- Đang online: 2
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12136
- Tổng truy cập: 3,388,718
Cầu đá ” Củng kiều” ở thành Nà Lữ
- 403 lượt xem
Cầu đá ” Củng kiều” ở thành Nà Lữ
Cách đây ít lâu, các nhà văn hóa Cao Bằng có công trình Nghiên cứu kiến trúc văn hóa cầu đá hình cầu vồng (tiếng Hán Việt gọi là “củng kiều”) ở làng Cốc Khoác, Trà Lĩnh, Cao Bằng.
Cầu “Củng kiều” tại xóm Na Lữ, xã Hoàng Tung (Hòa An)- hiện mặt cầu được nhân dân rải bằng tre phục vụ đi lại.
Loại hình cầu này ít thấy ở Việt Nam, trong một lần thẩm định tư liệu Hán Nôm, các bản đồ cổ thời phong kiến ở Cao Bằng, chúng tôi phát hiện thành cổ Na Lữ ở vị trí cầu Thơi, cận kề với thành và trên suối chảy từ núi Khắc Thiệu có hình “củng kiều” ghi chữ “Thạch kiều” (cầu đá), hiện nay mặt cầu tạm rải bằng gốc tre cho dân cư đi lại.
Cây cầu đá này có từ thời nhà Mạc đóng đô ở đây, nằm trên tuyến đường rải đá phiến phẳng rất đẹp trước cổng thành và dọc hữu ngạn sông Mãng, nối liền vùng Mã Quan với Na Lữ. Khi tìm hiểu với những cư dân cao tuổi hiểu biết về vùng này, họ cũng không hề biết từng có cầu đá ở đây mấy trăm năm trước. Khảo sát những di chỉ còn lại thì chỉ còn những tấm đá phẳng của cầu cổ dưới suối phía bờ sông bị lũ rừng cuốn trôi. Như vậy, thành Na Lữ cũng là nơi đóng dinh sở phòng thủ cho các thủ lĩnh phong kiến đóng ở đây (có nhà Mạc) và họ tin tưởng sự an toàn của thành nên được xây dựng khang trang và trước kia nơi đây được gọi là phường Na Lữ (đơn vị hành chính của đô thị), còn kinh đô đặt ở phố Cao Bình, bên tả ngạn sông Mãng đối diện với thành Na Lữ.
Cùng với thành Na Lữ, chúng ta cũng phát hiện ở thành Phục Hòa những tấm đá to rộng bản được chế tác để làm cấu trúc cho thành. “Củng kiều” ở Cốc Khoác và thành Na Lữ; thành Phục Hòa cho thấy, từ xa xưa cư dân Cao Bằng đã có kỹ nghệ tinh xảo trong xây dựng các công trình kiến trúc bằng đá và nghề chế tác đá là nguyên liệu phong phú ở Cao Bằng, người Cao Bằng truyền khẩu những huyền thoại rất hay cho các công trình của mình trong địa phương.
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.