- Đang online: 2
- Hôm qua: 401
- Tuần nay: 12145
- Tổng truy cập: 3,388,319
Cổ vật tàu đắm và “con đường gốm sứ” trên biển Đông
- 526 lượt xem
Cổ vật tàu đắm và “con đường gốm sứ” trên biển Đông
Những chứng tích nghệ thuật tinh xảo
Trên con đường giao thương buôn bán tập nập ngày xưa, đã có không ít con tàu vĩnh viễn nằm lại trong lòng đại dương cùng với hàng hóa mà nó vận chuyển. Gió bão, đá ngầm và những rủi ro khác như cháy nổ, hư hỏng thân tàu là những nguyên nhân khiến các con tàu này không thể cập bến.
Phương tiện dùng để chuyên chở gốm sứ xuất khẩu là những chiếc tàu buôn loại lớn, chiều dài ba bốn chục mét, chiều ngang gần chục mét, chạy bằng buồm. Tại cù lao Chàm, cách Hội An không xa – nơi từng được mệnh danh là “trái tim” của các thương cảng quốc tế ở Đông Nam Á trong các thế kỷ XVI-XVIII – cũng đã có một con tàu buôn nằm lại dưới đáy biển sâu với vô số đồ gốm sứ.
Cổ vật từ con tàu đắm tại cù lao Chàm (Quảng Nam). |
Vào cuối thế kỷ XVII, có một con tàu buôn trên con đường lưu chuyển hàng từ Trung Hoa sang châu Âu khi đi qua vùng biển Việt Nam đã bị đắm tại Hòn Cau – Côn Đảo (Hòn Cau là một trong 16 hòn đảo của Côn Đảo cách vùng biển Vũng Tàu 197 hải lý).
Hoặc con tàu đắm tại Cà Mau là con tàu chở hàng gốm sứ Trung Quốc thuộc đời Ung Chính nhà Thanh. Khi mang hiện vật của con tàu này đi đấu giá ở châu Âu, các nhà nghiên cứu hàng hải ở Hà Lan đưa ra nhiều tư liệu và hình ảnh cho thấy chủ nhân của chiếc tàu đắm là ông Pan Qiguan người ở miền Nam Trung Quốc và niên đại chính xác chiếc tàu đắm vào năm 1725. Dấu tích còn lại cho thấy tàu cổ Cà Mau được đóng bằng gỗ thuộc loại tàu buồm, dài khoảng 24m, rộng khoảng 8m.
Trong các cuộc khai quật trước đây ở ngoài khơi cù lao Chàm, các chuyên gia đã trục vớt từ con tàu cổ bị chìm dưới đáy đại dương được 340.000 cổ vật, trong đó, có 250.000 món đồ còn nguyên vẹn với trên 40 loại hình khác nhau, chủ yếu là gốm sứ Chu Đậu, là đồ gốm thương mại nổi tiếng của Việt Nam thời bấy giờ (thế kỷ 15). Hai trong số hàng chục loại gốm Chu Đậu gây ấn tượng, trở thành sản phẩm nổi tiếng, được ưa chuộng nhất với người sành đồ cổ là bình gốm hoa lam (còn gọi là bình củ tỏi) và bình Tỳ Bà…
Cổ vật từ con tàu đắm tại vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. |
Tàu cổ Cà Mau là chiếc tàu đắm thứ 4 được Nhà nước Việt Nam cho phép khai quật khảo cổ học vào năm 1998-1999. Nơi phát hiện tàu cổ nằm trong vùng biển huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách đất mũi về phía Nam khoảng 90 hải lý. Con tàu đắm này chứa 60.000 hiện vật, chủ yếu là hàng hóa gốm sứ, ngoài ra, có các đồ dùng của thủy thủ đoàn như chậu, hộp, khóa bằng đồng, dấu triệu và nghiêng mực bằng đá.
Đồ sứ có số lượng nhiều nhất là sứ men lam, tiếp đến là sứ men lam kết hợp với men nâu, sứ hoa lam kết hợp trang trí vẽ nhiều màu trên men. Cổ vật là đồ gốm sứ với kỹ thuật vẽ lam được chế tác tinh xảo. Trong hàng ngàn cổ vật gốm sứ, có nhiều chiếc chén sứ hoa lam rất mỏng, là hàng hóa có kỷ thuật tinh xảo trong nghệ thuật vẽ lam trên sứ.
Nhà khảo cổ giúp tàu đắm “cập bến”
Điều thiếu may mắn của người xưa nhưng mang lại “kết thúc có hậu”, mang lại điều tốt đẹp cho đời sau là các nhà khảo cổ đã vào cuộc để các con tàu đắm được “cập bến”. Các cổ vật nằm dưới lòng biển hàng trăm năm được vớt lên, đưa vào kho bảo quản và trưng bày ở các bảo tàng trong nước như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử TP.Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quảng Nam, Bảo tàng Bình Thuận, Bảo tàng Cà Mau…
Cổ vật từ con tàu đắm Cà Mau |
Nhiều cổ vật độc bản đã được các bảo tàng tầm cỡ trên thế giới mượn trưng bày. Năm 2010, cuộc trưng bày cổ vật qui mô mang chủ đề “Nghệ thuật cổ Việt Nam: Từ đồng bằng ra biển lớn (Arts of anciant Vietnam: From river plain to open sea)” đã diễn ra tại hai bảo tàng của Hoa Kỳ. Những cổ vật độc bản có giá trị như ấm đầu phượng, ấm đầu gà, đĩa lớn trang trí hoa văn tam thái, tượng phụ nữ quí tộc, đĩa trang trí hoa văn hình rồng, ấm hình quả bầu… là đồ gốm sứ Chu Đậu được tìm thấy từ con tàu đắm cù lao Chàm đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được mang đi trưng bày tại hai cuộc triển lãm nêu trên tại Mỹ.
Nhiều bảo tàng trên cả nước đều đã có bộ sưu tập quý giá từ những con tàu đắm. Bảo tàng Quảng Nam có hơn 5.000 đồ gốm sứ Chu Đậu. Là địa phương tìm ra con tàu đắm, Hội An cũng được hỗ trợ cổ vật từ Bảo tàng Quảng Nam để hình thành nên Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch tại phố cổ, phục vụ khách tham quan du lịch. Sau khi nhận hơn 5.000 món đồ gốm sứ từ con tàu đắm cù lao Chàm và nhiều hiện vật khảo cổ học tại làng Chu Đậu thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã xây dựng một bảo tàng chuyên đề gốm sứ Chu Đậu.
Tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cũng có một bảo tàng tư nhân đầu tiên giới thiệu bố sưu tập đồ gốm sứ từ các con tàu đắm. Công ty Đoàn Ánh Dương, sau khi được Nhà nước cho phép tìm kiếm, khai thác cổ vật từ các con tàu đắm cũng đã sở hữu nhiều cổ vật, nhất là đồ gốm Chu Đậu và đang ấp ủ xây dựng một bảo tàng tư nhân về khảo cổ học dưới nước, đồng thời hình thành một trung tâm bán đấu giá cổ vật, mở ra thị trường cổ vật của Việt Nam. Chưa hết, cổ vật còn mang lại nguồn thu ngân sách cho các địa phương. Năm 2007, qua 5 phiên đấu giá 76.000 cổ vật từ tàu đắm Cà Mau tại Hà Lan, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bình Thuận đã thu được trên 2,5 triệu EUR – tương đương với 3,25 triệu USD.
Khám phá, thưởng ngoạn cổ vật từ các con tàu đắm là một cuộc du ngoạn về quá khứ để hình dung lại một thời vang bóng của “con đường tơ lụa trên biển”. Nó cho ta cảm nhận vẻ đẹp của gốm sứ, mở ra ý tưởng thành lập bảo tàng chuyên đề gốm sứ tầm cỡ quốc gia và minh chứng cho một tương lai tươi sáng của ngành khảo cổ học dưới nước của Việt Nam.
Trần Tấn Vịnh (Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.