- Đang online: 2
- Hôm qua: 915
- Tuần nay: 17000
- Tổng truy cập: 3,451,875
Chữ hiếu xưa và nay
- 2884 lượt xem
Chữ hiếu xưa và nay
Tôn giáo và Dân tộc
Đạo Phật ra đời đã hơn 2500 năm, những gì mà Phật dạy không ngoài mục đích giúp xác lập trật tự bình đẳng và sự bình an cho xã hội loài người trên con đường đoạn tận khổ đau, trong đó đạo Hiếu là căn bản.
“Hiếu tâm tức thị Phật tâm,
Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh”
Một thông điệp ngắn nhưng hạt giống nhân bản vô cùng lớn, trên hết là tính cách mạng về giáo dục đạo đức của Phật giáo. Bậc Đạo Sư khi dạy điều này Ngài đã đặt mình ở vị trí của một người làm con nói về hạnh hiếu, chứ không phải ở vị trí của bậc đã viễn ly sinh tử. Ngài dạy rằng Thế Tôn cũng là người đại hiếu và tất cả các con cũng phải như vậy: “Khể thủ tam giới chủ, đại hiếu Thích Ca văn” (sớ Vu Lan), tâm hiếu tức tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.
Gương hiếu xưa…
Câu chuyện tiền thân “Hiếu Tử Sàma”[1]. Có chàng trai thuộc gia đình giàu có ở thành Xá-vệ, vì mộ đạo nên xuất gia. Khi xuất gia một thời gian và làm Tỳ-kheo, gia đình của thầy lâm vào cảnh khốn khó, cha mẹ thầy phải lang thang xin ăn, khi hay tin cha mẹ như vậy, sầu thương nổi lên và thầy buồn khóc thật nhiều, nghĩ rằng mình phải trở về gia đình để lo cho cha mẹ. Nghĩ vậy,trên đường hoàn tục để quay lại quê nhà tại Xá-Vệ, thầy đã đến Kỳ Viên để đảnh lễ Phật lần cuối, quán thấy những bất an của vị Tỳ-kheo này nên bậc Đạo Sư đã dạy, một người con đi xuất gia vẫn lo được cho cha mẹ mình. Hôm sau trên đường về, thầy đã gặp cha mẹ đang ngồi xin ăn bên vệ đường, thầy không kìm lòng được và đã cúng dường hết cho cha mẹ phần thức ăn mà thầy đã khất thực, hôm sau thầy cũng phụng dưỡng cha mẹ bằng cách đó.
Việc làm này của thầy đã gây ngờ vực cho các thầy khác, rồi đem chuyện này trình lên đức Phật, Phật cho gọi vị Tỳ-kheo trẻ đến và hỏi: “ Có phải ông đã xuất gia mà còn lấy vật cúng dường của thí chủ đem cho người thế tục không? Đó là người thế tục nào?. Thầy đáp: “Bạch Thế Tôn, có, đó chính là cha mẹ của con”. Phật tán thán việc làm đó và dạy: “Lành thay! Ông đang đi con đường ngày xưa Ta đã đi qua, ngày xưa khi đi khất thực Ta cũng phụng dưỡng cha mẹ Ta”.
Các vị Tỳ-kheo khi xuất gia tu hành, dù cắt ái từ thân thực hiện nếp sống viễn ly, nhưng trên phương diện đạo đức xã hội, phụ mẫu tình thâm nên vẫn phải làm tròn bổn phận đạo con.
Vào thời đức Phật có Tôn giả Tất- Lăng-Già-Bà-Ta, sau khi xuất gia hành đạo, nhưng còn cha mẹ già yếu, nghèo khổ không ai nuôi dưỡng. Ngài muốn đem y phục và thực phẩm cúng dường cha mẹ, nhưng vì sợ phạm giới luật. Ngài bèn trình bày nỗi băn khoăn của mình lên Thế Tôn. Nhân đó, đức Đạo Sư họp các Tỳ-kheo và truyền dạy: “Nếu có người nào suốt cả trăm năm, vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ, và dù cha mẹ có đại tiểu tiện trên vai mình, cũng chưa thể gọi là làm tròn hiếu đạo. Hoặc đem những thứ y phục và ẩm thực quý nhất trên đời cung phụng cha mẹ cũng chưa đủ báo đền công ơn cha mẹ trong muôn một. Từ nay Ta cho phép các Tỳ-kheo suốt đời hết lòng cúng dường cha mẹ. Nếu ai không cúng dường thì phạm tội nặng” (Luật Ngũ phần)[2].
Trong lịch sử nước ta, đạo hiếu có lúc được quy định rõ trong hiến pháp, sự tiến bộ của hình pháp đã có từ thời Lê Sơ thông qua “Quốc triều hình luật”[3] hay gọi là Bộ luật Hồng Đức, cán cân luật pháp thể hiện tính nghiêm minh thông qua quy phạm của luật hình sự, các tội nặng nhẹ được phân định rõ ràng, đặc biệt các tội được gọi là “tội ác” gồm có 10 loại: “Thập ác”
Điều 7 trong thập ác quy định về tội bất hiếu: “ Bất hiếu là các tội tố cáo hoặc dùng lời lẽ để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét ông bà, cha mẹ, hoặc khi có tang ông bà cha mẹ lại không để tang mà nhởn nhơ vui chơi”. Người phạm tội bị phạt đồ hình, đày đọa làm việc nặng nhọc, bắt làm khao binh vụ cho lính ở chiến trường, và trước khi đưa đi đày, kẻ bất hiếu bị đánh 80 trượng trước xóm làng để răn đe thói hư bất hiếu.
Đến triều Nguyễn, tấm gương hiếu hạnh được nhắc nhiều là thời vua Tự Đức, vua Tự Đức là vị vua có Hiếu[4] với mẹ bậc nhất trong 13 vị Hoàng đế Triều Nguyễn.
“Trải qua 36 năm làm Vua trên ngai vàng, Vua Tự Đức lúc nào cũng dành ngày chẵn vào cung để vấn an sức khỏe mẹ, đồng thời nghe lời truyền bảo của mẹ, nếu có điều gì quan trọng đáng lưu tâm thì ghi ngay vào quyển sổ tùy thân mà nghiền ngẫm. Đó là, quyển sổ từ huấn lục (quyển sổ chép lời mẹ dạy), còn ngày lẻ thì lo việc triều đình, chớ không vì làm Vua có vạn năng quyền thế mà lơ là bổn phận làm con”. (Tìm Hiểu Các Danh Nhân – Nguyễn Phú Thứ)
Trong Đại Nam Nhất Thống Chí, bộ sách lịch sử địa lý của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, biên soạn thời Tự Đức, có thuật lại tấm gương hiếu của Thiền Sư Nhất Đinh, khi mẹ thầy bị bịnh nặng, Thiền Sư lặn lội lập An Dưỡng Am để cõng mẹ về cùng nương nấu và cũng thuận đường tu tập.
Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai việc làm cho phàm phu được công đức lớn, được quả báo lớn, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, đó là phụng sự cha và phụng sự mẹ. Phụng sự cha mẹ được công đức lớn, được quả báo lớn như cúng dường cho vị Bồ Tát chỉ còn một đời nữa là thành Phật. Vì vậy, các thầy phải luôn luôn ghi nhớ mà hiếu thuận phụng sự cha mẹ”.
…Chữ hiếu nay
Thương cha xuôi ngược giữa dòng
Mẹ yêu tất tảo gánh gồng nuôi con
Ngày nay kỹ nghệ thông tin bùng nổ như thác lũ, chúng ta sẽ tiếp nhận rất nhiều nguồn thông tin: internet, truyền hình, báo mạng, điện thoại di động…trong dòng thác đó, tốt có, xấu có, thông tin qua lại trong gia đình từ đó ngày một giảm dần, con cái ít nhận thông tin từ cha mẹ, lơ là hiếu đạo, tình cảm xa cách.
Người ta dự báo rằng, hiện tại cũng như tương lai, thân tướng con người sẽ như que diêm, nhưng bộ não sẽ phải phì đại như trái bóng vì nạp lượng thông tin quá lớn, mặt trái của nó, thức ăn là lượng thông tin nhưng đầy rẫy virus, kết nối cuộc sống trên cộng đồng mạng và tìm quên trong thế giới ảo, xa rời đời sống thực tại, xa rời cội nguồn văn hóa tâm linh truyền thống, làm trật tự xã hội bị đảo lộn, cha mẹ ít có điều kiện gần gũi, chữ hiếu bị lãng quên.
Cuộc sống hối hả, tình người hời hợt, kẻ sống đua đòi, háo danh, lắm lúc quên đi tình cảm thiêng liêng nhất là gia đình, quên rằng mình chỉ có duy nhất một người cha và một người mẹ trên đời, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, không dễ gì tìm thấy một chúng sinh chưa từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là con trai, là con gái của các Thầy trong bước đường dài của sự tái sinh”. (Tương Ưng Bộ Kinh II).
Gia đình, nơi có cha, có mẹ, có anh, có em.. vốn là nơi kết nối ân tình, là mầm móng yêu thương và phát triển nhân cách, là nơi chốn bình yên mỗi khi ta tìm về thì nay ta đã vô tình quên lối, từ đó mới xảy ra nhiều những sự việc đau lòng cho xã hội.
Chuyện bao đời nước chảy xuôi chứ chẳng bao giờ chảy ngược, cha mẹ khổ nhọc sớm hôm tần tảo nuôi con ăn học thành tài, làm ông này, bà nọ..là chuyện thường, nhưng khi con thành tài chăm lại cha mẹ không phải là nhiều, thậm chí chuyện con làm phật lòng cha mẹ, có kẻ nghịch tử còn đánh cha chửi mẹ, chuyện đó không phải ít trên các báo hằng ngày từng đăng tải.
Có câu chuyện “Đôi mắt người mẹ” từng đăng trên báo chí: “Có một người con lúc nào cũng căm ghét mẹ mình, vì bà nghèo, xấu, lam lũ và chỉ có một con mắt. Người con này học hành chăm chỉ nên được du học, thành đạt và có vợ con, thỉnh thoảng anh ta gửi tiền về và mua căn nhà nhỏ cho bà, rồi tự nhủ đã làm tròn bổn phận con cái, cắt đứt mọi liên lạc với bà.
Ngày kia có một bà già lam lũ đến trước cửa nhà anh ta, làm mấy đứa con anh ta hoảng sợ, anh ra quát “Hồi nhỏ, bà đã làm cho con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ bà còn định phá hỏng cuộc sống của con hay sao”? Bà nói xin lỗi vì nhầm địa chỉ và lặng lẽ rời đi.
Rồi bà qua đời trong hiu quạnh không ai hay biết, bà để lại một lá thư cho người con trai.
“Con yêu quý! Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi và ân hận về việc đã làm cho con xấu hổ và các cháu sợ hãi. Con biết không hồi con còn nhỏ, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.
Mẹ yêu con lắm….”.
Đọc xong câu chuyện lại nhớ hai câu thơ trong bài thơ “Mắt buồn” của Bùi Giáng, “Bây giờ riêng đối diện tôi, còn hai con mắt một con khóc người”, khóc đây xin khóc cho đôi mắt người mẹ với hạnh vô úy thí của vị Bồ tát, đã cho người con nhìn thấy thế giới bằng đôi mắt của mình, nhưng người con kia lại vô minh như “Gã Cùng Tử” trong kinh Pháp Hoa. “Thủ khoa đỗ đạt trạng nguyên, khôn mình mà vẫn là người Ngu si”.
Nhưng cũng không hiếm chuyện những người mẹ trẻ thời nay nhẫn tâm vứt máu mủ ruột rà của mình vào những hầm rác, hố xí, bồn cầu…với những tội ác được biện mình bằng sự lầm lỡ, ích kỷ mà ngay cả con vật cũng không hành xử như vậy.
Báo vnexpress từng đăng tải câu chuyện người phụ nữ 21 tuổi đã nhẫn tâm đem con trai 11 ngày tuổi bỏ xuống mương nước cách nhà khoảng 100 m. Sau đó, cô ta vào nhà tự lấy vải bịt miệng, trói chân tay của mình lại và la lên tạo hiện trường giả như một vụ bắt cóc. Đó là một tội ác, là tội giết người, rất đáng lên án.
Ngày nay, do các chuẩn mực bị lệch lạc, có người cho rằng thực phẩm quan trọng hơn nhân phẩm, lương thực quan trọng hơn lương tâm. Đó là vì ngưỡng cửa vào đời đã mở nhưng chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại chưa được xây dựng, nhiều ban trẻ thiếu một thanh gươm trí tuệ và tình thương yêu đồng loại, sự nhường nhịn đủ lớn, nên khi ra đường chỉ vướng một cú va quẹt xe rất nhỏ nhưng lại xảy ra án mạng.
Rồi rột người thanh niên chẳng may bị cướp giật rớt túi tiền, người đi đường lương thiện thấy vậy, thay vì giúp đỡ ngươi gặp nạn, nhưng lại chọn cách biến mình thành kẻ cướp, tranh dành những đồng tiền rơi rải vô tội của người bị nạn
Lời kết
Đạo hiếu của người Việt từ xưa có nét đặc thù riêng được đề cập trong Lục Độ Tập Kinh, hiếu đâu phải chỉ thương cha thương mẹ là đã làm tròn hiếu đạo của một con người, mà còn phải “Giúp nghèo cứu thiếu, thương nuôi quần sinh, là đứng đầu của hạnh ’’[5].(Lục độ tập kinh 2), từ đó hiểu rõ hơn đạo hiếu của Việt Nam: “Tôi ở đời lâu năm, tuy thấy Nho sĩ tích đức làm lành, há có ai như đệ tử Phật quên mình cứu người, âm thầm mà không nêu danh” (Lục độ tập kinh 5).
“Người Việt [6] phải xác định mình có một nền văn hóa, một nền đạo đức cần phải bảo vệ, nếu không nối dõi được thì dân tộc không thể tồn tại với tư cách là một dân tộc được. Xuất phát từ quan điểm nối dõi như thế, người Việt không đi đến một chủ nghĩa nối dõi cực đoan, như sự nối dõi về mặt sinh vật học của chủ nghĩa ưu sinh (eugenics) hiện đại, gây tác hại và tốn bao sinh mạng đối với những dân tộc khác, như hành động xâm lấn đất đai, biển đảo từ xưa cũng như gần đây của Trung Quốc. Bảo vệ nền văn hóa của mình, bảo vệ lối sống (hạnh) của mình, đó chính là đạo hiếu của Việt Nam’’.
Cuộc sống bộn bề vốn kèm theo sự xung đột giữa chuẩn mực mới và cũ, ở đó bóng đêm luôn rình rập, trong trạng huống này duy chỉ có ánh sáng là đủ quyền năng, muốn vậy phải có đủ trí tuệ để tìm ra cách hành xử khôn ngoan, để giải thoát ta ra khỏi bóng tôi mê mờ, vừa không bị cuốn theo ma lực hào nhoáng của tiền tài, danh vọng (ngũ dục), vừa giữ được đạo làm con, vừa giữ được hạnh phúc gia đình và sự thịnh vượng xã hội, ánh sáng đó nhà Phật gọi là Trung đạo, hay khái niệm Balance trong kinh tế.
Đạo Phật ra đời đã hơn 2500 năm, những gì mà Phật dạy không ngoài mục đích giúp xác lập trật tự bình đẳng và sự bình an cho xã hội loài người trên con đường đoạn tận khổ đau, trong đó đạo Hiếu là căn bản.
Ngày nay thế giới loài người phải chăng là một chuỗi suy vong các giá trị, những điều tốt đẹp thuở ban đầu dường như về sau suy yếu dần, nhưng chắc chắn một điều rằng, trong khu rừng rậm rạp u tối kia đâu chỉ có mỗi loài hoa độc, mà ở đó vẫn có những đóa hoa như đẹp như lan rừng nên Phật mới dạy chúng ta phương cách để vào đó tìm kiếm và hành xử vì đạo Hiếu dẫn đầu các đạo, có Hiếu là có đạo, hiểu đạo là Hiếu đạo.
Mùa Vu Lan, PL.2555
Huệ Lưu (Bắc Giang)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 04/2015
——————————————
Diễn đàn hát Văn Việt Nam: hatvan.vn
[1] Tiểu Bộ Kinh, Nikaya-Trần Phương Lan dịch
[2] Theo gương báo hiếu của người xuất gia- Thích Phước Sơn
[3] Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt_H%E1%BB%93ng_%C4%90%E1%BB%A9c
[4] Tìm Hiểu Các Danh Nhân, trang 279 đến trang 281, tác giả Nguyễn Phú Thứ
[5] Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Quan niệm về chữ hiếu của dân tộc Việt Nam, Lê Mạnh Thát
[6] nt
VNXPREES
Thứ tư, 19/10/2011 | 09:19 GMT+7
Chữ hiếu xưa và nay
Bây giờ có thể nói một bộ phận không ít giới trẻ chưa quan tâm đến “đạo làm con” và đôi khi còn “ bất hiếu” nữa. Bạn chỉ cần gõ vào từ khoá “con ruột hành hạ mẹ già” trên Google bạn sẽ thấy không ít những hành vi bất hiếu của con cái đối với cha mẹ.
Thời tôi mới vào học lớp năm tức lớp một bây giờ, tuy chưa biết đọc biết viết nhưng đã thuộc lòng bài ca dao:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tuổi thơ chưa biết gì, tâm hồn ngây thơ trong trắng như tờ giấy trắng đã được thầy cô giáo viết vào chữ “hiếu” rồi. Tuy chưa hiểu rõ ràng hiếu đạo phải như thế nào, nhưng khái niệm làm con phải hiếu thảo với cha mẹ là dấu ấn đầu đời khó quên của học sinh lớp người đi trước như chúng tôi. Bước sang năm đầu tiên bậc trung học chúng tôi lại được giáo dục chữ hiếu bằng tác phẩm “ Nhị thập tứ hiếu (NTTH)” tức 24 người con có hiếu ở Trung quốc thời xưa.
Thực lòng mà nói mãi đến bây giờ tôi không thể nào quên được Ngu Thuấn, Quách cự hay Mẫn Tử Khiên với những dòng thơ vừa nhẹ nhàng, dễ hiểu vừa đậm tính nhân văn như:
Mẹ ghẻ lại tính càng sâu sắc
Em Tượng thêm rất mực điêu ngoa
Một mình thuận cả vừa ba
Trên chiều cha mẹ dưới hoà cùng em.
( Ngu Thuấn – NTTH)
Hoặc
Thầy Mẫn Tử rất đường hiếu nghĩa
Xót nhà quên quạnh quẻ đã lâu
Thờ cha sớm viếng khuya hầu
Chẳng may gặp phải mẹ sau nồng nàn
………………..
Sa nước mắt chân quì miệng gởi
Lạy cha xin xét lại nguồn cơn
Mẹ còn chịu một thân đơn
Mẹ đi luống những ba thân cơ hàn.
(Mẫn Tử Khiên – NTTH)
Tuy tác phẩm có những hạn chế nhất định về thời đại, nhưng chúng tôi đã học chữ hiếu đạo để là như vậy và không ít người trong chúng tôi đã hành xử đạo hiếu phù hợp với đạo đức xã hội. Chính tôi đã chứng kiến có người đã không ngần ngại từ bỏ chức quyền, địa vị xã hội để về nuôi cha mẹ cho tới lúc mãn phần.
Có một trường hợp cách đây ba năm ở Gò Vấp (TP HCM), một gia đình có bốn người con trai có học vị (có người là Thạc sĩ), địa vị xã hội lại nhẫn tâm hành hạ mẹ già trên 80 tuổi. Vụ việc được các báo thành phồ đăng tải và bị xã hội phản ứng dữ dội.
Vì sao vậy?
Nguyên nhân thì có nhiều và trường hợp sau đây cũng là điều đáng suy ngẫm. Khi cha mẹ anh bạn tôi còn sống, mỗi khi tới ngày giỗ Nội, hai con anh dù còn bé nhưng cũng phải làm thủ tục dâng hương quỳ lạy ông bà cố. Khi cha mẹ anh qua đời cũng là lúc chúng lên thành phố vào đại học. Những ngày giỗ mẹ anh thường thì năm nào cũng không trúng vào chủ nhật, sợ chúng mất bài vở, nên thay vì gọi về anh chỉ báo tin cho chúng và nói: “Các con bận học, thôi thì cứ nhớ ngày và có chữ hiếu ở trong lòng là đủ”.
Rồi chúng tốt nghiệp đại học anh lo cho việc làm ổn định, lo tạo dựng gia đình riêng. Biết chúng vừa bận bịu con cái và công việc công sở nên giỗ năm nào anh vẫn nói với chúng như trước đây. Lâu ngày rồi trở nên quen, chúng xem thường và xao lãng, cả việc về thăm anh chị chúng cũng quên nốt. Chỉ còn hai hôm nữa là tới ngày giổ mẹ, anh không nhắc chắc là chúng đã quên rồi. Anh nói: “nếu buộc chúng về cũng khó, nhưng cứ để như thế này hoài thì chẳng khác nào mình dạy con …bất hiếu”.
Đôi lúc bên chung trà nóng ngồi một mình dưới cội sứ già bên ngôi nhà cổ, anh ngẫm nghĩ: Giá mà chương trình bậc trung học cơ sở bây giờ học sinh được học hai tác phẩm, Gia huấn ca và Nhị thập tứ hiếu thì hay biết mấy!
Nguyễn Minh (Long An)
Phật giáo và Doanh nhân.
CHỮ HIẾU XƯA VÀ NAY
Lòng biết ơn cha mẹ đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi con người Việt Nam. Ngay từ khi mới chào đời, đứa bé gần như đã cảm nhận được tất cả ân đức và tình thương sâu nặng mà cha mẹ dành cho mình. Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp ấy được ảnh hưởng từ một nền giáo dục, những tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại, trong đó có Phật giáo.
Một tôn giáo – một nền giáo dục được truyền bá vào Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ I và đi sâu vào mọi tầng lớp người dân. Thế nhưng khi kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ, đời sống con người được cải thiện… thì đạo đức trong gia đình, “chữ hiếu” phải chăng có phần suy thoái?
I.CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT
Trong kinh Phật dạy: “Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu, điều ác cùng cực không gì bằng bất hiếu, sinh ra không gặp Phật khéo thờ cha mẹ tức thờ Phật, thờ Trời đất quỉ thần không bằng có hiếu với cha mẹ.” Hiếu là hạnh lành đứng đầu trong muôn hạnh “Hiếu hạnh vi tiên”. Vì thế, đạo Phật rất chú trọng chữ Hiếu. Đạo Phật nêu rõ công ơn sâu nặng, thâm trọng của cha mẹ đối với con cái. Đức Phật đã dạy luật tương quan sinh tồn của con người. Con người được sinh ra và được thành người là nhờ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Đức Phật cũng đã dạy: “Tâm hiếu là tâm phật, hạnh hiếu là hạnh phật”. Ngài đã làm gương hạnh hiếu sáng ngời khi hạnh hiếu là cội rễ của mỗi điều thiện.
Trong kinh “Tứ thập nhị chương” cũng từng nói: “Phàm người thờ quỉ thần, không bằng phụng thờ cha mẹ, cha mẹ là vị thần tối thượng”. Nói tóm lại, lời dạy của Đức Phật về hạnh hiếu trong nhiều kinh, tập trung về hai điều chính. Nếu cha mẹ còn sống ở đời thì con cái phải phụng dưỡng cha mẹ, khuyến hóa cha mẹ tu tập theo chính pháp để đạt được an lạc giải thoát. Nếu cha mẹ đã lìa đời, con cái cần phải tu tập các thiện nghiệp để hồi hướng công đức cho hương linh cha mẹ. Điều này Đức Phật đã dạy con cái đối với cha mẹ trong kinh Sigala: “Phụng dưỡng cha mẹ bằng phương tiện vật chất và hướng dẫn người trên bước đường tinh thần, làm những công việc nặng nhọc thay cha mẹ, giữ gìn gia phong, chi dụng gia sản của cha mẹ một cách hợp lý, hồi hướng công đức cho cha mẹ khi người đã lìa đời”. Phụng thờ cha mẹ, cầu nguyện cho cha mẹ được siêu thoát, đó là một cách đền đáp công ơn cha mẹ mà Đức Phật đã dạy trong kinh Vu Lan. Có thể nói đạo Phật là đạo Hiếu, và đạo Phật đi đến đâu thì nơi đó tạo được nhiều gương hiếu hạnh nơi Phật tử. Làm con phải nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, đó là tâm hạnh của chư Phật.
II.CHỮ HIẾU TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC…
Một đời người có biết bao tình cảm cao quý, đáng trân trọng, đáng tôn vinh. Một trong những tình cảm thiêng liêng ấy là tình thương vô bờ bến, là công ơn trời biển của cha mẹ. Công mẹ sinh thành, công cha dưỡng dục bao giờ cũng được con cái ghi nhận, đền đáp. Hình ảnh hiếu thuận của con cái trong suốt chiều dài lịch sử đất nước ta không phải là ít. Những tấm gương hiếu thảo luôn được tôn vinh dù thời gian trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Cuộc sống, ai cũng được kinh qua một lần trong vai trò làm con. Đời người trở nên trống vắng, lạc lõng, khi một ngày kia cha mẹ vĩnh viễn ra đi. Phải chăng vì vậy, “chữ hiếu” luôn được người đời tán tụng và thậm chí đã đi vào thơ ca, tuyệt tác. Người đời vẫn không ngớt ca ngợi hình ảnh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về đạo làm con. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi và bất ngờ nhận tin mẹ mất. Ông đau đớn, quyết định bỏ thi để trở về Nam chịu tang. Trên đường, ông khóc thương mẹ đến ngã bệnh nặng và mù hai mắt. Ông đã đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851 mới mở trường dạy học và làm thầy thuốc.
Trong văn học Việt Nam không thể không nhắc tới Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Thúy Kiều cả một đời vì “chữ hiếu” đối với cha mẹ. Một đời người chịu đau khổ đắng cay, nàng đều nghĩ đến cha mẹ mình. Khi gia đình gặp sóng gió nàng đã quyết định bán mình để chuộc cha, để cứu cả nhà. Bị Mã Giám Sinh áp bức, nàng khóc với cha, với mẹ khi chưa kịp báo đáp được công cha nghĩa mẹ:
“Khổ sinh ra phận má đào. Ơn cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong”.
Kho tàng văn học dân gian ta đã lưu giữ biết bao ca dao, tục ngữ, thành ngữ nêu cao “chữ hiếu”, ca ngợi lòng hiếu thuận của con cái đối với cha mẹ. Ngay khi người con gái xa quê, họ cũng lo lắng vì không thể chăm sóc cha mẹ: “Chim đa đa, đậu nhánh đa đa. Chồng gần không lấy mà lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, bát cơm đôi đũa kỹ trà ai dâng?” Đó chính là đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam. Đạo hiếu luôn đòi hỏi phận làm con phải biết sống sao cho vuông tròn với ân cha nghĩa mẹ. Chữ hiếu, người con bao giờ cũng đặt lên hàng đầu trong cuộc sống: “Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá. Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua. Đi về lập miếu thờ vua, lập trang thờ mẹ, lập đền thờ cha”.
Nhắc đến triều Nguyễn, tấm gương hiếu hạnh được nhắc nhiều nhất là vua Tự Đức. Trải qua 36 năm ngồi trên ngai vàng, vua Tự Đức lúc nào cũng dành ngày chẵn vào cung để vấn an sức khỏe mẹ là Thái hậu Từ Dũ. Đồng thời, vị vua này còn dành nhiều thời gian để nghe lời truyền bảo của mẹ. Có lần, ngày sau là ngày kỳ giỗ cha, tức tiên đế Thiệu Trị, vua Tự Đức vẫn mê đi săn bắn và bất ngờ gặp nước lụt chảy xiết nên không thể hồi cung. Thái hậu Từ Dũ sai quan Nguyễn Tri Phương đến rước vua về. Khi vào cung, vua Tự Đức biết lỗi và đã dâng roi chờ mẹ phạt. Thế nhưng, bà Từ Dũ chỉ trách dạy con bằng lời… “Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị”. Hạnh hiếu được xem là một đức tính cao đẹp nhất, để thẩm định giá trị con người trong lịch sử tồn sinh của nhân loại, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây…
III.CHỮ HIẾU TRONG CUỘC SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI…
Con cái có hiếu với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc chung trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới bình ổn. Thế nhưng, xã hội càng phát triển, chữ hiếu hôm nay được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Mỗi người thể hiện sự hiếu thuận theo hoàn cảnh của mình. Trong thực tế đầy biến động của xã hội hiện nay, bên cạnh những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ, thì vẫn còn nhiều kẻ đối xử bất nhân bất nghĩa với cha mẹ. Một số người nghĩ, chỉ cần đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng cha mẹ về già là đã làm tròn bổn phận. Nhiều người “có của ăn của để”, họ báo hiếu cha mẹ bằng cách thuê người giúp việc và bỏ mặc cho họ chăm sóc đấng sinh thành ra mình, nhưng những người con đó không ngờ rằng cha mẹ họ phải chịu cảnh sống trong buồn tủi cô đơn. Mà người xưa từng chê trách con cái đối với cha mẹ: “Không ăn thì ốm thì gầy. Ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm”.
Có nhiều người con khi trưởng thành, cứ mải mê chạy theo cuộc sống quyền lực, danh vọng, vật chất… nên việc báo hiếu cha mẹ thường là hình thức. Họ xem việc báo hiếu như một gánh nặng trong đời họ. Chấn động dư luận gần đây là chuyện ông chủ đại lý vé số giàu có ở Sóc Trăng. Ông đã nhốt mẹ già gần 90 tuổi trong ngôi nhà lạnh lẽo, cô độc một mình. Ông cho rằng mẹ mình thường xuyên la mắng người giúp việc nên đã khóa trái cửa, bỏ mặc mẹ già gần 90 tuổi nằm một chỗ trong nhà. Hàng xóm cho biết có hôm cụ không mặc quần, tiêu tiểu một chỗ, nhiều người muốn vào vệ sinh, chăm sóc cụ bà nhưng cửa đã khóa. Ông giải thích rằng, không phải bỏ đói mẹ mà vì bà cụ bị bệnh tiểu đường và tai biến nên ăn uống hạn chế theo chỉ định của bác sĩ.
Cuộc đời phút chốc cứ thoáng qua, lúc làm con tỉnh ngộ lại lỗi lầm bất hiếu thì đã quá muộn. Khi cha mẹ tuổi cao sức yếu, chối bỏ mọi sự chăm sóc đấng sinh thành như một gánh nặng là điều đáng trách, đáng lên án. Đạo lý, đạo làm người, đạo làm con ngày nay phải chăng đã có phần suy thoái? Con cái không chỉ bỏ bê cha mẹ lúc ốm đau, lúc già yếu. Họ vô lương tâm đến mức dùng bạo lực hành hạ cha mẹ mình một cách tàn nhẫn. Câu chuyện ở Bà Rịa – Vũng Tàu thật hết sức vô nhân đạo, mất tình người, vì đòi chia tài sản, con gái (Thủy) đã bẻ tay mẹ. Thủy đã chửi và chì chiết mẹ, xưng hô mày tao với mẹ. Quá đau lòng, bà mẹ đã dùng tay tát Thủy. Bà không ngờ bị cô con gái nắm được tay bà và đã bẻ gãy tay mẹ. Còn câu chuyện ở Quãng Nam, một tháng chỉ có 30 ngày, nhưng bà Lương (81 tuổi) bị con gái tên là Cúc (41 tuổi) đánh đến 36 bận. Hàng xóm chứng kiến bà Lương bị Cúc đánh không kể ngày hay đêm, cứ có chuyện gì không vui là Cúc lại trút giận lên đầu mẹ bằng cán chổi, roi, gậy… bất cứ thứ gì tiện tay lấy được… Ở Đồng Nai, con đánh mẹ liệt giường đến chết. Bà Lý Thị Ngà (mẹ Phước) bị bệnh bại liệt hơn một năm nay, nên việc vệ sinh cá nhân phải nhờ người nhà giúp. Trong lúc dùng khăn lau người cho bà Ngà, chị Ngọc Hiền (vợ của Phước) phát hiện có phân dính quần áo mẹ chồng, nên đã kêu Phước phụ đưa mẹ vào nhà tắm để rửa ráy, thay đồ. Phước đã chửi bới, đánh đập mẹ. Vài giờ sau, hàng xóm được tin bà Ngà đã chết. Được biết, công việc hàng ngày của vợ chồng Phước là chăm sóc mẹ già và mỗi tháng Phước được người chị ruột chu cấp 4 triệu đồng để lo cho mẹ. Đánh đập, hành hung cha mẹ gần như không còn là câu chuyện hiếm hoi đối với cuộc sống đương đại. Xã hội phát triển, đạo hiếu gần như mất dần ở một số người. Con cái nhẫn tâm giết chết cha mẹ cứ diễn ra liên tục hằng ngày trên mặt báo. Vụ việc giết mẹ xôn xao tại Kon Tum, đứa con trai tên Dương cùng vợ đã dùng đóng đinh vào chân mẹ rồi ném xuống giếng vì mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống. Hành vi của vợ chồng Dương hết sức dã man không những vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà còn dẫn đến một hậu quả pháp lý tất yếu đối với đôi vợ chồng bất nhân, bất nghĩa. Nạn nhân là bà Cử, vốn là người đàn bà bạc phận khi chồng bỏ bà cùng 4 đứa con nhỏ để theo người đàn bà khác. Từ đó, bà tần tảo nuôi 4 anh em Dương khôn lớn. Dù phải đền tội, hành vi man rợ của Dương bị tòa án xét xử án tử hình, nhưng dư luận không khỏi hoang mang về đạo lý làm con hiện nay. Một câu chuyện thương tâm khác xảy ra ở Hà Nội, vợ chồng Phượng vay mượn tiền, vàng của nhiều người, trong đó có đôi bông tai 1,5 chỉ vàng của mẹ đẻ là bà Vui. Do không thấy Phượng nhắc đến số nợ nên bà Vui liên tục đòi lại. Phượng ấm ức rồi nảy sinh ý định giết mẹ. Thấy mẹ nằm một mình trên giường, Phượng liền lặng lẽ lấy dao chém liên tiếp vào người mẹ, khiến bà Vui chết tại chỗ. Phượng nhận mức án tử hình. Phải chăng có hồi chuông thất tỉnh tâm lương, đứng trước vành móng ngựa, hắn khóc sướt mướt và mong con gái mình lớn lên có hiếu với Chuyện ở Bắc Giang còn dã man hơn. Sau khi ra tay sát hại mẹ ruột, Tùng vờ vật vã khóc than thảm thiết. Những biểu hiện bất thường của gã nghịch tử đã không qua mắt được các trinh sát. Tòa án đã tuyên phạt y mức án tử hình dành cho kẻ bất lương, bất hiếu. Một câu chuyện đau lòng khác gần như không thể ngờ là có thể xảy ra. Vợ chồng ông Dơi và bà Gái ở Hà Nội có một đứa con trai duy nhất là Thắng. Được nuông chiều, Thắng đã hỏng từ bé. Sau 3 năm thụ án do trộm cắp, Thắng trở về nhà kiếm sống bằng nghề thợ xây. Một đêm đầu năm vừa qua, Thắng sang nhà cha mẹ đẻ xin tiền trả nợ. Bất ngờ, hắn bị cha mẹ mắng mỏ và đuổi về. Hận thù, căm ghét, chờ lúc cha mẹ ngủ say, Thắng đem theo dao nhọn sang giết chết cả hai đấng sinh thành. Cũng như nhiều vụ án giết cha, giết mẹ khác, Thắng không thoát khỏi án tử hình…
Chắc chắn không bản án bất hiếu, bất lương nào thoát khỏi bản án lương tâm, khi phải đối diện với nỗi ám ảnh, ray rức và dằn xé. Vậy mà, hàng ngày những câu chuyện đau lòng của các nghịch tử cứ xảy ra trong xã hội. Thiết nghĩ, bất cứ ai tồn tại trên cõi đời này đều được sinh ra từ cha, từ mẹ mình. Thể hiện đạo hiếu với cha mẹ không chỉ là bổn phận, là trách nhiệm của người làm con mà còn là tình yêu thiêng liêng và cao cả của mỗi người. Hãy đặt chữ hiếu lên hàng đầu trong cuộc sống. Hãy là làm tròn chữ hiếu của mình để làm gương cho thế hệ sau. Và luôn thuộc lòng câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu”
Huỳnh Mẫn Chi
Văn hóa nghệ an.
Chữ hiếu xưa & nay
HUỆ LƯU
Thứ bảy, 13 Tháng 8 2011 15:26
“Hiếu tâm tức thị Phật tâm,
Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh”
Một thông điệp ngắn nhưng hạt giống nhân bản vô cùng lớn, trên hết là tính cách mạng về giáo dục đạo đức của Phật giáo. Bậc Đạo Sư khi dạy điều này Ngài đã đặt mình ở vị trí của một người làm con nói về hạnh hiếu, chứ không phải ở vị trí của bậc đã viễn ly sanh tử. Ngài dạy rằng Thế Tôn cũng là người đại hiếu và tất cả các con cũng phải như vậy: “Khể thủ tam giới chủ, đại hiếu Thích Ca văn” (sớ Vu Lan), tâm hiếu tức tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.
Hiếu tâm- hiếu hạnh là cội nguồn của đạo làm người trên nghĩa tuyệt đối để thành tựu những con người với nhân cách cao thượng. Đạo hiếu là con đường, là chân lý, là phương thức,là cách sống, là cứu cánh viễn ly điên đảo mộng tưởng, là giềng mối cho sự thịnh trị quốc gia và hạnh phúc xã hội.
Gương hiếu xưa
Chữ hiếu xưa nay được dạy nhiều trong cả hai nền văn hóa Đông Tây, như trong Phật giáo số lượng các bài kinh hiếu hạnh rất lớn và nằm tản mát trong Tam Tạng, sự ra đời những bài kinh hiếu hạnh mà Phật dạy luôn có nhân duyên xuất hiện đặc biệt.
Câu chuyện tiền thân “Hiếu Tử Sàma”[1]. Có chàng trai thuộc gia đình giàu có ở thành Xá-vệ, vì mộ đạo nên xuất gia. Khi xuất gia một thời gian và làm Tỳ-kheo, gia đình của thầy lâm vào cảnh khốn khó, cha mẹ thầy phải lang thang xin ăn, khi hay tin cha mẹ như vậy, sầu thương nổi lên và thầy buồn khóc thật nhiều, nghĩ rằng mình phải trở về gia đình để lo cho cha mẹ. Nghĩ vậy,trên đường hoàn tục để quay lại quê nhà tại Xá-Vệ, thầy đã đến Kỳ Viên để đảnh lễ Phật lần cuối, quán thấy những bất an của vị Tỳ-kheo này nên bậc Đạo Sư đã dạy, một người con đi xuất gia vẫn lo được cho cha mẹ mình. Hôm sau trên đường về, thầy đã gặp cha mẹ đang ngồi xin ăn bên vệ đường, thầy không kìm lòng được và đã cúng dường hết cho cha mẹ phần thức ăn mà thầy đã khất thực, hôm sau thầy cũng phụng dưỡng cha mẹ bằng cách đó.
Việc làm này của thầy đã gâyngờ vực cho các thầy khác, rồi đem chuyện này trình lên đức Phật, Phật cho gọi vị Tỳ-kheo trẻ đến và hỏi: “ Có phải ông đã xuất gia mà còn lấy vật cúng dường của thí chủ đem cho người thế tục không?đó là người thế tục nào?. Thầy đáp: “Bạch Thế Tôn, có, đó chính là cha mẹ của con”. Phật tán thán việc làm đó và dạy: “Lành thay! Ông đang đi con đường ngày xưa Ta đã đi qua, ngày xưa khi đi khất thực Ta cũng phụng dưỡng cha mẹ Ta”.
Các vị Tỳ-kheo khi xuất gia tu hành, dù cắt ái từ thân thực hiện nếp sống viễn ly, nhưng trên phương diện đạo đức xã hội, phụ mẫu tình thâm nên vẫn phải làm tròn bổn phận đạo con. Thời Đức Phật còn tại thế, mỗ khi biết vị Tỳ-kheo nào có hiếu với cha mẹ Ngài đều tán thán, vì trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp, tiền thân của Phật cũng là hiện thân của người con đại hiếu, như trong chuyện tiền thân “Cánh đồng lúa”, đức Phật từng hóa thân làm chim Oanh Vũ hàng ngày đi kiếm lúa về nuôi cha mẹ mù.
Vào thời đức Phật có Tôn giả Tất- Lăng-Già-Bà-Ta, sau khi xuất gia hành đạo, nhưng còn cha mẹ già yếu, nghèo khổ không ai nuôi dưỡng. Ngài muốn đem y phục và thực phẩm cúng dường cha mẹ, nhưng vì sợ phạm giới luật. Ngài bèn trình bày nỗi băn khoăn của mình lên Thế Tôn. Nhân đó, đức Đạo Sư họp các Tỳ-kheo và truyền dạy: “Nếu có người nào suốt cả trăm năm, vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ, và dù cha mẹ có đại tiểu tiện trên vai mình, cũng chưa thể gọi là làm tròn hiếu đạo. Hoặc đem những thứ y phục và ẩm thực quý nhất trên đời cung phụng cha mẹ cũng chưa đủ báo đền công ơn cha mẹ trong muôn một. Từ nay Ta cho phép các Tỳ-kheo suốt đời hết lòng cúng dường cha mẹ. Nếu ai không cúng dường thì phạm tội nặng” (Luật ngũ phần)[2].
Viêt Nam ngày trước, đạo hiếu có lúc được quy định rõ trong hiến pháp, sự tiến bộ của hình pháp đã có từ thời Lê Sơ thông qua “Quốc triều hình luật”[3] hay gọi là Bộ luật Hồng Đức, cán cân luật pháp thể hiện tính nghiêm minh thông qua quy phạm của luật hình sự, các tội nặng nhẹ được phân định rõ ràng, đặc biệt các tội được gọi là “tội ác” gồm có 10 loại: “Thập ác”
Điều 7 trong thập ác quy định về tội bất hiếu: “ Bất hiếu là các tội tố cáo hoặc dùng lời lẽ để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét ông bà, cha mẹ, hoặc khi có tang ông bà cha mẹ lại không để tang mà nhởn nhơ vui chơi”.Người phạm tội bị phạt đồ hình, đày đọa làm việc nặng nhọc, bắt làm khao binh vụ cho lính ở chiến trường, và trước khi đưa đi đày, kẻ bất hiếu bị đánh 80 trượng trước xóm làng để răn đe thói hư bất hiếu.
Đến triều Nguyễn, tấm gương hiếu hạnh được nhắc nhiều là vua Tự Đức, nói về chữ hiếu mà không nhắc đến vua Tự Đức là một thiếu sót, vua Tự-Đức Là vị vua có Hiếu[4] với mẹ bậc nhất trong 13 vị Hoàng đế Triều Nguyễn.
“Trải qua 36 năm làm Vua trên ngai vàng, Vua Tự-Đức lúc nào cũng dành ngày chẵn vào cung để vấn an sức khỏe mẹ, đồng thời nghe lời truyền bảo của mẹ, nếu có điều gì quan trọng đáng lưu tâm thì ghi ngay vào quyển sổ tùy thân mà nghiền ngẫm. Đó là, quyển sổ từ huấn lục- quyển sổ chép lời mẹ dạy. Còn ngày lẻ thì lo việc triều đình, chớ không vì làm Vua có vạn năng quyền thế mà lơ là bổn phận làm con”. (Tìm Hiểu Các Danh Nhân – Nguyễn Phú Thứ)
“Có lần, ngày mai là đến kỳ giỗ kỵ tiên đế Thiệu-Trị, thế mà hôm ấy Vua Tự-Đức ham đi săn bắn, gặp nước lụt chảy xiết mạnh bất ngờ, Vua quan chưa dám dùng thuyền hồi cung, phải mắc kẹt chốn ngoại thành thuộc rừng Thuận-Trực. Bà Từ-Dũ sai quan Nguyễn-Tri-Phương đi rước, khi vào cung, vua biết lỗi, dâng roi, nằm xuống chờ quở phạt. Bà Từ-Dũ giận, quay mặt chẳng nói một lời, sau đó mới tha cho hình phạt, chỉ trách dạy bằng lời mà thôi”. ( trích nt)
Trong Đại Nam Nhất Thống Chí, bộ sách lịch sử địa lý của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn,biên soạn thời Tự Đức, có thuật lại tấm gương hiếu của Thiền Sư Nhất Đinh, khi mẹ thầy bị bịnh nặng, Thiền Sư lặn lội lập An Dưỡng Am để cõng mẹ về cùng nương nấu và cũng thuận đường tu tập.
Mẹ Ngài ngày thêm bệnh nặng, được y sư khuyên rằng cần phải bồi bổ cho bệnh nhân bằng thịt hoặc cá mới mong khỏi, hằng ngày Sư chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 cây số để mua cá và buộc vào đầu gậy mang về am thổi cháo hầu mẹ, lần hồi bệnh thuyên giảm… vì xuống chợ mua cá mà bị đời đàm tiếu vì họ không hiểu. Lâu ngày, chuyện đến tai Vua Tự-Đức, Vua sai người theo dõi, tìm hiểu hư thực. Vốn cũng là vua hiếu nên khi biết hoàn cảnh của thiền sư, vua rất quý kính, cung cấp lương thực cho Sư nuôi mẹ, và cho tu bổ An Dưỡng Am rồi ban biển ngự đề “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự”. Kể từ đó, An-Dưỡng-Am trở thành chùa Từ Hiếu lưu danh đến ngày nay.
Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai việc làm cho phàm phu được công đức lớn, được quả báo lớn, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, đó là phụng sự cha và phụng sự mẹ. Phụng sự cha mẹ được công đức lớn, được quả báo lớn như cúng dường cho vị Bồ Tát chỉ còn một đời nữa là thành Phật. Vì vậy, các thầy phải luôn luôn ghi nhớ mà hiếu thuận phụng sự cha mẹ”.
Chữ hiếu nay, nhìn nhận đôi điều..
Khi những cơn nắng dâng oi bức của sa mạc triều khô mùa hè đang dạt về những đợt thịnh nộ yếu ớt cuối cùng để làm nhịp cầu cho những hạt mưa ngâu bắt đầu rơi, là lúc tiết trời đang ở giữa lưng chừng của đại thử và lập thu, cũng là lúc sắp mãn cửu tuần an cư kiết hạ tịnh tu Tam nghiệp thúc liễm thân tâm của hàng Tứ chúng đệ tử Phật, là bắt đầu mùa hiếu hạnh tưởng nhớ những đấng sinh thành “Thương cha xuôi ngược giữa dòng, mẹ yêu tất tảo gánh gồng nuôi con”,cũng là mùa bạt theo độ truyền thống nhân gian:
“Tiết đầu thu lập đàn giải thoát,
Nước tĩnh đàn sái hạt dương chi,
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương”.
(Văn tế thập loại chúng sanh- Nguyễn Du)
Chữ hiếu ở mỗi thời khác nhau, do sự khác biệt ý thức hệ và hành trạng xã hội luôn đặt sự nhận thức khác nhau về bổn phận trách nhiệm của người con phải hành xử như thế nào cho trọn tình hiếu nghĩa với cha mẹ, trong quan hệ với tình anh em, đồng bào,tổ quốc.
Chính vậy, trong buổi giao thời chữ hiếu rất hệ trọng, ngày nay kỹ nghệ thông tin bùng nổ như thác lũ, chúng ta sẽ tiếp nhận rất nhiều nguồn thông tin: internet, truyền hình, báo, di động…trong dòng thác đó, tốt có, xấu có..sự thông tin qua lại trong gia đình từ đó ngày một giảm dần, con cái ít nhận thông tin từ cha mẹ, lơ là hiếu đạo, tình cảm xa cách.
Người ta dự báo rằng, hiện tại cũng như tương lai, thân tướng con người sẽ như que diêm, nhưng bộ não sẽ phải phì đại như trái bóng vì nạp lượng thông tin quá lớn, mặt trái của nó, thức ăn là lượng thông tin nhưng đầy dẫy những con virus, kết nối cuộc sống trên cộng đồng mạng và tìm quên trong thế giới ảo, xa rời đời sống thực tại, xa rời cội nguồn văn hóa tâm linh truyền thống, làm trật tự xã hội bị đảo lộn, cha mẹ ít có điều kiện gần gũi, chữ hiếu bị lãng quên.
Cuộc sống hối hả, tình người hời hợt, kẻ sống đua đòi, háo danh, lắm lúc quên đi tình cảm thiêng liêng nhất là gia đình, quên rằng mình chỉ có duy nhất một người cha và một người mẹ trên đời, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, không dễ gì tìm thấy một chúng sanh chưa từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là con trai, là con gái của các Thầy trong bước đường dài của sự tái sanh”. (Tương Ưng Bộ Kinh II).
Gia đình, nơi có cha, có mẹ,có anh, có em.. vốn là nơi kết nối ân tình, là mầm móng yêu thương và phát triển nhân cách, là nơi chốn bình yên mỗi khi ta tìm về thì nay ta đã vô tình quên lối, từ đó mới xảy ra nhiều những sự việc đau lòng cho xã hội.
Chuyện bao đời nước chảy xuôi chứ chẳng bao giờ chảy ngược, cha mẹ khổ nhọc sớm hôm tần tảo nuôi con ăn học thành tài, làm ông này, bà nọ..là chuyện thường, nhưng khi con thành tài chăm lại cha mẹ không phải là nhiều, thậm chí chuyện con làm phật lòng cha mẹ, có kẻ nghịch tử còn đánh cha chửi mẹ, chuyện đó không phải ít trên các báo hằng ngày.
Một người con có hiếu, sẽ biết phải làm gì để cha mẹ vui lòng, ngược lại bổn phận người làm cha mẹ cũng phải biết làm sao để con nên người. Khi con cái không cần biết cha mẹ thích gì, cần gì..vì cái gọi là tổ ấm hạnh phúc riêng tư mà quên bẵng đi cha mẹ mình, tới tháng dấm dúi vào tay cha mẹ vài đồng như một cái máy gọi là xong trách nhiệm, đợi khi cha mẹ qua đời thì làm tang ma thật lớn, sự hiếu thuận tưởng chừng đã muộn nhưng không là chuyện hiếm thời nay.
Nhớ câu chuyện “Đôi mắt người mẹ” đọc được trên mạng:“Có một người lúc nào cũng căm ghét mẹ mình, vì bà nghèo, xấu, lam lũ và chỉ có một con mắt. Người con này học hành chăm chỉ nên được du học,thành đạt và có vợ con, thỉnh thoảng anh ta gởi tiền về và mua căn nhà nhỏ cho bà, rồi tự nhủ đã làm tròn bổn phận, cắt đứt mọi liên lạc với bà.
Ngày kia có một bà già lam lũ đến trước cửa nhà anh ta, làm mấy đứa con anh ta hoảng sợ, anh ra quát “Hồi nhỏ, bà đã làm cho con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ bà còn định phá hỏng cuộc sống của con hay sao”?bà nói xin lỗi vì tôi nhầm địa chỉ và lặng lẽ đi.
Rồi bà qua đời trong hiu quạnh không ai hay biết, bà để lại một lá thư cho người con trai.
“Con yêu quý! Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi và ân hận về việc đã làm cho con xấu hổ và các cháu sợ hãi. Con biết không hồi con còn nhỏ, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ…
Mẹ yêu con lắm….”
Đọc xong câu chuyện lại nhớ hai câu thơ trong bài thơ “Mắt buồn” của Bùi Giáng, “Bây giờ riêng đối diện tôi, còn hai con mắt một con khóc người”, khóc đây xin khóc cho đôi mắt người mẹ với hạnh vô úy thí của vị Bồ-tát, đã cho người con nhìn thấy thế giới bằng đôi mắt của mình, nhưng người con kia lại vô minh như “Gã Cùng Tử” trong kinh Pháp Hoa. “Thủ khoa đỗ đạt trạng nguyên,khôn mình mà vẫn là người Ngu si”.
Nhưng cũng không hiếm chuyện những người mẹ trẻ thời nay nhẫn tâm vứt máu mủ ruột rà của mình vào những hầm rác,hố xí,bồn cầu…với những tội ác được biện mình bằng sự lầm lỡ, ích kỷ mà ngay cả những con vật cũng chưa thấy có hành động tương tự.
Điển hình như mới đây, một người mẹ 21 tuổi bỏ đứa con sơ sinh của mình xuống kênh trên báo vnexpress ngày 11/7, rồi tạo hiện trường giả như một vụ bắt cóc con. Theo đó, người phụ nữ đã lẳng lặng đem con trai 11 ngày tuổi bỏ xuống mương nước cách nhà khoảng 100 m. Sau đó, cô ta vào nhà tự lấy vải bịt miệng, trói chân tay của mình lại và la lên cho người nhà biết. Đó là một tội ác, là tội giết người, rất đáng lên án.
Thời mà thước đo giá trị bị lệch về phía thực phẩm thay vì nhân phẩm, lương thực thay vì lương tâm, là bởi xã hội không trang bị được cho người dân ý thức trách nhiệm về việc gìn giữ và phát huy đạo đức tâm linh nguồn cội, phạm vi của chữ hiếu thay vì phải được hiểu rộng theo chuẩn mở rộng thì bị thu hẹp lại trong phạm vi gia đình, nên khi sự vẹn toàn của lãnh thổ đang hiểm nguy, đồng bào bị ‘tàu lạ’ tấn công cướp của nhưng ít được ai lưu tâm.
Ngưỡng cửa vào đời đã mở nhưng chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại chưa được xây dựng, người thanh niên thiếu một thanh gươm trí tuệ và tình thương yêu đồng loại, sự nhường nhịn đủ lớn, nên khi ra đường một cú va quẹt xe rất nhỏ nhưng lại xảy ra án mạng.
Rồi rột người thanh niên chẳng may bị cướp giật rớt túi tiền, người đi đường lương thiện thấy vậy, thay vì giúp đỡ ngươi gặp nạn, nhưng lại chọn cách biến mình thành kẻ cướp mạt hạn, nhảy vào tranh dành những đồng tiền rơi rải vô tội của người bị nan, không thua gì tên đạo tặc. Nhớ trận sóng thần ở Nhật, có tượng Phật bị sóng đánh nằm đìu hiu trong đống đổ nát, một vị sư Nhật khi được hỏi sao thầy không thỉnh Phật về thờ cho trang nghiêm. Sư đáp, cũng xót lắm nhưng đó không phải là của mình, hay như bài học về sự nhường nhịn của cậu bé Ashima 9 tuổi.. bởi vì người dân Nhật hiểu rất rõ về hiếu đạo của mình, hiểu rõ ‘Tứ ân’ trong Phật giáo.
Đạo hiếu của người Việt từ xưa có nét đặc thù riêng được đề cập trong Lục Độ Tập Kinh, hiếu đâu phải chỉ thương cha thương mẹ là đã làm tròn hiếu đạo của một con người, mà còn phải “Giúp nghèo cứu thiếu, thương nuôi quần sinh, là đứng đầu của hạnh ’’[5].(Lục độ tập kinh 2), từ đó hiểu rõ hơn đạo hiếu của Việt Nam: “Tôi ở đời lâu năm, tuy thấy Nho sĩ tích đức làm lành, há có ai như đệ tử Phật quên mình cứu người, âm thầm mà không nêu danh” (Lục độ tập kinh 5).
“Người Việt [6] phải xác định mình có một nền văn hóa, một nền đạo đức cần phải bảo vệ, nếu không nối dõi được thì dân tộc không thể tồn tại với tư cách là một dân tộc được. Xuất phát từ quan điểm nối dõi như thế, người Việt không đi đến một chủ nghĩa nối dõi cực đoan, như sự nối dõi về mặt sinh vật học của chủ nghĩa ưu sinh (eugenics) hiện đại, gây tác hại và tốn bao sinh mạng đối với những dân tộc khác, như hành động xâm lấn đất đai, biển đảo từ xưa cũng như gần đây của Trung Quốc. Bảo vệ nền văn hóa của mình, bảo vệ lối sống (hạnh) của mình, đó chính là đạo hiếu của Việt Nam’’.
Cuộc sống bộn bề vốn kèm theo sự xung đột giữa chuẩn mực mới và cũ, ở đó bóng đêm luôn rình rập, trong trạng huống này duy chỉ có ánh sáng là đủ quyền năng, muốn vậy phải có đủ trí tuệ để tìm ra cách hành xử khôn ngoan, để giải thoát ta ra khỏi bóng tôi mê mờ, vừa không bị cuốn theo ma lực hào nhoáng của tiền tài, danh vọng..[ngũ dục], vừa giữ được đạo làm con, vừa giữ được hạnh phúc gia đình và sự thịnh vượng xã hội..ánh sáng đó mà nhà Phật gọi là Trung đạo, hay khái niệm Balance trong kinh tế.
Đạo Phật ra đời hơn hai ngàn năm, những gì mà Phật dạy không ngoài mục đích giúp xác lập trật tự bình đẳng và sự bình an cho xã hội loài người trên con đường đoạn tận khổ đau, trong đó đạo hiếu là căn bản.
Ngày nay thế giới loài người phải chăng là một chuỗi suy vong các giá trị, những điều tốt đẹp thuở ban đầu dường như về sau suy yếu dần, nhưng chắc chắn một điều rằng, trong khu rừng rậm rạp u tối kia đâu chỉ có mỗi loài hoa độc, mà ở đó vẫn có những đóa hoa như đẹp lan rừng nên Phật mới dạy chúng ta phương cách để vào đó tìm kiếm.
Mùa Vu Lan, PL 2555
[1] Tiểu Bộ Kinh, Nikaya-Trần Phương Lan dịch
[2] Theo gương báo hiếu của người xuất gia– Thích Phước Sơn
[3] Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt_H%E1%BB%93ng_%C4%90%E1%BB%A9c
[4] Tìm Hiểu Các Danh Nhân, trang 279 đến trang 281, tác giả Nguyễn Phú Thứ
[5] Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Quan niệm về chữ hiếu của dân tộc Việt Nam, Lê Mạnh Thát
[6] nt
Nguồn: nguyenxuandien blog
Viết bình luận
Tin liên quan
-
VỀ VỚI AO DƯƠNG
-
LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
-
CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
-
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
-
LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
-
CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
-
TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
-
Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
-
TÁC PHẨM THƠ “MẠC TRIỀU”
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC