- Đang online: 1
- Hôm qua: 656
- Tuần nay: 16844
- Tổng truy cập: 3,412,878
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM THÁI KHẮC VIỆT ĐI HÀN QUỐC TÌM HẬU DUỆ CON CHÁU LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
- 867 lượt xem
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM THÁI KHẮC VIỆT ĐI HÀN QUỐC TÌM HẬU DUỆ CON CHÁU LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam lần thứ II và thể theo nguyện vọng tâm linh con cháu họ Mạc và gốc Mạc trong cả nước và ở nước ngoài, từ ngày 14/6/2016 đến ngày 25/6/2016, Ông Thái Khắc Việt – Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam đã sang Hàn Quốc tìm cách chắp nối, liên hệ con cháu hậu duệ Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở Hàn Quốc.
Trong thời gian thăm và làm việc tại Hàn Quốc, Chủ tịch HĐMTVN đã đến làm việc và đặt mối quan hệ với các Trường Đại học ở Hàn Quốc như Trường Đại học Quốc gia Seoul, Trường Đại học Ngoại ngữ Busan, Trường Đại học Ngoại ngữ Seoul… Ông Chủ tịch cũng thăm và làm việc với Hội Hữu nghị Hàn – Việt, Trung tâm Trao đổi Văn hóa Đông Nam Á..và nhiều Tổ chức khác nữa. Ở đâu Ông cũng được đón tiếp chân tình và làm việc trong bầu không khí tương đồng và hữu nghị. Có nơi còn coi việc của Mạc tộc Việt Nam như chính việc của họ và phân công một số người tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này. Hai bên cũng bàn nhiều biện pháp thực thi có hiệu quả như đăng tin tìm kết nối trên TV, báo, đài , mạng XH, facebook…Hai bên chia sẻ thông tin và thường xuyên trao đổi thông tin về tiến trình tìm kết nối.
Ông Chủ tịch cũng thông báo phía Hàn Quốc về Lịch sử Vương triều Mạc ở Việt Nam, tình hình hoạt động của Mạc tộc Việt Nam. Cung cấp thông tin về hậu duệ con cháu Lưỡng quốc Trạng nguyên ở Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc cũng trao đổi các thông tin mà họ có được. Cũng như bàn tới việc hợp tác 2 bên và tiến tới có những Hội thảo về Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Về hậu duệ con cháu của Cụ ở Hàn Quốc…và nhiều vấn đề hai bên cùng quan tâm như phát triển dạy tiếng Việt ở Hàn Quốc, đào tạo online…
Hiện nay ở Trường Đại học Quốc gia Seoul có GS-TS. Pak in Cheon – Hiệu phó Trường Đại học Quốc gia Seoul là con cháu hậu duệ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
Công việc tìm kết nối con cháu hậu duệ của Lưỡng quốc Mạc Đĩnh Chi ở Hàn Quốc được Thường vụ Mạc tộc Việt Nam xác định là công việc rất quan trọng và khó khăn . Đây là công việc đối ngoại trọng tâm trong nhiệm kỳ này, quyết tâm kết nối và thành lập HĐMT ở Hàn Quốc để đưa Hậu duệ của Cụ về với Tiên tổ họ Mạc và tham gia sinh hoạt cùng cộng đồng Mạc tộc Việt Nam.
Lãnh đạo các Trường Đại học và các Tổ chức ở Hàn Quốc tiếp Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam
P/V mactoc.com
*****
Di duệ của Ngài ở Cao Ly có không, hiện như thế nào ?
1. Hiện nay chúng ta đã thu thập được một số tài liệu nói quan Trạng có di duệ ở Cao Ly qua đó biết được các thông tin cụ thể sau đây:
– Quan Trạng Mạc đi sứ Trung Quốc, cùng thời với sứ trạng Cao Ly. Trạng Cao Ly mời Trạng Mạc sang Cao Ly chơi. Lần này quan Trạng ở lại 4 tháng. Trạng Cao Ly làm mối cho quan Trạng một người cháu gái làm thiếp. Quan Trạng đưa bà thiếp sang Tàu, năm năm bà trở lại Cao Ly dắt theo hai người con, một trai một gái.
– Lần thứ hai, 10 năm sau, quan Trạng sang Cao Ly gặp vợ con, lưu lại 6 tháng, sinh thêm một ông con trai.
– Một hôm, ông con trai út ốm thập tử nhất sinh, bà mẹ biện lễ cúng khấn quan Trạng. Đột nhiên ông con khỏi bệnh, tiếng linh ứng huyên truyền khắp nơi. Từ đó, “Khắp cả châu huyện, suốt cả nước, không mấy nhà là không lập bàn thờ Mạc Đĩnh Chi”
2. Những di duệ của Quan Trạng sang Việt Nam tìm thân tộc:
– Một ông trí thức người Cao Ly, hậu duệ của quan Trạng, đóng vai bán sâm, tình cờ gặp gặp cụ Lê Khắc Hòe ngày rằm tháng 8 năm 1925, trên ô tô hàng đi Khoái Châu . Hai người dùng bút đàm trao đổi với nhau khá chi tiết về quan Trạng Mạc và di duệ của Ngài ở Cao Ly, nội dung đăng trên Tạp chí An Nam do thi sỹ Tản đà làm chủ bút.
– “Bạn tôi là ông Vũ Đình Triều, nguyên trước đây làm chuyên viên ở nha Văn hóa Sài Gòn cũ, kể rằng : Khoảng năm 1965-1966, tôi đang làm việc taị Nha Văn hóa thì có công văn của ông bộ trưởng Bộ văn hóa giáo dục hồi bấy giờ ra lệnh cho tôi phải tiếp đón một nguời Đại Hàn trông có vẻ trí thức và thành thực , đến văn phòng chúng tôi nhờ tìm hộ những gia đình họ Mạc ở Việt Nam vốn là hậu duệ của cụ Trạng Mạc Đĩnh Chi. Bởi vậy bạn tôi biết người Đại Hàn đó là một người con cháu xa đời của cụ Mạc đĩnh Chi ở Cao Ly”
3.Về hậu duệ của quan Trạng:
– “Ông con trai cả sau xuất thân làm quan võ, sinh được 12 người con, 8 trai, 4 gái. Sau còn hai ba đời đỗ đạt làm quan, không được hiển hách lắm. Ông con trai út khi được 19 tuổi thì đỗ cử nhân, không chịu ra làm quan, làm thuốc và dạy học .Ông này sinh được 4 con trai đều học hành khá giả. Trong đó người thứ 3 sịnh được một người con văn võ song toàn, đã từng phen chống đuổi quân Tàu. Ông đánh đông dẹp bắc công nghiệp hiển hách một đời….
Mới ngày nào chỉ có một vết chân cụ Trạng bước tới cách đây hơn 700 năm ( gần 30 đời ) mà dần dà nảy nở, nay hóa ra có hàng ngàn hàng vạn con cháu, làm quan hệ cả vận mệnh nước Cao Ly…”
Tóm lại, quan Trạng Mạc đã để lại di duệ ở Cao Ly, ngày nay đã trở thành một lực lượng đông đảo, nhiều người có công lớn với đất nước. Họ tha thiết mong mỏi được liên hệ với họ hàng đồng tộc ở Việt Nam.
Chúng ta có trách nhiệm lớn là kết nối với bà con họ Mạc ở Cao Ly. Tác giả Lee Keun-yeup, trong bài “Mac Dinh Chi married the niece of a delegate from the Korean kingdom of Goryeo” đăng trên báo Korea Times có cho biết cụ Trạng yêu cầu bà vợ giữ nguyên tên họ Mạc đối với các con. Điều này giúp chúng ta thuận lợi khi tìm hậu duệ Mạc Đĩnh Chi ở Hàn Quốc.
P/V mactoc.com
Mac Dinh Chi married the niece of a delegate from the Korean kingdom of Goryeo
By Lee Keun-yeup
Historically, there had been only a few good relationships between Korea and Vietnam until the Vietnam War.
I’d like to introduce the story of a Vietnamese man named Mac Dinh Chi (1272-1346). Mac was Vietnam’s “Chang Wuon,” (Trạng Nguyên) a candidate who achieved the top place in the royal court examination.
At the news of the Chinese Yuan Dynasty’s Emperor Mujong’s coronation, he led Vietnam’s tribute delegation to Beijing.
He got acquainted with a delegate from the Korean kingdom of Goryeo through literary exchanges under the literary-oriented Mujong’s patronage in Beijing. (This part from Dai Viet Su Ky: Vietnam’s authentic history.)
Mac followed the Korean to Gaegyeong, now Gaeseong, just north of the Demilitarized Zone (DMZ) and married the niece of the latter, having three sons. The Mac family settled in Beijing for five years.
When Emperor Mujong died Mac took his family to Gaeseong before his return to Vietnam. He asked his wife to preserve the Mac family name through his children. He bade a heartbreaking farewell to them and left for the faraway Southeast Asian country.
Ten years later while she was using a spinning wheel, a noble man appeared at her gate. It was Mac, her husband. He had traveled thousands of miles for more than one year, on foot, by carriage, on mule, by the Grand Canal, and by risky seafaring routes.
I think the motive of the story is more touching and stronger than that of Puccini’s “Madam Butterfly” that was first seen in 1904. After a few months stay Mac left Gaeseong for Vietnam.
Later his wife became a Buddhist nun. (This part from Vietnam’s unofficial history and from the Mac family lineage in Haiduong Province east of Hanoi where Mac descendents live.)
We come across Vietnam again when Korean fishermen from Jeju Island were blown adrift by a typhoon and landed in Hoi An after 35 days. A landlady there in a beautiful silk dress asked her people to take good care of them. They were free to travel. They were later taken to the royal palace in Hue, where the king complied with their petition for safe return. The king hired a Chinese merchant ship and sent them back to Jeju supplying food and fare with an official letter requesting the Korean authorities to inform him of their safe return.
This account is in Chu Yong Peun (A Random History Book) written in 1805-6 by Chung Dong-yu (1744-1808). The author deeply appreciates the Vietnamese kindness. But he laments and feels shame about the barbarity his nation inflicted on foreigners, to the killing of a Ryuku (now Okinawa) prince and stealing his belongings and the mistreatment of the Dutch sailors including Hendrick Hamel…
Source:
http://www.koreatimes.co.kr/www/news/opinon/2008/03/137_21417.html
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
- HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
- HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC