- Đang online: 2
- Hôm qua: 1030
- Tuần nay: 21061
- Tổng truy cập: 3,371,664
Chuyện tình kỳ lạ của đại tá tình báo Phan Mạc Lâm
- 612 lượt xem
Cuộc tình giữa hai chiến tuyến
Nhân vật chính đồng thời cũng là một nhân vật có thật mang tên Mạc Lâm và cô y tá Mary Hương. Mạc Lâm làm việc tại bộ phận khai thác xét hỏi tù binh còn Mary Hương là tình báo viên được quân đội Pháp cài lại. Họ gặp nhau tại thời điểm Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đưa không quân ra bắn phá Miền Bắc XHCN hòng ngăn chặn công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam. Câu chuyện được hư cấu từ một nguyên mẫu có thật: Đại tá Phan Mạc Lâm, nguyên Chánh văn phòng Tổng cục 2.
Như nhiều câu chuyện chiến tranh khác, không gian nghệ thuật đầu tiên xuất hiện trong Mảnh giấy bạc là một bệnh viện thời chiến nhưng ở đâu đó, “chất thơ” vẫn len lỏi trong từng trang viết của một tác giả trẻ: Sáng nay, tiếng chuông đồng hồ thánh thót. Tôi vừa thức dậy thì cũng là lúc nghe được tiếng bước chân nhè nhẹ và mùi hương bồ kết quen thuộc nồng nàn ngai ngái của Hương và chúng tôi đã bắt đầu nói về cuộc chiến… Khoảng cách dường như gần lại…. Cái khoảng cách bên giường bệnh ấy gần gũi giữa người y tá và bệnh nhân, gần gũi giữa hai con người trẻ tuổi, nhưng là một hố sâu thăm thẳm bị ngăn cách bởi chiến tranh khi cả hai đều là tình báo viên và định mệnh đẩy họ trên hai chiến tuyến khác nhau.
Nhà văn Nguyễn Thu Thủy |
Đôi lúc, người đọc cứ ước gì đây không phải là cuốn tiểu thuyết hư cấu từ những ký ức có thật của một trùm tình báo, mà chỉ đơn giản là hư cấu trong trí tưởng tượng của tác giả, biết đâu sẽ lại có một Thiếu nữ đánh cờ vây thứ hai made in Vietnam, hoặc một Người thứ 41 nữa, với một mối tình đau đớn, nghiệt ngã và mong manh trên hai bờ chiến tuyến.
Bước đi táo bạo của một người trẻ
Ngoài những trang viết hồi hộp về những màn đấu trí, màn kịch quen thuộc trong nghề tình báo, Mảnh giấy bạc còn là một kho tư liệu chiến tranh sống động với quá trình lựa chọn, đào tạo một sỹ quan tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam được miêu tả tỉ mỉ. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy sinh năm 1982, là một nhà báo hiện công tác tại báo Vĩnh Phúc. Cuốn sách được chị viết trong ba năm và chỉ đọc qua cũng đủ biết tác giả đã mất nhiều công sức như thế nào để làm việc với kho tư liệu khổng lồ.
Chị chia sẻ “Trong quá trình viết, tôi thường xuyên phải ra vào bệnh viện để lấy thêm thông tin trực tiếp từ nhà tình báo, đại tá Phan Mạc Lâm. Lúc ấy ông rất yếu, trong thời gian dài chỉ nằm trên giường bệnh. Hôm nào tôi may mắn thì nói chuyện được với ông, còn không thì đành về tay không vì sức khỏe không cho phép. Cũng có lần tôi đã về Nghệ An là nơi sinh của ông để tích lũy thêm tư liệu và lấy cảm xúc. Cơ quan cách nhà bốn chục cây số, ban ngày tôi bận việc, nên phần nhiều chỉ có thể viết được vào ban đêm. Có hôm say viết quá thức trắng đến sáng”.
Đó là thái độ làm việc nghiêm túc đến mức đáng ngạc nhiên của một tác giả thế hệ 8x đi sâu vào đề tài chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh tình báo. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, nhận xét: “Một tác giả trẻ viết về đề tài chiến tranh là điều rất đáng trân trọng. Bởi vì điều nguy hiểm nhất đối với những người lính đã đi qua chiến tranh là sự lãng quên. Mà tôi thường phần nhiều bắt gặp sự lãng quên của lớp thế hệ trẻ nói chung và các tác giả trẻ nói riêng. Cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Thị Thu Thủy là một sự tôn vinh đối với những con người đã hy sinh tuổi trẻ và cả tính mạng cho đất nước”.
Còn tác giả của Dị hương, đại tá-nhà văn Sương Nguyệt Minh sau khi đọc cuốn tiểu thuyết cho rằng: “Viết tiểu thuyết đề tài chiến tranh đối với những người đã từng đi qua cuộc chiến đã là một điều khó, đối với một nhà văn trẻ lại còn khó hơn khi họ không có chút mường tượng nào về chiến tranh. Mảnh giấy bạc của Nguyễn Thị Thu Thủy đã chứng tỏ cô rất bản lĩnh trong thị trường văn chương hiện nay”.
Viết bình luận
Tin liên quan
- VỀ VỚI AO DƯƠNG
- LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
- CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
- CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
- TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
- Chữ hiếu xưa và nay
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.