam Bát Tràng tạo tác vào khoảng trước năm 1584 có khắc bài minh , chúng tôi dịch nghĩa là: Nam quân Đô đốc phủ,Tả đô đốc, Thự phủ sự, Phò mã Đô đốc Ngạn Quận công Mạc Ngọc Liễn và vợ Thái trưởng Phúc Thành Công chúa Mạc Thị Ngọc Lâm. (Nguyễn Đình Chiến,1999. tr.59,124 ).
Lư hương Bát Tràng tạo vào trước năm 1584.
Phần dưới chân đèn do gia đình Đỗ Phủ cùng vợ là Nguyễn Thị Bản, con trai là Đỗ Xuân Vy, con dâu là Lê Thị Ngọc ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An tạo tác ngày 3 tháng 5 năm Đoan Thái 2(1586) có minh văn ghi: Thái bảo Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn và Công chúa Phúc Thành cùng nhiều người khác. (Nguyễn Đình Chiến,1999. tr.68,128 ).
Cặp phần dưới chân đèn ở sưu tập tư nhân Ninh Bình giới thiệu trên đây: tạo tác vào ngày 20 tháng 8 năm Đoan Thái 3(1587). Hội chủ Đông quân Đô đốc phủ, Thự phủ sự, Thái bảo Đà quốc công, cùng vợ là Bảo quốc phu nhân Phúc Thành Mạc Thị Ngọc Lâm. Cặp chân đèn này được cung tiến cho chùa Diên Phúc ở xã Quả Dương, huyện Thanh Oai…
Trong số 45 tác phẩm gốm của Đặng Huyền Thông, chúng tôi thấy xuất hiện Tín chủ, Hội chủ Thái bảo Đà Quốc công ở 3 chiếc chân đèn gốm men lam xám cung tiến cho chùa Tô Lai, thôn Thanh Kiếu, xã Thượng Ốc, huyện Từ Liêm. (2 chiếc hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và 1 chiếc trong sưu tập tư nhân ở Hoa Kỳ). Đây là 3 chân đèn đều do Đặng Huyền Thông tạo tác vào tháng 2 năm Hưng Trị (1589). (Nguyễn Đình Chiến, 1999. tr.72,73,154,155).
Như vậy, qua minh văn trên đồ gốm chúng ta biết vào khoảng năm 1580, Mạc Ngọc Liễn đã được phong chức tước Nam quân Đô đốc phủ, Tả đô đốc, Thự phủ sự, Phò mã Đô đốc Ngạn Quận công nhưng tới năm 1586 được phong Thái bảo Đà Quốc công. Năm 1587 lại được đổi làm Đông quân Đô đốc phủ,
Cặp chân đèn 2 phần do Nguyễn Phong Lai và Hoàng Ngưu, người xã Nghĩa Lư huyện Cẩm Giàng tạo tác vào ngày 24 tháng 6 năm Diên Thành 3 (1580) có khắc minh văn cho biết Đại sỹ Ngạn Quận công, pháp hiệu Đức Quảng Mạc Ngọc Liễn và Phúc Thành Công chúa trưởng cùng các sãi ở xã Quách Xá đặt mua cặp chân đèn này để cung tiến vào quán Linh Tiên – một quán Đạo giáo ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức ngày nay. (Nguyễn Đình Chiến,1999. tr.58,59,122,123 ). Trên lư hương gốm hoa lam Bát Tràng tạo tác vào khoảng trước năm 1584 có khắc bài minh, chúng tôi dịch nghĩa là: Nam quân Đô đốc phủ, Tả đô đốc, Thự phủ sự, Phò mã Đô đốc Ngạn Quận công Mạc Ngọc Liễn và vợ Thái trưởng Phúc Thành Công chúa Mạc Thị Ngọc Lâm. (Nguyễn Đình Chiến,1999. tr.59,124 ).
Phần dưới chân đèn do gia đình Đỗ Phủ cùng vợ là Nguyễn Thị Bản, con trai là Đỗ Xuân Vy, con dâu là Lê Thị Ngọc ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An tạo tác ngày 3 tháng 5 năm Đoan Thái (Đỗ Văn Ninh, 2006,tr.635). Cho đến năm 1589, các chân đèn gốm của Đặng Huyền Thông đều chỉ thấy ghi Thái bảo Đà Quốc công và không thấy cùng vợ là Thái trưởng Công chúa Phúc Thành? Những thông tin này đã bổ sung thêm tài liệu cho chính sử vẫn còn thiếu vắng…”
Phần dưới chân đèn tạo vào tháng 2 năm Hưng Trị 2 (1589).
Nhân ngày đầu xuân Tân Sửu – 2021, tưởng nhớ Cụ tổ Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn, tôi viết bài này nhằm cung cấp một số tư liệu để các thế hệ cháu, chắt…hậu duệ, viễn duệ… của các Cụ tham khảo và ghi nhớ công ơn của các Cụ. Ghi nhớ và mãi mãi tri ân công đức các vị Vua cùng Vương triều Mạc đối với đất nước cùng dòng tộc Tây Kỳ vương Nguyễn Kính…
Bài viết có tham khảo tư liệu của TS Nguyễn Đình Chiến – Cựu Giám đốc Bảo tàng LSQG Hà Nội.
Ngày 07- 3-2021
Nguyễn Quang Tình
Hậu duệ Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn
BBT mactoc.com
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI CÁC QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU KHÁCH QUÝ, CÙNG BÀ CON CÔ BÁC HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ THỦY TỔ HỒNG PHÚC ĐẠI VƯƠNG MẠC HIỂN TÍCH 15/11/2024 TẠI ĐIỆN SÙNG ĐỨC( TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM)
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM KHOÁ IV ĐANG ĐƯỢC HĐMT VIỆT NAM, HĐMT TỈNH HẢI DƯƠNG TÍCH CỰC CHUẨN BỊ ĐỂ ĐÓN TIẾP CÁC ĐẠI BIỂU, CON CHÁU VỀ DỰ ĐẠI HỘI
- DANH SÁCH ỦNG HỘ ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2024- 2029
- HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRIỂN KHAI, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC THÀNH VIÊN PHỤC VỤ ĐẠI HỘI MẠC TỘC VIỆT NAM KHOÁ IV NHIỆM KỲ 2024- 2029 TẠI ĐIỆN SÙNG ĐỨC ( TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM)
- THÔNG BÁO HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA III – Nhiệm kỳ 2019-2024.
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- THƯ CẢM ƠN NHÂN DỊP TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT NHIỆM KỲ 2024- 2029
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.