- Đang online: 3
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 22084
- Tổng truy cập: 3,371,513
CỎ TRAI XUẤT ĐẾ
- 284 lượt xem
Phần II NHÀ LÊ TRUNG HƯNG
CHƯƠNG 6
An Thạch hầu Nguyễn Kim tụ nghĩa
Trình Tuyền công Văn Đạt từ quan
Ngày Canh Thân tháng Rồng (rằm tháng sáu) năm Thống Nguyên thứ sáu (1527) An Hưng vương về kinh được sự tôn phù của quần thần ép Vua Lê ban chiếu nhường ngôi, ban lệnh đại xá thiên hạ, dùng ngay ngày hôm đó là ngày đầu tiên của niên hiệu mới, niên hiệu Minh Đức nguyên niên.
Với triều cũ nhà Mạc tỏ ra hiếu kính, cho tu sửa lầu điện ở Lam Kinh tế lễ xuân thu nhị kỳ; phong tặng trung thần nghĩa sĩ như Vũ Duệ, Đàm Thuận Huy…
Lại phong thưởng cho năm mươi sáu công thần tôn lập, sai đúc tiền Thông Bảo mới, định lại phép binh, phép điền, phép lộc. Đặt bốn vệ Hưng Quốc, Chiêu Vũ, Cẩm Y, Kim Ngô kiêm thuộc quan binh tứ trấn Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc.
Hoằng Lễ hầu Phạm Gia Mô nay vẫn giữ chức thượng thư bộ Lễ thường được Mạc đế triệu vào cung bàn định kế lớn. Phạm Gia Mô bàn:
– Tâu Thánh thượng, họ Nguyễn Gia Miêu là vọng tộc hào kiệt, đời đời trung thành với chủ, ta lại có tình anh em tốt với Nguyễn Hoằng Dụ, hắn lúc đó bệnh trọng nhưng có nói rằng nếu ta phế bỏ nhà Lê thì anh em con cháu hắn sẽ tụ binh chống lại. Tuy nhiên từ bấy đến giờ vẫn chưa có động tĩnh gì, ta ngờ lắm, khanh nên thay ta vào đó truyền chỉ gọi họ ra. Ta còn mối lo nữa về họ Trịnh. Cái lần về Lôi Dương đánh Trịnh Tuy ấy ta còn được nghe dân gian truyền lời sấm:
“Chẳng đế chẳng bá
Quyền nghiêng thiên hạ
Truyền được tám đời
Trong nhà dấy vạ”.
Theo đó mà suy thì họ Trịnh mới là kẻ nắm quyền sau này, bây giờ cần khống chế ngay.
Phạm Gia Mô nói:
– Vùng Cổ Am có thần đồng sinh trạng, Thánh thượng nên cho người mời người đó về giúp. Thấy bảo đó là Ngọa Long tái thế đó.
– Người đó thì ta biết. Đó là con trai tiểu thư Ngọc Lan nhà thầy ta hồi nhỏ. Tiểu thư biết phương Đông xuất thiên tử nên tính giờ cho chồng động phòng. Nhưng người tính không bằng trời tính. Con của tiểu thư chỉ được làm Trạng thôi. Ta đã từng bị đòn oan của tiểu thư, tự biết mình mới là chân mệnh thiên tử. Muốn tìm Ngọa Long tái thế chẳng gì bằng tổ chức thi Hội thường kỳ, cứ người đó đỗ Trạng là ra thôi.
– Được Ngọa Long tái thế thì còn lo gì sau này nữa.
– Khanh chớ mừng vội. Ngọa Long xuất hiện thì đất nước chia ba. Ai được Ngọa Long tuy đánh đâu được đấy nhưng Ngọa Long chết thì vận nước cũng hết. Đối thủ của Ngọa Long tuy thua nhưng không bị diệt, sau lại làm chủ thiên hạ. Ta ngờ họ Trịnh sẽ giống như họ Tư Mã ngày xưa đó. Thôi khanh thu xếp đi Gia Miêu một chuyến nhé.
– Thần gắng làm tròn sứ mệnh.
Hôm sau Phạm Gia Mô chưa kịp đi đã có chiếu chỉ truyền vào hội triều. Mạc đế thông báo:
– Có tin cáo cấp, ở Lôi Dương cựu thần Bích Khê hầu Lê Công Uyên, cháu nội khai quốc công thần Lê Văn Linh cùng bọn Văn Thông bá Nguyễn Ngã, Thái Sơn bá Nguyễn Thọ Trường dấy loạn, các khanh có kế gì dẹp loạn không?
Phò mã đô úy Lâm quốc công Mạc Quốc Hiến tâu:
– Bọn Công Uyên ra quân không có chúa thì danh không chính, lẽ không thuận, bệ hạ chẳng nên lo làm gì. Triều đình chỉ cần cử quân Thanh Hoa cũng đủ đánh dẹp.
Dực Nghĩa hầu Lê Thiệu xin đi đánh.
Hoằng Lễ hầu Phạm Gia Mô tiếp tục lên đường đi Gia Miêu.
Qua Sơn Nam ruộng đồng xanh tốt, xóm làng trù phú Phạm Gia Mô thấy mát lòng, công đức của Mạc đế mấy năm trị nhậm ở đây vẫn còn rành rõ. Vượt Tam Điệp vào xứ Thanh cảnh sắc đã khác nhiều. Mấy năm Trịnh Tuy đấy binh khiến dân xiêu tán, đồng ruộng bỏ hoang. Nay Lê Công Uyên lại dấy binh, dân tình còn khổ, Những kẻ ngu trung u mê ấy sao không nghĩ tới sinh linh dân lành, tự gây tội lớn với trời đất mà không biết.
Sắp đến trnag Gia Miêu, Phạm Gia Mô đứng ngắm nhìn phong cảnh đồi núi chạy dài ra biển mà giật mình. Một vùng sơn thủy hữu tình mà huyệt mạch lại thuận hòa kỳ lạ. Núi cao án phía sau, biển cả chầu phía trước, núi Thần Phù, Tam Điệp chạy dài bên tả, núi Điều Doanh, núi Trạch Lâm, núi Trang Chữ chạy vòng bên hữu. Nước khe Rồng chảy xuống sông Tống lượn quanh đằng trước. Lại có núi Song Ngưu tiếp nối dãy Vạn Sơn từ Thạch Thành xuống kéo ra ngoài biển chừng một dặm nổi vọt lên hai ngọn giống hệt hình con hai con trâu đuổi nhau ra biển, địa thế kiểu “ Song Ngưu xuất hải”, đúng là mạch đất phát vừa dài lâu vừa quý hiển cực thịnh. Thảo nào bao giờ họ Nguyễn cũng là cột trụ của đất nước, rồi đây tất có ngày làm chủ dài dài. Phía biển vẫn còn dãy chiến thuyền đậu san sát, nhưng rõ là lâu chưa sử dụng, chèo thu lên, buồm hạ xuống, người không có.
Trang Gia Miêu cũng vắng người. Chỉ có Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Văn Lự đón Phạm Gia Mô. Sau khi thi lễ xong, Phạm Gia Mô xin được thắp hương tiên tổ và Nghĩa vương rồi về phòng khách đàm đạo. Phạm Gia Mô lên tiếng thăm dò:
– Tôi vừa được tin Bích Khê hầu dấy binh ở Lôi Dương. Đến đây thấy vắng bóng người, không biết gia thuộc của quân hầu đi đâu cả rồi?
Quỳnh Sơn hầu cười sảng khoái đáp:
– Tôi cũng biết quân hầu bề ngoài là Thượng thư, bên trong là quân sư của Mạc đế, sao bây giờ mới đến tìm chúng tôi? Bỏ rơi cựu thần, không ban ân lộc, con cháu tôi cũng phải sống thì phải tự đi kiếm sống chứ?
– Quân hầu nói chí phải, nhưng bảo Mạc đế bỏ rơi là không đúng đâu. Mạc đế với An Hòa hầu có ơn cứu mạng tình lại như thủ túc, vậy quên làm sao được? Chẳng qua việc mới quá nhiều, Mạc đế lại có ý chờ quân hầu đưa con em ra giúp nên xảy ra vậy thôi.
– Tôi cũng nhớ Mạc đế khi xưa đã cứu Nghĩa vương, cứu An Hòa hầu, nhưng ơn riêng để trong lòng, còn phải để lòng trung lên trên. Nếu còn Lê Chúa, họ Nguyễn quyết xả thân cứu giúp. Tiếc rằng đang lúc thiên hạ đã bình định, Mạc đế đoạt nước thật quá bất ngờ khiến cho thiên hạ không kịp cứu giá thiên tử. Nay quân hầu muốn họ Nguyễn ra giúp Mạc đế chăng?
– Đúng thế! Quân hầu quả là người sáng suốt.
– Vậy tôi nhận lời, coi như tạ ơn Mạc đế khi xưa. Quân hầu cứ an tâm, Bích Khê hầu dấy binh khác nào trứng để đầu đẳng, đẩy dân lành vào chỗ chết, họ Nguyễn không đời nào theo đâu. Họ Nguyễn đã làm là phải làm chuyện động giời, đã làm phải thành mới làm.
– Vâng, xin đa tạ Quân hầu chịu ra giúp nước.
ﮪ
Mạc đế được Quỳnh Sơn hầu coi như cất được mối lo chủ yếu về lâu về dài liền truyền ngôi cho Thái tử Mạc Đăng Doanh, tự xưng là Thái thượng hoàng, ra ở điện Tường quan ở Cổ Trai để trấn vững nơi căn bản và làm ngoại viện cho con khi ở kinh thanh có biến. Tuy ở xa nhưng Mạc đế vẫn định đoạt các việc quốc gia trọng đại. Đây là Mạc đế học cách làm của nhà Trần khi xưa đoạt nước của nhà Lý, vừa để thu nhân tâm, vuầ để rèn giữa con cháu ở ngôi vững vàng.
Đó là cuối năm Minh Đức thư ba (1529).
Thái tử Mạc Đăng Doanh kế vị đúng ngày đầu năm mới, ban lệnh đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Đại Chính.
Họ Trịnh ở Thanh Hoa tôn Lê Ý, con công chúa An Thái làm minh chủ khởi binh ở Châu Gia, lấy niên hiệu là Quang Thiệu, dân chúng hưởng ứng khá đông. Châu Gia rừng núi hiểm trở, chinh là nơi Trịnh Tuy đưa Quang Thiệu đế đến lánh nạn. Họ Trịnh luyện quân, cắt đặt binh mã, lập phòng tuyến có trận pháp chặt chẽ. Lại cử hai lão thần Trịnh Ngung và Trịnh Ngang sang nhà Minh tố cáo họ Mạc tiếm ngôi. Vua Mạc Đại Chính dẫn quần thần về Cổ Trai yết kiến Thượng hoàng. Mạc đế nói:
– Ta chờ ngày này đã lâu. Họ Trịnh nuôi giấu nhiều tôn thất nhà Lê có mưu đồ từ trước. Lần này ta phải đích thân cầm quân đánh dẹp, quyết quét sạch họ Trịnh mới gọi là yên tâm hoàn toàn. Các khanh có kế hay gì thì tâu lên.
Khánh Khê hầu Mạc Ninh Bang bàn:
– Loạn quân dựa vào rừng núi hiểm trở chống giữ là học theo cách lấy yếu địch nhiều, khi thua trận thì tản mát vào rừng trốn sang Ai Lao rồi lại tụ tập chờ quân ta rút thì kéo về hang ổ. Ta nên chia quân làm ba cánh, có một cánh vu hồi giáp đất Ai Lao không cho quân giặc đường thoát.
Hoằng Lễ hầu Phạm Gia Mô bàn:
– Cứ theo kế ấy thì quân tướng sẽ rất gian khổ mở đường vượt núi, có khi bị thiệt hại về chông bẫy của giặc. Theo tôi, ta nên dùng kế điệu hổ ly sơn để diệt thì dễ dàng hơn nhiều. Thượng hoàng dẫn đại quân đến đánh nhưng đánh chỉ được thua ba trận liền rồi lui. Hoàng thượng dẫn hậu quân đánh tiếp thua liền hai trận nữa rồi lui. Hai cánh quân do chính Thượng hoàng và Hoàng thượng đốc thúc đánh trận mà thua, tất Lê Ý sinh kiêu ngạo, không phòng bị, bấy giờ chỉ cần một đại tướng với vài trăm quân cũng có thể dành toàn thắng.
Mạc đế cho là phải, làm theo kế này.
Tháng 4 năm Đại Chính thứ nhất; Mạc đế cử ba vạn binh đi đánh Lê Ý. Tiền quân do Mạc đế dẫn đầu tiến theo đường sông Mã. Thuyền quân tiến ngược dòng đi chậm. Khi qua núi Huyền Đinh bị quân Lê Ý lăn gỗ đá, bắn tên, thuyền phải lui vài dặm hạ trại. Lê Ý lại cử quân thiết đột công kích. Lê Ý hô tô:
– Ngụy Mạc chủ măc áo vàng, ai bắt được là lập công đầu.
Quân tướng Lê Ý xô vào phía Mạc đế. Tùy tướng liều chết cản lại hộ giá Mạc đế xuống thuyền rút lui. Quân Lê Ý đuổi dọc bờ sông bắn tên theo. Quân Lê Ý thắng liền hai trận, thu nhiêu quân dụng thì phấn khởi lắm.
Hôm sau Mạc đế lại cử chiến thuyền tiến quân. Đến gần núi Huyền Đinh thuyền ghé bờ để hạ trại. Các doanh trại hạ lộn xộn tạm bợ rồi xúm vào thổi nấu. Lê Ý lại dẫn quân thiết đột xông ra. Quân Mạc chưa kịp ăn cơm phải bỏ cả xoong nồi tháo chạy lên thuyền rút lui. Lê Ý hét theo:
– Nay mai ta sẽ dẫn quân về Thăng Long bắt cả ổ họ Mạc nhà mày đền tội.
Mạc đế lui quân về Tây Đô, cho vua Đại Chính dẫn hai vạn quân bộ tiến về Châu Gia. Quân đánh vào Động Bàng. Lê Ý sử dụng chông, bẫy tên nỏ đáng lại. Khi quân Mạc dồn cả lại ở cửa động không tiến được, Lê Ý cử đội tượng binh xông trận. Quân Mạc hoảng sợ tháo chạy toán loạn không ra hàng ngũ gì. Lui đến quá mười dặm mới dám hạ trại.
Hôm sau quân Mạc lại tiến đánh Động Bàng. Lần này quân Mạc tiến đánh có tổ chức hơn. Tiền quân tiến được vào trong động đốt phá một số nhà cửa. Lê Ý cử đội tượng binh xông trận. Quân Mạc lại hoảng loạn rút chạy. Lê Ý chửi theo:
– Thằng ngụy Mạc kia, vài hôm nữa ta sẽ tóm cổ cả ổ nhà mày hỏi tội!
Quân Mạc rút thẳng về Tây Đô.
Thắng liền năm trận do đích thân vua Mạc cầm quân, Lê Ý và tướng sĩ phấn khởi, sai mổ trâu bò khao thưởng quân dân. Lê Ý huênh hoang:
– Tài điều quân khiển tướng chỉ là danh hão thôi. Vận số nhà Lê sắp được trung hưng rồi.
Quân Lê Ý ăn uống thâu đêm, ai say thì ngủ tại chỗ, tỉnh dậy lại ăn uống tiếp. Mờ sáng hôm sau các doanh quân từ tướng đến binh đều ngủ gục tại chiếu rượu thịt ê hề. Bấy giờ Mạc Quốc Trinh dẫn năm trăm quân kỵ xông vào trại như vào chỗ không người, bắt trói toàn bộ chủ tướng và quân sĩ giải về Tây Đô trị tội.
Lê Ý say mèm, tay ôm “hoàng hậu” ngủ trong trướng lúc quân Mạc vào trói còn lẩm bẩm:
– Đứa nào dám phạm thượng giữ tay trẫm thế?
Mạc Quốc Trinh ai hắt nước lạnh vào mặt cho tỉnh, đoạn hài hước nói:
– Chúng thần xin mời hoàng thượng về kinh xử trảm ạ.
Lê Ý choàng tỉnh thấy quân Mạc vây chặt xung quanh, bản thân đã bị trói thì run sợ như gà phải hơi cáo.
Trịnh Ngung, Trịnh Ngang ở nhà Minh không dám về nước.
Mạc đế sai quan tổng trấn đi phủ đi dân chúng rồi kéo quân về kinh.
ﮪ
Trước khi về kinh thành Thăng Long nhậm chức Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Văn Lữ lấy danh nghĩa là cha chú cao vai uy vọng nhất họ cho gọi con cháu về họp mặt cả ở nhà thờ đại tông. Sau khi thắp hương tế cáo tổ tiên, Quỳnh Sơn hầu trịnh trọng nói:
– Hôm nay là ngày họp mặt đông đủ cuối cùng, ngày bình yên cuối cùng của nhà ta, cũng là của nước ta. Vì sao? Vì ngay sau đây sẽ có một số người đi trả ân nghĩa cho họ Mạc, một số người đi trả ân nghĩa cho nhà Lê. Ta cùng Hoằng Úy, Hoằng Diễn và cháu trưởng Hoằng Thái giúp Mạc, còn lại theo An Thanh hầu Nguyễn Kim đi giúp nhà Lê. Giúp nhà Mạc thì quan cao lộc trọng giữ nhà những ngày Mạc thịnh. Giúp Lê thì gian khổ hi sinh nhưng giữ được nhà trong những ngày Mạc suy. Ai thờ chủ nấy đều phải hết lòng vì chủ của mình. Trong chiến trận tất có lúc đối quân nhau, ai tài người đó thắng. Nhưng ta giao hẹn trước, người thắng phải mở đường sống cho người thua, cấm không được sát nồi da nấu thịt sát hại nhau. Cháu Kim là người chín chắn, đã được An Hòa hầu tín nhiệm thì ta cũng tin tưởng. Anh em chú cháu phải đoàn kết một lòng vượt qua gian khó lúc vạn sự khởi đầu nan. Phải kiên trì phò nhà Lê cho đến lúc đòi lại nước. Để công thành danh toại phải nhớ đã ra quân là phải đủ mạnh, chớ như Cao Biền dạy non mà tổn thất, đã ra quân là phải chính danh có chân chúa dẫn đường, chớ như Lê Công Uyên chỉ lấy máu nóng ra đọ với quân Mạc vừa hại thân vừa hại sinh linh. Buổi ra quân ban đầu bất lợi là nhiều nhưng không được nản, và phải hộ giá chân chúa an toàn. Nếu giành được thắng lợi chớ kiêu ngạo mà bại vong như Lê Ý vừa rồi. Muốn vậy phải bí mật chiêu mộ anh tài lập căn cứ nơi núi rừng hiểm trở miền Tây giáp với Ai Lao, có động tĩnh thì sang đất người tránh tạm. Phải cử người đi tìm tôn thất nhà Lê. Ta ở bên Mạc cũng dò tìm cho, nếu được ta sẽ báo cho các cháu biết. nên nhớ, không có chân chúa không được ra quân đâu đấy.
An Thạch hầu thay mặt tất cả đáp:
– Chúng cháu xin ghi nhớ lời thúc phụ. Chúng con xin hứa phải trùng phục cho được ngôi vị chính đáng của nhà Lê.
Quỳnh Sơn hầu cầm tay An Thạch hầu rưng rưng xúc động:
– Phải có chí lớn như Thái Tổ xưa cháu nhé. Thế đất nhà ta là phải trung thành với minh chúa, qua bảy đời sẽ được nước, ấy là trời giáng phúc đền đáp lòng trung. Cháu và anh em cố gắng nhé.
Quỳnh Sơn hầu về kinh được Mạc đế trao cho chức Hộ bộ thượng thư. Hoằng Úy, Hoằng Diễn (hai em Hoằng Dụ) và Hoằng Thái (con trưởng Hoằng Dụ) được phong làm đô tướng, quản lĩnh thủy binh đóng ở cửa biển Thần Phù như trước.
An Thạch Nguyễn Kim dẫn các em các cháu đi lên miền Lam Sơn thượng đạo tìm đất đóng trại. Khi qua Vĩnh Lăng, mọi người vào viếng Thái Tổ. An Thạch hầu khấn:
– Họ Nguyễn chịu ăn lộc lớn của nhà nước, nay ngôi báu rơi vào tay người, chúng thần nguyện xả thân phất cờ nghĩa, đi lại con đường Thái Tổ đã đi, kính mong Thái Tổ và chư vị tiên đế phù trợ cho chúng thần công nghiệp hoàn thành, đòi lại nước cho nhà Lê. Xin Thái Tổ và chư vị tiên đế chứng giám lòng thành của chúng thần.
Cả bọn đi theo cùng quỳ lạy. Khi ngẩng đầu lên thấy chan nhang hóa đùng đùng, cả bọn lấy làm kinh ngạc lắm, biết Thái Tổ đã nhận lễ.
Cả bọn lại dẫn nhau đi tiếp, lên đến tận miền Tây núi Chí Linh. Mỗi bước đi lại nhớ đến thuở Thái Tổ mở nước, khi thắng trận, khi bất lợi ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Đây Mường Một nơi bốn vạn quân Minh bao vây Thái Tổ, nghĩa quân phải mở đường máu rút sâu vào Mường Cốc. Nơi đây quân tướng thiếu lương khốn đốn phải ăn củ nâu, rau dại và thịt cả ngựa để ăn. Tướng quân Lê Lai phải mặc áo bào làm theo Kỷ Tín dẫn quân cảm tử xông trận để cứu chủ thoát hiểm. Tổ phụ Hoành quốc công đã kịp tải lương đến cứu nguy liền đó. Thái Tổ cử Trịnh Khả, Trương Lôi sang Ai Lao cầu viện, được lương thực, khí giới và voi chiến. Nhớ đến đây, An Thanh hầu bảo cả bọn:
– Ở đất ta dù có hiểm trở vẫn không tránh khỏi tai mắt nhà Mạc, chi bằng ta sang hẳn châu Sầm Thượng đóng trại bao giờ quân mạnh lại có chân chúa ta về giữ núi Chí Linh cũng vừa. Khi xưa đức Thái Tổ cũng từng được Ai Lao giúp mới thành công, anh em ta cũng nên làm theo việc lợi ấy.
Cả bọn nghe theo, đi tiếp đến nhờ tri châu Sầm Thượng giúp đỡ, được cấp lương thực, voi ngựa đi lại. Có đất đóng quân rồi Nguyễn Kim cho anh em về trong nước chiêu mộ hào kiệt. Họ Trịnh ở Lôi Dương có Lỵ quận công Trịnh Duy Thuần; Phúc Hưng hầu Trịnh Duy Duyệt; Tả đô đốc Trịnh Duy Liệu. Họ Trịnh ở Sóc Sơn huyện Vĩnh Ninh có tráng sĩ Trịnh Kiểm, một người am hiểu binh thư, tinh thông võ nghệ, sức khỏe gấp mười người khác. Chủ tướng Nguyễn Kim lấy làm Đô lực sĩ hộ vệ.
Sau hai năm chiêu mộ hào kiệt, chủ tướng Nguyễn Kim bàn:
– Ta biết tướng sĩ nóng lòng muốn được xuất binh. Nhưng xuất binh mà không có chân chúa thì danh không chính, sao thu phục được nhân tâm, tránh sao khỏi bại vong như Bích Khê hầu dạo trước. Lần này ra quân cốt không phải để đánh thắng mà để cả nước biết đến nghĩa quân phò Lê diệt Mạc. Hào kiệt sẽ theo về nhiều hơn. Chân chúa tìm sẽ dễ hơn.
Lỵ quận công Trịnh Duy Thuần tham gia:
– Ta nên dẫn quân về Lôi Dương kêu gọi hào kiệt phò Lê, rồi diễu quân ra Gia Viễn tìm chân chúa. Nếu gặp địch mạnh thì ta lui về giữ núi Chí Linh. Nếu bất lợi thì ta lại lui về giữ trại ở đây.
Tháng Chạp năm Đại Chính thứ nhất (1530) nghĩa quân tiến về Lôi Dương. Tướng Mạc là Ngọc Trụ hầu đặt phục binh. Trịnh Duy Liệu đánh không được. Chủ tướng chuyển tiền quân thành hậu quân, hậu quân thành tiền quân ra Gia Viễn. Quân đi đến đâu cũng phất cao cờ phò Lê diệt Mạc, kêu gọi dân chúng hưởng ứng. Dân tam phủ theo về như nước chảy. Ai cũng reo: “Nước lại về chủ cũ rồi”.
Mạc đế cử Tây quốc công Nguyễn Kính dẫn năm nghìn quân vào đánh nghĩa quân. Nguyễn Kính cho con trai là Mạc Ngọc Liễn làm tiên phong. Ngọc Liễn là viên tướng trẻ kiêu dũng, văn võ song toàn. Chủ tướng Nguyễn Kim sai đặt phục binh ở Đông Sơn đón đánh. Quân Mạc phá được tiền quân của Ly quận công. Chủ tướng sai Trịnh Kiểm dẫn quân ky xông trận. Trịnh Kiểm và Ngọc Liễn giao phong ắc liệt bất phân thắng bại. Chủ tướng lại tung đội voi chiến vào trận. Ngọc Liễn hoảng sợ lui quân. Nguyễn Kính rút về giữ Tây Đô.
Chủ tướng thu được thắng lợi, tiếp tục tiến quân ra Bắc đóng ở bến đò Điềm huyện Gia Viễn. Chủ tướng sai Trịnh Kiểm và các cháu mặc thường phục đi về các địa phương dò tìm tôn thất nhà Lê, dặn phải tìm bằng được mới trở về, nếu không nghĩa quân đoạt nước cho ai đây.
Mạc đế cử Hoằng Úy dẫn thủy quân tiến đánh. Chủ tướng thấy cờ hiệu của họ Nguyễn thì lệnh cho lui quân ngay. Hoằng Úy cho quân đuổi vài dặm rồi lui quân. Hai bên hầu như không thiệt hại gì.
Mạc đế thấy nghĩa quân chưa bị diệt thì lo lắng, phong Trung Hậu hầu làm Đại tướng quân, thống lĩnh quan dân quân đội ba phủ ba ty Thanh Hoa để chuẩn bị tiêu diệt nghĩa quân. Tây An bá Lê Phi Thừa can:
– Tâu Tánh thượng, Châu Ái là nơi núi sông hiểm trở, ruộng đát phì nhiêu, binh lương đầy đủ. Quyền hành không nên để một người nắm giữ. Nếu bề tôi chuyên quyền tất dẫn tới họa loạn. Đấy là chưa kể loạn quân đã dấy binh ở đất Ai Lao còn chưa bình được. Nay đem nơi trọng địa đó giao cho một người tổng quản, nếu xẩy ra biến cố sợ khó bề chế ngự thì nơi đó sẽ không còn là của triều đình nữa. Kính xin Hoàng thượng xét kỹ lại đừng để hối hận về sau.
Mạc đế cho là phải, chia xứ Thanh Hoa làm đôi, giao cho Phi Thừa quản thống 7 huyện là Thụy Nguyên, An Định, Vĩnh Phúc, Đông Sơn, Thạch Hành, Cẩm Thủy và Quảng Bình. Trung Hậu hầu hiềm khích với Phi Thừa từ đó.
ﮪ
Lĩnh mệnh của chủ tướng giao cho đi tìm chân chúa, Trịnh Kiểm hiểu rõ tầm quan trọng của việc này, tự hứa quyết tìm được mới về sơn trại. Trịnh Kiểm về thẳng làng Sóc Sơn huyện Vĩnh Ninh quê nhà, thắp hương bái tổ và khấn:
– Con cháu là Trịnh Kiểm cúi xin Tiên Tổ chứng giám, nếu lời sấm “Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiện hạ” ứng hợp thì Tiên Tổ phù trợ cho con cháu là Trịnh Kiểm chuyến này đi tìm được Lê chúa để nên công nghiệp, rãng rỡ tổ tiên muôn đời.
Khấn xong thì chân nhang hóa đùng đùng. Trịnh Kiểm biết tổ tiên đã nhận lời khẩn cầu nên phấn khích ra đi. Đầu tiên Kiểm đến phường Đông Hà nơi Vua Quang Thiệu bị Kim Khê bá Phạm Kim Bảng sát hại thắp hương khấn:
– Thần là Trịnh Kiểm phụng mệnh chủ tướng An Hòa hầu đi tìm Lê chúa để nêu cao chính nghĩa diệt Mạc, trùng hưng cơ nghiệp của Thái Tổ hoàng đế, cúi xin tiên đế linh thiêng phù trợ, nếu tiên tổ còn để lại Thái tử lưu lạc trong dân gian thì phù trợ cho thần được gặp, để chúng thần đòi lại nước cho nhà Lê ta.
Khấn xong thì chân nhang lại hóa. Trịnh Kiểm biết tiên đế còn để lị giọt rồng nên càng gắng công tìm kiếm. Ở lại Đông Hà một thời gian, Kiểm lân la khắp các làng quê, phố chợ hỏi thăm xem có ai từng được tiến cung nay sống ở quê không.
Tiếp đó Trịnh Kiểm lần đến vùng Mộng Sơn nơi Vua Quang Thiệu lánh nạn một thời gian và phát hịch Cần Vương. Cứ lân la dò hỏi khắp vùng, rồi theo bước đường bôn tẩu của Vua mà đi, vừa đi vừa dò hỏi.
Sau gần hai năm lên rừng xuống biển, lăn lộn chốn dân gian Trịnh Kiểm lần theo bước đường Trịnh Tuy đưa Vua lên vùng Lang Chánh đển tránh sự truy đuổi của quân Mạc. Một đêm ngủ ở ngôi miếu hoang trong rừng, Trịnh Kiểm được một vị thần mặt đen, râu dài, đội mũ trụ, áo bào đỏ, ủng đen thêu kim tuyến, cưỡi mây ngũ sắc đến bảo.
– Ngọc hoàng Đại đế biết tướng quân có lòng thành đi tìm chân chúa nên sai ta, tướng tinh của tướng quân đến báo cho tướng quân biết, ngày mai đến vùng núi sách Cao Trĩ sẽ gặp quý nhân đó. Tướng quân cứ đi đến chỗ đông người gặp ai đội mũ giáp trụ là đúng. Tướng quân khéo léo đón quý nhân về.
Trịnh Kiểm giật mình tỉnh giấc chỉ thấy núi rừng hoang vắng, tự cho mình quá mong mỏi tìm gặp chân chúa mà mơ như thế.
Hôm sau Trịnh Kiểm dậy sớm, vục nước suối rửa mặt. Sờ tóc thấy râu mọc dài, bám bụi đường xơ xác, quần áo thì nhàu nát sờn rách, Kiểm tủi thân tưởng mình như kẻ hành khất lay lắt đó đây kiếm ăn. Chân chúa vẫn chưa thấy đâu. Chẳng biết giấc mơ đêm qua có thật chăng.
Đi độ một canh giờ thì đến một ngôi chợ ven đường. Hàng quán đã bày bán. Người đi chợ đông dần. Trịnh Kiểm vào một hàng bánh cuốn mua ăn lót dạ. Người bán đon đả mời, tay gắp bánh ra đĩa mà mắt vẫn nhìn về đầu chợ. Chừng sốt ruột, chị ta thán:
– Hôm nay thần tài đi đâu mà chưa đến mở hàng nhỉ?
Một lát có một thiếu niên đầu tóc bù xù, ăn mặc rách rưới thễnh thọt đi đến. Bà hàng rượu chèo kéo:
– Cậu Chổm, mở hàng cho bác đi nào?
Chổm vênh mặt đáp cụt lủn:
– Không có tiền.
– Cứ mở hàng đi, bác cho chịu mà.
– Cho chịu hả? Thì rót một chén cho ấm bụng.
Bà hàng rượu rót một chén tống trịnh trọng đưa vào tận tay Chổm. Chổm đỡ hờ hũng rồi dốc tuột vào miệng.
– Hà, uống rượu sớm giãn cả gân cốt. Nhớ nợ nhé.
Ông hàng phở đứng đợi sẵn, kéo tay Chổm:
– Chổm, vào mở hàng bác đi.
Chổm lại vênh mặt đáp củn lủn:
– Không có tiền.
– Thì bác cho chịu mà.
– Không ăn nữa. Hôm qua bác đến tận nhà đòi để bu mắng, ngại lắm.
– Thôi mà, đừng để bụng nữa, định để hàng bác phiên này ế à. Thế này nhé, chỗ nợ hôm qua xí xóa, tính mới từ hôm nay thôi, được chưa?
– Thì ăn. Rượu vào đang sôi bụng đây.
Chổm xì xụp ăn hết bát phở, ra cửa hàng vươn bụng:
– Phở mới ngon lắm. Nhớ nợ từ hôm nay đấy.
Trịnh Kiểm thấy lạ hỏi chị bán bánh:
– Đứa bé rách rưới kia là ai mà hàng quán cả chợ trọng vọng thế?
– Bác ở xa đến chắc không biết, cậu Chổm đây nhà nghèo, từ nhỏ đã la cà ở chợ này ăn chịu. Chịu nhiều lắm rồi mà không có tiền trả. Đòi thì cậu ấy bảo “Sau này làm nên sẽ trả hết một thể”. Hàng nào sợ mất nợ không bán chịu thì ế cả phiên liền. Thành thử cứ phải bán chịu thì phải chèo kéo bán mở hàng để được nghỉ sớm. Chúng tôi gọi là thần tài là vì thế bác ạ.
– Người được cả thiên hạ nuôi thì cũng lạ thật đấy. Thế cậu ta có biệt tài gì không chị?
– Từ nhỏ đến giờ chỉ ăn no nằm khòe, chả thấy học hành, chả thấy làm gì cả thì biết có tài gì ngoài cái tài ăn chịu cho người bán đắt hàng.
Trịnh Kiểm lân la ở chợ đến vãn buổi không thấy người nào đội mũ trụ xuất hiện. Bỗng trời đổ mưa to. Người ta thì chạy nấp mưa nhờ các hàng quán, còn Chổm vớ ngay cái chảo gang của bà bán bánh che lên đầu chứ không chịu tránh. Trịnh Kiểm lẩm bẩm bảo đúng là cậu ngố. Cái chảo thì bé chỉ che khỏi ướt tóc, còn quần áo vãn bị ướt hết cả.
Chờ đến cuối ngày vẫn không thấy người đội mũ trụ xuất hiện, Trịnh Kiểm ngán ngẩm về lại nơi miếu hoang hôm trước nghỉ chứ không trọ ở chợ. Biết đâu thần lại đến chỉ bảo cho.
Đêm ngủ Trịnh Kiểm lại mơ thấy vị thần hôm trước cưỡi mây ngũ sắc đến trách:
– Sao Tướng quân không đón quý nhân? Ngọc hoàng Đại đế giận lắm đấy. Ta phải van xin mãi mới lại cho ta đến bảo tướng quân biết quý nhân. Ngày mai Tướng quân đi đường gặp người nào hình chữ đại, lúc sau Tướng quân quay lại người đó sẽ có hình chữ vương. Đó là quý nhân, Tướng quân phải đón lấy.
Trịnh Kiểm tỉnh giấc chỉ thấy núi rừng hoang vắng, mới tin là thần tiên xuất hiện báo mộng cho biết là thật. Hôm qua quý nhân đã xuất hiện ở chợ, hôm nay liệu có đến chợ ấy nữa hay không? Sốt ruột quá Trịnh Kiểm không ngủ lại được nữa, cứ thế đi luôn đến chợ ngồi đợi sáng.
Hôm ấy không phải chợ phiên, chỉ có mấy hang n]ơcs bán mà thôi. Sáng bảnh mắt chổm lại xuất hiện. Không được ai chéo kéo, Chổm tự vào ăn chịu Bà nhàng nước:
– Cậu chịu tôi nhiều lắm rồi đấy, liệu mà trả đi.
Chổm đáp:
– Nay mai làm nên tôi trả đủ hết, không quỵt đâu.
– Nay mai là bao giờ hả cậu Chổm.
– Nay mai là nay mai, thế cũng hỏi.
Chổm ăn nợ hết lượt quán rồi ra lều chợ nằm răn ngủ say sưa.
Trịnh Kiểm đợi đến quá nửa buổi tịnh không có ai đến thêm. Đường vùng núi vắng vẻ. Kiểm nhìn hút về hai phía đưỡng vẫn không có ai xuất hiện. Chẳng lẽ là kẻ rách rưới vô học ăn quỵt thiên hạ kia. Kiểm đưa mắt nhín về phái Chổm sửng sốt: Chổm nằm thẳng cẳng hai chân hai tay dang rộng ra đúng hình chữ đại. Nhớ lời thần dặn, Kiểm đứng dậy đi dạo một lát cho đỡ mỏi, lúc quay lại chợ thấy Chổm vẫn dang hai tay, nhưng hai chân đã thu lại, hai mũi bàn chân xòe ra. Đúng lúc ấy một đoạn tre trên mái lều rơi xuống lăn sát đầu Chổm. Kiểm nhìn ngay ra chữ vương. Lúc đi chữ đại, trở lại chữ vương, không sai. Chợt nhớ sáng hôm trước cũng vào tầm này trời đổ mưa, Chổm đội chảo gang, hẳn đó là mũ trụ mà vị thần kia bảo. Kiểm mừng lắm nhưng vẫn không dám lộ ra. Chờ Chổm thức dậy, Kiểm đến gần hỏi:
– Nhà cậu chủ ở gần đây không?
Chổm thấy người hỏi cũng tóc tai bù xù, quần áo rách rưới như mình lấy làm tin cậy, hỏi lại:
– Ông đi ăn mày à? Nhà ta không có gì cho đâu. Nhưng muốn ngủ nhờ thì được.
– Vâng vâng, xin cậu chủ cho ngủ nhờ một đêm thì tốt quá. Mai tôi đi sớm kiếm ăn ở vùng khác.
– Sao ông lớn tuổi mà nói năng lễ phép với ta thế. Ở đây chả ai cư xử với ta thế cả. Ông là người tốt. Đi nào.
Chổm dẫn Kiểm đi.
– Nhà ta còn bu nữa. Bu yếu lắm không làm đồng, không đi củi được. Thế nên cứ nghèo đõi mãi. Ông ăn mày chắc không chê ta nghèo chứ.
– Không ạ. Cậu chủ nghèo tiền nhưng giàu lòng thương người, thương dân, thương nước ạ.
Nhà Chổm gian hai chái lợp gianh lụp xụp ở cuối động An Nhân. Mảnh sân đất nhỏ có một cây nguyệt quế um tùm ngay cửa nhà, tán lá trùm nửa mái nhà. Từ cổng Chổm đã gọi váng lên:
– Bu ơi, có ông ăn mày đến ngủ nhờ nhà ta đấy.
Một phụ nữ còn trẻ nhưng dáng gầy vịn cửa nhìn ra.
– Chổm, nhà ta chật thế này, con dẫn khách đàn ông về thì ngủ ở đâu.
– Bu ơi, ông ăn mày này tốt lắm. Ông ấy bảo nhà mình nghèo của nhưng thương người, thương dân, thương nước bu ạ.
Trịnh Kiểm thấy người phụ nữ ngồi xụp xuống đất. Chổm chạy tới hỏi:
– Bu làm sao thế?
– Bu hơi chóng mặt thôi. Ra mời khách vào nhà đi.
Trịnh Kiểm vừa bước vào nhà đã sụp xuống lạy:
– Tâu Thái hậu, thần là Trịnh Kiểm ở Sóc Sơn huyện Vĩnh Ninh, phụng mệnh chủ tướng An Thanh hầu Nguyễn Kim đi tìm Thái hậu và Chúa thượng đã hai năm nay, may nhờ thần tiên mách bảo mới tìm được đến đây, kính xin Thái hậu xá tội thần tìm đến muộn ạ.
Thiếu phụ ngoảnh mặt đáp:
– Ông khách nhầm rồi. Tôi là dân nghè xóm núi đâu phải là người tôn quý ông nhắc đến, tôi phải tội chết mất.
Trịnh Kiểm vẫn quỳ lạy nói:
– Thần đã đến Đông Hà thắp hương bái tiên đế rồi lần hỏi trong dân gian theo bước lưu lạc của người suốt hai năm qua, xin Thái hậu xá tội thần đến muộn, để được rước người về quân doanh đòi nước của nhà Mạc. Nếu Thái hậu không xá tội, thần xin quỳ đến chết ở đây.
– Ông nhầm rồi, đừng phí công vô ích. Đi đi, để mẹ con tôi được sống yên, đừng vu tội chết cho mẹ con tôi.
Thiếu phụ vào buồng nằm nghỉ, mặc kệ Trịnh Kiểm vẫn quỳ lạy ở nhà ngoài. Chổm vào bảo:
– Ông ăn mày đừng sợ bu ta, lên chõng nằm nghỉ với ta đi.
– Thần chưa được Thái hậu xá tội thì đâu giám.
– Xì, ông ăn mày này dở hơi quá. Thì cứ nằm đất cho mát ta năm chõng một mình vậy.
Trịnh Kiểm quỳ lạy đến gần tối không giám ngẩng đầu lên. Thiếu phụ từ trong buồng đi ra bảo:
– Thôi ông đứng dậy đi. Ta tin ông rồi. Nếu ông là gian tế nhà Mạc thì coi như nhà Lê thực sự đến ngày tận số, ý trời sao cưỡng nổi.
– Tạ ơn Thái hậu.
Trịnh Kiểm kể cho thiếu phụ biết việc An Thanh hầu tụ nghĩa, hào kiệt theo về rất đông; chỉ mong tìm được chân chúa để ra quân thu hồi đất nước về cho chủ cũ. Thiếu phụ cũng kể cho Trịnh Kiểm nghe những năm tháng cơ cực của mình.
Ngày ấy sách Cao Trĩ đang thanh bình bỗng đâu quan quân kéo về un ùn. Viên chủ tướng chiếm nhà xã trưởng làm bản doanh. Quân lính chia ra các nhà dân ở. Ngựa buộc đầy vườn. Con gái phải dâng cho các tướng soái. Ta cũng phải dâng cho soái phủ, nhưng tiến riêng cho một chàng trai trẻ, dáng vẻ thư sinh, mặc quần áo toàn loại lụa vàng. Chàng có đôi mắt u buồn, dường như mây núi lúc nào cũng đầy mắt. Ta thấy bọn tướng soái có vẻ trọng vọng chàng. Ta còn trẻ, còn là con gái, được làm bạn với chàng công tử này kể ra cũng là đẹp đôi vừa lứa. Có điều chàng chỉ cần ta vài ngày chứ đời nào chịu lấy ta, đứa con nhà nghèo nơi sơn cước. Một hôm chàng bảo:
– Quân giặc sắp đuổi đến nơi, quân ta sẽ phải chuyển lên trên kia. Ta mỏi mệt rồi, cơ sự tan nát rồi, nàng hãy đem ta đi trốn, chúng ta sẽ ở mãi bên nhau.
Ôi, chàng chịu trốn các tướng soái ở lại cùng ta mãi mãi thì còn gì bằng. Ta kiếm cho chàng bộ quần áo vải gai, rồi giả bộ đi dạo, vào rừng thay y phục. Chàng bảo: phải đi về phía quân giặc thì các tướng soái đây mới không giám đi tìm. Đi được một ngày đường thì thấy quan quân từ phía dưới kéo lên ùn ùn. Chàng bảo, thế này chắc quan quân rút rồi, ta có thể về nhà được rồi. Chúng ta vừa đói vừa mệt đành quay về nhà. Quan quân hai bên đều đã đi khỏi, làng xóm chỉ còn dấu chân ngựa giẫm nát cây cối ngoài vườn, ngoài rừng. Chàng ở trong buồng cả ngày không đi đâu. Khi biết ta có bầu chàng mừng bảo: “Thế là nhà Lê không bị tuyệt diệt rồi. Nàng hãy giữ ngọc ấn này làm tin, rồi sẽ có người tìm đến. Hiện bọn ngụy Mạc đang lộng quyền, có khi cướp ngôi, nàng cố gắng nuôi con khôn lớn, đừng để lộ tung tích mà hại đến thân đấy. Sau này nhất định có người đến đón mẹ con nàng đi đánh quân Mạc, lúc ấy nàng phải thăm dò cho kỹ rồi mới đem ngọc ấn này ra cho họ biết. Ta chính là Hoàng đế đương triều bị quân ngụy Mạc bức ách xuất cung, phải về nương quân tam phủ, nhưng chủ tướng Trịnh Tuy là kẻ không ra gì, ta không theo hắn nữa, đành về kinh gặp mặt Thái hậu may ra được yên thân”. Chàng trồng cây hoa nguyệt quế để đánh dấu, lại đặt tên cho ta là Ngọc Quỳnh. Rồi từ biệt ta đi về xuôi. Ta gạt nước mắt nhìn theo. Giọt máu chàng để lại ta phải giữ kín nếu không ta đã theo chàng cùng sống cùng chết rồi. Ta sinh con xong thì nghe chàng bị hại. Một thời gian sau lại nghe tin Thái hậu bị hại, nhà Mạc đoạt ngôi đúng như lời chàng nói. Đau xót quá làm ta sinh bênh. Nếu không vì chàng, vì nhà Lê có lẽ ta cũng đã chết theo chàng rồi. Trời thương cho ta được sống đến ngày gặp ngươi hôm nay cũng đã là quý lắm. Ai ngờ cái ngày này lại đến sớm thế. Ngươi đến không muộn đâu, hãy giúp con ta đòi lại cơ nghiệp của cha ông nó.
Trịnh Kiểm nghe xong lại quỳ lạy:
– Thái hậu vất vả quá. Thần xin được đón người đi cùng.
– Tướng quân khỏi lo. Đường đến Sầm Thượng xa, gian nan hiểm trở sức ta không chịu nổi đâu. Hãy vì cơ nghiệp nhà Lê mà đưa Chúa đi đi. Ta ở đây đợi ngày khải hoàn.
Đoạn Thái hậu quay sang bảo chúa Chổm:
– Con là Hoàng tử của Hoàng đế Quang Thiệu. Vua cha bị nhà Mạc sát hại đoạt ngôi. Nay các tướng dấy quân đón con về đòi nước, con đi đi đừng lo cho mẹ. Hãy biết thương người, thương dân, thương nước làm một ông vua tốt con nhé.
Chúa Chổm quỳ lạy mẹ, hứa làm đúng lời mẹ dặn. Trịnh Kiểm căn dặn:
– Xin Thái hậu giữ gìn ngọc thể. Về đến quân doanh thần sẽ cử người đến báo tin ngay và sẽ cử người đến hầu thái hậu. Chúng thần mong được đền đáp công lao khó nhọc nuôi dưỡng Hoàng thượng bao năm qua của thái hậu.
– Ừ, đi đi, đừng lo cho ta.
Chợ An Nhân từ đó không còn thấy thần tài đến mở hàng nữa. Người ta hỏi nhau. Mấy bà hàng nước bảo:
– Hay là ông khách ăn mày đón nó đi rồi.
– Có khi nó là quý nhân, là người nhà trời, là thần tài thật đấy. Hôm nó qua chả bảo đi bảo lại “nay mai làm nên” là gì. Nó mà làm nên thì dân mình cũng được hưởng phúc đấy.
Rồi những người bán hàng tự bảo nhau góp tiền dựng ngôi miếu thờ thần tài ở ngay đầu chợ. Bên trong đắp pho tượng thần tài có vóc dáng y hệt Chổm.
ﮪ
Tháng Chạp năm Nhâm Thìn (1532) chủ tướng Nguyễn Kim cùng các tướng sĩ làm lễ tôn lập Lê Ninh hoàng tử lên làm Hoàng đế, nối dài đại thống, lấy ngày đầu năm sau là năm Nguyên Hòa thứ nhất. Khi ấy Vua mới tám tuổi. Mọi việc đều giao cho chủ tướng Nguyễn Kim. Phong chủ tướng Nguyễn Kim làm Thái sư hưng quốc công; Trịnh Kiểm làm đô tướng Dực Nghĩa hầu. Tin này đưa về làm nức lòng quân đân cả nước. Các cựu thần người còn khỏe thì đến kiến Vua, người sức yếu thì sai con cháu đến hộ giá. Khi hội triều Ly quốc công Trịnh Tuy Thuân bàn:
– Khi trước Công tử Lê Ý dấy binh có cử người sang cầu viện nhà Minh làm cho quân Mạc phải đối phó cả hai phía nên Công tử thắng liền mấy trận. Nay đương lúc buổi đầu binh lực của ta đang còn yếu, cũng nên học theo cách ấy làm cho nhà Mạc phải bối rối.
Dực Nghĩa hầu Trịnh Kiểm gạt đi:
– Cầu viện quân Minh khác nào rước hổ về nhà. Khi xưa nhà Trần cầu Minh diệt Hồ đã rước họa cho đất nước, mãi đến khi Thái Tổ dấy binh, qua hơn mười năm gian khổ mới đuổi đi được. Kế ấy thực không nên.
Thái sư cân nhắc rồi quyết định:
– Ta cử sứ giả đến báo nhà Lê đã nối nghiệp, tố cáo nhà Mạc lừa dối đoạt ngôi chứ không cầu viện mượn quân. Nhà Minh đã phong vương cho nhà Lê tất cất quân hỏi tội nhà Mạc. Nhà Mạc hoặc là phải trả ngôi, hoặc ngoan cố buộc phải đói phó, gì thì ta cũng được lợi. Vậy ai có thể đi được?
Tả đô đốc Trịnh Duy Liệu xin đi.
– Tướng quân đi thì ta yên tâm. Ông vừa là tướng giữ được mình lúc đi đường, vừa là mệnh quan đủ tài trình bày với Vua Minh. Nên nhớ, chỉ báo việc cầu phong theo lệ chứ không được cầu viện. Không tạo cớ cho quân Minh sang kẻo mang tội với hậu thế đó.
– Xin vâng.
Tả đô đốc Trịnh Duy Liệu khá về văn chương, về doanh trại soạn một bản tấu kể tội nhà Mạc làm chuyên thoán nghịch, lời lẽ rất bi thương, rồi được đóng ngọc ấn truyền quốc. Hôm sau dẫn mấy tùy tùng vượt núi về cửa biển kiếm thuyền giả làm thuyền đánh cá dương buồn đi về phương Bắc. Sau nhiều ngày vượt biển, vượt đường, Trịnh Duy Liệu cũng đến được kinh thành dâng tấu sớ cho Vua Minh. Vua Minh cho đình thần nghị sự. Binh bộ thượng thư Mao Bá Ôn bàm:
– Mạc vương lừa gạt để được phong vương, bệ hạ đã phong rồi, nếu hỏi tội thì không hợp lẽ. Hơn nữa hiện nay quân Mạc mạnh, quân Lê yếu, nếu ta xuất binh với danh nghĩa phò Lê sẽ bất lợi. Chi bằng bệ hạ cứ phong vương cho nhà Lê để cho hai nhà ấy chém giết lẫn nhau, còn t xuất binh sát biên cảnh gây thanh thế buộc nhà Mạc phải mang vàng bạc đến chuộc tội. Khi nào cả Lê ca Mạc đều kiệt quệ ta hãy xuất quân, chỉ một trận là đoạt được nước họ, thật là tiên lợi.
Vua Minh làm theo kế ấy, sai Hàm Ninh hầu Cừu Loan làm Chinh nam nguyên soái, Mao Bá Ôn làm tham quân dẫn năm vạn quân tiến về biên giới hỏi tội nhà Mạc.
Liền mấy năm nhà Mạc mở kỳ thi Hội đều đặn, tuy lấy được Trạng Nguyên nhưng vẫn chưa thấy Ngọa Long thái đế dự thi. Khoa thi Kỷ Sửu Trạng Nguyên là Đỗ Tông, con trai Đô Ngự sử đài Đỗ Nhạc. Khoa thi Nhâm Thìn thì lấy đỗ trạng nguyên là Nguyễn Thiến. Khoa thi Kỷ Mùi đến gần. Mạc đế nói với Phạm Gia Mô:
Quả nhiên có người Cổ Am là Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng nguyên. Mạc đế cho triệu ngay tân trạng vào cung hỏi chuyện.
– Tiên sinh không cần đa lễ, chũng ta là người nhà cả mà. Ta đã theo học quan Nhữ thượng thư. Tiểu thư Ngọc Lan là chị ta. Ta chờ tiên sinh ra giúp đã mỏi mắt mà bây giờ mới thấy, không biết có nguyên do gì ngăn trở vậy?
– Muôn tâu Thánh thượng! Kẻ tiểu sinh này không có chí làm quan nên dự thi để làm gì. Chẳng qua thấy nhà Mạc sắp có họa loạn nên ra thi để có chút danh vọng bày tỏ chí mình, không biết Thánh thượng nghe có lọt tai không.
– Tiên sinh chớ ngại, ta biết trời sẽ phái tiên sinh đến giúp từ lúc còn bế cơ. Ngày ấy tiểu thư đánh ta vì ta biết ta mới là người được chọn làm vua, còn con trai tiểu thư chỉ được chọn làm trạng thôi. Tiên sinh là trạng, vừa là người phò giúp vừa là thầy ta, mời tiên sinh cứ nói.
– Tâu Thánh thượng! Cứ theo quan sát của thần thì ngôi Đế tinh nhà Lê chưa bao giờ tắt, bây giờ lại lúc sáng lúc tỏ là ứng với việc Lê Ninh chưa xưng đế. Nhưng đấy là mối lo về sau. Mối lo trước mắt mà thần muốn giúp là lo nội loạn ngay trong nhà. Cứ theo thần tính, sau đế hệ thứ ba sẽ có loạn cung đình. Bệ hạ nhường ngôi sớm tính là hai đời. Nếu Đại Chính đế lại nhường ngôi sớm thì sẽ là ba đời. Vậy phải lo từ sớm mới kịp. Nếu bệ hạ còn thì nguy cơ chưa hiện. Mà bệ hạ còn thì thần cũng chả cần danh vọng cũng có thể bày mưu được. Nay nguy cơ chưa hiện nên chưa biết đến từ ai, chỉ biết nó đến từ trong nhà, trong triều. Vậy chỉ có cách trên thì sửa mình, dưới thì làm trọn chức phận, chính lệnh nghiêm minh mà thôi.
– Thế còn mối lo về sau là đến khi nào?
– Sau 7 đến 8 đời. Theo sự tính toán của Trạng nguyên Vũ Duệ thì có thể sau 90 năm nữa.
– Nếu nhà Lê chiếm được kinh thành, nhà Mạc rút về Dương Kinh chăng?
– Không nên. Phương Đông khó hợp phương Bắc. giữ vùng Ninh Biên thông với Vân Nam có thể được, nhưng hẻo lánh quá. Giữ vùng Cao Bằng thông với Quảng Tây là hơn cả. Tiến có thể qua Thái Nguyên về Thăng Long. Thủ có thể giữ. Bất lợi có thể sang Quảng Tây dựa nhà Minh. Đấy là cách làm của Thuân Lợi, Nùng Trí Cao ngày trước.
– Tiên sinh quả là cao kiến. Ta cũng nghe Ngọa Long xuất hiện thì thiên hạ chia ba, mà tiên sinh được coi là Ngọa Long tái thế, biết trước thời cơ 500 năm, vậy thế chân vạc sẽ diễn ra sao?
– Trước mắt chỉ có Lê – Mạc tranh hùng. Đến khi nhà Mạc giữ núi hiểm ở Cao Bằng sẽ như nhà Thục, nhà Lê giữ kinh thành sẽ như nhà Ngụy, vừa có đế vừa có vương, miền đất giống Đông Ngô dựa vào thế hiểm sông biển hẳn là vùng Thuận Quảng. Thần tính họ Nguyễn Gia Miêu trung quân 5 đời tất phát đế, có thể họ Nguyễn sẽ giữ đất đó mà vượng lên.
– Kẻ sĩ bày mưu nơi màn trướng mạnh hơn mười mãnh tướng, vạn hùng binh thì đâu cần danh vọng. với ta thì tiên sinh sẽ là như vậy. Nhưng với con cháu ta sự bất tài như tiên sinh đã liệu tính phải có danh vọng mới tỏ được chí mình nên phảo ứng thi khoa này. Văn tài hơn ngươì nên đõ trạng. Vừa mới đỗ tiên sinh đã bày ngay mưu hay chước lạ, khác nào đã lập công to lớn cho triều đình. Vậy ta phong tiên sinh chức Đông các đại học sĩ Hàn lâm viện thừa chỉ Trình Tuyền hầu, ngang với Ức Trai Quan Phục hầu ngày trước, xin tiên sinh chớ từ chối.
– Tạ ơn Thánh thượng sáng suốt.
Việc phong chức tướng của Mạc đế cho Trạng Trình như vậy khi không phải là phải là tình riêng quá đáng, mà bởi là tài cao vời vợi của Trạng Trình ngay trước lúc đi thi. Tiếc rằng cơ trời đã định, sức Trình Tuyền hầu đâu có thể cưỡng lại được.
ﮪ
Mùa xuân năm Mậu Tuất (1538) nhà Mạc tổ chức thi hội cả nước, lấy đỗ 36 người, Trạng nguyên là Giáp Hải người Bát Tràng huyện Gia Lâm, nhưng quê gốc ở Dĩnh Kế, huyên Lạng Giang.
Giáp Hải sinh năm 1504, thông minh từ nhỏ, học một biết hai ứng đối như thần. Hàng ngày Giáp Hải thường tới núi Kế ngồi trên một phiến đá dưới lùm cây râm mát đọc sách. Mải đọc sách đến mức quên cả ăn, chỉ uống nước khe. Hón đá chỗ ngồi học mòn nhẵn, chỗ đặt chân mòn thành vết. Học hết chữ của các thầy đồ trong vùng, Giáp Hải về Kinh đô học. Đến khi dự thi, tài văn chương nổi trội hơn người, được lấy đổ Trạng Nguyên. Bấy giờ dân gian mới kể nhiều câu chuyện về xuất thân, quê quán của Trạng rất khác nhau. Ra làm quan, Trạng Kế luôn tỏ ra là người lịch duyệt, lý lẽ thông minh sắc bén khiến quan trên và đồng liêu kính nể.
Bấy giờ nhà Mạc liền mấy năm khổ sở về việc lễ lạt với đạo quân Cừu Loan- Mao Bá Ôn. Trạng Kế nhận rõ tâm địa của quân Minh chỉ dàn quân hư trương thanh thế nên hiến kế cũng dàn quân hư trương thế lực. Mạc đế theo kế ấy cử Trần Phỉ, Lễ bộ thượng thư kiêm Tổng trấn Hưng Hóa, ra lệnh tuyển quân, tích trữ lương thảo. Thấy nhà Mạc có động tĩnh bố trí binh lực đối trận, Mao Bá Ôn gửi thư sang, có bài thơ vịnh cây bèo đầy hàm ý khinh miệt, đe dọa:
Tùy diện trục thủy mạo ương châm
Đáo xứ khan lai thực bất thâm
Không hữu căn miêu không hữu diệp
Cảm sinh chi tiết cảm sinh tâm
Đồ tri tụ xứ minh tri tán
Đãn thức phù thời ná thức trầm
Đại để trung thiên phong khí ác
Tảo quy hải tiện nan tầm.
Dịch thơ:
Cao sâu theo nước mọc im lìm
Nông nổi xưa nay vốn khó dìm
Ngọn gốc đã trơ không lá lẩu
Coi thường tản mát khi thường tụ
Biết lúc lênh đênh chẳng biết chìm
Vì gặp tung trời cơn gió táp
Cuốn theo về biển biết tìm đâu.
Trạng kế xin đến doanh trại quân Minh để gửi bài thơ họa cho Mao Bá Ôn. Hàm Ninh hầu Cừu Loan cho bố trí võ sĩ giáp trụ gươm giáo sáng lòe. Trạng Kế ung dung đi lại như duyệt đội quân danh dự mà Chính soái dàn ra để nghênh tiếp. Cừu Loan vớt một cây bèo chỉ cho Trạng Kế xem, rồi co bàn tay hộ pháp lại bóp nát cây bèo. Trạng Kế cười nhạt chỉ cho Cừu Loan nhìn ao bèo, rồi cúi nhặt tảng đá đáp xuống, bèo dạt ra một mảng lớn, nhưng chỉ lát sau lại khép kín lại như thường. Cừu Loan tỏ vẻ bực bội lắm vì hắn đã hiểu ra, với mỗi cá nhân hắn có thể bóp nát dễ như bóp cây bèo, nhưng với một dân tộc thì sức mạnh không gì phá nổi.
Vào trong quân doanh, Trạng Kế trình lên Mao Bá Ôn bài thơ họa, thơ viết:
Cẩm lân mật mật bất dung châm
Đái diệp liên căn khởi kế thâm
Thường dữ bạch vân tranh thủy diện
Khoảng giao hồng nhật trụy ba tâm
Thiên trùng lãng đả thành nan phá
Vạn trận phong suy vĩnh bất trầm
Đa thiểu ngư long tàng nghiên lý
Thái công vô kế hạ câu tầm
Dịch thơ:
Sin sít hoa thêu cản mũi khâu
Mấy tầng gốc rễ vẫn xen nhau
Ganh cùng mây bạc trên làn sóng
Đâu để vầng hồng lọt đáy sâu
Nước vỗ, vỗ sao cho vỡ được
Gió to, to mấy có chìm đâu
Biết bao rồng cá nằm trong đó
Cụ Lã đừng hòng thả lưới câu.
Xem xong bài họa, Mao Bá Ôn tức lắm.
– Sứ Nam vô lễ, xin nguyên soái cho chém sứ giả té cờ rồi xuất binh thôi.
Trạng Kế không chút sợ hãi nói:
– Hai nước giao chiến không giết sứ giả. Đạo nghĩa cỏn con đó mà không có thì ra quân bất nghiã còn thuyết phục được ai. Hai tướng sao không nhắc lại việc Liễu Thăng, Lý Khánh ngày trước. Nước tôi đã chịu thần phục, nộp tuế cống rồi là đủ lễ, đủ nghĩa của nước nhỏ với thiên triều. Còn cứ đem thiên binh đến chỉ sợ không đủ ống đồng mà tránh thôi.
Mao Bá Ôn thấy viên sứ giả trẻ tuổi mà không chịu lép một bề, nghĩ rằng nước Nam đã quyết đánh, đành hạ giọng:
– Tại sao Vua Nam không cấp lương thực cho quân ta, tội ấy bài bác sao nổi?
– Thưa nhị tướng quân. Quân thiên triều thì phải hỏi thiên đế chứ. Nước tôi chỉ chỉ dành lương cho quân tôi thôi. Sao hai tướng không học theo Khương Bá cả đây. Để mấy vạn người ăn bám nhà nước hàng năm trời thế này thì tướng ở xa cũng có lỗi đấy.
Mao Bá Ôn thấy không hạch sách được sứ giả đành phải cho về. Trạng Kế sai người khiêng đến một con lợn quay để khao đãi chủ tướng nhà Minh. Đợi một thời gian không thấy nhà Mạc cung cấp quân lương, quân Minh buộc phải lui binh.
ﮪ
Mạc dù quân nhà Lê liền máy năm không xuất binh, nhưng Mạc đế vẫn luôn canh cánh bên lòng. Xứ Thanh Hoa lại là đất căn bản của nhà Lê, nếu Nguyễn Kim đưa quân về là dân chúng theo. Mạc đế đem nỗi lo ấy thổ lộ cùng quân sư Phạm Gia Mô. Phạm Gia Mô bàn:
– Hiện any nhà Lê đang cần người, nếu ta dùng khổ nhục kế đưa người tin cẩn tìm cách ám sát Lê Ninh, Nguyễn Kim là phá tan dư đảng giặc, chẳng tốn công sức gì.
– Vậy ai có thể đảm đương được việc đó
– Tổng trấn Thanh Hoa Trung Hậu hầu. Khi trước Trung Hậu hầu đã được giao quyền Tổng trấn, nhưng do Tây An bá can gián, Hoàng thượng đã chia đôi xứ Thanh cho Tây An bá cai quản một nửa, Trung Hậu hầu không khỏi ghét Tây An bá. Từ ngày có quân quyền, Tây An bá tỏ ra kiêu ngông, muốn đoạt hết quyền của Trung Hậu hầu. Nay Thánh thượng mượn tay an bá hạ nhục Trung Hậu hầu thì quân giặc làm gì chẳng tin, thần sẽ đến phủ Trung Hậu hầu bày một kế, ông ấy sẽ hiểu và thi hành trọn vẹn.
– Vậy khanh cứ theo kế mà làm đi.
Ở xứ Thanh, tuy Tây An bá đã quản lĩnh quân dân 7 huyện nhưng vẫn không nắm được tam ty, trong lòng không phục Trung Hậu hầu. Bỗng nhiên sứ giả đưa đến chiếu chỉ. Tổng trấn Trung Hậu hầu quản hạt không nghiêm, để cho Nguyễn Kim ngang nhiên tụ quân làm loạn, nay giao cho Tây An bá thi hành chiếu mệnh tuyên phạt đánh 50 trượng Trung Hậu hầu. Tây An bá được dịp hả giận, lập tức điểm binh đến phủ Trung Hậu hầu truyền chiếu mệnh. Trung Hậu hầu bỗng dưng bị thuộc cấp phạt đánh tan xương nát thịt thì lấy làm căm hận triều đình và Tây An bá lăm. Chịu hình xong, Trung Hậu hầu nén đau mắng Tây An bá:
– Mày là kẻ gièm pha ton hót hại người tất là kẻ chẳng ra gì, tiếc rằng Hoàng thượng ở xa không biết bụng mày. Rồi có ngày mày phản chủ mà chịu kết cục thảm hại thôi.
Tây An bá dương dương tự đắc:
– Mày là kẻ bạc nhược, thiếu quyết đoán, bất tài, sao không tự lượng sức mình cứ ở ngôi cao mãi làm gì. Hoàng thượng mới là người sáng suốt đó. Hôm nay trách phạt đánh gậy, ngày mai chưa biết sẽ trách phạt thế nào nữa đâu.
Vừa nói Tây An bá vừa làm động tác phạt cổ.
Chờ cho Tây An bá đi khỏi, viên tùy tướng bàn:
– Tây An bá muôn đoạt quyền của tướng quân quá rõ, nếu không tính sớm e có ngày họa sát thân đó.
– Ngươi chớ nghĩ bậy. Ta sẽ viết tấu về triều đình đòi công bằng, không phải việc của ngươi. Thôi để ta nghỉ ngơi cho đỡ đau, các ngươi ra cả đi.
Viên tùy tướng vừa đi khỏi thì Phạm Gia Mô vào:
– Khổ cho quan Tổng trấn quá! Mong ông gắng chịu. Hoàng thượng phải làm thế này là bất đắc dĩ thôi. Oan chô ông quá. Oan để ông làm công thần như Hoàng Cái đó.
– Xin ông nói rõ cho.
– Tôi nói, tôi nói. Đây là chuyện cơ mật chỉ ông biết, tôi biết và Hoàng thượng biết thôi. Hoàng thượng tin cẩn ông mới làm thế này. Ông đã bị đòn oan, hãy tỏ ra bất mãn, đem quân đánh phủ Tây An bá báo thù, rồi chạy sang Ai Lao hàng Nguyễn Kim. Quân giặc dù có điều tra cũng không thể không tin việc ông hàng là thật. Rồi ông tìm cách sát hại Lê Ninh, Nguyễn Kim tất phá tan được giặc. Ông sẽ là công thần số một của triều đình. Hoàng thượng có mật chỉ phong tước Trung quận công cho ông đây.
– Trời, tạ ơn Hoàng thượng. Sao không cho tôi biết trước để tôi đỡ oán thán triều đình.
– Phải làm như thế mới che mắt được Tây An bá và kẻ dưới của ông. Thôi, chúc ông tĩnh dưỡng cho khỏe.
Mấy hôm sau Trung Hậu hầu điểm trăm quân khỏe mạnh đang đêm đến đánh phá phủ Tây An bá rồi kéo quân sang Ai Lao ra mắt chủ tướng Nguyễn Kim. Vua Nguyên Hòa cho giữ nguyên chức tước và để hầu hạ trung quân.
Bấy giờ Dực Nghĩa hầu Trịnh Kiểm luôn hăng hái cầm quân đánh trận. Thái sư Nguyễn Kim yêu quý gả con gái là Bảo Ngọc cho. Lại xin vua phong cho chức Đại tướng quân, tước Dực quận công. Việc đánh trận Thái sư giao cả cho Trịnh Kiểm, còn mình chuyên lo bày mưu đặt kế điều khiển chính sự bên cạnh vua Nguyên Hòa vì vua vẫn còn trẻ tuổi chưa định liệu được công việc. Có được tổng trấn Thanh Hoa theo hàng, Thái sư mừng lắm, hỏi kế đánh chiếm đất, Trung Hậu hầu bàn:
– Hạ quan bỏ đi tất Tây An bá sẽ nắm quyền tổng trấn. Đây là kẻ bất tài nhưng kiêu ngạo. Nếu Thái sư cho quân đánh vài trận lớn để họ Mạc trách phạt sau đó sai người đi chiêu dụ. Tây An bá sợ sẽ quy hàng. Việc láy đất Thanh Hoa không khó gì.
Thái sư làm theo kế, cử binh đánh chiếm vùng Lôi Dương. Tổng trấn Lê Phi Thừa điều quân đến đánh bị thất bại, lấy làm sợ lắm. Đang lúc bối rối chưa biết liệu cách nào thì lính dẫn vào một người lạ, người đó nói:
– Thưa Tướng quân! Tôi là người đưa thư của Thái sư Hưng quốc công, xin Tướng quân nhận và phúc đáp.
Lê Phi Thừa đuổi hết người dưới ra, rồi xé thư đọc. Thư viết: “Tây An bá là cựu thần nhà Lê, nay Hoàng thượng ở ngôi đã mấy năm sao chưa đến yết kiến. Nếu ông chịu về chầu thì sẽ công thần khai quốc đời đời vinh hiển hưởng lộc nước, mong sớm trả lời. Lê Phi Thừa nghĩ, đất Thanh Hoa sẽ là mục tiêu đầu tiên của quân đội nhà Lê, lòng người vẫn hướng về, nhân cơ hội này theo về là hơn. Liền viết thư nhận về chầu.
Lê Thừa Phủ kéo quân về Tây Đô đánh phá các nha thuộc rồi sang doanh vua Nguyên Hòa quy thuận. Vua Lê phong ngay là Tây quận công, thuộc quyền của Đại tướng quân, tránh xảy ra hiềm khích với Trung hậu hầu đang ở bên cạnh Thái sư.
ﮪ
Ngày Ất Hợi tháng 8 năm Tân Sửu (1541) Mạc đế chết ở Cổ Trai quê nhà. Đêm hôm trước người ta thấy đôi trâu thần lên bãi cát nhưng không húc nhau như mọi lần. Hai con trâu từ sông đi lên lững thững, nằm ở giữa bãi cát hướng về điện Trường Thọ. Qua một canh giờ chúng quay đầu lững thững xuống sông. Ngưu vương đã chết, ngưu thần buồn bã. Vua Mạc Phúc Hải đưa linh cữu Mạc đế táng ở An Lăng.
Lại bộ tả thị lang Trình Tuyền hầu dâng sớ hạch tội bọn quyền thần ngoại thích, đòi chém 28 đầu quần thần có cả con rể Vua là Phạm Dao. Vua Mạc nhận sớ trách:
– Trình hầu nhận định thế cuộc thái quá. Hiện nay các quan vẫn đang làm đúng phận sự thì ngươi lại bảo người này lộng quyền, người kia lộng quyền đòi xử trí. Nếu xử trí thì các quan khác có phục không. Làm thế khác nào xui ta tự chặt vây cánh của mình.
Trình Tuyền hầu đáp:
– Thần giữ việc ở Lại bộ làm việc thuyên chuyển bổ dụng quan chức, theo dõi các quan làm việc để cất nhắc, ai hay ai dở đều nắm trong tay, tính nết các quan thế nào đều rõ như ban ngày để điều dụng bổ khuyết cho nhau phù hợp. Nếu Hoàng thượng không tin tưởng thì thần thật khó làm việc tiếp. Vậy thần xin được cởi bỏ mũ áo về quê đọc sách, gõ đầu trẻ may ra còn giúp được vài việc nho nhỏ cho triều đình.
Vua Mạc Phúc Hải không bằng lòng:
– Trình hầu là kỳ nhân, là tri kỷ của Thái Tổ, người vừa nằm xuống lẽ nào Trình hầu bỏ mặc cô vương mà đi ngay sao? Phải chăng cô vương đối xử với Trình hầu còn chưa hậu, có gì sơ suất mong Trình hầu xá cho mà ở lại giúp trẫm lúc bỡ ngỡ này.
– Thần một lòng trung muốn giúp Hoàng thượng sửa sang chính sự, cắt bỏ mầm loạn từ bên trong, đau lắm, nhưng khỏi bệnh. Nhưng Hoàng thượng thấy không chịu nổi đau, thần có ở lại triều chỉ có tổ làm vướng bận mọi người thôi. Cúi xin Hoàng thượng thông cảm cho thần được toại nguyện. Khi xưa thầy bảng cũng chỉ làm đến Lại bộ thị lang mà về, thần xin theo học thầy cũng bào thần cũng chỉ làm đến chức ấy là phải về thôi. Thần thấy đúng lắm. Ở chức này nếu là kẻ chỉ nghĩ đến thân thì tha hồ vơ vét của đút, còn kẻ chỉ nghĩ đến việc nước thì khó ở lâu được. Lời nói thẳng thì khó nghe.
– Nếu Trình hầu vẫn dứt tình bô cô vương, thì cô vương sẽ phong tặng Lại bộ thượng thư Bình chương quân quốc trọng sự Trình quốc công, chức cao thái tể đầu triều. Ở chức này Trình Công lúc nào cũng có thể vào triều bầy mưu đặt kế. Cô vương sẵn sàng nghe mong Trình Công nhớ cho.
– Tạ ơn Hoàng thương.
Trình Công rời khỏi cung Vua không môt chút lưu luyến. Mạc đế nằm xuống vận số lung lay theo liền.
Nghe tin Trình Công cáo quan, Thư quận công Nguyễn Thiến dẫn con trai Nguyễn Quyện đến nói:
– Có câu dao sắc không gọt được chuôi, xin Trình Công nhận cháu theo hầu thì may mắn lắm.
Nguyễn Quyện quỳ lạy ba lạy nói:
– Con xin theo hầu thầy, xin thầy đừng đuổi con.
Thư quận công Nguyễn Thiến người làng Canh Hoạnh trấn Sơn Nam, đỗ trạng nguyên năm Nhâm Thìn (1532), người văn võ song toàn, sớm trở thành trụ cột triều đình. Nguyễn Quyện khôi ngô tuất tú, vóc dáng khỏe mạnh như Triệu Tử Long ngày trước, Trình Công thoạt nhìn đã ưng ý thu nhận làm học trò ngay. Thư quận công cảm tạ, rồi hỏi tiếp:
– Thế lực nhà Lê đang lên, rồi đây cuộc chiến hai nhà sẽ mỗi ngày một ác liệt, nay Trình Công rũ áo ra đi, xin chỉ giúp cho người ở lại những điều hay lẽ phải.
– Thứ nhất không để họ ngoại của Vua nắm quyền lớn, đó là cái loạn của Uy Mục, Tương Dực đó. Tứ hai không để một người nắm hết binh quyền. Đó là cái họa Trịnh Duy Sản, Trịnh Tuy đó. Nếu kẻ nắm hết binh quyền mà theo về nhà Lê thì nhà Mạc liệu còn đứng nổi không. Thái sư năm việc cai trị. Thái úy nắm việc điều quân. Nhưng nắm quân phải là các tướng. Đấy là cách dùng người khéo léo của minh chúa trong thời loạn. Một lần cuối cùng đáng lẽ với quan trạng ngài tôi không nên nói, nhưng trong lòng thấy bất an nên phải nói ra, là phải trung son sắt với chủ. Đó là tiếng thơm của kẻ sĩ để lại cho hậu thế, xin quan trạng chớ cho tôi là nói sàm. Trong thời loạn đó là thước đo giá trị kẻ sĩ đó.
– Xin đa tạ Trình Công đã dạy, Thiến tôi xin ghi nhớ trong lòng.
ﮪ
Năm Nguyên Hòa thứ 13 (1545) Vua Lê 20 tuổi, qua hơn mười năm được Thái sư rèn cặp đã thông kinh sử, cách trị nước, thu phục lòng người. Vua tự làm tướng cầm quân đánh chiếm vùng Yên Mô. Đại tướng Trịnh Kiểm dẫn tiền quân. Vua đi trung quân có Thái sư và các đại thần theo hầu. Hậu quân do Thọ Dương hầu lãnh quân.
Đại bản doanh đóng ở Bô Cô. Gần thành có ngôi miếu thờ Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, hai danh tướng thời Trần bị hại ở đây. Thái sư dẫn các đại thần đến thắp hương cầu khấn. Mọi người cùng ôn lại bài học thất bại của nhà Hậu Trần thời ấy.
Sau khi quân Minh do tướng Trung Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy đã đánh bại nhà Hồ, chúng đặt ách thống trị vô cùng hà khăc đối với dân ta. Dân đinh từ 16 đến 60 tuổi bị xếp vào loại thành đinh đều phải đi phu lao dịch quanh năm. Đi đâu xa thì phải trình báo để cấy giấy hạn đinh. Đi bán hàng thì phải có giấy khám hợp của ty bố chính. Thuế khóa tăng cao. Nhân tài, thợ khéo bị bắt đưa về nước. Phụ nữ trẻ em bị bán làm nô tỳ. Lại bắt thay đổi cách ăn mặc, phong tục tập quán và theo lễ giáo nhà Minh. Nơi nào dân nổi dậy thì bị đàn áp man rợ như chất thây thành núi, rút ruột người sống quấn vào cây, rán thịt người lấy mỡ, mổ bụng người chửa cắt tai mẹ tai con. Cuối năm đó Trương Phụ dốc toàn lực vây đánh nghĩa quân trên sông Ái Tử. Nghĩa quân rút lên Thượng nguồn, nhưng bị địch truy đuổi gấp nên lần lượt bị bắt. Nguyễn Cảnh Dị không chịu hàng đánh đến cùng và chết tại trận. Trùng Quang đế, Đặng Dung, Nguyễn Súy bị bắt giải về Trung Quốc, nhưng trên đường đi đã nhảy sông tự vẫn. Đặng Dung để lại bài thơ “Cảm hoài” nổi tiếng. Văn thần Đặng Minh Khiêm ca ngợi:
Thủy chung tuẫn quốc tâm vô khiểm
Tiết nghĩa oanh oanh tụy nhất môn.
Nghĩa là:
Trước sau vì nước lòng không thẹn
Tiết nghĩa cha con tiếng để đời.
Tối hôm đó Thái sư đặt tiệc mời các đại thần. Trung Hậu hầu thấy quân Lê đã lớn mạnh, quyết định ra tay hạ độc giết Vua Lê Và Thái sư, mới lén bỏ thuốc độc vào chén của Vua và Thái sư. Lúc người hầu bê rượu lên thì có người của Đại tướng Trịnh Kiểm đón Vua Lê đi bàn việc chuẩn bị đánh quân Mạc do Thái sư tể Ninh quốc công chỉ huy đã đến gần. Lúc Thái sư trúng độc, Trung Hậu hầu liền quát lên:
– Đại tướng ngầm giết Thái sư đoạt quyền đây mà. Chúng ta kéo quân sang doanh Đại tướng hỏi tội đi.
Mọi người can ngăn:
– Hoàng thượng đang ở đó, chúng ta chớ nên làm kinh động. Trước hết hãy lo cứu Thái sư đã.
Trung Hậu hầu giận mắng:
– Các ông sợ oai Đại tướng chứ tôi thì không sợ. Tôi đi cầu Thọ Dương hầu đây.
Đoạn dẫn vài tên lính tâm phúc bỏ đi:
Đến doanh hậu quân Trung Hậu hầu vào gặp Thọ Dương hầu Nguyễn Hựu báo tin dữ. Thọ Dương hầu giật mình sợ.
– Tướng quân sao không dẫn quân đến hỏi tội kẻ ác tâm hại chủ đoạt quyền đi.
– Liệu có thể do Thái sư bị cảm không?
– Tướng quân chớ nghi ngờ, còn các quan có mặt cả ở đó mà. Rượu vừa dâng lên thì Đại tướng cho người đến đón Vua đi. Chả Đại tướng làm thì ai vào đây nữa. Chiều nay Thái sư còn dẫn các quan đến miếu Đặng Tất để ôn lại bài học thất bại của nhà Hậu Trần, thế mà tối nay đã xẩy ra ngay cơ sự như là tiền đình vậy.
– Tôi có ra quân cũng phải chờ hai Công tử Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng đến đã.
– Ôi dào, ra quân cốt bất ngờ, ông chần chừ thế này sao làm được việc lớn. Rồi tai vạ đến chết cả họ Nguyễn nhà ông cho mà xem. Họ Trịnh có tướng phản chủ, thế mà Thái sư không đề phòng, thật tiếc.
– Nếu Đại tướng đã có đã tâm hẳn đã đề phòng. Hắn lại có Hoàng thượng trong tay để ban chính lệnh, đem quân đánh hắn khác nào tự đâm vào chỗ chết. Xin ông cứ để tôi tính.
– Tôi đã ra mặt về phía họ Nguyễn, nếu ông không quả quyết thì tốt nhất trốn về đất Mạc may được yên thân. Tôi đã bỏ Mạc mà đi, bây giờ biết đi đâu đây.
Thọ Dương hầu cấp ngựa cho Trung Hậu hầu bỏ trốn, còn mình thì ngồi thừ ra suy tính. Họ Nguyễn không thể phản Vua, mà mối thù này không thể không báo. Đánh Trịnh Kiểm thì không lại. Hai công tử bồng bột khó tránh khỏi bị hại. Phải ngăn chúng lại chờ thời cơ, đó là biện pháp tốt nhất lúc này. Bấy giờ Nguyễn Uông đang ở Tây Đô, được tin báo của Trung Hậu hầu liền điểm binh đến Bô Cô hỏi tội Trịnh Kiểm. Thọ Dương hầu mặc quần áo tang ra ngăn lại:
– Thằng nghịch tử kia định làm kinh động Hoàng thượng à. Mau dừng quân lại để vào thành chịu tang đi.
Chú cứ lo tang cha cháu. Cháu phải đi báo thù đã!
Đoạn cứ thúc quân bao vây doanh Đại tướng. Trịnh Kiểm dàn quân đợi. Nguyễn Uông thúc ngựa lên mắng:
– Cha ta đã tin cậy gả cả chị ta cho ngươi thật nhầm lẫn. Ngươi có dòng phản chủ, hãy chịu chết đi.
Trịnh Kiểm ôn tồn đáp:
– Cậu chớ nóng mà mất khôn. Ta một lòng thờ Vua thờ chủ, sao lại đổ oan cho ta được. Hoàng thượng và ta chưa kịp dự tiệc là có tin cấp báo quân Mạc đang đến gần, cậu chớ nghi ngờ, hãy theo ta vào chịu tang đi.
– Ngươi định lừa bắt giết cả nhà ta chứ gì. Hãy chịu đền tội đi.
Nguyên Uông sấn vào đánh Trịnh Kiểm. Kiểm buộc lòng phải giao chiến. Nhưng chỉ vài đường đao Nguyền Uông đã bị đánh ngã và chịu trói.
Nguyễn Hoàng ở Sầm Thượng biết tin cha chết, anh trai bị bắt chờ xử tội, vội đến gặp chị gái kêu cứu. Ngọc Bảo nói:
– Anh rể chắc không có bụng dạ gì đâu. Cái chết của cha còn chưa rõ đâu, cậu Uông đã lỗ mãng thế là sai rồi. Còn cậu hãy cứ lo tang cho cha đã, rồi xin ở sơn trại, không giữ quân chắc anh rể không làm khó đâu.
Do đại quân nhà Mạc sắp đến gần, vua và Đại tướng còn lo đối phó, việc lo tang Thái sư giao cả cho Thọ Dương hầu Nguyễn Hựu
Sau đó Thọ Dương hầu cho gia quyến về quê vợ ở Liêu Ngạn bên đất Mạc lánh nạn, còn mình vẫn ở lại trong quân tìm cách cứu hai con của Thái sư. Nếu thực Trịnh Kiểm mưu giết Thái sư thì tính mạng Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng vô cùng nguy hiểm.
Hết chương 6
Còn nữa…
Viết bình luận
Tin liên quan
- VỀ VỚI AO DƯƠNG
- LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
- CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
- CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
- TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
- Chữ hiếu xưa và nay
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.