- Đang online: 1
- Hôm qua: 984
- Tuần nay: 23260
- Tổng truy cập: 3,460,801
CỔ TRAI XUẤT ĐẾ (Tiểu thuyết lịch sử)
- 1340 lượt xem
CỔ TRAI XUẤT ĐẾ
Tiểu thuyết lịch sử
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Hà Nội, 2008
MỞ ĐẦU
Từ bé tôi đã được cậu tôi kể nhiều chuyện ly kỳ về Trạng Trình, người được coi là Khổng Minh tái thế. Cậu tôi công tác ở Ty thủy lợi Hải Phòng, lại là người hay sách vở nên có nhiều chuyện kể. Cậu còn bảo, con gái một ông xếp rất thích cậu, nhưng cậu lại yêu một cô ở Vĩnh Bảo nhân kiểm tra công tác đắp đê sông Chanh. Rồi cậu xin chuyển về Vĩnh Bảo để xa cô gái đang tấn công. Cuối cùng cậu chẳng lấy ai cả. Cô con ông xếp thì sang Liên Xô học, cô gái Vĩnh Bảo thì đi thanh niên xung phong. Bấy giờ ở Vĩnh Bảo có công trình thủy lợi lớn. Người ta thiết kế trên bản đồ, cứ thẳng tưng mà kẻ. Ai dè khi làm mương phạm vào khu vực đền thờ Trạng Trình. Người ta đào được một hòn đá nhám, rửa sạch đi thấy hiện ra mấy chữ tượng hình sắp xếp như một bài thơ. Cậu tôi con nhà đồ Nho đến đọc , nội dung như sau:
Khỉ lội nước
Dân ngáng đường
Quan chạy loạn
Nước mênh mang
Bách chiến cuộc
Tuyệt thế truyền
Ngã thư độc.
Đoán là sấm Trạng Trình, người ta tạm cho dừng đào mương để chờ lời giải. Chuyện giải bài thơ cũng lung tung phèng lắm. Mỗi người mỗi cách. Nhưng cách dân Cổ Am kéo lên xã kiến nghị là hiệu quả nhất. Con mương tiêu phải nắn lại, đổi dòng đi hướng khác.
Hồi nhỏ tôi mê sấm Trạng Trình lắm. Còn nhớ người lớn hỏi nhau: Trạng Trình biết trước được bao nhiêu năm? Ba trăm hay năm trăm năm? Hay lâu hơn nữa? Cậu tôi khẳng định một nghìn năm.
Lớn lên đi học, đi công tác, bao công việc bận rộn, chuyện sấm Trạng Trình lui vào trong trí nhớ. Rồi tôi được đơn vị cho đi nghỉ mát ở Đồ Sơn. Thời ấy ai cũng bảo nhau “ Không đi không biết Đồ Sơn/ Đi thì mới biết chẳng hơn đồ nhà/ Đồ nhà ít thịt nhiều da/Suy đi tính lại đồ nhà vấn hơn”. Tôi cũng “suy đi tính lại đồ nhà vẫn hơn”, nhưng phải đến trạm khách Đồ Sơn trình diện và làm thủ tục cắt tiêu chuẩn an dưỡng. Ở đây người ta bàn luận sôi nổi về sấm Trạng Trình. Người quản lý còn giới thiệu với tôi một người rất am hiểu về Trạng Trình. Đó là một ông già bán nước ở chân dốc Vạn Hoa. Cụ để tóc búi tó, râu dài, dáng xương xương như Chu Văn An trong kịch. Thấy có người háu chuyện cụ kể cho nghe về nội dung tác phẩm “ Cuộc chiến trăm năm”, thấy bảo đó là một tác phẩm cả Trạng Trình lưu truyền ở đời. Tôi nghe hay quá, đến mức ngày nào cũng đến quán nước của cụ quên cả về với “đồ nhà”. Thấy bảo, cuốn sách này ứng với bài thơ ghi trên hòn đá hồi huyện Vĩnh Bảo đào mương tìm được. “ Khỉ lội nước” có thể ám chỉ nhân vật Mạc Đăng Dung xuất hiện trong cuốn sách. Đây là thời kỳ chiến tranh liên miên giữa nhà Mạc với nhà Lê kéo dài gần một trăm năm. Tôi ghi lại theo trí nhớ sau khi về đơn vị công tác, do đó không còn giữ được như nguyên bản. Cũng thú thực, tôi không đủ khả năng để xác định cuốn sách này có thật của Trạng Trình hay không, hay là của một ẩn sĩ nào đó không muốn lộ diện mà gán cho cụ Trạn. Xin bạn đọc lượng thứ.
Phần I: NHÀ MẠC DỰNG NGHIỆP
Chương I Dựng nước dụng võ
Trị nước dụng văn
1.Vào đầu thời Quang Thuận có một gia đình chài đỗ lại bến Cổ Trai huyện Nghi Dương. Người chủ thuyền dáng thấp đậm, mặt vuông chữ điền, trán dô, cằm nở, tiếng nói vang vang át cả sóng. Đó là Mạc Bình. Bình dắt đứa con trai nhỏ tên là Hịch vào làng tìm gặp xã trưởng xin được ngụ cư. Làng Cổ Trai thưa dân, lộc kém, nay có người đến ở xã trưởng liền nhón tay làm phúc, cấp cho miếng đất ven sông Chanh để Bìnhdựng ngôi nhà nhỏ lấy chỗ ra vào. Giữa vùng đồng bằng sông nước mênh mông, miếng đất cao nhà Bình nổi lên như thủ lĩnh. Đó là đất có huyệt “Đế Tàng” thỉnh thoảng phát lộ mờ mờ, chỉ những nhà toán số giỏi, chịu khó quan sát mới phát hiện được. Gia đình Mạc Bình trôi nổi sông nước đỗ lại đó như ý trời vậy. Ở quê mới, Bình coi Đặng Xuân là ân nhân, nên thường lựa những con cá ngon nhất đến biếu. Thấy Bình sống biết điều, nhân có con gái Đặng Thị Hiếu trạc tuổi Hịch, một hôm Đặng Xuân bảo Bình:
– Ông đừng bắt thằng Hịch truyền kiếp chài lưới. Tôi chỉ có một đứa con gái, nếu nó chịu, tôi sẽ kén nó làm rể. Ông bảo nó xem sao.
Mấy chục năm lênh đênh kiếm ăn sông nước lẩn tránh sự truy lùng của triều đình, nay thiên hạ thái bình, triều đình chắc đã bãi bỏ việc truy bắt các thuộc lại nhà Minh, Bình đang muốn lên bờ dựng nghiệp, nên được lời của Đặng Xuân thì mừng lắm, đáp:
– Được cụ lớn đoái thương nhà tôi thực phúc đức quá. Cháu Hịch được dựa cụ lớn còn gì tốt bằng.
Sau hôn lễ, Hịch sang nhà bố vợ ở rể. Cuối năm Quý Mão vợ chồng Hịch sinh con trai. Bình đặt tên là Mạc Đặng Dung để cảm tạ ơn che chở vun đắp của Đặng Xuân. Lên ba tuổi Dung đã biết bơi. Bảy tuổi Dung có thể bơi qua sông Chanh không mệt. Năm ấy Dung được ông ngoại dẫn đi học chữ ở trường quan Thượng thư họ Nhữ, muốn cháu mình rạng danh khoa bảng sau này. Dung thông minh học một biết mười nên quan Thượng rất yêu quý. Một hôm đã vào tháng mười, trời nổi mưa đá, có cả sấm chớp dữ dội quan Thượng ra vế đối cho học trò:
-Tháng mười sấm rạp.
Các học trò lần lượt đối, quan Thượng lim dim mắt gật gù hài lòng. Đến lượt mình, Dung đối:
– Tháng chạp sấm động.
Quan Thượng nhướng mắt bực mình. Bạn học thì bưng miệng cười. Dung hỏi:
– Sao cá anh lại cười tôi?
Quan Thượng gọi Dung đến, đánh cho một thước đau điếng và bảo:
– Con đối không chỉnh ta có thể sửa cho. Nhưng ta phạt để con nhớ đời chớ có nảy sinh lòng dạ bất trắc sau này.
Dung không thê hiểu nổi chuyện câu đối bây giờ lại liên quan đến chuyện phản trắc sau này.
Một hôm tiểu thư Nhữ Thị Lan cùng chồng về chơi, quan Thượng cho Dung cùng ăn cơm. Vừa thoạt nhìn thấy Dung, tiểu thư đã giật mình kêu lên
– Sao bây giờ trời mới cho ta gặp cậu? Ván đã đóng thuyền rồi ta biết làm sao được nữa!
Rồi sai người đuổi Dung ra khỏi mâm. Dung không hiểu vì sao mình lại thành nguồn cơn của tiểu thư như vậy. Đuổi, nhưng ánh mắt tiểu thư lại cứ nhìn theo đắm đuối tiếc rẻ.
Số là tiểu thư được học chữ từ nhỏ, lại được một người làm nghề địa lý, tự xưng là “ Quỷ Cốc tiên sinh” học trò của quân sư Trần Đoàn, truyền dạy môn tử vi bấm đốt. “Quỷ Cốc tiên sinh” xem thiên tượng biết phương Đông có điềm sinh chân long thiên tử nên giục tiểu thư kén chồng, lại lập sẵn một bản tử vi, dặn phải thụ thai đúng giờ Tý ngày rằm tháng Tám năm Canh Tuất. Tiểu thư tự kén chồng, sau chọn được chàng hàn sĩ họ Nguyễn ở làng Cổ Am, vì dân gian có câu “ Ngũ Cổ sinh vương”. Ngày mười bốn, hai vợ chồng chay tịnh trai giới. Trước khi vào buồng, tiểu thư múc một bát nước đầy để ở sân, dựng cây đũa ở giữa bát, dặn chồng bao giờ đũa hết bóng mới được vào động phòng. Họ Nguyễn lấy vợ đã lâu mà chưa được vào động phòng, bây giờ được phép. Lại phải thức chờ thì vô cùng sốt ruột, lúc lúc lại đi ra nhìn bóng đũa. Khuya, tháy bóng đũa đã ngắn lại, nghĩ vào với vợ dần là vừa nên mới hớn hở vào buồng. Xong việc tiểu thư hỏi:
– Chàng có đợi đúng lúc hết bóng không đấy?
Họ Nguyễn thật thà trả lời:
– Cũng gần hết, tôi trừ hao vào với nàng là vừa, thèm mình quá rồi.
Tiểu thư nghe vậy thì than:
– Chàng làm hỏng hết tính toán của tôi rồi. Nhưng không được làm vua có khi vẫn được làm trạng, thầy vua. Đúng là số trời định khó cướng.
-Ai làm vua, ai làm trạng, nàng nói gì vậy?
-Nói con mình chứ ai. Nếu chàng làm đúng lời tôi dặn thì con được làm vua. Tại chàng sốt ruột nên con chỉ được làm trạng thôi, nghe rõ chửa ông thái thượng hoàng trượt.
Bây giờ gặp Mạc Đặng Dung, tiểu thư nhận thấy cậu thiếu niên này tinh tướng có rồng ấp mây che, biết chính là chân long thiên tử nên hốt nhiên có thái độ phẫn nộ như vậy. Dung lủi thỉu ra khỏi mâm, lòng đày cay đắng, nghĩ: “ Đàn bà đúng là kho bí mật đáng sợ”. Rồi về lớp ngồi khóc vì tủi thân. Lát sau gia nhân bê một đĩa thịt gà đầy đến lễ phép:
-Thưa cậu, tiểu thư có lời xin lỗi vì nóng nảy, tiểu thư mời cậu dùng bữa ạ.
Bữa ấy Dung ăn vả thịt gà no bụng.
Học chữ được dăm năm, Mạc Đặng Dung về nhà khảo hạch để thi hương. Trong khi Đặng Xuân mừng như cháu đã đỗ ông Nghè thì Mạc Bình lại gạt đi:
– Thằng Dung có thể dự thi hương có nghĩa là học đủ chữ làm người rồi, không cần thi thố gì cả. Bây giờ thái bình đầy đàn đông lũ nghè cống, nhưng thế cuộc xoay vần, hết thái đến bĩ, nghè cống vô dụng. Cháu cần học võ mới đắc dụng. Ta thấy cháu sắp thành thanh niên, sức lực đã mạnh, ta đang tính gọi cháu về học võ, cháu tự về vừa đẹp.
Đặng Xuân và vợ chồng Hịch không hiểu nổi về quyết định của Mạc Bình. Đặng Xuân lên tiếng:
– Thằng Dung học giỏi nhất trường quan Thượng, phải cho nó dự thi, đứng tên bảng vàng làm vẻ vang cả xã Cổ Trai này chứ. Sao ông lại có ý nghĩ kỳ quái vậy?
– Đúng đấy, nội phải động viên cháu chứ.
Đến lúc này buộc lòng Bình phải nói rõ điều ấp ủ sâu kín truyền đời:
– Thời Trần cụ tổ Mạc Đĩnh Chi thi đỗ Trạng nguyên, chỉ vì tướng mạo mà Vua chê không dùng. Vậy ra vua thi mã đẹp đâu có thi văn tài đâu. Làm thần dân có cái nhục thế đấy. Đến lúc cụ làm bài phú “ Ngọc Tỉnh Liên”, bắt chước Tư Mã Tương Như dùng phú nhắc vua mới được trọng dụng. Cụ đi sứ Tàu, văn tài vượt trội mà được phong “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Lần ấy thấy cụ thấp bé, da đen, mắt sâu, người Tàu ra vế đối: “Lỵ mỵ võ lượng tiểu quỷ” để giễu cụ xấu như quỷ. Cụ đã đối lại thế này: “ Cầm bà tỳ sắt bát đại vương”. Người Tàu kinh ngạc về khẩu khí, tiên đoán con cháu cụ đến đời thứ tám sẽ làm vua. Về nước, cụ nghiền ngẫm kinh sử viết ra cuốn “ Bá nghiệp bí kíp” chỉ truyền riêng cho con cháu trong nhà. Nay ta tính, Mạc Đặng Dung đã là đời thứ bảy, đã đến lúc, cho nó làm theo “ Bá nghiệp bí kíp” chuẩn bị sẵn thế lực cho con nó làm vua. Thời xưa họ Trần chỉ làm nghề chài cá từ Hải Đông về kinh dựng nghiệp cũng chỉ hai đời đã lấy được ngôi nhà Lý. Bây giờ ta tin, thằng Dung cũng làm nghề chài cá, cũng từ Hải Đông về kinh dựng nghiệp thì con nó cũng sẽ được làm vua như nhà Trần cho coi.
Đặng Xuân há mồn kinh ngạc, không ngờ một nhà chài cá thường, phải sống dựa vào nhà mình mà lại có mưu đố sâu xa và to lớn đến vậy. Đúng là dòng dõi “ Lưỡng quốc trạng nguyên” có khác.
Từ đó Dung ở nhà học binh thư và luyện tập võ nghệ theo sách cổ. Bãi cát sông Chanh là nơi tập luyện lý tưởng, vừa rộng thoáng, vừa sạch sẽ, vừa êm như đệm, bày trận dễ, luyện quyền cước dễ. Một hôm trăng xuống. Dung nghỉ đỡ mệt thì thấy một chuyện lạ lùng. Mặt sông lăn tăn ánh vàng bỗng động tiếng nước, có hai bóng người từ từ đi lên, một người mặt toàn đồ đen, một người mặc toàn đồ trắng. Đến giữa bãi cát họ xe đài rồi đấu võ với nhau. Dung nép vào bụi cây quan sát. Trong chớp mắt hai người biến thành hai con trâu húc nhau. Những miếng khóa sừng, khóa cổ, đọ trán, quai nghiêng diễn ra loang loáng. Bất giác Dung giơ tay làm theo. Hai con trâu đấu với nhau bất phân thắng bại chừng một canh giờ thì sóng đôi lao rầm rầm xuống nước. Lát sau mặt sông trở lại êm đềm như không có chuyện gì xảy ra. Dung ra bãi luyên heo các miếng đánh của trâu. Liền ba hôm sau khi Dung được chứng kiến đôi trâu nước húc nhau thì cũng thành thục các miếng đánh, đỡ. Từ đó không thấy đôi trâu lên bãi nữa. Dung biết đó là trâu thần giúp nên giữ kín chuyện không cho ai biết việc kỳ lạ ấy. dung tự sắp xếp lại các thế thành bài võ “ Ngưu đấu”. Cốt lõi của võ “Ngưu đấu” là dùng sức. Dung từ đó chăm rèn sức thêm.
Năm mười tám tuổi Dung đã vâm váp, cường tráng, hai tay mang hai cối đá đại đi nhẹ như không. Dự các hội vật trong vùng đều giữ giải nhất không ai phá nổi.
Bấy giờ ở làng có hai con trâu đực mọng húc nhau ác liệt một sống một chết. Dân làng chỉ biết xem mà không ai dám lại gần. Hai người chủ trâu kêu gào lạc giọng. Có người đốt rơm ném lên đầu nhưng hai con trâu chỉ rời nhau chốc lát cho rơm lửa rơi xuống là lại xáp vào nhau. Chúng căng sức thế không con nào dám bỏ chạy trước. Mạc Đặng Dung nghe tiếng huyên náo mới chạy đến xem xảy ra chuyện gì. Thấy đôi trâu húc nhau quyêt tử mà không ai dám ra cản. Dung đã một mình tiến ra thử sức. Dân làn phập phồng lo sợ thay cho đô vật trẻ có bị trâu húc lòi ruột không. Do khóa chặt nhau nên khi có người đến hai con trâu chỉ đưa mắt nhìn rồi lại vội gồng sức đấu nhau. Dung vận dụng sức đánh mạnh vào khủyu chân trước một con. Con này bị khuỵu chân, núng thê bỏ chạy. Ngay lập tức Dung dùng miếng quai ngang đánh vào mắt con trâu kia. Con này tối tăm mặt mũi cũng ù té chạy về hướng đối diện. Dân làng ồ lên thán phục. Một cụ già râu tóc bac phơ vội quỳ mọp xuống lạy, miệng nói:
– Trăm lạy ngài Ngưu tướng quân, ngàn lạy ngài Ngưu tướng quân.
Thấy vậy mấy người khác cũng quỳ lạy một lượt. Rồi cụ già sai trai tráng công kênh Mạc Đặng Dung về đình làng, gióng trống chiêng báo với thành hoàng.
Từ đấy dân Cổ Trai coi Mạc Đặng Dung như thánh sống.
Thấm thoắt đã mười năm Mạc Đặng Dung thôi học ở trường quan Thượng. Nghe tin thầy ốm nặng Dung sang sông đến thăm. Khi qua làng Yên Minh, Dung thấy dân làng chạy nháo nhào như gặp cướp biển. Những tên lính vồ lấy các cô gái trẻ, còn các cô thì giãy giụa gào khóc. Sắc lính triều đình. Chẳng lẽ nhà nào mắc tội tru di ba họ? Yên Minh làm gì có nhà quyền quý mà phải đắc tội với trên. Dung lặng lẽ đi theo lính về phía đình làng. Ở sân đình có một thanh niên dáng mảnh mai dùng cây trường thương đánh trả toán lính vây quanh. Gặp một cụ già, Dung thi lễ hỏi:
– Cụ ơi, làng ta có nhà nào đắc tội với triều đình thế ạ?
– Không có ai đắc tội đâu.
– Sao lính bắt người, lại có cả người bị đâm nữa?
– Già nghe bảo triều đình tuyển cung nữ. Quan phủ sai lính về các langfbawst hêt con gái chưa chồng về phủ. Ai chống lại thì nhà tan người chết. Trước đây triều đình có tuyển cung nữ thì mỗi xã chọn một người, về huyện chọn lại một lần nữa, cả huyện có khi chỉ được một người. Ai được tuyển triều đình chọn một ngày, sai nội quan mang lễ vật đến đón, cha mẹ được phong thất phẩm hưởng lộc nước hẳn hoi. Sao lần này lại có kiểu tuyển cung nữ lạ đời thế.
– Cụ ơi, hay đây bọn Tàu ô giả danh triều đình bắt người đem đi bán?
– Già cũng định ra đình hỏi cho ra nhẽ đây.
– Con xin cụ hãy trở lui. Để con ra góp sức với anh kia là đủ. Đúng sai thế nào hẵng cứ cứu người đã.
– Cẩn thận cậu nhớ.
Dung thét to một tiếng: “Đừng sợ! Có ta giúp sức đây” rồi xông vào sân đình, hai tay bổ thượng, bổ ngang những đòn chí tử. Hai tên lính đâm phía sau anh thanh niên bị Dung đánh gục tại chỗ không nhổm dậy nổi. Dung dựa lưng vào người thanh niên nói nhỏ:
-Phải ra đòn quyết định mới cứu được người, chớ nương tay.
– Vâng.
Người thanh niên gạt một đường giáo, đồng thời dướn người, tay phải đâm ngập mũi thương vào một tên lính khác. Thấy hai tráng sĩ ra đòn tiêu diệt, số lính còn lại vội vứt giáo nhảy tường tháo chạy. Tên cai chống gưởm cửa đình gườm gườm:
– Bọn dân đen chúng mày dám chống lệnh vua à?
– Vua nào ra lệnh bắt gái cả làng thế này?
– Sắc chỉ đây. Lệnh cho huyện Nghi Dương tuyển ba nghìn cung nữ. quan phủ đã có trát cho các xã trưởng, xã nào cũng lần lữa nộp không đủ số. Hai chúng bay về đi, tội đánh trọng thương lính phủ ta tha cho.
Dung mắng:
– Mày ăn lộc nước mà không biết lo cho dân. Bắt gái cả huyện đẻ trai tráng ở không cả à, liệu có xảy ra loạn không? Em gái mày bị bắt mày có cam chịu không? Khôn hồn thì bước, thả hết người ra.
Viên cai này không phải tay vừa. Hắn lui vào trong đình giữ cửa. Dung tay không thể tiếp cận để ra đòn. Cây trường thương của người thanh niên cũng không phát huy được. Dung bàn:
– Anh đâm nó, rồi dùng thương gạt gươm của nó, mở đường cho tôi đột nhập vào. Nào, hai, ba!
Nhờ kế nay, Dung đã qua được cửa. Tên cai ra đòn liên tiếp. Người thanh nieendo vậy cũng qua được cửa, và dùng thương khống chế được tên cai. Hắn hạ gươm van:
– Tôi là lính phải làm theo lệnh, xin hai anh tha mạng.
– Tha cũng được, nhưng từ nay chớ hùa theo bọn ác quan làm hại dân nữa nhé. Ra lệnh thả người đi.
Viên cai nói lớn:
– Các cô được về nhà làm ăn. Nhưng cẩn thận với quan phủ còn về lùng bắt đấy.
Đoạn viên cai quay lại nói với hai người:
– Tôi cũng hết đường về phủ rồi, tạm thời tôi sẽ lánh sang Ba Đồn, nếu cần anh cứ gọi cai Don này, tôi sẽ giúp sức.
Dung ái ngại:
– Làm người tốt cũng khó nhỉ! Thôi tạm biệt anh Don nhé.
Các cô gái làng Yên Minh vây lấy hai chàng trai và sụp lạy như tế sao. Mạc Đặng Dung đỡ từng cô dậy và nói:
– Hai chúng tôi còn trẻ mà các cô làm thế này định để chúng tôi ế vợ à?Nào đứng dậy cả đi.
Các cô e thẹn đứng dậy. Vừa lúc đó cụ già Dung gặp khi trước đi vào nói:
– Dân làng xin cảm ơn hai tráng sĩ đã xả thân cứu người. Nào các cháu, các cháu chọn hai người xinh đẹp nết na nhất giúp hai tráng sĩ đi.
Hai chị em sinh đôi Mận và Đào được các các cô cử ra. Mận là chị đi với Mạc Đặng Dung, còn Đào đi với Phạm Gia Mô, tên người thanh niên dùng trường thương. ÔI, số trời khéo xe. Mận nghĩa là Lý, dòng họ đế vương lập ra nhà Đường và nhà Lý. Mận sẽ tạo thêm âm phù giúp cho Mạc Đặng Dung nên nghiệp lớn sau này. Dung đáp lại cụ già:
– Cụ và đan làng có ý se duyên cho chúng con, chúng con xin nhận. Nhưng cho chúng con xin gửi lại hai cô Mận, Đào lại, để chúng con về thưa chuyện với ông bà và cha mẹ đã, rồi sính lễ sẽ đưa đến rước các cô về theo đúng tục lệ.
– Phải đấy. Già xin thay mặt dân làng tạm nhận, tạm nhận.
Chia tay cụ già và các cô gái, Mạc Đặng Dung đi tiếp về phía nhà quan Thượng. Phạm Gia Mô chạy theo nói:
– Cảm ơn anh đã trợ chiến. Tôi là nho sinh Phạm Gia Mô ở Phạm Xá. Còn anh?
– Tôi là Mạc Đặng Dung ở Cổ Trai.
Phạm Gia Mô sững sờ:
-Thế ra chính anh là Ngưu Tướng đó ư? Chả trách mỗi lần anh vung tay là một tên lính nát ngực, gãy cổ. Tôi tính đến tìm anh đây.
Dung khiêm nhường đáp:
– Tôi chẳng qua chỉ là một anh thuyền chài thôi, có gì đâu mà anh phải bận tâm thê.
– Tôi đang học ở Mộ Trạch chờ ngày ghi tên bảng vàng. Mới rồi quan Thượng Lễ bộ về quê có nói chuyện triều đình sắp tổ chức thi võ cử, tôi tính đến thử sức với anh và rủ anh cùng đi thi, không biết ý anh thế nào?
-Thi võ cứ à? Có giống thi hội sĩ nhân không?
– Gần giống. Thi võ cử chọn ifgioir võ làm tướng. Nếu đỗ, khác nào tự tiến cử mình. Vua biết mặt, Chúa biết tên, chứ cứ ở làng quê thế này thì ai biết. Đi anh nhá.
-Cũng hay đấy. Vậy mời anh về nhà tôi đã rồi tính.
Mạc Đặng Dung và Phạm Gia Mô vừa đi khỏi thì dân làng cũng đổ về chật sân đình để tạ ơn các anh hùng , nhưng đã châm chân . Mấy cô gái trẻ nói với cụ già :
-Cụ ơi, chúng cháu nghe họ nói chuyện thấy bảo có một người là Ngưu tướng hay sao ấy.
Thôi thế thì đúng là người anh hùng tay không đánh bại đôi trâu đực mộng húc nhau ở Cổ Trai rồi.
ﮪPhạm Gia Mô vốn dòng họ Phạm Sư Mạnh thời Trần. Trước đấy tổ phụ từ Giang Nam phiêu bạt đến Kính Chủ thấy sơn thủy đẹp thì ở lại. Tổ phụ là môn đệ của thương pháp Dương gia. Ngươi chỉ truyền dạy cho con cháu để giữ đất phòng thân. Hang đá Kính Chủ vừa rộng rãi vừa kín đáo là võ đường đắc địa của họ Phạm. Gặp khi quân Nguyên Mông sang đánh Đại Việt, Phạm Kính Chủ theo Hưng Đạo Vương lập nhiều công lớn, đặc biệt trong trận thủy chiến sông Bạch Đằng, được vua ban tước hầu. Truyền đến Gia Mô đã tám đời vẫn giữ được căn bản. Trận đấu đình làng Yên Minh là lần đầu tiên Mô được sử dụng thương pháp gia truyền. Kể ra cũng chưa được tinh diệu, tuy nhiên cả chục tên lính phủ không phạm được đến người. Mô không thắng được họ chẳng qua là do phải nương tay không dám phạm đến thân thể họ vì sợ bị tội chết. bây giờ đất nước thái bình trọng văn hơn võ nên gia đình cho Mô theo học thầy giỏi tại Mô Trạch, đất khoa bảng đang kỳ hưng thịnh. Gia Mô học chữ nhưng thích binh pháp Tôn Ngô hơn nên mãi chưa đủ tài ứng thí ghi tên bảng vàng. Từ khi vua Đoan Khánh lên ngôi tin dùng ngoại thích lấy Quốc cữu Khương Chủng và nội quan Nguyễn Nhữ Vi toàn quyền lưa chọn người bảo vệ này . Đây là vệ quân đặc biệt chuyên tổ chức các cuộc đấu võ mua vui cho Nhà vua. Ban đầu những trận đấu diễn ra tẻ ngắt, Vua không xem hết trận đã đứng dậy. Khương Chủng bèn lập ra đội Tưởng và đội Mã thi đấu sinh tử thì quả nhiên được Vua tán thưởng. Lạ một điều là vệ Võ Đạo vẫn cứ có người gia nhập vì đó toàn là những kẻ cùng đinh hoặc vô lại. Nếu có bị thương tích thì cũng được bổng lộc đủ sống hết đời không quá khổ sở. Nhưng bọn vô lại thi đấu không có nghề nên vẫn kém hấp dẫn. Khương Dụng muốn tuyển những võ sĩ thực thụ để những trận đấu giữa Voi và Ngựa thêm phần căng thẳng, kịch tính nên mới đứng ra tổ chức thi võ. Những ai đỗ tam trường thì được phong tạo sĩ, cho làm quan võ ở các vệ Ngự lâm quân, còn những người đỗ nhất trường, nhị trường sẽ được tuyển vào vệ Võ Đạo, vừa làm nhiệm vụ huấn luyện, vừa làm nhiệm vụ thi đấu. Gia Mô học ở Mộ Trạch được biết tin triều đình thi võ cử là do quan Thượng thư Vũ Hữu về quê nói chuyện. Mô liền nảy ra ý định “rẽ ngang” dự thi võ cử trước. Mô chủ ý tìm các võ sĩ trong vùng thử sức. Một lần về thăm quê nghe tin ở Cổ Trai có người đánh bại đôi trâu đực mộng húc nhau nen nóng lòng tìm đến. Trên dườngđi thì gặp lính phủ hại người ở Yên Minh liền ra tay cứu giúp và gặp chính Mạc Đặng Dung ở đó. Thật là có duyên với nhau.
Sau khi dùng bữa, Mạc Đặng Dung mời Phạm Gia Mô ra bãi sông Chanh đấu võ. Ở mục đấu sức, Dung hai cánh tay mang hai cối đá đại đi lại trăm bước mà không thở gấp. Gia Mô chỉ mang nổi một cối, đi khó khăn lắm mới đủ một trăm bước. Ở mục đấu vật, Dung đứng tấn Gia Mô không nhấc nổi mà cũng không đẩy ngã được. Đặng Dung bấy giờ mới từ từ cúi xuống túm khố Gia Mô rồi vận sức nhấc bổng lên qua đầu. Ở mục đấu võ Đặng Dung đánh tay không, Gia Mô sử dụng cây trường thương. Những đòn “ Ngưu Đấu” Đặng Dung tung ra vừa nhanh vừa mạnh nhưng Gia Mô đều né tránh nhẹ nhàng hóa giải được. Ngược lại, những đường thương của Gia Mô tuy rất biến hóa cũng bị Đặng Dung gạt đỡ được, đồng thời lại tung ra những đòn đánh phối hợp nên thương không phạm được đến người. Ở mục bắn cung thì Đặng Dung chịu thua vì chưa sử dụng cung tên bao giờ.
Gia Mô ở lại Cổ Trai để học thêm võ “ Ngưu Đấu”, luyện sức và hướng dẫn Đặng Dung cách đánh thương và bắn cung, vì khi đánh trận đâu phải lúc nào cũng có thể áp sát kẻ địch để ra đòn được. Bên dòng sông Chanh những đêm này luôn lấp loáng bóng hai người một đen một trắng đấu võ. Thỉnh thoảng dân làng có việc gì đi qua bãi sông lại bảo nhau trông thấy đôi trâu thần từ dưới sông đi lên bãi húc nhau và cứ đến giờ Tý thì xuống sông biến mất.
Sau hơn một tháng Mạc Đặng Dung và Phạm Gia Mô cùng nha on luyện võ nghệ thì xã trưởng Mạc Hịch nhận được giấy báo của quan huyện về việc sơ khảo võ sinh để đi dự thi võ cử ở triều đình. Ở Cổ Trai, Đặng Xuân đã lên chức tiên chỉ và giao cho con rể giữ chức xã trưởng vài năm nay. Mạc Hịch chứng nhận cho Mạc Đặng Dung và Phạm Gia Mô lên huyện khảo thí. Cả hai đều dễ dàng vượt qua huyện thí và được cấp giấy về kinh ứng thí. Hai chị em Mận, Đào hối hả chuẩn bị. Nào khâu tay nải mới. Nào vá lại quần áo. Nào thêu túi đựng tiền. Trong túi là “bùa yêu” gồm một nhúm tóc và một cái vỏ ốc lóng lánh xà cừ nhặt ở bờ sông Chanh. Hai chị em tiễn hai changftrai tới tận đường cái quan và dặn đi dặn lại: “ Thi đỗ làm quan ở kinh cấm có xí xớn với công chúa, tiểu thư nào đấy”. Mạc Đặng Dung cười hơn hớn đáp:
– Sức này một hôm xa vợ đã khó chịu rồi. Sợ nhất có cô góa chồng nào cứ lăn vào lòng thôi.
Mận đỏ hoe mắt cá chày, thổn thức:
– Hay cho em theo lên kinh với.
Phạm Gia Mô gạt đi:
– Một ngày nên nghĩa, nghe gì lời nói đùa của anh Dung ấy. Hai chị em lên theo luấn quấn chúng tôi còn sức đâu mà đấu võ nữa. Hai chị em cứ yên tâm mà về đi. Đã có bùa yêu yểm chúng tôi rồi.
Hai chị em bịn rịn đứng nhìn mãi, chỉ khi xe ngựa chở họ đi khuất hẳn tầm nhìn hai chị em mới chịu quay về. Phía tây rực lên một quầng sáng vàng rực rỡ, dường như có một con rồng lửa vừa nhào lộn mấy vòng trên mây vậy. Hai chị em nhìn theo lo lắng không biết điềm gì. Liệu hai người có yên ổn đến kinh thành không.
Lần đầu tiên đến kinh thành, Mạc Đặng Dung và Phạm Gia Mô dài cổ ngắm nhìn mọi thứ. Cái gì cũng đẹp, cũng tinh xảo hơn ở quê nhà. Lầu các cung điện thì tầng tầng lớp lớp chạm trổ cầu kỳ, màu sắc rực rỡ. Ngắm phố, dạo chợ một hồi mỏi chân, hai anh em đi ra bờ Hồ Tây hóng gió. Hồ rộng như cửa biển ở quê nhà, nhìn không thấy bờ bên kia. Từng đàn sâm cầm sập bay lên, đậu xuống như đám mây đen vần vũ. Tiếng chim kêu huyên náo. Sóng lăn tăn vỗ dào dạt vào bờ. Gió đưa hương sen thơm ngát. Sen chiếm lĩnh mặt hồ trải một màu xanh tít tắp. Chùa Trấn Vũ cô tịch ven hồ càng làm tăng cái dịu mát và sự thoát tục nơi đây. Nằm thả mình trên cỏ Dung bình phẩm:
– Nơi đây dành riêng cho hoàng tộc thưởng ngoạn phong cảng, tĩnh dưỡng tinh lực tinh lực thì tốt quá.
Phạm Gia Mô tham gia:
– Thì thời Lý đã cho xây dựng cung điện trên bờ hồ rồi đó thôi. Vua Lý Nhân Tông ồi trẻ mải chơi hồ suýt bị đắm thuyền rồi đổ vạ cho Thái sư Lê Văn Thịnh tháp tùng, anh còn nhớ chứ!
– Nhớ! Nhưng nơi này để luyện quân thủy càng thuyệt hảo.
– Ừ nhỉ! Thế mà trước đây các triều đại chỉ giao chiến trên sông Nhị Hà. Thời Trần có trận đại chiến ở bến đò Chương Dương. Đức thái Tổ thì dựng đài chỉ huy ở dinh Bồ Đề. Hồi đó trẻ con vẫn hát “Nhong nhong ngựa ông đã về/ Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”. Nếu cần tiến đánh Thăng Long chỉ cần một đội quân nhỏ theo đường hồ này đã uy hiếp được Hoàng thành rồi.
Đúng. Phải có một trại thủy quân ở đây mới được.
Làn gió nhẹ đưa hương sen từ hồ phả tới. Không gian càng dịu mát hơn. Một chiếc thuyền nhỏ ra khỏi vạt sen xanh tốt hướng ra giữa hồ. Cùng lúc đó mây khói nổi lên cuồn cuộn mau chóng che kín con thuyền. Mạc Đặng Dung buột miệng:
– Này, giữa ban ngày mà mặt hồ nổi mây kìa. Con thuyền bé tí như chiếc lá tre trên trời vậy.
Phạm Gia Mô bình luận:
– Ta ở trên bờ tưởng là bình thường chứ trên thuyền đột nhiên gặp cảnh này lại có sóng nữa thì cũng đủ để thần hồn nát thần tính đây, Anh có biết vụ án hồ Dâm Đàm này không?
– Không biết. Cậu kể xem nào.
– Hồ này có tên là Dâm Đàm vì thường ngày có mây nổi thế kia. Một lần vua Lý Nhân Tông cùng một cung nữ thấy trời quang, hồ đẹp nên tự tay chèo thuyền nhỏ ra giữa hồ dạo chơi. Bỗng mây khói nổi lên che kín trời đất. Vua tưởng thủy quái hại vô cùng hoảng sợ, tiếng sóng vỗ dạt dào vào mạn thuyền lại cứ tưởng sóng to gió lớn do thủy quái gây ra, tay chèo lỏng,thuyền càng chao đảo dữ dội.Vua bât giác kêu cứu. Từ phía hành cung Thái sư Lê Văn Thịnh vội vàng môt mình chèo thuyền ra hồ ứng cứu. Ở phía làng Võng Thị cũng có một thuyền cá lao ra. Khi thuyền Thái sư đến gần, chẳng hiệu sao Vua nhìn lại ra hổ liền kêu to: “Có Bạch Hổ! Ai cứu tôi với!”. Muc Thận hỏi: “Ở đâu?”. “Chỗ có nước động đó”. Mục Thận quang lưới băt được Thái Sư. Mục thận đưa Vua và Thái sư vào bờ. Thái sư bị đánh tội hóa hộ hại Vua cướp ngôi. May nhờ Thái hậu Ỷ Lan nhớ công đi sứ đòi lại được ba huyện sáu động biên giới và công dạy bảo vua từ nhỏ mà tha tội chết chỉ bị đày đi ở Thao Giang.
– Đúng vậy, Thái sư Lê Văn Thịnh đã chịu oan uổng rồi. Muốn tranh ngôi đoạn vị phải có thực quyền, phải được lòng thiên hạ. Dương Nhật Lễ từ địa vị thiên tử nghĩa nam, được kế vị hợp di chiếu của tiên đế nhưng có ở ngôi được lâu đâu. Còn nhà Trần, nhà Hồ lên ngôi bằng thực quyền thì vẫn vững vàng. Mấy kẻ sĩ nhân ra sức rao giảng: “ Sao chuông to lễ nghĩa không về!” không cứu nổi nhà Trần bị phế, ừ chuông lễ nghĩa ấy đã mục ruỗng rồi. Còn Thái sư Lê Văn Thịnh là bậc túc nho nặng về lễ nghĩa quân thần, khoomh kéo bè kết cánh, không có binh quyền làm sao có thể nghĩ đến chuyện đoạt ngôi được. Hơn nữa, dù có giết được vua thì triều đình sẽ lập người họ Lý lên ngôi đâu có chuyện cứ giết được vua là đoạt được ngôi. Máu chảy thành sông, xương chất thành núi mới có được ngôi cao chín bậc ấy. Một vụ án quá hàm hồ mà sử quan sao có thể chép lại được.
Đang bàn luận bỗng có tiếng huyên náo phía Hòe Nhai rộ lên, người chạy nháo nhác. Một toán lính sắc vệ Võ đạo đang hoạt động nơi đó. Người thì quây màn. Người thì lôi kéo phụ nữ. Người phụ nữ giãy giụa kêu khóc nhưng vẫn bị kéo xềnh xệch về phía màn trướng. Mạc Đặng Dung hỏi một người dân đi qua:
– Bác ơi, xin hỏi, ở kia người ta chăng màn bắt người để làm gì vậy?
Người đàn ông nhìn hai thanh niên lạ mặt lộ vẻ ngạc nhiên hỏi lại:
– Các anh là người ngoài trấn vào kinh lần đầu à? Quan cận thần bắt đàn bà con gái hành lạc ngoài phố giữa ban ngày thì ít ra cũng phải che màn chứ. Khôn hồn thì cứ giả ngơ giả điếc đi.
– Bác ạ, ở quê cháu có chuyện quan bắt con gái son đòi tiền chuộc nếu không sẽ bị đem bán cho nhà giàu làm thê thiếp. Ở kinh có chuyện động trời này. Việc xảy ra ở ngay chân thiên tử mà thiên tử vẫn làm ngơ ư.
– Ai dám động vào họ. Ngoại thích sủng ái của vua đấy. Dân còn khổ, thế này đã thấm vào đâu.
– Thế các quan can gián đâu?
– Vua hiền mới có quan can gián chứ vua ác liệu có được hai mươi tám người thay nhau chết cho vua tỉnh ngộ không. Độ đài trạng nguyên Nguyễn Quang Bật là ifddaauf tiên bị vua cho xử tử ngay sau khi lên ngôi đó.
– Ngài vị tự xử vì can gián à?
– Vì tội làm tôi trung. Vua Hiến Tông lập hoàng tử thuần làm thái tử. Sau khi vua băng hà, Hoàng tử Tuấn tính tình cứng rắn, chê Thái tử nhu mì không xứng lên ngôi. Bà Kinh Phi không những không bảo ban Hoàng tử lại còn sai nội quan đút lót các quan đại thần làm chuyện phế lập. Đến nhà Đô đài, bị ngài từ chối thẳng: “Tiên đế đã lập Thái tử lại có di mệnh, kẻ nào dám trái? Bản quan giữ chức Đô đài nếu vua sai phải can gián, thân sao dám theo trái đại nghịch bất đạo được. Xin các vị đừng làm điều dại dột ấy trong lúc tiên đế vừa nằm xuống này. Ta cũng vì việc ấy mà bỏ qua cho”. “ Vâng, vậy cúi xin đại quan xá cho”. Bà Kính Phi vẫn chư abor ý định, lại sai đi lôi kéo quan Lễ bộ thượng thư Đàm Văn Lễ. Lễ cũng khuyên không làm trái đạo, kẻo lại giẫm vào vết Lê Ngọa Triều. Thấy các quan đại thần không theo, bà Kính Phi phải bảo Hoàng tử Tuấn: “Con đành chịu nhẫn vậy. Cứ để Thái tử lên ngôi, rồi ta có cách để con lên ngôi đường hoàng”. Vua mới lên ngôi được vài tháng đang sức thanh niên mà đột ngột bị cảm chết. Triều đình hội kiến sách lạp Hoàng tử Tuấn kế vị. Việc đầu tiên của vua là sai bức tử nội quan hầu vua Túc Tông để tránh lộ chuyện thị phi về cái chết của vua. Bị cảm hay bị đầu độc đây? Ai dám làm sáng tỏ việc này khi kẻ chủ mưu còn đang ở ngôi. Việc tiếp theo là xử lý hai viên quan đại thần đã không biết thức thời. Vua xử thần tử, thần bất tử bất trung. Đô đài Nguyễn Quang Bật đỗ Trạng nguyên năm Hồng Đức thứ mười lăm, khi làm quan ở Viện hàn lâm được vua Lê Thánh Tông cho dự Tao Đàn. Trước khi trẫm mình ở sông Phúc Giang, Đô đài có thơ tuyệt mệnh:
Trời, trời xanh. Nước, nước xanh
Ai đem người ngọc đến Nam Ninh
Nào chàng Liễu Nghị đi đâu tá
Sao chẳng đưa thư tới Động Đình.
Đây là Đô đài coi cái chết của mình giống như việc Liễu Nghị đưa thư tới thần hồ Động Đình. Trẫm mình tự xử mà kỳ thực là đến cõi thần tiên đó chứ. Ôi, trung thần nghĩa sĩ thương thiệt thân đoản mệnh vậy đó.
Phạm Gia Mô bàn góp:
– Tôi được học bài “Đối đình sách” của quan Trạng Đô đài rồi. Đúng là mẫu mực. Những kiến giải vê cách dùng người của Triệu Tống rất chặt chẽ, thiết thực, mà văn phong thì khúc chiết, trong sáng. Học trò cả nước đều lấy đó để học tập, trau dồi.
– Thế sách có ghi về đời tư quan trạng không?
Có ghi, vắn tắt thôi. Ngài sinh năm Giáp Thân đời Quang Thuuanj thứ năm. Nhà nghèo phải mở quán bán nước ở Cầu Khoai nằm trên đường cái quan từ kinh thành về bến Bình Than. Cái quán nằm ở chính giữa phần đỉnh miếng đất có thế “Hoàng Bảng”. Có thầy địa lý nghỉ uống nước tấm tắc khen: “ Cậu khéo chọn đất mở quán. Nếu chịu khó học hành việc đứng tên bảng vàng nay mai chẳng khó gì”. Quang Bật nghe lời tìm thầy học. Do chăm chỉ thức khuya dậy sớm học bài, mát cậu bị đau nhức, nước mắt chảy quanh năm. Khoa thi Giáp Thìn, mới 21 tuổi cậu dự thi Hội, được lấy trúng cách cho vào ti Đình, và xuất sức đỗ Trạng nguyên. Quan trạng cũng hay thơ. Trong tập “ Quỳnh Uyển cửu ca” ngài họa đủ chín bài của vua Lê Thánh Tông. Tôi rất thích bài “ Mai hoa” thế này:
La Phù sơn hạ tiểu thôn cô
Địch lịch tiêu đẩu vạn hộc chu
Bách hoa hương phiêu phong ngoại viễn
Ngũ chu y bạc tuyến trung cù
Xuân hồi đông các tình đa thiểu
Nguyệt mãn tây hồ mộng hữu vô
Thiên ý dục tư điểu đinh dụng
Hoa khôi tiên phóng lưỡng tam chu
Bài này chuyển sang Nôm là:
Dưới ngọn La Phù xóm lẻ loi
Đầu cành vạn đóa nở đầy trời
Hương đưa theo gió ngoài trời cuốn
Áo mỏng gầy gò dưới tuyết phơi
Xuân đến gác đông tình vấn vít
Trăng đầy hồ nước mộng chơi vơi
Ý trời những muốn điều hòa vạc
Nở trước hoa mấy nhánh chồi.
Nghe xong Mạc Đặng Dung trầm ngâm nói một mình: “ Tài như trạng, số phận cũng chỉ đến thế thôi. Ông vua dốt đến đâu cũng có thể hạ chỉ bắt trạng tự xử được, Tổ phụ “Lưỡng quốc trạng nguyên” của ta nói đún lắm. Ta quyết không làm một thứ trạng nào đó mà phải thâu tóm quyền lực, đứng đầu thiên hạ cơ”. Rồi Mạc Đặng Dung hỏi:
– Thế không có ai dám đứng ra trừng trị bọn vi phạm vương pháp giữa thanh thiên bạch nhật kia à?
– Có họa là lục lâm hảo hán Lương Sơn Bạc. Hỡi ơi, rừng núi thì xa, nếu có thì hảo hán lục lâm liệu có dám về kinh thành làm việc trượng nghĩa không?
– Tôi không phải hảo hán lục lâm nhưng ông có tin tôi sẽ cho chúng một bài học không?
– Đừng, đừng! Anh bạn trẻ đừng kích động mà thiệt thân vô ích.
Mạc Đặng Dung nháy mắt vơi Phạm Gia Mô. Mô gật đầu. Hai người đi thẳng tới bức màn trướng, chui vào trong đó. Vừa hay bọn lính mang về một cô gái. Chungsnems cô vào màn và dặn:
– Liệu hồn hầu ngài cho tốt. chúng ông không nó nhiều đâu.
Cô gái thấy những hai ngài trong màn thì tròn mắt há mồn kêu không thành tiesng. Lại thêm một ngài mặc bộ đồ gấm tía, mặt mũi phưong phi đang phe phẩy quạt bước vào. Hai ngài trong trướng ra hiệu bảo cô gái im lặng. Ngài ở ngoài thì cười to nói lớn vẻ thỏa mãn:
– Xem em ún hôm nay có vừa mắt không nào. Hễ, hễ. hễ!…Hầu quan tốt quan thưởng nhớ. Hễ, hễ. hễ!…
Quan vừa vén màn vào đã bị Mạc Đặng Dung đánh mạnh vào bụng. Quá bất ngờ, quan đau đớn gập người gục xuống, mồn há ngáp ngáp. Phạm Gia Mô bồi tiếp một cú đá song phi vào sườn, quan ngã vật ra đất rên ặc ặc như con chó bị chọc tiết. Mô sấn lại xé rách áo quần quan rồi trói lại, nhét giẻ vào mồn, ròi bảo cô gái:
– Mau nữa hai chúng tôi se dần cho bọn lính một trận, thừa cơ cô trốn đi nhé.
Cô gái quỳ sụp lạy như tế sao, miệng lí nhí:
– Em là Mơ, xin đội ơn cứu mạng!
– Thôi, cô không phải phiền nữa. Nhớ lựa lúc thuận lợi mà trốn đi đấy.
Hai người vén màn bước ra ngoài. Hai viên lính gác ở ngoài thấy vậy trố mắt hỏi:
– Chúng bau mù không nhìn thấy màn quan thượng à mà còn dám đi qua đây. Muốn chết hả?
Mạc Đặng Dung quát:
– Chúng mày làm càn mới đáng tội chết!
Vừa nói Dung đã áp sát một tên ra đòn. Tên này gục ngay xuống đất. Tên lính thứ hai ù té chạy, miệng hô:
– Cứu, cứu với!
Phạm Gia Mô giằng lấy cây giáo của tên lính vừa bị đánh gục, phóng theo tên lính bỏ chạy. Cây giáo cắm phập vào người, ghim chặt tên lính xuống đất. Những tên lính vệ Võ Đạo thấy biến hò nhau trở về bảo vệ chủ. Chúng vây chặt hai người trong nhưng lưỡi gươm sáng lòe, ngọn giáo nhọn hoắt. Mạc Đặng Dung và Phạm Gia Mô tựa lưng vào nhau bình tĩnh đánh trả. Dân phố đứng xem đông nghịt, ve hả hê vì “cậu trời” lần đầu bị trừng trị. Những sắc lính vệ Võ Đạo kéo đến ngày một đông. Dung nói khẽ:
– Mở đường máu mà rút về vùng bên kia hồ thôi.
Hai anh em ra đòn dữ dội hạ gục nhiều lính. Nhưng cái vòng vây chỉ giãn ra chứ không bục vỡ như hai anh em mong muốn. Bọn lính Võ Đạo được huấn luyện kỹ để thi đấu sinh tử cho vua xem chứ không như bọn lính phủ huyện. Máu càng chảy chúng càng hăng.
Bỗng vòng vây lính nhốn nháo. Một thanh niên cao lớn, thân thủ nhanh nhẹn, tay cầm đại đao đánh tới tấp. Mỗi đường đao phát quang bọn lính. Tráng sĩ tiến vào giữa vòng vây, chống thanh đao xuống đất quát lớn:
– Khôn hồn mau đem chủ về phủ ngay ta tha cho. Lần sau chớ có làm bậy nữa.
Bọn lính vội thu gươm giáo, đứa thu màn, đứa dìu kẻ bị thương lệch thệch rút đi. Tráng sĩ bảo hai anh em:
– Chúng ta cũng mau rút nhanh. Cấm y vệ đang đến đấy.
Viên quan thượng vừa được cởi trói đã chửi ầm lên:
– Quân ăn tàn phá hại để cho bọn chó nó hành hạ bố mày thế này à! Về phủ rồi chúng mày biết tay ông.
Quan thượng dám ngang nhiên quây màn bắt gái hành lạc giữa phố chính Quốc cữu Đô chỉ huy vệ Võ Đạo tên là Khương Chủng, người Phù Chẩn – Đông Ngàn. Bố mẹ làm ruộng, nhà nghèo. Bố thỉnh thoảng đi đánh chài mò kiếm bữa tươi. Tháng ba nông nhàn có khi bố đi đánh chài suốt tháng. Sáng ngày ra mẹ đi đón cá về bán chợ Giầu. Năm ấy bố đến đánh cá ở vực Chẩn. Vực rất sâu nhưng nhiều cá, lại toàn cá ngon. Người bố dầm nước lạnh suốt đêm nên bị chuột rút chết đuối. Mẹ đến đón cá không thấy người đâu, chỉ thấy phao cái và giỏ cá, thần hồn nát thần tính vừa kiêu khóc vừa nháo nhào lao xuống nước vớt chài lên. Vực Chẩn đứng thành vại khiến cho người mẹ không có chỗ đứng chân cứ chìm dần chìm dần xuống nước. Đúng là “ sinh ư nghiệp, tử ư nghiệp ”. Một ngày Khương Chủng mất cả bố lẫn mẹ. Phải mấy ngày sau người làng mới vớt được xác bố mẹ lên. Người ta chôn ngay vào gò đất gần vực Chẩn. Ít lâu sau gò đất cứ nở to dần gaapss mấy lần trước đó. Có người bảo nhà Chủng sau này phát quý tướng. Chủng lúc đó đói mờ mắt chả tin những lời bàn tán ấy. Thương em, chị gái Nguyễn Thị Cẩn tự bán mình vào cậu ấm Chiếu, con trai cụ Tiên chỉ bá hộ bấy giờ đang làm chức quan thu thuế ở Phụng Thiên. Đổi lại cụ Tiên chỉ bá hộ nhận Chủng về nhà cho ăn học tử tế. Sở dĩ cụ tiên chỉ bá hộ chịu làm việc này là vì cũng tin vào chuyện “đắc địa” nhà Chủng. Biết đâu sau này đất phát, Chủng ăn nên làm ra thì cụ cũng có phận nhờ. Thời xưa Lã Bất Vi còn dám buôn cả vua cơ mà. Sông có khúc, người có lúc, ở đời đâu biết trước được mọi sự mà lường. Chỉ có người nhìn xa trông rộng như cụ mới kéo được lợi về, đẩy được họa ra. Hơn nữa, cụ nuôi Chủng ăn học tuy có hơi tốn, nhưng cái tốn ấy lại do chị gái Chủng đi ở mướn cho con cụ lấy công lo cho rồi.
Từ ngày về nhà cụ tiên chỉ bá hộ ở, Chủng chỉ lo ăn học và làm việc vặt quanh nhà. Được ăn uống đầy đủ Chủng lớn nhanh như thổi, da trắng, cao to, tiếng nói oang oang như lệnh vỡ. Thỉnh thoảng cụ Tiên chỉ bá hộ lại ngắm nhìn tướng mạo Chủng có vẻ phi phàm cũng yên tâm phần nào. Ở trường, Chủng học không giỏi nhưng chúa nghịch ngầm. Chủng từng lén bỏ cóc chết vào vào hòm sách của thầy khiến cả buổi thầy bắt an vì cái mùi khó chịu. Tìm thì không thấy. Hóa ra Chủng cuộn vào bên trong cuốc sách. Mãi quá nửa buổi Chủng mới giở bài “lập công” đứng dậy thưa:
– Thưa thầy, hình như có trò nào trong lớp đạp phải phân chó, chúng con khó chịa lăm, xin thầy cho kiểm tra.
– Ừ, thầy cho phép.
Chủng khám guốc của từng bạn ra vẻ sốt sắng lắm. Khám hết lượt vẫn không thấy gì, trừ hai người guốc dẫm vào bùn phải cho đi rửa. Chủng rụt rè:
– Thầy cho con xem guốc được không ạ?
– Ừ, thầy cho phép.
– Thưa thầy không có. Hình như có mùi trong hòm sách. Có khi là mùi chuột chết. Thầy cho con tìm ạ.
– Ừ, thầy cho phép.
Chủng cẩn thận nhặt từng quyển đổ ra. Mùi càng đậm đặc hơn. Thầy cũng ngửi thấy rõ nên cũng chú mục nhìn. Quái lạ, ngày nào cũng rờ đến sách sao lại có chuyện chuột vào cắn giấy làm tổ được. Cầm quyển có cóc chết Chủng bê nguyên đặt ra ngoài nên dỡ hết hòm sách vẫn không thấy gì lạ. Mùi khẳn khẳn thì vẫn nồng nặc khó chịu khắp lớp. Đến khi xếp sách vào hòm Chủng mới cố ý dốc cho cóc chết rơi ra. Con cóc đen sì, bụng đã có giòi.
– Đây rồi thưa thầy. Cóc chứ không phải chuột. Chắc là cu cậu nhảy vào bắt muỗi rồi bị sách đè chết. Làm cả lớp khó chịu.
Nhân việc này Chủng được thầy khen.
Nhưng đến việc làm câu đối thì thầy giật mình.
Hôm ấy sắp đến giờ tan lớp thì trời lại đổ mưa nổi bong bóng. Mưa này còn kéo dài. Thầy ra vế đối cho cả lớp làm bài chờ mưa tạnh. Vế xuất của thầy là:
– Vũ vô kiềm tỏa năng lươ khách.
(Mưa không xiềng khóa mà giữ được người).
Cả lớp lặng yên ngẫm nghĩ. Trưởng Tràng là người đầu tiên đứng dậy xin được đối. Đây là học trò cao tuổi nhất lớp, tuy không thông minh nhất nhưng bù lại có tính cần cù cẩn thận, chắc chắn.
– Thưa thầy, con xin đối là: “Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân” ạ. (Trăng có vòng cung chẳng bắn người).
– Hay. Anh là ngườicó chí lớn mà nhân hậu lắm. Sau này anh chắc chắn sẽ thành danh trên mọi phương diện đó.
– Xin cảm ơn thầy đã khen. Con xin cố gắng ạ.
Một học trò làng Me vốn thông minh láu lỉnh liền đó đứng dậy xin đối:
– Sắc bất ba đào dị nịch nhân ( Sắc đẹp không có sóng gió mà dễ làm đắm người).
– Hay, tuyệt hay. Sắc đẹp dễ làm đắm người thì hay lắm. sau này trò sẽ đỗ đạt, nổi về văn chương, nhưng lại khổ vì chuyện nữ nhi. Đúng lá số trời khó tránh.
Thấy thầy ban phát lời khen cho các trò yên như thế. Chủng cũng muốn được khen, đứng dậy xin đối:
– Phẩn bất uy quyền dị sử nhân
( Cứt chẳng uy quyền mà dễ khiến được người).
Cả lớp cười ồ lên. Thầy ôn tồn bảo:
– Văn chương phải tao nhã. Trò Chủng dùng chữ thô lậu như vậy ta tin sau này cũng làm nên, đứng trên nhiều người, nhưng đáng tiếc việc làm trái đạo, tiếc lắm.
Đối hết lượt mà trời vẫn chưa tạnh mưa, thầy lại ra đề làm bài thơ vịnh con cóc chết. Bài của Chủng cũng làm thầy phải động tâm nhất.
Đã bấy nhiêu năm sống ở đời
Hôm nay nhìn cóc thấy buồn cười
Bao mùa trên gác khoanh đai gấm
Mấy thưở trong hang khoác áo sồi
Tặc lưỡi vốn quen nghề nuốt bạc
Nghiến răng đành chịu dấu bôi vôi
Cậu trời có lúc còn sa hố
Để lại mùi kia khiếp cả người.
Lại nói về Nguyễn Thị Cẩn, chị của Chủng, hồi còn nhỏ ở nhà hễ trời nắng ra đồng bao giờ cũng có đám mây hình cánh sen che trên đầu. Cẩn không để ý, cho rằng đám mây râm bình thường. Từ ngày về kinh Cẩn không phải đội mưa nắng nên da dẻ trắng trẻo, tóc óng mượt nom đỏm dáng hẳn. Bấy giờ Bá Thắng bị phát giác tội bớt tiền thuế bị triều đình tịch biên gia sản, người nhà bị sung làm nô tỳ. Thấy Cẩn con gái nên nội quan cho vào hầu ở cung Vĩnh Ninh. Chủ cung Vĩnh Ninh là Nguyễn Quý Phi, mệ của Thái tử Tranh. Bà là con gái thứ hai của Thái úy Tringj quốc công Nguyễn Đức Trung, cháu nội Hoành quốc công Nguyễn Công Duẩn khai quốc công thần dự hội thề Lũng Nhai. Suốt mười năm gian khổ nếm mật nằm gai Nguyễn Công Duẩn lo chu cấp lương thảo khí giới cho chủ tướng Lê Lợi. Sau khi đánh đuổi giặc Minh, triều đình luận công ban thưởng, Đức vua Lê Thái Tổ có những lời đánh giá cao về quan cấp lương:
– Người điều khiển sĩ tốt, chia tiền lương thực các nơi, vận chuyển đi lại không nề nguy nan, không sợ hi sinh gian khổ. Xét công của ngươi không phải là trận mạc xung phong, bày mưu thắng giặc, mà là truy tùy khắp chốn, lặn lội núi sông để cung cấp chi dùng cho nhà nước, mọi người đều rõ cảm kích xiết bao. Vậy nên gia an vinh, lộc, hậu, ban tước báo công: thăng Nguyễn Công Duẩn làm Phụng trực đại phu, Đô đốc thiêm sự kiêm phụ đạo bản huyện. Chuẩn cho lấy những ruộng đất của các nhà thế gia triều trước tuyệt tự đã nhập vào đất công và những ruộng hoang trong huyện ban cho Nguyễn Công Duẩn là tài sản riêng, truyền cho con cháu vĩnh viễn về sau để đền đáp công lao.
Họ Nguyễn của Quý Phi ở Gia Miêu- Tống Sơn là đất phát tích đế vương nên triều nào cũng e ngại. Năm Quang Thuận thứ nhất Quý Phi nhập cung, được phong là Sung Nghi, được vua hết sức sủng ái. Lúc này nhà vua chưa sinh thái tử. Quang Thục hoàng thái hậu sốt ruột, sai Tả đô đốc Thái úy Đức Trung cầu đảo ở am Từ Cồng núi Phật Tích. Đêm đó Sung Nghi chiêm bao được diện kiến Ngọc Đế, bèn cầu xin ban cho con nối ngôi. Ngọc Đế phán: “ Cho Thiên Lộc xuống làm con nhà ngươi”. Bà bàng hoàng tỉnh dậy. Ít lâu sau có thai. Ngô thái hậu lại sai Thái úy Đức Trung đến am Từ Công tạ ơn. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, Sung Nghi Ngọc Huyền nằm mộng thấy rồng vàng từ trên trời hạ vào nơi ở rồi sinh ra thái tử. Năm Hồng Đức thứ nhất Ngọc Huyền được tấn phong Quý phi. Bầy cha chú anh em làm tướng đầy triều nên vua mấy lần định phong quý phi làm Hoàng hậu lại thôi, vì sợ các tần thiếp không dám gần vua nữa.
Khi Thái tử trưởng thành có lần đến cung Vĩnh Ninh thỉnh an mẹ, tình cờ gặp Thị Cẩn quét dọn ở cửa thì rạng rỡ thần sắc, bèn tiến đên hỏi:
– Này cô gái, cô đến hầu ở đây lâu chưa?
– Dạ thưa tiểu nữ mới đến ít ngày thôi ạ.
– Cô có biết ta là ai không?
– Dạ thưa, là công tử hoặc hoàng tử thì tiểu nữ chỉ đoán biết thôi.
Thái tử tiến đến nắm tay nói:
– Bây giờ ta là Thái tử, em là người hầu; nhưng nếu em thuận theo ta thì em sẽ là chủ của đông cung đó.
Thị Cẩn vội sụp lạy, đáp:
– Tiểu nữ được Thái tử đoái thương nguyện hết lòng hầu hạ ạ.
Ngay hôm đó Thái tử xin đón Thị Cẩn về đông cung. Ít lâu sau thị cẩn sinh hoàng nam. Thị Cẩn sinh xong thì mắc bệnh hậu sản không chữa khỏi. Trước lúc qua đời, Thị Cẩn cầu xin Thái tử xá tội cho chủ cũ là Bá Thắng. Thái tử nhận lời. Hôm ấy Thái tử phi họ Nguyễn người xã Hoa Lăng huyện Thủy Đường cũng có mặt, được Thái tử giao cho nuôi Thái tử Tuấn. Kíp đến khi Hoàng tử Tuấn lên ngôi liền phong mẹ đẻ là Chiêu nhân Hoằng Ý hoàng thái hậu. Liền đó, vua đưa mẹ đẻ phụng thờ ở Thái miếu, lại dựng Thụy Bảo Đường ở quê mẹ Phù Chẩn để phụng thờ tổ tiên bên ngoại. Vua cũng cho làm Tôn Dự Đường ở Hoa Lăng để thờ tổ tiên mẹ nuôi. Họ hàng hai bên ngoại cũng được cân nhắc. Riêng Quốc cữu Khương Chủng tuy chỉ giữ chức Đô chỉ huy vệ Võ Đạo, nhưng do là hàng hoàng tộc nên uy quyền lấn lướt các quan đại thần khác. Khương Chủng với bản tính nghịch ngầm nên chỉ nghĩ ra cách dựng trò mua vui cho mình và cho vua. Những trận đấu sinh tử để biểu diễn giữa Tượng đội và Mã đội đều diễn ra thường xuyên. Ngay chuyện triều đình mở chuyện cuộc thi võ cử cũng là ý đề xuất của Khương Chủng. Thi đấu võ cử gồm những võ sĩ mai danh đáng xem lắm chứ.
Sau khi thoát hiểm Mạc Đặng Dung và Phạm Gia Mô chạy qua mấy xóm ven bờ sông Nhị Hà rồi vòng về bên Hồ Tây hóng gió. Bấy giờ mọi sự rắc rối đã qua, quang cảnh thanh bình trở lại. Bãi cỏ đầu phố Hòe Nhai vẫn êm dịu, phất phơ, mấy cành hoa bồ công anh lặng lẽ thả tơ bay lãng đãng. Người kẻ chợ qua lại thản nhiên lo việc của mình. Mạc Đặng Dung bứt một cọng cỏ cho vào miệng nhấp nháp và hỏi:
– Theo cậu, quan ngài liệu có sợ mất mậy không?
– Sợ thì có sợ, nhưng dựa thế Hoàng đế, quan ngài vẫn sẽ lộng hành chứ chưa từ bỏ thói càn rỡ đâu. Có điều quan ngài sẽ cẩn thận hơn, điều nhiều vệ sĩ hơn.
– Thế cậu đánh giá thế nào về đường đao của người cứu anh em mình?
– Kể cũng khó nói. Đám lính cậy mạnh hiếp người không quen giáp trận nên khi bị đánh chỉ còn các ăn đòn. Tuy nhiên, cú nhì cái dáng mình hổ mình báo ấy đủ biết đó là trang tuấn kiệt. Hơn nữa, nhìn cái cách anh ta quát bọn lính rất oai vệ có thể đoán anh ta làm quan ở vệ nào đó rồi.
– Vậy ta nên kết bạn bới người này chứ?
– Nên lắm, chẳng gì chúng mình cũng đã có duyên với anh ta rồi. Mà thôi, hóng gió đủ rồi, đi tìm nhà trọ rồi còn đi thăm trường võ nữa chứ?
Trường võ ở phía cửa Tây, cách bờ hồ một đoạn phố. Nhưng hai người đi vòng về phía cửa Đông thuê nhà trọ. Đến cửa Đại hưng thì thấy người dồn lại, đồng thời nghe tiếng binh khí va nhau chan chát. Nhìn lên cổng thành thấy tinh kỳ phất phới. Đức vua mặc áo hoàng bào thân ngự xem hai võ sĩ quyết đấu ở quảng trường ngay phía ngoài cổng. Đứng sau vua có hai tráng sĩ đeo gươm giữ lọng. Bên tả vua là hoàng hậu. Bên hữu vua là mấy đại thần. Hai người mải ngắm dung nhan đức vua và hoàng hậu mà quên cả xem đấu võ. Đến lúc đức vua đứng dậy vỗ tay thì hai người mới nhìn vào trận đấu. Một võ sĩ mang lốt voi. Một võ sĩ mang lốt ngựa. Võ sĩ voi khi dùng vòi, khi dùng ngà tấn công. Có lúc dùng chân đạp. Võ sĩ ngựa thì dùng răng và những cú đá quét. Tượng pháp, mã pháp khá tinh diệu. Bất giác Mạc Đặng Dung hỏi bạn:
– Chẳng lẽ triều đình mở khoa thi võ cử chỉ để chọn người võ sĩ thi đáu mua vui thôi à? Thế chẳng hóa ra uổng công cho ta quá sao?
Phạm Gia Mô mải xem không đáp. Nhưng Mạc Đặng Dung vẫn nghe thấy tiếng người đáp:
– Nhưng không có cuộc thi này thì những người học võ biết thi thố ở đâu, hay lại là những cuộc quyết đấu giữa bang nọ phái kia.
Mạc Đặng Dung nhìn lại, thì hóa ra là người thanh niên cứu nguy lúc nãy. Mừng quá Mạc Đặng Dung đường đột ôm hai vai người đó nói:
– Cảm ơn anh đã ra tay giúp. Thế anh đang là quan ở cấm vệ à?
– Không, tôi cũng chỉ là võ sinh đến dự thi thôi. Hay là ta qua quán rượu bên kia cụng mấy chén làm quen nhé.
– Hay lắm, anh em tôi cũng muốn được làm quen với anh đây.
Ba người kéo nhau vào quán “ Vọng Tiên Lâu”. Ở đây họ vẫn theo dõi được cảnh các võ sĩ giao đấu. Phạm Gia Mô chú ý đến bức tranh khổ lớn treo trên vách vẽ một tiên nữ, có bài thơ và lời đề từ “ Thiên Nam Đông chủ ngự bứt”. Chàng liền gọi chủ quán đén hỏi. Một thiếu phụ óng ả, mắt phượng mày ngài, nom giống hình tiên nữ trong bức họa bước đến vái chào.
– Nữ chủ nhân, phải chăng quán này là nơi Thánh Tông đại đế đã gặp tiên nữ khi xưa?
– Thế ra chàng cũng biết tích đó à? Biết rồi thì cần gì phải hỏi nữa. Cả kinh thành chỉ có một “ Vọng Tiên Lâu” mà thôi. Chữ biển hiệu cũng do chính đại quan Đại học sĩ Thân Nhân Trung viết đấy.
– Tích thế nào anh kể ra đi! – Mạc Đặng Dung và chàng trai lạ cùng giục.
Chuyện xảy ra vào cuối thời Hồng Đức. Nhà vua hùng tài dũng lược mà văn bút cũng hơn người. Kẻ sĩ được nhà vua phê đỗ vào viện Hàn Lâm đều là thực tài. Vua thường cầm đầu bọn văn nhân xướng họa thi ca. Rồi vua xưng là Tao Đàn nguyên súy, kén đủ hai mươi tám văn nhân cho dự hội Tao đàn, gọi là Tao đàn nhị thập bát tú. Thời thịnh thơ sánh với người Võ Đế. Một hôm Đức cùng quan Đại học sĩ đi vãn cảnh chùa Ngọc Hồ thôn Thanh Ngô. Cảnh trí u hã, hao cỏ tốt tươi. Trong chùa có tiếng tụng kinh. Vua tôi nhìn thấy một ni cô trẻ, thanh thoát đang tụng kinh niệm phật chăm chú, chất giọng trong, du dương lạ thường. Nhà vua nảy hứng đề hai câu thơ:
Tới đây thấy cảnh thấy người
Tuy vui đạo phật chưa nguôi lòng trần
Rồi vua lấy luôn hai câu thơ ấy làm đầu đề để cùng quan ngâm vịnh. Quan Đại học sĩ có bài sau:
Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười
Sắc không tùy bút vẫn lòng người
Chày kinh một tiếng tan niềm tục
Hồn bướm ba canh lẩn sự đời
Bể ái ngàn trùng mong tát cạn
Nguồn ân muôn trượng để khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Trong khi vua tôi đang say sưa ngâm vịnh bình phẩm thì ni cô đã tục kinh xong đi ra ngoài và lên tiếng :
– Mô Phật, cho phép góp vài lời, hai câu thơ thực thiếu ý thiếu cảnh, thật đáng tiếc.
Nhà vua ngạc nhiên vì lời nhận xét khác lạ, bất ngờ của ni cô và trân trọng khuyến khích:
– Mời ni cô phủ chính cho.
– Mô Phật, xin đừng cho là múa rìu qua mắt thợ đã. Như tôi, nên sửa là:
Gió thông đưa kệ tan niềm tục
Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời.
Nhà vua và quan Đại học sĩ chăm chú nghe, rồi cùng vỗ tay khen hay. Vua mời lên kiệu cùng về hoàng cung ra mắt toàn thể Tao đàn nhị thấp bát tú. Khi đi gần đến cửa Đại hưng thì ni cô biến mất. Vua Lê Thánh Tông cho là tiên giáng trần sai dựng “Võng Tiên Lâu” tại nơi ni cô biến mất để lưu lại vết tích về một nàng tiên thi sĩ, hay gọi nôm là Nàng Thơ.
Nghe xong chuyện, Mạc Đặng Dung trầm ngâm: Nơi đầu tiên chúng ta kết bạn không ngờ có lịch sử khác thường thế. Lẽ nào chúng ta không làm nên một việc gì khác thường ở đời sao? Vừa lúc đó chủ quán bưng rượu thịt đến. Ba người nâng chén tự giới thiệu:
– Mạc Đặng Dung người Cổ Trai.
– Phạm Gia Mô quê Cẩm Tú.
– Nguyễn Hoằng Dụ ở Gia Miêu.
Uống xong chén rượu, Phạm Gia Mô kêu lên:
– Chu cha, võ phái Gia Miêu nổi danh môn Huyền Trúc kiếm, thảo nào anh có thân thủ phi phàm như vậy.
Dụ cũng ngạc nhiên hỏi lại:
– Sao, ở Hải Đông mà các anh cũng thuộc dòng tộc nhà tôi à?
Vâng, có biết ít nhiều. Từ thuở Định quốc công Nguyễn Bặc phò Đinh Vương đến nay, thời nào võ phái Huyền Trúc Kiếm chả có người làm tướng trụ cột triều đình. Nay mai, có lẽ anh lại chả là một tướng trụ hay sao?
– Không dám. Tôi chỉ là một kẻ que mùa, được sung vào cấm quân đã là vinh hạnh rồi, đâu dám mơ làm tướng chứ nghĩ gì đến tướng trụ cao vời kia.
Ở ngoài của Đại hưng bỗng có tiếng rú thảm thiết. Cả ba cùng đứng dậy nhìn ra. Võ sĩ voi dùng ngà xuyên thủng ngức võ sĩ ngựa nhấc bổng lên trời. Hai dòng máu từ cạnh hai ngà xối xả ra như hai vòi nước. Võ sĩ ngựa vẫy tay vẫy chân như người tập bơi. Hoàng đế ra lệnh cắc trống dừng trận đấu, rồi ngài cungd hoàng hậu lui vào phía trong khuất dạng. Võ sĩ voi hạ võ sĩ ngựa xuống rồi cũng ngả gục luôn. Mấy lính ngự lâmđến dìu họ đi. Đám đông cũng giải tán không lời đàm luận vì đã quá quên cảnh đấu võ đổ máu ở đây rồi. Mạc Đặng Dung lại ngao ngán than:
– Thi võ cử để đem thân trai giúp nước trừ bạo, chứ thi để trở thành võ sĩ sát hại nhau cho vua thưởng ngoạn thế kia ta quyết không chịu.
Dụ cũng nói:
– Trong cuộc đấu nay mai anh em ta thể nào cũng phải gặp nhau, chúng ta cùng phải nương tay đấy nhé.
– Phải đấy.
Ba người lặng lẽ chia tay nhau. Mạc Đặng Dung và Phạm Gia Mô cùng đi về nhà trọ, lòng nặng trĩu. Hoàng đế này khát máu quá. Rồi đây đất nước còn nhiều sự biến, dân còn khổ chứ đâu chỉ có máu chảy nơi đấu trường này.
Về đến nhà trọ, Phạm Gia Mô hốt hoảng kêu lên:
– Anh Dung, Rơi mất túi tiền rồi!
Mạc Đặng Dung giật mình:
– Tìm kỹ xem sao.
Hai người lục lại quần áo, đồ đạc, nhưng tịnh không thấy túi tiền đâu.
– Ở quán “ Vọng Tiên Lâu” ai trả tiền?
– Dụ trả.
Rơi mất ở đâu nhỉ? Hay là lúc đánh nhau với bọn lính ở bờ hồ? Hay là rơi ở quán rượu? Ở đâu cũng là mất rồi. Thôi đành đi tìm cầu may còn hơn phải nhịn đói.
Mạc Đặng Dung và Phạm Gia Mô lại lật đật quay lại quán rượu, vừa tìm kỹ dọc đường. Có lúc đã mừng hụt vì nhìn thấy miếng vải cùng màu túi tiền bên vệ đường. Thấy hai chàng trai quay lại, nữ chủ quán ra đón, đon đả:
– Hai anh uống dở vẫn muốn dùng thêm sao?
– Đúng. Cho ba cân rượu với chín cân thịt nướng ra đây.
– Ba cân rượu, chín cân thịt nướng, bay đâu!
– Có ngay, có ngay.
Phạm Gia Mô kéo tay Mạc Đặng Dung:
– Tiền đâu mà gọi lắm rượu thịt làm vậy?
– Cứ no say đã, rồi tính sau sợ gì.
Hai anh em ngất ngưởng đánh chén. Ăn để bù những ngày nhịn đói nhịn khát nay mai. Vẫn rượu thịt, Mạc Đặng Dung lại gọi:
– Chủ quán đẹp như tiên sa đâu, hết rượu, hết thịt hay sao mà không dọn một suất ba cân rượu, chín cân thịt nướng nữa lên đây.
– Lại ba cân rượu, chín cân thịt nướng nữa nhé.
– Có ngay.
Hai anh em ăn uống đến tàn canh chưa chịu đứng dậy. Rồi cùng gục xuống bàn ngủ ngon lành. Chủ quán sai người trói gô họ lại, rồi giội nước vào mặt cho tỉnh. Chủ quán dài giọng nhiếc:
-Ngồi dai ăn quỵt hả? Tiền đâu? Không có tiền ta sai người xả thịt để bù vào số thịt ta đã mất không cho hai người đấy.
Phạm Gia Mô thật thà:
– Thưa, nhà chúng tôi là hào chủ đất Hải Đông, tiền bạc không thiếu, nhưng đúng ban chiều chúng tôi bị rơi mất túi tiền, chúng tôi đi tìm nên quay lại đây. Quẫn trí quá, chúng tôi mới làm liều, xin chủ nhân cởi trói chúng tôi về quê lấy tiền trả bù ạ.
– Ái chà, lại tính bài chuồn à! Xui ta bắt chạch đằng đuôi cơ đây.
– Chúng tôi thề danh dự. Chúng tôi còn phải dự thi võ cử nay mai, lẽ nào không quây lại, lẽ nào vì mấy đồng bạc lại làm dở sự nghiệp.
– Nói thì hay nhưng vẫn là tìm đường ăn quỵt.
Mạc Đặng Dung bực mình quát:
– Khỏi phải dài lời, cứ mài dao mà xả thịt ta ra, ta đền đủ hết không kêu ca nửa lời. Đồ đàn bà thối thây kia!
Bị kẻ ăn quỵt mắng nư vậy mà nữ chủ quán không tỏ ra bực dọc, lại hạ lời khen:
– Thế mới là anh hùng chứ. Thôi ta dàn xếp đẹp vậy. Nghe đây, quán ta đang thiếu anh tài giúp rập, hay là hai anh đến ở hẳn đây, ta nuôi ăn đầy đủ, cốt giữ yên giấc ngủ cho ta thôi. Nay mai làm nên, nhớ đến ta một chút là được.
– Hai ta ở đây, ngươi không sợ chồng ngươi ghen tức hay sao?
Nữ chủ nhân bật cười ha ha:
– Đúng là nhà quê thật thà như đếm. Ta đây làm gì có lang quân. Ta thật lòng đang kén lang quân đây. Chàng mập này ưng bụng ta đấy. Ta xin làm vợ nhỏ thôi cũng được. Chịu không?
Mạc Đặng Dung nín thin. Phạm Gia Mô khẽ khàng:
– Chúng tôi đều có vợ con ở nhà cả rồi. Chủ nhân làm vậy có quá đáng lắm không?
Ô hay, ta chỉ kén trai anh hùng nên mới lỡ dở đến mức phải làm em người ta, sao lại là quá đáng được.
Mạc Đặng Dung quát:
– Đã chịu làm thê thiếp sao còn để ta thế này. Rồi ta sẽ cho nàng biết tây.
Chủ nhân vội cởi trói cho hai người. Lại sai bày hương án làm lễ cáo. Phạm Gia Mô miễn cưỡng trở thành chủ lễ cho họ.
Cuối cùng thì ngày thi võ cử cũng đến.
Từ cửa Đại hưng đến trường võ được cắm cờ, treo đèn kết hoa. Đúng giờ thìn ngự lâm quân dàn nghi trượng hộ tống Đức vau và Hoàng hậu tiến ra khán đài. Tiếng hô “ Vạn tuế!” vang động cả kinh thành. Chờ nhà vua yên vị, Tổng quản cấm vệ Khương Chủng phát lệnh dõng dạc:
– Nổi trống! – Tức thì viên đô tướng vệ Kim Ngô to lớn lực lưỡng vung hai tay như múa giáng vào mặt chiếc trống cái cỡ lớn. Tiếng trống rền rền âm âm như sấm động vang lên. Dứt hồi trống, năm viên quan cấm vệ trong vai giám khảo tế ngựa đến trước lễ đài bái chào nhà vua. Tiếp theo các võ sinh theo đội ngũ từ hai bên tiến ra lễ đài, bên tả mặc áo đỏ đai vàng, bên hữu mặc áo vàng đai xanh. Đến trước lễ đài, đội ngũ hợp làm một cùng bái tạ và đồng thanh hô lớn “Thí võ báo quốc”. Rồi lại tản về hai bên lễ đài. Tổng quản Khương Chủng lại phát lệnh:
– Bắt đầu!
Một hồi trống lại nổi lên.
Một quan giám khảo tuyên bố thể thức thi đấu.
Một quan giám khảo khác độc tên từng đôi một thi đấu với nhau.
Sang ngày thi đấu thứ hai chỉ còn bốn người được lấy đỗ tạo sĩ vào thi đấu chọn trạng nguyên là Mạc Đặng Dung, Phạm Gia Mô, Nguyễn Hoằng Dụ và Trần Cận. Trần Cẩn quê ở Hà Đông, đã từng thi đỗ tiến sĩ văn, nay lại dự thi võ cử và đang vào đấu tranh ngôi đầu. Trần Cận vốn nhà nghèo, nhưng sức vóc hơn người. Do nhà không đủ ăn Trần Cẩn phải đi làm rể cho nhà hào phú. Tiếng là làm rể nhưng cậu phải lao động như người ở. Có lần mẹ vợ cho ăn đói, cậu ra bờ mương nằm ngủ. Vợ ra hỏi, cậu bảo: “ Ăn đói không làm được”. Vợ về nói với mẹ. Mẹ bảo: “ Ăn như hùm đổ đó thì lấy đâu cơm gạo nuôi được”. Vợ phân trần: “ Ăn khỏe gấp mười đã làm khỏe gấp mười người khác”. Bà mẹ thử cho cậu ăn thật no, cậu gành một ngày hết một mẫu lúa, bằng hai mươi lao động bình thường. Bấy giờ bà mẹ mới không lườm nguýt nữa. Rồi nhà hào phú cho đi học. Vợ nấu ba đấu gạo thì cậu học đến canh ba. Vợ nấu năm đấu gạo thì cậu học đến canh năm. Sau khi thi đỗ cậu được bổ làm tham quan cho Đại tướng Lê Quang Liêu, từ đó học thêm võ nghệ. Vào đấu võ trạng nguyên Cận gắp thăm đấu với Mạc Đặng Dung. Khi hai người bái tạ nhau, Cận thấy Mạc Đặng Dung thấp hơn một đầu, sức vóc cũng không hơn gì nên có vẻ coi thường. Đấu tay không Cận bị Mạc Đặng Dung dùng chiêu “khóa cổ” quật ngã. Đấu có binh khí Cận cậy khỏe dùng đại đao. Mạc Đặng Dung dùng trường côn hóa giải được hết. Sau đó Mạc Đặng Dung chống côn bay lên cao quá tầm chém của Cận rồi dùng chiêu “quạt sườn” đánh ngã đối thủ. Vào thi bắn cung thì Cận không phải là đấu thủ chịu thua cả ba trận.
Ở cặp đấu kia Phạm Gia Mô cũng chịu thua cả ba trận trước Dụ.
Vào trận đấu cuối cùng, một cao gầy nhanh nhẹ, một thấp đậm chắc chắn, thật khó phân cao thấp. Đấu tay không mặc dù Dụ nhanh nhẹn tránh né các chiêu võ “Ngưu Đấu” của Dung nhưng do chỉ phòng thủ, không tấn công được nên bị xử thua. Ở môn đấu có binh khí, Dụ sử dụng cây trường thương vô cùng biến hóa đã khắc chế hoàn toàn cây trường côn của Mạc Đặng Dung. Tuy không phạm được vào người Mạc Đặng Dung nhưng vẫn được chủ khảo xử thắng. Ở môn bán cung thì hai người ngang nhau. Đức vua phấn khởi cho cả hai người đỗ võ trạng nguyên. Hai người chưa kịp bái tạ thì có một viên quan võ quat to:
– Khoan! Muôn tâu Thánh thượng, thần tuy giữ chức đô thống cấm vệ quân nhưng nào đã được lấy đỗ đến tạo sĩ. Nay thần xin được đấu với hai kẻ thắng này, nếu thần thắng xin được đoạt ngôi võ trạng nguyên của họ.
Đức vua vốn thích xem quyết đấu liền ưng chuẩn cho viên tiểu tướng được thi đấu. Viên tiểu tướng này tên là Trịnh Duy Sản, thuộc dòng dõi khai quốc công thần Trịnh Khả. Ông nội Trịnh Duy Sản là Dương vũ công thần Thái úy Liệt quốc công Trịnh Khả. Tổ tiên làm quân triều Trần, theo đánh giặc Nguyên có công. Đến thời Trịnh Quyện làm chánh tổng sinh được bốn con trai, Trịnh Khả là út, sinh năm Quý Mùi (năm 1403). Thời thuộc Minh, Trịnh Khả lúc 14 tuổi đi cày ruộng ở chân núi, lúc nghỉ ở cổng chùa Mục Phại có viên tướng nhà Minh từ thành Tây Đô đến, thấy Trịnh Khả hình dung tuấn tú đã dẫn về nuôi. Viên tướng nhà Minh bảo: “ Đứa bae này hình roongfmawts hổ, khỏe nhất ba quân ngày sau tất cầm cờ mao tiết”. Rồi lại bảo Trịnh Khả: “Ngày sau đuổi chúng ta tất là mày. Phải giết ngay mày đi kẻo ngày sau gây vạ”.
Trịnh Khả sợ quá chạy trốn, qua sông Mã, ẩn ở nhà bà cô thuộc xã Diên Phúc. Người Minh đuổi bắt không được liền giam bố là chánh Quyện để buộc ông phải ra đầu thú. Ông vẫn không dám ra. Quân Minh ném bố ông xuống sông. Đêm ông ra sông mò lặn đem xác bố về chôn. Ông đầy căm hận chỉ muốn báo thù. Nghe tin có hào trưởng Lê Lợi ở Lam Sơn ngầm nuôi binh mã, lo việc lớn, ông tìm đến xin theo. Thấy ông tuổi trẻ tài cao, dũng cảm. minh chủ phong cho chức Thứ thủ quân Thiết đột. Ông tham dự Hội thề Lũng Nhai bàn việc phất cờ nghĩa cứu nước. Năm Mâu Tuất (1418) quân minh đào mả tổ nhà Minh chủ, ông Bùi Bị đội cỏ bơi đến thuyền giặc lấy được hài cốt mang về. Ông từng nhận lệnh sang liên hệ nhờ Vua Ai Lao giúp đỡ quân lương, khí giới, voi chiến để chông giặc. Trải bao trận đánh ông đều hăng hái xông trận, lập nhiều công lao. Năm Bính Ngọ ông cùng các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đỗ Bí đem quân ra Bắc đánh chiếm các vùng Quảng Oai, Gia Hưng, Tam Đảo, Lâm Thao, Tuyên Quang, rồi dẫn một cánh quân chiếm Ninh Kiều áp sát Đông Đô. Quân Minh chia hai đường sang tăng viện, ông dẫn quân chặn cánh Vân Nam ở cấu Xa Lộc, đánh tan đạo quân một vạn người.
Năm Đinh Mùi (1427) ông lại cùng Phạm Văn Xảo dẫn quân giữ ải Lê Hoa chặn đánh cánh quân năm vạn người của Mộc Thạnh. Ở trận Lãnh Câu- Đan Xá quân Mộc Thạnh thua to, thiệt hại trên một vạn người phải rút về nước.
Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) triều đình bàn luận công lao phong Trịnh Khả làm Kim tử vinh lộc đại phu Tả lân hổ Vệ tướng quân, ban cho quốc tính, túi kim ngư, ngân phù, thượng khinh xa đô úy. Năm sau được khắc biển công thần, tước liệt hầu, coi việc trong điện và kiêm chức Đô thái giám bốn đạo, Tổng trấn Tuyên Quang lại gia thêm chức Hành quân tổng quản Xa Kỵ chư quân sự đồng tổng quản, lĩnh các đội Thiết đột. Bấy giờ bên Ai Lao có biến loạn, ông được lệnh sang giúp, trừ biến loạn được vua ban khen.
Năm Thiệu Bình (1434), Trịnh Khả tự thấy hưởng lộc nước đã đủ nên dâng tấu xin nghỉ. Vua không cho, gia phong làm Thiếu bảo Thái úy tham tri chính sự. Khi vua mắc trọng bệnh ở Lệ Chi Viên ông tận tình chăm sóc, rồi đưa thi hài về kinh, cùng tôn phò Lê Nhân Tông lên kế vị, được gia phong thêm chức Nhập nội tư mã. Ông làm quan thẳng thắn, giữ đúng phép công, có viên quan Chuyển vận phó sứ hyện Văn Bình là Tương Tông Ký ăn hối lộ, ông định tội chết, tả hữu xin tha, ông nói: “Ăn trộm của một nhà còn không tha được huống hồ ăn trộm của cả một huyện”.
Tháng 7 năm 1451, ông bị vu hãm vào tội chết. Côn cả Trịnh Bá Quát giữ chức Đô chỉ huy sứ cũng bị giết. Năm sau vua hối hận khôi phục quan tước và ban cho một trăm mẫu ruộng tế tự. Đến thời vua Lê Thánh Tông lại truy thăng là Liệt quốc công, sau lại phong là Hiển khánh vương cho dân làng lập đền thờ.
Họ Trịnh còn có Trịnh Thị Ngọc Tuyên được tuyern vào cung làm phi cho Kiến vương sinh ra Giản Tu công, sau này là vua Tương Dực.
Vốn dòng võ tướng Trịnh Duy Sản từ bé đã được học binh pháp, tập cung kiếm võ nghệ. Mới mười sáu tuổi Trịnh Duy Sản đã theo cha anh đi đánh trận, lập công nên được giao chức Đô thống vệ Kim ngô. Vệ quân của Trịnh Duy Sản được huấn luyện chu đáo, giỏi đánh trận, được Tổng quản tín nhiệm cho hộ giá nhà vua. Nay Trịnh Duy Sản đòi đấu với hai võ sĩ hàng đầu chính là thể hiện khí phách anh hùng, không sợ chiến bại để ảnh hưởng đến thanh danh cấm quân. Đích thân Tổng quản Khương Chủng cầm trịch cuộc đấu phá giải này.
Trận đấu tay không Trịnh Duy Sản đấu với vô địch Mạc Đặng Dung. Khác với Dụ, Trịnh Duy Sản vừa né tránh vừa ra đòn tay, đòn chân hiểm ác đáp trả về phía Dung. Tuy nhiên đôi tây rắn chắc của Dung có sức mạnh như đôi sừng trâu đều đón đỡ được cả. Bên ngoài quân lính reo hò “cấm quân” cổ vũ Trịnh Duy Sản vang dội. Mạc Đặng Dung giở hết các chiêu võ “Ngưu Đấu” không hạ được đối phương, bèn quyết định chịu đòn để hạ địch. Dung đánh dứ miếng “Trực tấn”, Trịnh Duy Sản lập tức nghiêng người ra sau, lấy chân trái làm trụ, tung chân phải đá vào cằm đối thủ. Dung lấy hai tây đỡ đồngthời hạ thấp người dùng tay phải đánh thẳng vào hạ bộ Trịnh Duy Sản. Sản liền tung chân trái đá vào mặt Đặng Dung, cú đá tuy không mạnh nhưng đủ hất ngã Dung và làm cho Dung sặc máu mồn máu mũi. Tuy nhiên cú đánh của Dung tuy không trúng hạ bộ, nhưng cũng đánh trúng vào bụng dưới làm cho Trịnh Duy Sản ngã ngửa ra sau ôm bụng quằn quại. Tổng quản vội cắc trống dừng đấu.
Sau khi được chăm sóc, Trịnh Duy Sản lại ra đấu có binh khí với Nguyễn Hoằng Dụ. Cả hai đều sử dụng trường thương. Kể ra binh pháp họ Nguyễn có phần trội hơn họ Trịnh nhưng do Trịnh Duy Sản dày dạn trận mạc nên vào trận đã dần khống chế được Dụ. Sau một hồi chế áp, Trịnh Duy Sản dùng miếng đâm hất bay thương của Dụ. Trong lúc nguy cấp Dụ liền rút cây kiếm ngắn, nước thép đen bóng ra chống trả. Phạm Gia Mô reo lên: “ Tuyệt chiêu Huyền Trúc Kiếm”. Quả nhiên cây kiếm ngắn nhưng vô cùng lwoij hại. Dụ đã chặt đứt đôi cây thương của Trịnh Duy Sản, Sản hai tay chỉ còn hai đoạn thương chỉ lo chống đỡ. Thấy Sản núng thế, Tổng quản vội cắc trống dừng đấu. Nhà vua được xem một trận quyết đấu có một không hai, truyền cho cả ba đều đõ võ trạng nguyên. Ba người lạy tạ, rồi cùng sánh bước vào cung nhận ân điển vua ban.
Mô hỏi khẽ Dụ:
– Sao anh không sử dụng Huyền Trúc Kiếm từ đầu để giành phần thắng?
Dụ đáp:
– Võ bí truyền chỉ để dành cho giờ phút quyết định. Hơn nữa đấu võ không phải đánh lộn, cần gì phải quyết thắng làm tổn thương thanh danh của quan quân đương chức. Vừa rồi tôi bất đứa dĩ phải dùng kiếm là bởi đường thương của Trịnh Duy Sản đầy sát khí mà thôi.
– Có lẽ thế. Nếu anh thắng trận này e hai nhà có hiềm khích to.
Nhà vua gọi các võ trạng nguyên đến ban khen. Nghe Mạc Đặng Dung xưng danh, nhà vua nói:
– Hôm nay ngươi đỗ đại đăng khoa, sao đã Mạc lại Đặng, từ nay ta ban cho đổi lại là Mạc Đăng Dung, nghe chưa.
Muôn tâu Thánh thượng, hạ thần xin lĩnh chỉ tạ ơn ạ! Từ nay hạ thần sẽ có tên mới là Mạc Đăng Dung ạ.
– Đó, nghe ra có thanh thoát hơn không các khanh?
– Tạ ơn Thánh thượng ạ. –Các quan đồng thanh đáp.
(Hết Chương I)
Viết bình luận
Tin liên quan
-
VỀ VỚI AO DƯƠNG
-
LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
-
CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
-
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
-
LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
-
CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
-
TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
-
Chữ hiếu xưa và nay
-
Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC