- Đang online: 2
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 22181
- Tổng truy cập: 3,371,537
CAO BÁ NHẠ – NGƯỜI MỞ ĐẦU DÒNG NGÂM KHÚC TỰ TÌNH (*)
- 349 lượt xem
CAO BÁ NHẠ – NGƯỜI MỞ ĐẦU DÒNG NGÂM KHÚC TỰ TÌNH (*)
Đặng Thị Hảo Trong lịch sử phong kiến Việt Nam hẳn từng có không ít vụ án bị khép tội tru di tam tộc nhưng có lẽ kinh hoàng nhất, chấn động đời sống tinh thần xã hội lâu dài và đau thương nhất là vụ án Lệ Chi Viên – dưới thời Lê Thái Tông (1442). Gia đình quan đại thần Nguyễn Trãi (1380-1442) phải chịu hình phạt oan khốc giết cả ba họ, kèm theo đó là một sự hủy diệt đối với di sản tinh thần – sách vở trước tác – của dòng họ này nói chung cũng như của thi hào Nguyễn Trãi nói riêng. Thứ hai là vụ án tru di tam tộc họ Cao ở Phú Thị, Gia Lâm dưới triều Tự Đức (1855) mà hệ quả của nó cũng không khác gì thông lệ: “tang tóc ngập xứ Bắc” (Trần Ngọc), và toàn bộ trước tác của Chu Thần Cao Bá Quát (1808-1855) cũng như của dòng tộc văn chương họ Cao đều bị tịch thu tiêu hủy. Tuy nhiên, cũng như vụ án thứ nhất, đến nay thơ văn Nguyễn Trãi vẫn còn lưu dù không đủ, ở vụ án nổi tiếng thứ hai, không chỉ thơ văn Cao Bá Quát và Cao Bá Đạt vẫn rải rác được ghi chép, lưu truyền, mà từ nỗi oan khuất tột cùng này, có một nho sĩ họ Cao thuộc thế hệ cháu con hai ông, đã kịp để lại cho hậu thế 27 bài thơ chữ Hán và hai văn liệu tuyệt tác: Tự tình khúc (Nôm) và Trần tình văn (Hán) – hai tác phẩm văn chương khiến bất cứ ai đọc đến đều không thể không cùng ông khổ đau, cảm thông, bi phẫn. Ông là Cao Bá Nhạ. Cao Bá Nhạ gọi Cao Bá Quát bằng chú ruột (Cha ông là Cao Bá Đạt, anh em sinh đôi với Cao Bá Quát). Thân phụ hai ông Cao lớn là Cao Huy Giảng, mong muốn đến tuổi trưởng thành các con mình sẽ công thành danh toại, trở nên rường cột của nhà nước phong kiến phụng sự Triều đình, nên đã dựa vào thiên Vi tử trong sách Luận ngữ, lấy tên của hai hiền sĩ đời Chu – cũng là một trong bốn cặp sinh đôi – để đặt tên cho các con. Tuy nhiên hai anh em song sinh này là hai tính cách trái ngược. Cùng chịu sự giáo dưỡng phẩm hạnh theo khuôn thước Nho giáo nhưng Cao Bá Đạt thì hiền lành, mô phạm, còn em trai, trái lại cao ngạo, khảng khái và ưa hoạt động. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), Cao Bá Đạt đỗ Cử nhân, được bổ làm Tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Là vị quan biết thực thi chính sự nghiêm cẩn, tính cách ôn hòa nên ông luôn được dân sở tại kính trọng. Tháng Mười năm 1854, vùng Sơn Tây bị hạn nặng lại sinh dịch châu chấu hoành hành phá mùa màng. Đời sống nông dân vốn khó khăn triền miên lúc này càng cùng quẫn. Không khí bức bối ngột ngạt bao trùm khắp nơi đã lâu. Đến thời điểm đó, tôn thất nhà Lê là Lê Duy Cự dấy binh hiệu triệu nông dân Mỹ Lương gồm cả người Kinh, người Mường nổi dậy khởi nghĩa chống Triều đình nhà Nguyễn. Cao Bá Quát bấy giờ đang làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây) lập tức hưởng ứng, phò tá Lê Duy Cự. Cao được tôn làm Quốc sư, trực tiếp cầm quân xông pha giữa trận tiền rồi hy sinh trong một cuộc huyết chiến tại mảnh đất Yên Sơn(1). Dựa vào lời nghị án của Triều đình, Tự Đức xuống lệnh tru di tam tộc họ Cao. Trong thảm họa này, Cao Bá Đạt đang tại chức ở Thanh Hóa cũng bị bắt giải về kinh chịu tội, trên đường đi, ông tự kết liễu đời mình ở tuổi 46. Dân chúng vùng Nông Cống thương xót, lập đền thờ ghi nhớ công lao đức độ của vị quan thanh cần. Còn con trai ông – Cao Bá Nhạ thì ra sao? Nghe tin dữ, Cao Bá Nhạ vội vã “Đổi mùi lữ khách thay hình hàn nho” bỏ trốn khỏi Thanh Hóa, sống chui lủi nay đây mai đó. Mấy năm sau tưởng chừng mọi sự êm êm ông quyết định ẩn cư lâu dài tại Hương Sơn, Mỹ Đức. Rồi ông lấy vợ, có con cái, làm thầy đồ dạy học trong làng kiếm kế sinh nhai, nuôi gia đình(2):
Cuộc sống của cha con chồng vợ êm trôi được tám, chín năm, chỉ biết: “Ra vào quanh quẩn với năm ba đứa học trò trẻ con và mấy chồng sách vở, trong tám năm trời ở một xóm hẻo lánh bên bờ sông với một vườn hoa cỏ, ngoài cửa không ai biết đến tên tuổi, mà trong lòng tự xét, không thẹn với hình bóng lúc nào.” “Không thẹn với hình bóng” – nhưng thử hỏi trong thời gian đó có lúc nào ông lo sợ cơ sự vỡ lở không? Chắc là vừa có vừa không. Có, vì bản án tày trời kia với cái cảnh đầu rơi máu chảy của cả một dòng họ danh giá bậc nhất vùng Phú Thị không thể không ám ảnh đau đáu trong sâu thẳm lòng ông. Nhưng vì thời gian đã ngót mươi năm, cũng có lúc “Gối nhàn tạm chợp, mối phiền tạm khuây” nên ông mới không di chuyển vợ con đi nơi khác; ông không muốn kinh động cuộc sống bình lặng của họ – họ đâu có biết gì về cái quá khứ hãi hùng của chồng mình, cha mình. Cứ như thế, Cao Bá Nhạ vừa day dứt vừa âm thầm hy vọng một ngày nào đó được nhà vua xuống chiếu ân xá – hy vọng trong nỗi đau buồn thắc thỏm “thôi ngơ ngẩn sớm, lại trằn trọc khuya” mà không thể chia sẻ cùng ai:
Thế rồi, cái kết cục mà nhà thơ vẫn canh cánh lo sợ kia trở thành hiện thực. Có kẻ phát giác tố cáo, ông bị bắt, bị đày ải khắp các nhà lao ở Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh:
cuối cùng bị tống đi biệt xứ nơi rừng thiêng nước độc. Ông bỏ xác ở đâu, gia đình, người thân kẻ sơ chẳng bao giờ biết được. Bởi thế, cái chi tiết bình thường nhất trong tiểu sử một con người là năm sinh, năm mất ông cũng chẳng có(4). Khi bị bắt, Cao Bá Nhạ đã viết một bản Trần tình văn bằng chữ Hán (biền văn) gửi lên Triều đình nhà Nguyễn xin ân xá. Và trong những ngày bị cầm tù ông còn sáng tác một khúc ngâm song thất lục bát là Tự tình khúc bằng chữ Nôm. Tuy tác giả của hai văn phẩm này thì “biệt tích” song chẳng hiểu vì lý do gì tác phẩm của ông vẫn may mắn còn truyền, nguyên vẹn, như một chứng tích về số phận người trí thức nghèo hèn và bất hạnh. Chúng là những sáng tạo nghệ thuật để đời bởi vì nó dường như đã được viết bằng máu và nước mắt: “Đuôi con mắt châu sa thấm giấy / Đầu ngón tay máu chảy pha son”. Đó là sự hòa quyện của tài năng, cảm xúc và những câu chữ, ngôn từ đã được chắt lọc bởi một tình yêu sự sống không cùng trong tâm khảm tác giả. Mỗi câu, mỗi chữ đều được huy động với hàm nghĩa cao nhất chỉ vì một mục đích duy nhất là mong ước tự do, cầu xin được sống. Thực ra, từ trước tới nay hầu như không trừ một ai, kể cả những nhà nho, nhà dịch thuật, khảo cứu khó tính nhất, cũng phải công nhận giá trị của hai tác phẩm ấy. Đó là điều không mấy ngạc nhiên bởi Cao Bá Nhạ vẫn có tiếng là một nhà nho hay chữ, tài văn chương thiên bẩm, nên về mặt nghệ thuật, Tự tình khúc từng được đánh giá là “một khúc ngâm lâm ly thống thiết nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam” (Đái Xuân Ninh)(5); “Là những giọt nước mắt bi thương, là những tiếng nức nở oan tình phát tự đáy lòng tác giả. Ai đọc cũng phải ngậm ngùi đến rơi lệ, tập thơ này đã chứng minh lực học uyên bác của tác giả đến mực nào” (Trần Ngọc)(6). Tuy nhiên, số phận những sáng tác của nhà thơ xấu số họ Cao cũng lận đận như chính chủ nhân của nó vậy. Tên tuổi và thơ văn của ông chìm khuất theo thời gian, mãi một thế kỷ sau mới có dịp hiện diện trên văn đàn, do công lao của nhà Hán học Trần Ngọc. Ông đã phiên âm, chú giải Tự tình khúc, đưa tác phẩm vào giảng dạy ở chương trình Trung học phổ thông và Chuyên khoa trước 1954, trong nội thành Hà Nội hoặc cả Sài Gòn. Chỗ đáng tiếc ở tập sách này là không ghi rõ xuất xứ nguồn sách chữ Nôm mà soạn giả dùng để phiên âm. Tháng 8-1958, nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng (1899-1974), Bùi Kỷ (1887-1960) đã dịch, hiệu khảo và cho ra mắt cuốn Tự Tình khúc và Trần tình văn, trong đó tác phẩm Trần tình văn vừa được dịch ra văn xuôi, lại vừa được dịch ra biền ngẫu. Như vậy là cả hai tác phẩm “để đời” của Cao Bá Nhạ sau vừa đúng một thế kỷ khuất dạng đến đây đã được xuất lộ chính thức trên văn đàn. Nên nhớ trước đó vài chục năm, với một tuyển tập văn học khá uy tín như Văn đàn bảo giám (1926 – 1938) mà cũng không hề trích in một đoạn nào của Cao Bá Nhạ. Phải chăng các nhà nho xưa đã cố tình “lờ” đi, không muốn dính đến một nho sĩ bị luật pháp chính thống đặt ra ngoài lề? Hay phải chăng bản thân hai văn phẩm của Cao Bá Nhạ tự chúng đã tố cáo sự tuột dốc về khí tiết của Cao Bá Nhạ khiến người đời khinh thị? Kể cả các dịch giả có công “tái sinh” cho những tác phẩm này, vào thời điểm cuối những năm 50 thế kỷ trước, cũng chỉ mới nhìn thấy giá trị nghệ thuật của chúng chứ đối với nhân cách Cao Bá Nhạ thể hiện trong hai văn phẩm thì các ông đều rất nghiêm khắc. Ngày nay nhìn lại, hầu hết những nhận định như thế đều chưa thật khách quan, công bằng. Người viết đã rơi vào cứng nhắc, ở chỗ, xem xét một cách cô lập và chỉ trên bề nổi các phương diện cũng như các yếu tố khác nhau cấu thành tác phẩm của họ Cao, trong khi những cái ấy không thể chỉ nhìn nhận một cách đơn nhất, cũng không thể lấy cái nọ làm tiêu chí đánh giá cái kia. Lại có người chủ quan, chỉ căn cứ vào quan điểm tư tưởng cũng như thái độ chính trị của nhà thơ phơi bày trong nội dung đọc ra được từ văn nghĩa tác phẩm mà bỏ qua tiếng nói kín đáo ẩn ngụ phía sau câu chữ, ngôn từ. Chẳng hạn, nhà khảo cứu Trần Ngọc khi hiệu khảo Tự tình khúc, mặc dù hết sức ca ngợi cái hay, cái đẹp của khúc ngâm vẫn buông lời phê phán tư chất kẻ sĩ nơi Cao Bá Nhạ. Ông chê Cao Bá Nhạ vì quá ham sống, tha thiết xin ân xá nên đánh mất “khí tiết của nhà nho”, lại “quá thổ lộ về thú ham sống của mình đến nỗi đành quên cả tâm hồn nghĩa khí của họ Cao và quên cái án tru di thảm khốc xảy ra tám năm trước”(7). Thực ra Cao Bá Nhạ đâu có quên, nếu quên thì sao ông phải sống chui lủi ngót chục năm trời nơi đất khách quê người, nghĩa là ngày ngày luôn phải đề phòng những mẻ lưới giăng ra khắp nơi của Triều đình nhà Nguyễn đang không ngừng truy quét mọi tội nhân/nạn nhân của cái án thảm khốc ấy? Quy kết ông quên tâm hồn nghĩa khí họ Cao cũng là không thỏa đáng. Cũng như người chú là Cao Bá Quát, ông từng ví mình với hoa mai(8) giữa cảnh đời ô trọc, chứng tỏ ông rất có ý thức về sự trong sạch, khí tiết cao cả của bản thân cũng như của dòng họ. Cũng như cha chú, ông là người sớm nhận chân được tính chất vô lý, vô nhân đạo của luật pháp phong kiến, đặc biệt là luật tru di tam tộc. Vì cảm nhận được tính chất phi lý của nó ông mới cầm bút kêu oan và xin ân xá, còn như mặc nhiên coi đạo luật đó là đúng đắn thì việc gì phải trần tình? Các ông Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng trong Nhóm văn học Chu An và thậm chí một vài công trình ra đời những năm tám mươi thế kỷ XX cũng vẫn chỉ nhìn thấy những tư tưởng “thoái hóa” (tiêu cực) của khúc ngâm và chỉ trích thái độ của Cao Bá Nhạ đối với chú ruột là Cao Bá Quát – một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương – còn những gì thuộc về giá trị tác phẩm như ý nghĩa nhân đạo, tiếng nói tố cáo của nó thì theo các ông, đó là do ngẫu nhiên mà có, tồn tại ngẫu nhiên ngoài dự định chủ quan của tác giả. Nhà sử học Văn Tân (1913 – 1988) trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam(9) cũng nhấn mạnh tính chất ngẫu nhiên đó, và tệ hơn, ông còn cho rằng giá trị của tác phẩm có được là xuất phát từ thái độ nhẫn tâm của Triều đình nhà Nguyễn. Văn Tân đã bỏ qua tiếng nói nội tại của văn bản khi thẩm định giá trị một tác phẩm mà lấy một yếu tố ngoài văn bản làm giá trị, nói cách khác, ông cách ly “đứa con tinh thần” ra khỏi vai trò sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ, phủ nhận hầu như tất thảy những gì cơ bản nhất vốn làm nên con người và sáng tác của nhà thơ họ Cao. Vậy vấn đề thực chất thái độ của Cao Bá Nhạ đối với Cao Bá Quát và với hành động tham gia khởi nghĩa của Cao Bá Quát – cũng tức là nhãn quan của ông đối với phong trào nông dân khởi nghĩa được thể hiện trong sáng tác thơ văn, đặc biệt ở bài Trần tình văn, nhất thiết không thể không đặt ra. * * * Trần tình văn của Cao Bá Nhạ viết bằng chữ Hán, lối biền ngẫu. Viết bài trần tình này, tác giả chủ ý biện hộ cho mình trước tội lỗi mà chú ông là Cao Bá Quát gây nên và xin Triều đình ân xá. Mặc dù vậy tác giả cũng chỉ đề cập đến Cao Bá Quát một đoạn ngắn trong phần viết khá kỹ về gia thế họ Cao dòng dõi “đời đời khoa bảng”, thanh liêm, với niềm tự hào không giấu giếm. Về người chú của mình, ông viết: “Chú tôi: cậy tài túng tứ, quen thói ngông cuồng; bạn bè với phường nghiện rượu, đàn đúm với bọn con buôn; mượn tiếng ở nhà nuôi mẹ nhưng thực ra đạo thần hôn vẫn nhiều thiếu sót. Vả lại túng thiếu đâm liều, xoay ra lối kinh doanh trục lợi. Bạn khuyên răn thì cãi lại, anh ngăn bảo thì xé cả thư, đến nỗi bằng hữu vì thế mà tuyệt giao, gia đình sinh ra bất mục. Mất cả thanh danh, mắc vào tội lỗi đều do sự liều lĩnh càn rỡ của chú tôi cả. Chú tôi đã không lo gì đến thân danh còn biết thương gì đến mẹ và anh, chẳng khác gì Vương Đôn(10) ở đời Tấn, Tuân Quắc(11) ở với họ Tào, chỉ vì cậy tài đã làm thiệt thân, lại làm cả họ mang tiếng” (Trần tình văn)(12). Quả là tình thế buộc Cao Bá Nhạ phải viết những dòng trách móc Cao Bá Quát và cũng chính vì những dòng này mà ông từng chịu nhiều chỉ trích của hậu thế. Nhưng hãy thử xem, sống trong tình trạng bị giam cầm bức bách, cái chết có thể ập xuống bất cứ lúc nào, một người tù phải tự tìm cách gỡ tội cho bản thân, một phạm nhân tự làm người bào chữa như Cao Bá Nhạ sẽ phải phát biểu sao đây về người chú đã bị khép vào trọng tội và cũng chính vì tội trạng đó mà con cháu trong đại gia đình như ông đều bị vạ lây? Thật ra, những lời chê trách của ông đâu có lấy gì làm ghê gớm lắm, xem ra chỉ nhằm vào mấy nét thuộc cá tính riêng trong con người Cao Bá Quát như tính kiêu căng, ngang tàng, liều lĩnh, thích giao du với đám bạn rượu, đôi khi không cam chịu cảnh bần hàn túng thiếu mà có đi đó đi đây lo tính kinh doanh buôn bán, lại nhiều lúc quá mải mê vào chuyện buôn may bán đắt đến nỗi sao nhãng cả đạo làm con, anh em, bạn bè khuyên bảo, can ngăn cũng chẳng nghe… Có thế thôi. Thực ra những điều chê trách đó còn xa mới đúng với bản chất con người thực Cao Bá Quát và cũng chẳng mảy may liên quan gì đến hành động phản kháng Triều đình của ông. Chê mà thực ra là chẳng chê trách gì. Nói đúng hơn, những điều chê trách đó không cố ý chỉ ra phẩm chất tồi tệ bậc nhất của một kẻ sĩ: Rượu chè đàn đúm ư? – thi sĩ nào có mấy ai không rượu? Đi buôn ư? Chắc hẳn không phải Cao Bá Quát là nhà nho đầu tiên chạy vạy kinh doanh kiếm sống. Trong lịch sử không thiếu tên tuổi các danh nho chủ trương kinh doanh thương mại, kể từ Trần Khánh Dư đời Trần. Những hoạt động đó của họ chỉ càng chứng tỏ đã có một lớp nhà nho mà đại diện tiêu biểu là Cao Bá Quát đang cố gắng thoát ly giáo điều, không cam chịu “an bần lạc đạo mà đã hé thấy vai trò của thương nghiệp là một động lực giúp cho mình và cái xã hội vốn “trọng nông ức thương” có lối thoát. Như vậy, những lời phê phán của Cao Bá Nhạ đâu có nhằm vào điều cốt lõi, cái căn cốt làm nên con người thực của Cao Chu Thần – tức là nhân sinh quan, thế giới quan, lý tưởng cũng như hành động của ông mà đặc biệt là việc ông tham gia phong trào nông dân chống Triều đình nhà Nguyễn. Cao Bá Nhạ cho rằng mọi hậu quả chú ông gây ra đều là do cái tính “phóng đãng”, “ngang tàng”: “Phóng đãng quen thân, đến nỗi bại danh vì sử khí / Ngang tàng quá độ, thương thay đắc tội để vong thân” (Trần tình văn)(13). Ngẫm cho kỹ thì thật ra ngang tàng, phóng đãng chỉ là một cá tính lập dị thái quá của con người cá nhân Cao Bá Quát mà thôi. Và, kiểu người như vậy có thể không nhiều nhưng cũng chẳng phải hiếm gặp cho dù ở ngay trong lòng chế độ vốn không chủ trương ủng hộ cá tính như xã hội Nho giáo. Cao Bá Nhạ cũng không ngại bày tỏ thái độ thương xót chú ruột của mình: “Thương thay đắc tội để vong thân”. Nhưng đó là tội gì, Cao Bá Nhạ không trực diện đề cập đến. Ông chỉ viết: “Đã chẳng tiếc đến thân cùng danh; Còn biết thương gì anh và mẹ”. Đó là cái khéo léo của ông. Ông ngầm cho người đọc thấy chú ông vì đại nghĩa chẳng tiếc thân chẳng tiếc danh hão; thân có thể bại, nhưng chắc chắn tên tuổi chú ông chẳng bao giờ liệt. Chú ông thật đáng “thương thay”. Ngoài ra, một đôi lời phẩm bình còn dường như làm tôn Cao Bá Quát lên là khác. Người đọc thấy hiện lên rõ nét cái chính kiến dứt khoát, thái độ kiên quyết đi theo lý tưởng, kiên quyết đeo đuổi đến cùng lẽ sống do bản thân đã tự chọn của danh sĩ họ Cao: “Bạn hữu khuyên răn thì cãi lại, anh ngăn bảo thì xé cả thư, đến nỗi bằng hữu vì thế mà tuyệt giao”(14). Con người dường như không biết đến chữ “nhẫn”, không cam chịu giáo lý “yên bụng trong cảnh cùng khốn mà chịu vui với tư tưởng chính thống” ấy, tất sẽ làm hoảng sợ người thân và bè bạn cũng là điều không lạ. Chỉ giới hạn trong những câu chữ vô thưởng vô phạt có thế, Cao Bá Nhạ chẳng những không làm mờ đi con người và chí hướng của chí sĩ Cao Chu Thần, mà trái lại, phần nào cái tính cách năng nổ, có chủ kiến và hành động rõ ràng, cái khí tiết kiên cường “một đời ta chỉ sùng bái hoa mai” của Cao lại càng có dịp được tô đậm. Vậy thử xét xem, ở vào tình thế không thể không nói những lời buộc tội người chú như tình thế của Cao Bá Nhạ mà ông đã biết cách nói để cho lời buộc tội đó ít hiệu lực nhất, buộc mà chính là gỡ, phê phán mà ngầm ẩn một sự thông cảm, đồng tình, thì cái tài “che chắn” trong tư duy, lập luận của Cao Bá Nhạ hẳn chỉ càng thêm sáng giá. Bất cứ một người đọc công tâm nào cũng sẽ phải công nhận rằng cả bài văn trần tình cũng như ở Tự tình khúc không tìm đâu thấy dù chỉ một câu, một chữ Cao Bá Nhạ trực tiếp nói đến cuộc khởi nghĩa và hành động tham gia khởi nghĩa của chú ông. Nếu như trong bản trần tình, để tránh các chữ “nổi loạn”, “làm phản”, “phản kháng…” ông gọi là “biến cố”, là “kỳ oan”, hoặc dùng điển tích Trung Hoa để ám chỉ, cố ý làm giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của sự việc, thì trong Tự tình khúc, nhà thơ lại khéo léo dùng chữ “yêu quái”: “Việc yêu quái tăm hơi mù mịt” – Việc yêu quái (nạn châu chấu) chứ đâu có phải chuyện “phản loạn”, “nổi dậy” hay “làm giặc” gì đâu. Thậm chí, đối với luật tru di tam tộc của nhà nước phong kiến, cũng không có câu chữ nào Cao Bá Nhạ tỏ thái độ công nhận tính pháp lý của nó như các ông Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng đã kết luận và do đó Cao Bá Nhạ phải mặc nhiên “cúi cổ phục tùng”. Nếu nói như hai ông Đái và Nguyễn: “vì bản chất tư tưởng phong kiến tiêu cực” mà Cao Bá Nhạ hết lời kể tội chú mình thì chẳng hóa ra lập luận của Cao Bá Nhạ trở thành con dao hai lưỡi: muốn kêu oan cho mình mà thực tế lại tự chui đầu vào rọ, tự xác nhận việc mình bị lùng bắt và bị đày ải là lý đương nhiên ư? Bởi vì, quan sát sự vận động, sự tồn tại của hầu hết các hình thái xã hội trước và sau nhà Nguyễn thì phải thừa nhận rằng: bất luận một hành động phản kháng vũ trang nào đối với chính thể cầm quyền ở bất cứ triều đại nào, hoặc chế độ xã hội nào cũng đều bị coi là phản động và chuyện bị đánh dẹp, truy bức là lẽ tất yếu(15). Vấn đề là ở chính sách tàn bạo, không khoan thứ của chính quyền nhà Nguyễn, cố tình đày đọa cho đến chết một trí thức hiền lương chỉ có trong tay cây bút và tự nhận là: “trí mọn tài hèn, chỉ biết đọc sách, chưa từng có chí ném ngòi bút xuống, lập công danh cầu được phong hầu, chỉ biết nghề văn, nhưng không có tài làm thơ đánh lui được giặc…” (Trần tình văn)(16. Và ông đã cầu xin tha thiết: “thành và sinh đều đội ơn sâu, cam phận làm gà, làm chó; bần hay tiện là theo chân tính, mặc lòng gọi ngựa gọi trâu. Tôi khôn xiết sợ hãi kính tiết, xin dâng cung trạng để lượng trên soi xét” (Trần tình văn)(17). Nếu ta thử đặt một so sánh: nhà Lê tru di ba họ Nguyễn Trãi và nhà Nguyễn tru di ba họ họ Cao – xét theo luật pháp phong kiến thì có vẻ như không sai. Phản nghịch thì phải bị trấn áp. Tuy nhiên tính chất tàn bạo của nó lại cũng chính từ đó mà ra. Sự phi lý, nỗi oan khiên của họ Nguyễn Nhị Khê là ở chỗ: họ này trước sau không có sự đối nghịch gì với nhà Lê sơ. Vào thời điểm xảy ra câu chuyện tày trời kia, gia đình Nguyễn Trãi còn có thể coi là được ưu ái, chứng cớ là Lê Thái Tông rất quý trọng vị đại thần đã hưu trí, trên đường duyệt quân về ngang Chí Linh, nhà vua đã ghé thăm Côn Sơn, và thật ngẫu nhiên trong cái đêm oan nghiệt ấy ở Trại Vải, lại có mặt Nguyễn Thị Lộ – người Lễ nghi nữ học sĩ mà vua từng dành cho nhiều ân sủng. Và, cái chết oan uổng của ba họ họ Nguyễn vẫn không tránh được bởi vì luật pháp man rợ đã bị lợi dụng. Dòng họ ấy không kịp để lại dù chỉ một tiếng kêu oan cho hậu thế. Họ Cao Phú Thị lại khác, Cao Bá Đạt kêu oan, Cao Bá Nhạ cũng kêu oan: “Lúc này nhờ ơn trên mà được sống sót, tôi vẫn là người lương thiện, nếu không may mà chết đi tôi vẫn là người vô tội” (Trần tình văn)(18). “Tôi tự xét, ngửa trông lên trời, cúi nhìn xuống đất, không có sai lầm gì làm nhơ nhuốc đến công luận” (Trần tình văn)(19). Thật ra, tấn bi kịch to lớn vô bờ bến của cha con Cao Bá Đạt lại là ở chỗ, các ông tuy chưa được chiếu sáng bởi một luồng tư tưởng tự do dân chủ theo mô hình của xã hội pháp quyền tư sản, nhưng trước cái án quá tàn bạo đối với họ mình, các ông bỗng nhận ra rằng đó là một luật lệ vô nhân đạo bậc nhất, vi phạm bậc nhất quyền sống con người. Cha con ông muốn vùng vẫy thoát ra khỏi cái luật vô lý đó bởi tư tưởng nhân văn của thời đại đã ngấm sâu vào các ông, mách bảo các ông hãy sống cho mình, thương người và biết thương thân: “Những là sợ gió e sương / Thương thân chua xót, nghĩ đường xa xôi”. Vì tha thiết yêu sống, yêu bản thân, Cao Bá Nhạ một mặt tìm mọi cách chứng minh sự trong sạch của mình, bày tỏ niềm khao khát được sống: “Tôi nghĩ rằng: kìa như con hạt dán tuy yếu ớt, còn được dung thân trong hang hốc, con trâu non tuy bé nhỏ, còn không bị ruồng bỏ, vẫn có thể dùng để tế thần sơn xuyên, huống hồ con cháu liêm lại(20) lẽ nào chẳng được đoái hoài, và cảnh ngộ nhà nho dù gặp biến cố mặc lòng, cũng không có tội tình gì đáng chết, vì thế một mặt thì gìn giữ tính hạnh, khỏi thẹn với lòng đọc sách, kể đã hàng tháng hàng năm rồi” (Trần tình văn)(21); mặt khác ông cũng rất dũng cảm, thẳng thắn đề xuất quan điểm về một nền giáo hóa có nghiêm có khoan: “Tôi mong rằng giáo hóa vừa răn vừa dạy, theo lý nên xét cả tình. Hình phạt có nghĩa, có nhân, trong họa mở ra đường phúc” (Trần tình văn)(22). Trong lá đơn xin ân xá mà một kẻ tử tù dám viết những lời như vậy thì sao có thể quy kết là “mất hết khí tiết nhà nho”? Cần nói thêm, giữa thảm họa khủng khiếp của đại gia đình họ Cao, có lẽ, Cao Bá Nhạ là người chịu đựng cái bi kịch tinh thần dai dẳng hơn cả cha và chú: ông không thể hành động giống người cha của mình – tuân thủ quy tắc ứng xử của kinh sách thánh hiền là: “anh hùng khi gấp” thì quyết “sát thân thành nhân”. Dù bị dày đọa muôn phần, dù cái chết đã lơ lửng trên đầu, ông vẫn ý thức về bản thân, hy vọng được sống, được trở về đoàn tụ với gia đình và với mảnh vườn nhỏ năm xưa:
Rồi càng bị “Đọa đày một đóa hoa mai / Phẩm tiên lưu lạc trần ai lạ lùng”, càng nhớ lại hình ảnh thảng thốt của vợ con trong giây phút ly tán:
Không chỉ mang trên mình “bảy tám biệt ly”, mà càng thương vợ nhớ con, nhà thơ càng xót xa đau đớn bởi cái mặc cảm chính vì mình mà gia đình liên lụy:
Càng thương nhớ, càng nghĩ ngợi, dằn vặt, ông càng khổ tâm muôn phần. Ông tưởng tượng cảnh mình chết cũng không nhắm được mắt: “Mắt kia thác cũng còn giương / Hồn kia muốn dứt còn vương nỗi này”. Có lúc ông đã định quyên sinh như cha mình: “Băng hồ rơi xuống lầm than / Thà cho một chén tân toan đi đời”, song lại tự nhủ chết đi tuy nhẹ thân, nhưng không tội gì phải chịu chết, nếu chết sau này người đời sẽ nghi ngờ là sợ có tội mà phải tự sát. Đối với ông, sống sót còn là một trách nhiệm:
Rõ ràng, chính vì ý thức rất rõ về sự trong sạch của bản thân, và về sự sống của bản thân còn quý giá hơn sự liều thân vô nghĩa, nhà thơ lại càng quyết phải sống, để chứng tỏ thân tâm mình trong sáng, mình cũng như cả gia tộc họ Cao đang gánh cả một nỗi oan khiên: “Phù sinh một sợi tơ mành / Giữ gìn di thể như hình thiên kim”. Do đó, tiếng kêu phải sống, phải trở về với đời vang lên da diết trong thơ ông. Hết ngày này đến ngày khác ông trông chờ “một bức xá thư” mà không hề tuyệt vọng. Bị bắt, bị đem ra xét xử và kết trọng tội rồi bị tống vào ngục, nhưng ông cố chứng minh sự vô tội của mình. Ông đâu biết rằng, chỉ có dưới ánh sáng của một thể chế dân chủ đích thực mới thực có luật pháp công bằng, còn với bất cứ một chế độ xã hội nào mà chuyên chế và bạo lực cầm quyền (kể cả bạo lực tinh thần) thì tiếng kêu cứu của dân lành chỉ là gió thoảng thinh không(23). Cao Bá Nhạ từng giây từng phút quyết không cam bị biến thành sinh vật nuôi nhốt, thuần dưỡng trong cái cũi nhà tù, quyết không chịu đánh mất cá tính bởi vì ông đang sống trong bầu không khí nhân văn của một thời đại đang trên đà khẳng định con người cá nhân – một mầm mống tư tưởng mới nảy sinh trong xã hội cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ XVII, XVIII – con người khao khát sống, tin yêu cuộc sống đến hồn nhiên và không chút hồ nghi về lẽ phải:
* * * Đó là một Cao Bá Nhạ con người xã hội. Còn Cao Bá Nhạ – nhà thơ của thể loại ngâm khúc thì sao? Ngoài bài Trần tình văn trong Cao Bá Nhạ trần tình trạng, Ký hiệu: A. 2649 (I/1,37), Cao Bá Nhạ còn có 27 bài thơ chữ Hán trong các sách: Chư đề hợp tuyển (VHv.552; I/1,7), Quảng lâm văn tập (A.242; I/2,298), Vạn tuyển tân biên (A.1224/1-3; II/7,1122). Thực ra, lâu nay, ông vẫn được nhắc đến ở tư cách một tác gia đỉnh cao của nghệ thuật song thất lục bát thế kỷ XIX với tác phẩm Tự tình khúc – một khúc ngâm “trữ tình tự tình”. Chắc chắn chọn thể loại này, nhà thơ không có chủ ý sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật tân kỳ, tỉa tót gọt giũa, để rồi những lúc nhàn rỗi mang ra ngâm thưởng như một số thể loại thi ca ngâm vịnh khác. Ông tìm đến ngâm khúc vì nó đáp ứng nhu cầu bộc bạch nỗi đau đớn ê chề trong lòng. Tác phẩm của ông là những lời tự truyện kể về nỗi thống khổ bi thiết triền miên của thân phận một trí thức nghèo hèn rơi vào thảm kịch. Mất sạch cửa nhà, gia đình tan tác, bản thân bị bắt bớ tra xét, tù đày, “tiếng oan dậy đất” mà không biết tỏ cùng ai nhưng lại vẫn không tắt hy vọng trông chờ công lý mở lượng hải hà. Hy vọng / thất vọng ; thất vọng / hy vọng … là cái kết cấu chủ đạo trong nguồn mạch cảm hứng của tác phẩm. Nó xoắn quyện và tạo nên âm điệu hỗn hợp đan chéo đa chiều: lúc dạt dào hút người đọc vào những dòng những chữ, lúc ngập ngừng ngắt khúc như tiếng khóc, tiếng nấc. Chẳng thế mà nhận xét nghệ thuật Tự tình khúc, các ông Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng đã viết: “Những âm điệu triền miên, lả lướt của thể song thất lục bát được khai thác tài tình lại làm tăng thêm chất độc hại của những tư tưởng bạc nhược ấy vào tâm hồn”. Mặc dù hết lời chê bai “tư tưởng bạc nhược” của Cao Bá Nhạ, hai ông cũng không thể không ca ngợi tài năng nghệ thuật của nhà thơ ở chỗ đã khai thác tài tình cấu trúc âm luật trong cách phối âm, phối điệu của thể loại song thất vốn đã đạt đến độ toàn thịnh từ những khúc ngâm thế kỷ trước như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm – để có được những câu thơ đạt đến độ chuẩn mực như:
kể cả với nghệ thuật bình đối, tiểu đối tinh tế:
Thậm chí, đôi khi nỗi lòng cuồn cuộn, xúc cảm trào lên ào ạt, ông đã vượt qua một vài quy tắc, hoặc chủ động tước bỏ những từ ngữ “quý phái” vốn rất được ưa chuộng trong thể loại ngâm khúc trước đó, để câu thơ có thể “bị” giảm bớt một phần “sang trọng” nhưng lại trở nên thoải mái, đại chúng hơn, dễ đọc hơn mà vẫn du dương, lôi cuốn. Đó chính là cái “lả lướt” tài tình mà Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng đã nói – mang lại cho hậu thế “tiếng nói của lòng ta” – chân tình, gần gũi:
Một đặc sắc đáng kể nữa của ngâm khúc Cao Bá Nhạ là việc ông sử dụng rất thành công vai trò của hồi ức. Đưa hồi ức tham gia vào kết cấu tác phẩm không phải là thủ pháp riêng của Cao Bá Nhạ. Hồi ức đã trở thành một đặc điểm có giá trị khu biệt của thể loại ngâm khúc mà không một thể loại nào có được. Nói một cách khác: ngâm khúc là thể loại duy nhất sử dụng duy nhất một thủ pháp là hồi ức để kiến tạo nên cấu trúc tác phẩm. Nhưng hồi ức được sử dụng từ đầu đến cuối như Tự tình khúc là điều hiếm thấy ở những thể loại lớn – những sáng tác dài hơi hàng trăm câu thơ trong văn học Việt Nam. Trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều… từng có những đoạn hồi ức, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề đột xuất, đạt đến độ “kinh điển”. Tuy nhiên, hồi ức, giấc mơ, những câu hỏi, những lời tự thoại… trong Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ lại có sắc thái hết sức độc đáo, đó là những tiết đoạn luôn luôn đan cài vào nhau, chồng lớp lên nhau, không chỉ làm cho kết cấu tác phẩm trở nên sinh động và cũng như các khúc ngâm trên, nó tạo nên tính chất đa thanh, đa giọng điệu, phá vỡ kết cấu tưởng chừng đơn tuyến của hình thức song thất lục bát nói chung, ngâm khúc nói riêng, thậm chí của truyện thơ lục bát. Khúc ngâm của ông bỗng gây một hiệu ứng dây chuyền: người đọc đã “nhập” vào tác phẩm là chìm đắm, say mê không thể dứt, từ đó có sức lan tỏa xúc cảm cao độ:
Như trên đã nói, Cao Bá Nhạ không chủ trương kiến tạo một công trình nghệ thuật “vị nghệ thuật” mà ông sáng tác như một cứu cánh cho tâm hồn đau đớn cùng tột của mình. Viết về mình, viết cho mình. Sự ngẫu nhiên đó đã đưa đến kết quả bất ngờ: nhà thơ đã thực sự đóng góp cho thể loại ngâm khúc một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ: ngâm khúc không mượn nhân vật trung gian. Điều này chưa từng có trong các các khúc ngâm giai đoạn trước như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm... Yếu tố trữ tình tự sự ở hai khúc ngâm này thuộc dạng “trữ tình nhập vai”(24). Nhà thơ chuyển tải hồi ức, suy tư, xúc cảm của mình vào vai diễn của các nhân vật, mặc dù là những “loại” nhân vật “phiếm chỉ” – chinh phụ, cung nữ chung chung. Ở Tự tình khúc, tác giả chính là nhân vật của tác phẩm, cái “tôi” trữ tình của chủ thể thẩm mỹ chính là đối tượng miêu tả, là nguồn cảm hứng được diễn đạt trực diện. Nhà thơ viết, kể về nỗi đau của chính mình. Người đọc bước thẳng vào cõi riêng tư của nhà thơ, cùng chứng kiến, chiêm nghiệm; cùng chia sẻ cảm giác vui buồn đắng cay của tác giả. Mọi âm thanh, sắc màu của cảm xúc được thẳng thắn bộc bạch, không bóng gió trong tư tưởng, không cầu kỳ trong diễn đạt. Với phương thức tự tình đó, cùng các tác giả, tác phẩm liên tiếp xuất hiện vào giai đoạn sau như Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Hải ngoại huyết thư (Phan Bội Châu), Tỉnh quốc hồn ca (Phan Châu Trinh) v.v. ngâm khúc trữ tình tự tình thực sự là những tiếng nói tâm tình, những lời giãi bày tha thiết của chủ thể trữ tình với đồng loại, hy vọng tìm được sự chia sẻ, tương hợp về những vấn đề riêng chung của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng. Nếu như với Cao Bá Nhạ, vấn đề quyền sống của trí thức, số phận người công dân trong xã hội đã đặt ra gay gắt và đòi hỏi được giải đáp thì với các sáng tác giai đoạn sau, chủ đề của thể loại khúc ngâm trữ tình tự tình còn được nới rộng hơn nữa – đó là những vấn đề thời cuộc, vận mệnh cá nhân đặt trong mối quan hệ với vận mệnh dân tộc, cái “tôi” cá nhân hòa quyện trong cái “ta” của thời đại v.v. Phản ánh những phương diện đó hết sức sắc nét, ngâm khúc dạng thức trữ tình tự tình đã hoàn thành vai trò của nó trên chặng đường dài của lịch sử thể loại, khẳng định vị thế xứng đáng trong tiến trình văn chương dân tộc. Tóm lại, Tự tình khúc và Trần tình văn trước hết cấp cho ta hình ảnh một Cao Bá Nhạ – con người văn nhân yếu đuối nhưng thiết tha yêu cuộc sống và chỉ có một cầu mong nhỏ nhoi là được giải oan, trở về với đời từ trong tù ngục. Song về một phương diện khác, đấy lại cũng là một con người không chịu đánh mất bản chất trung thực bất luận hoàn cảnh bi thảm đến thế nào, một người quyết bảo vệ mình mà tận trong chỗ kín sâu, vẫn khéo léo giữ gìn, không vi phạm đến hào quang của người chú mà cả dòng họ Cao cũng như biết bao người đương thời ngưỡng mộ. Khác với chú ông, tư tưởng nhân văn của Cao Bá Nhạ không bộc lộ ở bình diện con người anh hùng đối diện với cái chết – là điều thơ văn xưa thường có, mà bộc lộ ở bình diện con người đời thường đối diện với sự sống quý giá từng giây từng phút. Nét đặc sắc độc đáo của thơ văn ông chính là ở đó. ĐTH Chú thích: (*)Trích Mục 16, Chương II: “Tài hoa cốt cách Thăng Long”, sách Gương mặt văn học Thăng Long. Xem trên BVN từ Chủ nhật 20/3/2011. ([1]) Hầu hết các tài liệu tin cậy đều cho rằng sau khi Cao Bá Quát chết trận và phong trào tan rã, các con là Cao Bá Thông, Cao Bá Phùng đều bị chém. Tuy nhiên Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tứ kỷ (Bản dịch của Viện Sử học, Tập 29, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 19), có đoạn chép : “Đến bây giờ tra ra là Lê Duy Hòa, con Duy Đạo, cháu Duy Cự, Duy Uân, con Đào Trí là Mỹ, con Hồ Đình Hy là Thành, con Cao Bá Đạt là Nhạ, con Cao Bá Quát là Phùng cùng suy tôn Duy Hòa làm minh chủ… Treo giải thưởng ở các tỉnh… bắt được Cao Bá Phùng, Cao Bá Nhạ, Đào Trí Mỹ, Hồ Đình Thành đều thưởng 30 lạng bạc, chém được đầu 20 lạng” (Tháng Năm, Tự Đức, thứ 12, Kỷ Mùi, 1859). Như vậy, đoạn ghi chép này lại cho biết Cao Bá Nhạ và Cao Bá Phùng vẫn tiếp tục duy trì cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát. Cao Bá Phùng không phải bị chết chém, Cao Bá Nhạ không phải đang lẩn trốn. Có lẽ Đại Nam thực lục nhầm vì thực ra, năm 1862, xảy ra cuộc khởi nghĩa Lê Duy Phụng ở Quảng Yên, Triều đình nhà Nguyễn phải sai Trương Quốc Dụng đem quân Thanh Nghệ ra phối hợp với Trương Bá Nghi để đánh dẹp. Trương Bá Nghi vốn có tư thù với Cao Bá Quát từ xưa, nên khi được tố giác danh tích Cao Bá Nhạ thì bắt luôn cả Cao Bá Nhạ lúc đó đang ẩn cư ở Mỹ Lương. (2) Mới đây, bạn Phạm Văn Ánh cho biết: tại Ứng Hòa (Hà Tây cũ) ở một ngôi chùa làng có một số câu đối của Cao Bá Nhạ. Dân trong làng vẫn lưu truyền rằng Cao Bá Nhạ từng dạy học ở đây, lấy vợ, sinh một con gái. Phải chăng việc này diễn ra trước sự kiện khởi nghĩa của Cao Bá Quát? Và vì phải bỏ trốn nên ông đã đưa vợ con chạy sâu hơn lên Mỹ Lương? Bà con ở Ứng Hòa còn cho biết, vợ ông người Mỹ Lương. Vậy thì việc Cao Bá Nhạ lấy vợ trước khi chạy trốn còn cần được cân nhắc thêm. (3) Các trích dẫn Tự tình khúc và Trần tình văn trong bài đều rút từ sách Tự tình khúc và Trần tình văn. Đái Xuân Ninh và Nguyễn Tường Phượng biên soạn. Nxb.Văn hóa, Hà Nội, 1958, có tham khảo Trần Ngọc: Thân thế và Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ. Chương trình trung học phổ thông và Chuyên ban Á Châu phát hành. In tại nhà in N. Ba Đình, 61 Trần Nhân Tôn, Hà Nội. Không ghi năm xb; Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo Tự tình khúc và Trần tình văn (bản dịch của Phan Mạnh Danh (1866-1942), tài liệu đánh máy của gia đình họ Phan cung cấp. Tư liệu này cho thấy, trước khi lộ diện trên văn đàn, hai văn phẩm này vẫn ngấm ngầm được lưu truyền nên họ Phan mới có và đã dịch từ đầu thế kỷ XX). (4) Trong cuốn Almanach Những sự kiện lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002, Phạm Đình Nhân ghi ngày mất của Cao Bá Nhạ là 24.8.1861 (19 tháng Bảy năm Tân Dậu). Không rõ tác giả theo tài liệu nào. (5) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.10. (6) Thân thế và Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ. Sđd; tr.10. (7) Thân thế và Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ. 1958. Sđd; tr.9. (8) Đôi câu đối Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái mai hoa trước kia vẫn cho là của Cao Bá Quát, về sau nhà nghiên cứu Tảo Trang đã truy ra là không phải, nhưng tính cách cứng cỏi, trong sạch như hoa mai của Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ thì thơ văn cũng như cuộc đời hai ông đã minh chứng rõ. Khi Cao Bá Quát viết lại đôi câu đối trên hẳn cũng tâm đắc với nội dung và muốn mượn nó để gửi gắm lòng mình. (9) Xem Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam. Q.V, Nxb. Văn sử địa, Hà Nội, 1960 ([1]0) Vương Đôn: Phò mã của Tấn Vũ Đế (236-290), là một người tài, giúp Vũ Đế mở rộng, bình định vùng Trường Giang và sông Hoài. Nhưng sau nhà Tấn sợ thế lực của ông nên cuối cùng đánh bại và giết ông dưới thời Tấn Minh Đế. ([1]1) Tuân Quắc: là mưu sĩ của Tào Tháo, sau bị Tào Tháo ghét bỏ, phải uống thuốc độc chết. ([1]2) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.74. ([1]3) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.74. ([1]4) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.82. ([1]5) Dưới thời Nguyễn, sau khởi nghĩa Mỹ Lương (1854), từng có các cuộc bạo động: 1862, khởi nghĩa Lê Duy Phụng ở Quảng Yên; 1864, nổi dậy của phái Hồng Tập (con Phú Bình công Miên Áo, chú Tự Đức); 1866, khởi nghĩa “Chày Vôi” của Đoàn Hữu Trưng, mưu lật đổ Tự Đức, lập Đinh Đạo để kháng Pháp; 1884, Tôn thất Thuyết (1835-1913) cùng nhiều tướng lĩnh trong hoàng thất đảo chính, giết các vua chủ hòa, thân Pháp, lập Ưng Lịch, niên hiệu Hàm Nghi, v.v. ([1]6) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.77. ([1]7) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.78. ([1]8) ([1]9) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.76. (20) Liêm lại: viên lại thanh liêm. (21) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.75. (22) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.77. (23) Công bằng mà nói, những tội trạng không thuộc phạm vi tru di ba họ, thì nhà Nguyễn cũng đã từng có những động thái khá mềm dẻo như: từng bãi tội cho Lý Văn Phức, Phan Huy Chú, Nguyễn Công Trứ, tha tội “trảm giam hậu” cho Cao Bá Quát, Phan Nhạ. Các họ Lý, Phan, Cao đều được đi “hiệu lực” lập công chuộc tội và trở về đều được trở lại chức tước cũ. Nguyễn Công Trứ mặc dù nhiều lần “lên voi xuống chó”, phải thực thi mệnh lệnh của Triều đình đánh dẹp khởi nghĩa Phan Bá Vành, về sau đã dốc sức chăn dân, có công lớn giúp dân an cư lập nghiệp ngay trên mảnh đất chôn rau cắt rốn của họ. (24) Chữ dùng của Nguyễn Huệ Chi. Xem Mục 12 Hành trình nghệ thuật trong thơ Nguyễn Thượng Hiền – người bắc cầu giữa hai thế kỷ ở Chương I. |
Bài viết này được đăng vào 27/03/2011 lúc 7:08 sáng và tập tin được lưu ở Văn Hóa. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Tạm thời ngưng đáp ứng, nhưng bạn cũng có thể trackback từ trang của bạn.
(Lấy từ bvnpost on 27/03/2011)
Mactoc.com: Cái án “chu di tam tộc” mà vua Tự Đức gieo vào gia tộc Cao Bá Quát thật kinh hãi. Người cháu, Cao Bá Nhạ chạy trốn được 8-9 năm rồi cũng bị tù đày. Trong tù ngục ông đã lưu lại những vần thơ làm xúc động lòng người! Là hậu duệ nhà Mạc, nhờ khôn khéo và may mắn còn sống sót sau những cuộc truy sát tàn khốc của quân Trịnh – Lê, chúng ta càng cảm thương và khâm phục nhân cách của Cao Bá Nhạ. Xin giới thiệu bài viết của tác giả ĐẶNG THỊ HẢO về đời và thơ của Cao Bá Nhạ cùng bạn đọc.
CAO BÁ NHẠ – NGƯỜI MỞ ĐẦU DÒNG NGÂM KHÚC TỰ TÌNH (*)
Đặng Thị Hảo Trong lịch sử phong kiến Việt Nam hẳn từng có không ít vụ án bị khép tội tru di tam tộc nhưng có lẽ kinh hoàng nhất, chấn động đời sống tinh thần xã hội lâu dài và đau thương nhất là vụ án Lệ Chi Viên – dưới thời Lê Thái Tông (1442). Gia đình quan đại thần Nguyễn Trãi (1380-1442) phải chịu hình phạt oan khốc giết cả ba họ, kèm theo đó là một sự hủy diệt đối với di sản tinh thần – sách vở trước tác – của dòng họ này nói chung cũng như của thi hào Nguyễn Trãi nói riêng. Thứ hai là vụ án tru di tam tộc họ Cao ở Phú Thị, Gia Lâm dưới triều Tự Đức (1855) mà hệ quả của nó cũng không khác gì thông lệ: “tang tóc ngập xứ Bắc” (Trần Ngọc), và toàn bộ trước tác của Chu Thần Cao Bá Quát (1808-1855) cũng như của dòng tộc văn chương họ Cao đều bị tịch thu tiêu hủy. Tuy nhiên, cũng như vụ án thứ nhất, đến nay thơ văn Nguyễn Trãi vẫn còn lưu dù không đủ, ở vụ án nổi tiếng thứ hai, không chỉ thơ văn Cao Bá Quát và Cao Bá Đạt vẫn rải rác được ghi chép, lưu truyền, mà từ nỗi oan khuất tột cùng này, có một nho sĩ họ Cao thuộc thế hệ cháu con hai ông, đã kịp để lại cho hậu thế 27 bài thơ chữ Hán và hai văn liệu tuyệt tác: Tự tình khúc (Nôm) và Trần tình văn (Hán) – hai tác phẩm văn chương khiến bất cứ ai đọc đến đều không thể không cùng ông khổ đau, cảm thông, bi phẫn. Ông là Cao Bá Nhạ. Cao Bá Nhạ gọi Cao Bá Quát bằng chú ruột (Cha ông là Cao Bá Đạt, anh em sinh đôi với Cao Bá Quát). Thân phụ hai ông Cao lớn là Cao Huy Giảng, mong muốn đến tuổi trưởng thành các con mình sẽ công thành danh toại, trở nên rường cột của nhà nước phong kiến phụng sự Triều đình, nên đã dựa vào thiên Vi tử trong sách Luận ngữ, lấy tên của hai hiền sĩ đời Chu – cũng là một trong bốn cặp sinh đôi – để đặt tên cho các con. Tuy nhiên hai anh em song sinh này là hai tính cách trái ngược. Cùng chịu sự giáo dưỡng phẩm hạnh theo khuôn thước Nho giáo nhưng Cao Bá Đạt thì hiền lành, mô phạm, còn em trai, trái lại cao ngạo, khảng khái và ưa hoạt động. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), Cao Bá Đạt đỗ Cử nhân, được bổ làm Tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Là vị quan biết thực thi chính sự nghiêm cẩn, tính cách ôn hòa nên ông luôn được dân sở tại kính trọng. Tháng Mười năm 1854, vùng Sơn Tây bị hạn nặng lại sinh dịch châu chấu hoành hành phá mùa màng. Đời sống nông dân vốn khó khăn triền miên lúc này càng cùng quẫn. Không khí bức bối ngột ngạt bao trùm khắp nơi đã lâu. Đến thời điểm đó, tôn thất nhà Lê là Lê Duy Cự dấy binh hiệu triệu nông dân Mỹ Lương gồm cả người Kinh, người Mường nổi dậy khởi nghĩa chống Triều đình nhà Nguyễn. Cao Bá Quát bấy giờ đang làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây) lập tức hưởng ứng, phò tá Lê Duy Cự. Cao được tôn làm Quốc sư, trực tiếp cầm quân xông pha giữa trận tiền rồi hy sinh trong một cuộc huyết chiến tại mảnh đất Yên Sơn(1). Dựa vào lời nghị án của Triều đình, Tự Đức xuống lệnh tru di tam tộc họ Cao. Trong thảm họa này, Cao Bá Đạt đang tại chức ở Thanh Hóa cũng bị bắt giải về kinh chịu tội, trên đường đi, ông tự kết liễu đời mình ở tuổi 46. Dân chúng vùng Nông Cống thương xót, lập đền thờ ghi nhớ công lao đức độ của vị quan thanh cần. Còn con trai ông – Cao Bá Nhạ thì ra sao? Nghe tin dữ, Cao Bá Nhạ vội vã “Đổi mùi lữ khách thay hình hàn nho” bỏ trốn khỏi Thanh Hóa, sống chui lủi nay đây mai đó. Mấy năm sau tưởng chừng mọi sự êm êm ông quyết định ẩn cư lâu dài tại Hương Sơn, Mỹ Đức. Rồi ông lấy vợ, có con cái, làm thầy đồ dạy học trong làng kiếm kế sinh nhai, nuôi gia đình(2):
Cuộc sống của cha con chồng vợ êm trôi được tám, chín năm, chỉ biết: “Ra vào quanh quẩn với năm ba đứa học trò trẻ con và mấy chồng sách vở, trong tám năm trời ở một xóm hẻo lánh bên bờ sông với một vườn hoa cỏ, ngoài cửa không ai biết đến tên tuổi, mà trong lòng tự xét, không thẹn với hình bóng lúc nào.” “Không thẹn với hình bóng” – nhưng thử hỏi trong thời gian đó có lúc nào ông lo sợ cơ sự vỡ lở không? Chắc là vừa có vừa không. Có, vì bản án tày trời kia với cái cảnh đầu rơi máu chảy của cả một dòng họ danh giá bậc nhất vùng Phú Thị không thể không ám ảnh đau đáu trong sâu thẳm lòng ông. Nhưng vì thời gian đã ngót mươi năm, cũng có lúc “Gối nhàn tạm chợp, mối phiền tạm khuây” nên ông mới không di chuyển vợ con đi nơi khác; ông không muốn kinh động cuộc sống bình lặng của họ – họ đâu có biết gì về cái quá khứ hãi hùng của chồng mình, cha mình. Cứ như thế, Cao Bá Nhạ vừa day dứt vừa âm thầm hy vọng một ngày nào đó được nhà vua xuống chiếu ân xá – hy vọng trong nỗi đau buồn thắc thỏm “thôi ngơ ngẩn sớm, lại trằn trọc khuya” mà không thể chia sẻ cùng ai:
Thế rồi, cái kết cục mà nhà thơ vẫn canh cánh lo sợ kia trở thành hiện thực. Có kẻ phát giác tố cáo, ông bị bắt, bị đày ải khắp các nhà lao ở Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh:
cuối cùng bị tống đi biệt xứ nơi rừng thiêng nước độc. Ông bỏ xác ở đâu, gia đình, người thân kẻ sơ chẳng bao giờ biết được. Bởi thế, cái chi tiết bình thường nhất trong tiểu sử một con người là năm sinh, năm mất ông cũng chẳng có(4). Khi bị bắt, Cao Bá Nhạ đã viết một bản Trần tình văn bằng chữ Hán (biền văn) gửi lên Triều đình nhà Nguyễn xin ân xá. Và trong những ngày bị cầm tù ông còn sáng tác một khúc ngâm song thất lục bát là Tự tình khúc bằng chữ Nôm. Tuy tác giả của hai văn phẩm này thì “biệt tích” song chẳng hiểu vì lý do gì tác phẩm của ông vẫn may mắn còn truyền, nguyên vẹn, như một chứng tích về số phận người trí thức nghèo hèn và bất hạnh. Chúng là những sáng tạo nghệ thuật để đời bởi vì nó dường như đã được viết bằng máu và nước mắt: “Đuôi con mắt châu sa thấm giấy / Đầu ngón tay máu chảy pha son”. Đó là sự hòa quyện của tài năng, cảm xúc và những câu chữ, ngôn từ đã được chắt lọc bởi một tình yêu sự sống không cùng trong tâm khảm tác giả. Mỗi câu, mỗi chữ đều được huy động với hàm nghĩa cao nhất chỉ vì một mục đích duy nhất là mong ước tự do, cầu xin được sống. Thực ra, từ trước tới nay hầu như không trừ một ai, kể cả những nhà nho, nhà dịch thuật, khảo cứu khó tính nhất, cũng phải công nhận giá trị của hai tác phẩm ấy. Đó là điều không mấy ngạc nhiên bởi Cao Bá Nhạ vẫn có tiếng là một nhà nho hay chữ, tài văn chương thiên bẩm, nên về mặt nghệ thuật, Tự tình khúc từng được đánh giá là “một khúc ngâm lâm ly thống thiết nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam” (Đái Xuân Ninh)(5); “Là những giọt nước mắt bi thương, là những tiếng nức nở oan tình phát tự đáy lòng tác giả. Ai đọc cũng phải ngậm ngùi đến rơi lệ, tập thơ này đã chứng minh lực học uyên bác của tác giả đến mực nào” (Trần Ngọc)(6). Tuy nhiên, số phận những sáng tác của nhà thơ xấu số họ Cao cũng lận đận như chính chủ nhân của nó vậy. Tên tuổi và thơ văn của ông chìm khuất theo thời gian, mãi một thế kỷ sau mới có dịp hiện diện trên văn đàn, do công lao của nhà Hán học Trần Ngọc. Ông đã phiên âm, chú giải Tự tình khúc, đưa tác phẩm vào giảng dạy ở chương trình Trung học phổ thông và Chuyên khoa trước 1954, trong nội thành Hà Nội hoặc cả Sài Gòn. Chỗ đáng tiếc ở tập sách này là không ghi rõ xuất xứ nguồn sách chữ Nôm mà soạn giả dùng để phiên âm. Tháng 8-1958, nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng (1899-1974), Bùi Kỷ (1887-1960) đã dịch, hiệu khảo và cho ra mắt cuốn Tự Tình khúc và Trần tình văn, trong đó tác phẩm Trần tình văn vừa được dịch ra văn xuôi, lại vừa được dịch ra biền ngẫu. Như vậy là cả hai tác phẩm “để đời” của Cao Bá Nhạ sau vừa đúng một thế kỷ khuất dạng đến đây đã được xuất lộ chính thức trên văn đàn. Nên nhớ trước đó vài chục năm, với một tuyển tập văn học khá uy tín như Văn đàn bảo giám (1926 – 1938) mà cũng không hề trích in một đoạn nào của Cao Bá Nhạ. Phải chăng các nhà nho xưa đã cố tình “lờ” đi, không muốn dính đến một nho sĩ bị luật pháp chính thống đặt ra ngoài lề? Hay phải chăng bản thân hai văn phẩm của Cao Bá Nhạ tự chúng đã tố cáo sự tuột dốc về khí tiết của Cao Bá Nhạ khiến người đời khinh thị? Kể cả các dịch giả có công “tái sinh” cho những tác phẩm này, vào thời điểm cuối những năm 50 thế kỷ trước, cũng chỉ mới nhìn thấy giá trị nghệ thuật của chúng chứ đối với nhân cách Cao Bá Nhạ thể hiện trong hai văn phẩm thì các ông đều rất nghiêm khắc. Ngày nay nhìn lại, hầu hết những nhận định như thế đều chưa thật khách quan, công bằng. Người viết đã rơi vào cứng nhắc, ở chỗ, xem xét một cách cô lập và chỉ trên bề nổi các phương diện cũng như các yếu tố khác nhau cấu thành tác phẩm của họ Cao, trong khi những cái ấy không thể chỉ nhìn nhận một cách đơn nhất, cũng không thể lấy cái nọ làm tiêu chí đánh giá cái kia. Lại có người chủ quan, chỉ căn cứ vào quan điểm tư tưởng cũng như thái độ chính trị của nhà thơ phơi bày trong nội dung đọc ra được từ văn nghĩa tác phẩm mà bỏ qua tiếng nói kín đáo ẩn ngụ phía sau câu chữ, ngôn từ. Chẳng hạn, nhà khảo cứu Trần Ngọc khi hiệu khảo Tự tình khúc, mặc dù hết sức ca ngợi cái hay, cái đẹp của khúc ngâm vẫn buông lời phê phán tư chất kẻ sĩ nơi Cao Bá Nhạ. Ông chê Cao Bá Nhạ vì quá ham sống, tha thiết xin ân xá nên đánh mất “khí tiết của nhà nho”, lại “quá thổ lộ về thú ham sống của mình đến nỗi đành quên cả tâm hồn nghĩa khí của họ Cao và quên cái án tru di thảm khốc xảy ra tám năm trước”(7). Thực ra Cao Bá Nhạ đâu có quên, nếu quên thì sao ông phải sống chui lủi ngót chục năm trời nơi đất khách quê người, nghĩa là ngày ngày luôn phải đề phòng những mẻ lưới giăng ra khắp nơi của Triều đình nhà Nguyễn đang không ngừng truy quét mọi tội nhân/nạn nhân của cái án thảm khốc ấy? Quy kết ông quên tâm hồn nghĩa khí họ Cao cũng là không thỏa đáng. Cũng như người chú là Cao Bá Quát, ông từng ví mình với hoa mai(8) giữa cảnh đời ô trọc, chứng tỏ ông rất có ý thức về sự trong sạch, khí tiết cao cả của bản thân cũng như của dòng họ. Cũng như cha chú, ông là người sớm nhận chân được tính chất vô lý, vô nhân đạo của luật pháp phong kiến, đặc biệt là luật tru di tam tộc. Vì cảm nhận được tính chất phi lý của nó ông mới cầm bút kêu oan và xin ân xá, còn như mặc nhiên coi đạo luật đó là đúng đắn thì việc gì phải trần tình? Các ông Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng trong Nhóm văn học Chu An và thậm chí một vài công trình ra đời những năm tám mươi thế kỷ XX cũng vẫn chỉ nhìn thấy những tư tưởng “thoái hóa” (tiêu cực) của khúc ngâm và chỉ trích thái độ của Cao Bá Nhạ đối với chú ruột là Cao Bá Quát – một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương – còn những gì thuộc về giá trị tác phẩm như ý nghĩa nhân đạo, tiếng nói tố cáo của nó thì theo các ông, đó là do ngẫu nhiên mà có, tồn tại ngẫu nhiên ngoài dự định chủ quan của tác giả. Nhà sử học Văn Tân (1913 – 1988) trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam(9) cũng nhấn mạnh tính chất ngẫu nhiên đó, và tệ hơn, ông còn cho rằng giá trị của tác phẩm có được là xuất phát từ thái độ nhẫn tâm của Triều đình nhà Nguyễn. Văn Tân đã bỏ qua tiếng nói nội tại của văn bản khi thẩm định giá trị một tác phẩm mà lấy một yếu tố ngoài văn bản làm giá trị, nói cách khác, ông cách ly “đứa con tinh thần” ra khỏi vai trò sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ, phủ nhận hầu như tất thảy những gì cơ bản nhất vốn làm nên con người và sáng tác của nhà thơ họ Cao. Vậy vấn đề thực chất thái độ của Cao Bá Nhạ đối với Cao Bá Quát và với hành động tham gia khởi nghĩa của Cao Bá Quát – cũng tức là nhãn quan của ông đối với phong trào nông dân khởi nghĩa được thể hiện trong sáng tác thơ văn, đặc biệt ở bài Trần tình văn, nhất thiết không thể không đặt ra. * * * Trần tình văn của Cao Bá Nhạ viết bằng chữ Hán, lối biền ngẫu. Viết bài trần tình này, tác giả chủ ý biện hộ cho mình trước tội lỗi mà chú ông là Cao Bá Quát gây nên và xin Triều đình ân xá. Mặc dù vậy tác giả cũng chỉ đề cập đến Cao Bá Quát một đoạn ngắn trong phần viết khá kỹ về gia thế họ Cao dòng dõi “đời đời khoa bảng”, thanh liêm, với niềm tự hào không giấu giếm. Về người chú của mình, ông viết: “Chú tôi: cậy tài túng tứ, quen thói ngông cuồng; bạn bè với phường nghiện rượu, đàn đúm với bọn con buôn; mượn tiếng ở nhà nuôi mẹ nhưng thực ra đạo thần hôn vẫn nhiều thiếu sót. Vả lại túng thiếu đâm liều, xoay ra lối kinh doanh trục lợi. Bạn khuyên răn thì cãi lại, anh ngăn bảo thì xé cả thư, đến nỗi bằng hữu vì thế mà tuyệt giao, gia đình sinh ra bất mục. Mất cả thanh danh, mắc vào tội lỗi đều do sự liều lĩnh càn rỡ của chú tôi cả. Chú tôi đã không lo gì đến thân danh còn biết thương gì đến mẹ và anh, chẳng khác gì Vương Đôn(10) ở đời Tấn, Tuân Quắc(11) ở với họ Tào, chỉ vì cậy tài đã làm thiệt thân, lại làm cả họ mang tiếng” (Trần tình văn)(12). Quả là tình thế buộc Cao Bá Nhạ phải viết những dòng trách móc Cao Bá Quát và cũng chính vì những dòng này mà ông từng chịu nhiều chỉ trích của hậu thế. Nhưng hãy thử xem, sống trong tình trạng bị giam cầm bức bách, cái chết có thể ập xuống bất cứ lúc nào, một người tù phải tự tìm cách gỡ tội cho bản thân, một phạm nhân tự làm người bào chữa như Cao Bá Nhạ sẽ phải phát biểu sao đây về người chú đã bị khép vào trọng tội và cũng chính vì tội trạng đó mà con cháu trong đại gia đình như ông đều bị vạ lây? Thật ra, những lời chê trách của ông đâu có lấy gì làm ghê gớm lắm, xem ra chỉ nhằm vào mấy nét thuộc cá tính riêng trong con người Cao Bá Quát như tính kiêu căng, ngang tàng, liều lĩnh, thích giao du với đám bạn rượu, đôi khi không cam chịu cảnh bần hàn túng thiếu mà có đi đó đi đây lo tính kinh doanh buôn bán, lại nhiều lúc quá mải mê vào chuyện buôn may bán đắt đến nỗi sao nhãng cả đạo làm con, anh em, bạn bè khuyên bảo, can ngăn cũng chẳng nghe… Có thế thôi. Thực ra những điều chê trách đó còn xa mới đúng với bản chất con người thực Cao Bá Quát và cũng chẳng mảy may liên quan gì đến hành động phản kháng Triều đình của ông. Chê mà thực ra là chẳng chê trách gì. Nói đúng hơn, những điều chê trách đó không cố ý chỉ ra phẩm chất tồi tệ bậc nhất của một kẻ sĩ: Rượu chè đàn đúm ư? – thi sĩ nào có mấy ai không rượu? Đi buôn ư? Chắc hẳn không phải Cao Bá Quát là nhà nho đầu tiên chạy vạy kinh doanh kiếm sống. Trong lịch sử không thiếu tên tuổi các danh nho chủ trương kinh doanh thương mại, kể từ Trần Khánh Dư đời Trần. Những hoạt động đó của họ chỉ càng chứng tỏ đã có một lớp nhà nho mà đại diện tiêu biểu là Cao Bá Quát đang cố gắng thoát ly giáo điều, không cam chịu “an bần lạc đạo mà đã hé thấy vai trò của thương nghiệp là một động lực giúp cho mình và cái xã hội vốn “trọng nông ức thương” có lối thoát. Như vậy, những lời phê phán của Cao Bá Nhạ đâu có nhằm vào điều cốt lõi, cái căn cốt làm nên con người thực của Cao Chu Thần – tức là nhân sinh quan, thế giới quan, lý tưởng cũng như hành động của ông mà đặc biệt là việc ông tham gia phong trào nông dân chống Triều đình nhà Nguyễn. Cao Bá Nhạ cho rằng mọi hậu quả chú ông gây ra đều là do cái tính “phóng đãng”, “ngang tàng”: “Phóng đãng quen thân, đến nỗi bại danh vì sử khí / Ngang tàng quá độ, thương thay đắc tội để vong thân” (Trần tình văn)(13). Ngẫm cho kỹ thì thật ra ngang tàng, phóng đãng chỉ là một cá tính lập dị thái quá của con người cá nhân Cao Bá Quát mà thôi. Và, kiểu người như vậy có thể không nhiều nhưng cũng chẳng phải hiếm gặp cho dù ở ngay trong lòng chế độ vốn không chủ trương ủng hộ cá tính như xã hội Nho giáo. Cao Bá Nhạ cũng không ngại bày tỏ thái độ thương xót chú ruột của mình: “Thương thay đắc tội để vong thân”. Nhưng đó là tội gì, Cao Bá Nhạ không trực diện đề cập đến. Ông chỉ viết: “Đã chẳng tiếc đến thân cùng danh; Còn biết thương gì anh và mẹ”. Đó là cái khéo léo của ông. Ông ngầm cho người đọc thấy chú ông vì đại nghĩa chẳng tiếc thân chẳng tiếc danh hão; thân có thể bại, nhưng chắc chắn tên tuổi chú ông chẳng bao giờ liệt. Chú ông thật đáng “thương thay”. Ngoài ra, một đôi lời phẩm bình còn dường như làm tôn Cao Bá Quát lên là khác. Người đọc thấy hiện lên rõ nét cái chính kiến dứt khoát, thái độ kiên quyết đi theo lý tưởng, kiên quyết đeo đuổi đến cùng lẽ sống do bản thân đã tự chọn của danh sĩ họ Cao: “Bạn hữu khuyên răn thì cãi lại, anh ngăn bảo thì xé cả thư, đến nỗi bằng hữu vì thế mà tuyệt giao”(14). Con người dường như không biết đến chữ “nhẫn”, không cam chịu giáo lý “yên bụng trong cảnh cùng khốn mà chịu vui với tư tưởng chính thống” ấy, tất sẽ làm hoảng sợ người thân và bè bạn cũng là điều không lạ. Chỉ giới hạn trong những câu chữ vô thưởng vô phạt có thế, Cao Bá Nhạ chẳng những không làm mờ đi con người và chí hướng của chí sĩ Cao Chu Thần, mà trái lại, phần nào cái tính cách năng nổ, có chủ kiến và hành động rõ ràng, cái khí tiết kiên cường “một đời ta chỉ sùng bái hoa mai” của Cao lại càng có dịp được tô đậm. Vậy thử xét xem, ở vào tình thế không thể không nói những lời buộc tội người chú như tình thế của Cao Bá Nhạ mà ông đã biết cách nói để cho lời buộc tội đó ít hiệu lực nhất, buộc mà chính là gỡ, phê phán mà ngầm ẩn một sự thông cảm, đồng tình, thì cái tài “che chắn” trong tư duy, lập luận của Cao Bá Nhạ hẳn chỉ càng thêm sáng giá. Bất cứ một người đọc công tâm nào cũng sẽ phải công nhận rằng cả bài văn trần tình cũng như ở Tự tình khúc không tìm đâu thấy dù chỉ một câu, một chữ Cao Bá Nhạ trực tiếp nói đến cuộc khởi nghĩa và hành động tham gia khởi nghĩa của chú ông. Nếu như trong bản trần tình, để tránh các chữ “nổi loạn”, “làm phản”, “phản kháng…” ông gọi là “biến cố”, là “kỳ oan”, hoặc dùng điển tích Trung Hoa để ám chỉ, cố ý làm giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của sự việc, thì trong Tự tình khúc, nhà thơ lại khéo léo dùng chữ “yêu quái”: “Việc yêu quái tăm hơi mù mịt” – Việc yêu quái (nạn châu chấu) chứ đâu có phải chuyện “phản loạn”, “nổi dậy” hay “làm giặc” gì đâu. Thậm chí, đối với luật tru di tam tộc của nhà nước phong kiến, cũng không có câu chữ nào Cao Bá Nhạ tỏ thái độ công nhận tính pháp lý của nó như các ông Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng đã kết luận và do đó Cao Bá Nhạ phải mặc nhiên “cúi cổ phục tùng”. Nếu nói như hai ông Đái và Nguyễn: “vì bản chất tư tưởng phong kiến tiêu cực” mà Cao Bá Nhạ hết lời kể tội chú mình thì chẳng hóa ra lập luận của Cao Bá Nhạ trở thành con dao hai lưỡi: muốn kêu oan cho mình mà thực tế lại tự chui đầu vào rọ, tự xác nhận việc mình bị lùng bắt và bị đày ải là lý đương nhiên ư? Bởi vì, quan sát sự vận động, sự tồn tại của hầu hết các hình thái xã hội trước và sau nhà Nguyễn thì phải thừa nhận rằng: bất luận một hành động phản kháng vũ trang nào đối với chính thể cầm quyền ở bất cứ triều đại nào, hoặc chế độ xã hội nào cũng đều bị coi là phản động và chuyện bị đánh dẹp, truy bức là lẽ tất yếu(15). Vấn đề là ở chính sách tàn bạo, không khoan thứ của chính quyền nhà Nguyễn, cố tình đày đọa cho đến chết một trí thức hiền lương chỉ có trong tay cây bút và tự nhận là: “trí mọn tài hèn, chỉ biết đọc sách, chưa từng có chí ném ngòi bút xuống, lập công danh cầu được phong hầu, chỉ biết nghề văn, nhưng không có tài làm thơ đánh lui được giặc…” (Trần tình văn)(16. Và ông đã cầu xin tha thiết: “thành và sinh đều đội ơn sâu, cam phận làm gà, làm chó; bần hay tiện là theo chân tính, mặc lòng gọi ngựa gọi trâu. Tôi khôn xiết sợ hãi kính tiết, xin dâng cung trạng để lượng trên soi xét” (Trần tình văn)(17). Nếu ta thử đặt một so sánh: nhà Lê tru di ba họ Nguyễn Trãi và nhà Nguyễn tru di ba họ họ Cao – xét theo luật pháp phong kiến thì có vẻ như không sai. Phản nghịch thì phải bị trấn áp. Tuy nhiên tính chất tàn bạo của nó lại cũng chính từ đó mà ra. Sự phi lý, nỗi oan khiên của họ Nguyễn Nhị Khê là ở chỗ: họ này trước sau không có sự đối nghịch gì với nhà Lê sơ. Vào thời điểm xảy ra câu chuyện tày trời kia, gia đình Nguyễn Trãi còn có thể coi là được ưu ái, chứng cớ là Lê Thái Tông rất quý trọng vị đại thần đã hưu trí, trên đường duyệt quân về ngang Chí Linh, nhà vua đã ghé thăm Côn Sơn, và thật ngẫu nhiên trong cái đêm oan nghiệt ấy ở Trại Vải, lại có mặt Nguyễn Thị Lộ – người Lễ nghi nữ học sĩ mà vua từng dành cho nhiều ân sủng. Và, cái chết oan uổng của ba họ họ Nguyễn vẫn không tránh được bởi vì luật pháp man rợ đã bị lợi dụng. Dòng họ ấy không kịp để lại dù chỉ một tiếng kêu oan cho hậu thế. Họ Cao Phú Thị lại khác, Cao Bá Đạt kêu oan, Cao Bá Nhạ cũng kêu oan: “Lúc này nhờ ơn trên mà được sống sót, tôi vẫn là người lương thiện, nếu không may mà chết đi tôi vẫn là người vô tội” (Trần tình văn)(18). “Tôi tự xét, ngửa trông lên trời, cúi nhìn xuống đất, không có sai lầm gì làm nhơ nhuốc đến công luận” (Trần tình văn)(19). Thật ra, tấn bi kịch to lớn vô bờ bến của cha con Cao Bá Đạt lại là ở chỗ, các ông tuy chưa được chiếu sáng bởi một luồng tư tưởng tự do dân chủ theo mô hình của xã hội pháp quyền tư sản, nhưng trước cái án quá tàn bạo đối với họ mình, các ông bỗng nhận ra rằng đó là một luật lệ vô nhân đạo bậc nhất, vi phạm bậc nhất quyền sống con người. Cha con ông muốn vùng vẫy thoát ra khỏi cái luật vô lý đó bởi tư tưởng nhân văn của thời đại đã ngấm sâu vào các ông, mách bảo các ông hãy sống cho mình, thương người và biết thương thân: “Những là sợ gió e sương / Thương thân chua xót, nghĩ đường xa xôi”. Vì tha thiết yêu sống, yêu bản thân, Cao Bá Nhạ một mặt tìm mọi cách chứng minh sự trong sạch của mình, bày tỏ niềm khao khát được sống: “Tôi nghĩ rằng: kìa như con hạt dán tuy yếu ớt, còn được dung thân trong hang hốc, con trâu non tuy bé nhỏ, còn không bị ruồng bỏ, vẫn có thể dùng để tế thần sơn xuyên, huống hồ con cháu liêm lại(20) lẽ nào chẳng được đoái hoài, và cảnh ngộ nhà nho dù gặp biến cố mặc lòng, cũng không có tội tình gì đáng chết, vì thế một mặt thì gìn giữ tính hạnh, khỏi thẹn với lòng đọc sách, kể đã hàng tháng hàng năm rồi” (Trần tình văn)(21); mặt khác ông cũng rất dũng cảm, thẳng thắn đề xuất quan điểm về một nền giáo hóa có nghiêm có khoan: “Tôi mong rằng giáo hóa vừa răn vừa dạy, theo lý nên xét cả tình. Hình phạt có nghĩa, có nhân, trong họa mở ra đường phúc” (Trần tình văn)(22). Trong lá đơn xin ân xá mà một kẻ tử tù dám viết những lời như vậy thì sao có thể quy kết là “mất hết khí tiết nhà nho”? Cần nói thêm, giữa thảm họa khủng khiếp của đại gia đình họ Cao, có lẽ, Cao Bá Nhạ là người chịu đựng cái bi kịch tinh thần dai dẳng hơn cả cha và chú: ông không thể hành động giống người cha của mình – tuân thủ quy tắc ứng xử của kinh sách thánh hiền là: “anh hùng khi gấp” thì quyết “sát thân thành nhân”. Dù bị dày đọa muôn phần, dù cái chết đã lơ lửng trên đầu, ông vẫn ý thức về bản thân, hy vọng được sống, được trở về đoàn tụ với gia đình và với mảnh vườn nhỏ năm xưa:
Rồi càng bị “Đọa đày một đóa hoa mai / Phẩm tiên lưu lạc trần ai lạ lùng”, càng nhớ lại hình ảnh thảng thốt của vợ con trong giây phút ly tán:
Không chỉ mang trên mình “bảy tám biệt ly”, mà càng thương vợ nhớ con, nhà thơ càng xót xa đau đớn bởi cái mặc cảm chính vì mình mà gia đình liên lụy:
Càng thương nhớ, càng nghĩ ngợi, dằn vặt, ông càng khổ tâm muôn phần. Ông tưởng tượng cảnh mình chết cũng không nhắm được mắt: “Mắt kia thác cũng còn giương / Hồn kia muốn dứt còn vương nỗi này”. Có lúc ông đã định quyên sinh như cha mình: “Băng hồ rơi xuống lầm than / Thà cho một chén tân toan đi đời”, song lại tự nhủ chết đi tuy nhẹ thân, nhưng không tội gì phải chịu chết, nếu chết sau này người đời sẽ nghi ngờ là sợ có tội mà phải tự sát. Đối với ông, sống sót còn là một trách nhiệm:
Rõ ràng, chính vì ý thức rất rõ về sự trong sạch của bản thân, và về sự sống của bản thân còn quý giá hơn sự liều thân vô nghĩa, nhà thơ lại càng quyết phải sống, để chứng tỏ thân tâm mình trong sáng, mình cũng như cả gia tộc họ Cao đang gánh cả một nỗi oan khiên: “Phù sinh một sợi tơ mành / Giữ gìn di thể như hình thiên kim”. Do đó, tiếng kêu phải sống, phải trở về với đời vang lên da diết trong thơ ông. Hết ngày này đến ngày khác ông trông chờ “một bức xá thư” mà không hề tuyệt vọng. Bị bắt, bị đem ra xét xử và kết trọng tội rồi bị tống vào ngục, nhưng ông cố chứng minh sự vô tội của mình. Ông đâu biết rằng, chỉ có dưới ánh sáng của một thể chế dân chủ đích thực mới thực có luật pháp công bằng, còn với bất cứ một chế độ xã hội nào mà chuyên chế và bạo lực cầm quyền (kể cả bạo lực tinh thần) thì tiếng kêu cứu của dân lành chỉ là gió thoảng thinh không(23). Cao Bá Nhạ từng giây từng phút quyết không cam bị biến thành sinh vật nuôi nhốt, thuần dưỡng trong cái cũi nhà tù, quyết không chịu đánh mất cá tính bởi vì ông đang sống trong bầu không khí nhân văn của một thời đại đang trên đà khẳng định con người cá nhân – một mầm mống tư tưởng mới nảy sinh trong xã hội cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ XVII, XVIII – con người khao khát sống, tin yêu cuộc sống đến hồn nhiên và không chút hồ nghi về lẽ phải:
* * * Đó là một Cao Bá Nhạ con người xã hội. Còn Cao Bá Nhạ – nhà thơ của thể loại ngâm khúc thì sao? Ngoài bài Trần tình văn trong Cao Bá Nhạ trần tình trạng, Ký hiệu: A. 2649 (I/1,37), Cao Bá Nhạ còn có 27 bài thơ chữ Hán trong các sách: Chư đề hợp tuyển (VHv.552; I/1,7), Quảng lâm văn tập (A.242; I/2,298), Vạn tuyển tân biên (A.1224/1-3; II/7,1122). Thực ra, lâu nay, ông vẫn được nhắc đến ở tư cách một tác gia đỉnh cao của nghệ thuật song thất lục bát thế kỷ XIX với tác phẩm Tự tình khúc – một khúc ngâm “trữ tình tự tình”. Chắc chắn chọn thể loại này, nhà thơ không có chủ ý sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật tân kỳ, tỉa tót gọt giũa, để rồi những lúc nhàn rỗi mang ra ngâm thưởng như một số thể loại thi ca ngâm vịnh khác. Ông tìm đến ngâm khúc vì nó đáp ứng nhu cầu bộc bạch nỗi đau đớn ê chề trong lòng. Tác phẩm của ông là những lời tự truyện kể về nỗi thống khổ bi thiết triền miên của thân phận một trí thức nghèo hèn rơi vào thảm kịch. Mất sạch cửa nhà, gia đình tan tác, bản thân bị bắt bớ tra xét, tù đày, “tiếng oan dậy đất” mà không biết tỏ cùng ai nhưng lại vẫn không tắt hy vọng trông chờ công lý mở lượng hải hà. Hy vọng / thất vọng ; thất vọng / hy vọng … là cái kết cấu chủ đạo trong nguồn mạch cảm hứng của tác phẩm. Nó xoắn quyện và tạo nên âm điệu hỗn hợp đan chéo đa chiều: lúc dạt dào hút người đọc vào những dòng những chữ, lúc ngập ngừng ngắt khúc như tiếng khóc, tiếng nấc. Chẳng thế mà nhận xét nghệ thuật Tự tình khúc, các ông Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng đã viết: “Những âm điệu triền miên, lả lướt của thể song thất lục bát được khai thác tài tình lại làm tăng thêm chất độc hại của những tư tưởng bạc nhược ấy vào tâm hồn”. Mặc dù hết lời chê bai “tư tưởng bạc nhược” của Cao Bá Nhạ, hai ông cũng không thể không ca ngợi tài năng nghệ thuật của nhà thơ ở chỗ đã khai thác tài tình cấu trúc âm luật trong cách phối âm, phối điệu của thể loại song thất vốn đã đạt đến độ toàn thịnh từ những khúc ngâm thế kỷ trước như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm – để có được những câu thơ đạt đến độ chuẩn mực như:
kể cả với nghệ thuật bình đối, tiểu đối tinh tế:
Thậm chí, đôi khi nỗi lòng cuồn cuộn, xúc cảm trào lên ào ạt, ông đã vượt qua một vài quy tắc, hoặc chủ động tước bỏ những từ ngữ “quý phái” vốn rất được ưa chuộng trong thể loại ngâm khúc trước đó, để câu thơ có thể “bị” giảm bớt một phần “sang trọng” nhưng lại trở nên thoải mái, đại chúng hơn, dễ đọc hơn mà vẫn du dương, lôi cuốn. Đó chính là cái “lả lướt” tài tình mà Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng đã nói – mang lại cho hậu thế “tiếng nói của lòng ta” – chân tình, gần gũi:
Một đặc sắc đáng kể nữa của ngâm khúc Cao Bá Nhạ là việc ông sử dụng rất thành công vai trò của hồi ức. Đưa hồi ức tham gia vào kết cấu tác phẩm không phải là thủ pháp riêng của Cao Bá Nhạ. Hồi ức đã trở thành một đặc điểm có giá trị khu biệt của thể loại ngâm khúc mà không một thể loại nào có được. Nói một cách khác: ngâm khúc là thể loại duy nhất sử dụng duy nhất một thủ pháp là hồi ức để kiến tạo nên cấu trúc tác phẩm. Nhưng hồi ức được sử dụng từ đầu đến cuối như Tự tình khúc là điều hiếm thấy ở những thể loại lớn – những sáng tác dài hơi hàng trăm câu thơ trong văn học Việt Nam. Trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều… từng có những đoạn hồi ức, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề đột xuất, đạt đến độ “kinh điển”. Tuy nhiên, hồi ức, giấc mơ, những câu hỏi, những lời tự thoại… trong Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ lại có sắc thái hết sức độc đáo, đó là những tiết đoạn luôn luôn đan cài vào nhau, chồng lớp lên nhau, không chỉ làm cho kết cấu tác phẩm trở nên sinh động và cũng như các khúc ngâm trên, nó tạo nên tính chất đa thanh, đa giọng điệu, phá vỡ kết cấu tưởng chừng đơn tuyến của hình thức song thất lục bát nói chung, ngâm khúc nói riêng, thậm chí của truyện thơ lục bát. Khúc ngâm của ông bỗng gây một hiệu ứng dây chuyền: người đọc đã “nhập” vào tác phẩm là chìm đắm, say mê không thể dứt, từ đó có sức lan tỏa xúc cảm cao độ:
Như trên đã nói, Cao Bá Nhạ không chủ trương kiến tạo một công trình nghệ thuật “vị nghệ thuật” mà ông sáng tác như một cứu cánh cho tâm hồn đau đớn cùng tột của mình. Viết về mình, viết cho mình. Sự ngẫu nhiên đó đã đưa đến kết quả bất ngờ: nhà thơ đã thực sự đóng góp cho thể loại ngâm khúc một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ: ngâm khúc không mượn nhân vật trung gian. Điều này chưa từng có trong các các khúc ngâm giai đoạn trước như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm... Yếu tố trữ tình tự sự ở hai khúc ngâm này thuộc dạng “trữ tình nhập vai”(24). Nhà thơ chuyển tải hồi ức, suy tư, xúc cảm của mình vào vai diễn của các nhân vật, mặc dù là những “loại” nhân vật “phiếm chỉ” – chinh phụ, cung nữ chung chung. Ở Tự tình khúc, tác giả chính là nhân vật của tác phẩm, cái “tôi” trữ tình của chủ thể thẩm mỹ chính là đối tượng miêu tả, là nguồn cảm hứng được diễn đạt trực diện. Nhà thơ viết, kể về nỗi đau của chính mình. Người đọc bước thẳng vào cõi riêng tư của nhà thơ, cùng chứng kiến, chiêm nghiệm; cùng chia sẻ cảm giác vui buồn đắng cay của tác giả. Mọi âm thanh, sắc màu của cảm xúc được thẳng thắn bộc bạch, không bóng gió trong tư tưởng, không cầu kỳ trong diễn đạt. Với phương thức tự tình đó, cùng các tác giả, tác phẩm liên tiếp xuất hiện vào giai đoạn sau như Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Hải ngoại huyết thư (Phan Bội Châu), Tỉnh quốc hồn ca (Phan Châu Trinh) v.v. ngâm khúc trữ tình tự tình thực sự là những tiếng nói tâm tình, những lời giãi bày tha thiết của chủ thể trữ tình với đồng loại, hy vọng tìm được sự chia sẻ, tương hợp về những vấn đề riêng chung của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng. Nếu như với Cao Bá Nhạ, vấn đề quyền sống của trí thức, số phận người công dân trong xã hội đã đặt ra gay gắt và đòi hỏi được giải đáp thì với các sáng tác giai đoạn sau, chủ đề của thể loại khúc ngâm trữ tình tự tình còn được nới rộng hơn nữa – đó là những vấn đề thời cuộc, vận mệnh cá nhân đặt trong mối quan hệ với vận mệnh dân tộc, cái “tôi” cá nhân hòa quyện trong cái “ta” của thời đại v.v. Phản ánh những phương diện đó hết sức sắc nét, ngâm khúc dạng thức trữ tình tự tình đã hoàn thành vai trò của nó trên chặng đường dài của lịch sử thể loại, khẳng định vị thế xứng đáng trong tiến trình văn chương dân tộc. Tóm lại, Tự tình khúc và Trần tình văn trước hết cấp cho ta hình ảnh một Cao Bá Nhạ – con người văn nhân yếu đuối nhưng thiết tha yêu cuộc sống và chỉ có một cầu mong nhỏ nhoi là được giải oan, trở về với đời từ trong tù ngục. Song về một phương diện khác, đấy lại cũng là một con người không chịu đánh mất bản chất trung thực bất luận hoàn cảnh bi thảm đến thế nào, một người quyết bảo vệ mình mà tận trong chỗ kín sâu, vẫn khéo léo giữ gìn, không vi phạm đến hào quang của người chú mà cả dòng họ Cao cũng như biết bao người đương thời ngưỡng mộ. Khác với chú ông, tư tưởng nhân văn của Cao Bá Nhạ không bộc lộ ở bình diện con người anh hùng đối diện với cái chết – là điều thơ văn xưa thường có, mà bộc lộ ở bình diện con người đời thường đối diện với sự sống quý giá từng giây từng phút. Nét đặc sắc độc đáo của thơ văn ông chính là ở đó. ĐTH Chú thích: (*)Trích Mục 16, Chương II: “Tài hoa cốt cách Thăng Long”, sách Gương mặt văn học Thăng Long. Xem trên BVN từ Chủ nhật 20/3/2011. ([1]) Hầu hết các tài liệu tin cậy đều cho rằng sau khi Cao Bá Quát chết trận và phong trào tan rã, các con là Cao Bá Thông, Cao Bá Phùng đều bị chém. Tuy nhiên Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tứ kỷ (Bản dịch của Viện Sử học, Tập 29, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 19), có đoạn chép : “Đến bây giờ tra ra là Lê Duy Hòa, con Duy Đạo, cháu Duy Cự, Duy Uân, con Đào Trí là Mỹ, con Hồ Đình Hy là Thành, con Cao Bá Đạt là Nhạ, con Cao Bá Quát là Phùng cùng suy tôn Duy Hòa làm minh chủ… Treo giải thưởng ở các tỉnh… bắt được Cao Bá Phùng, Cao Bá Nhạ, Đào Trí Mỹ, Hồ Đình Thành đều thưởng 30 lạng bạc, chém được đầu 20 lạng” (Tháng Năm, Tự Đức, thứ 12, Kỷ Mùi, 1859). Như vậy, đoạn ghi chép này lại cho biết Cao Bá Nhạ và Cao Bá Phùng vẫn tiếp tục duy trì cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát. Cao Bá Phùng không phải bị chết chém, Cao Bá Nhạ không phải đang lẩn trốn. Có lẽ Đại Nam thực lục nhầm vì thực ra, năm 1862, xảy ra cuộc khởi nghĩa Lê Duy Phụng ở Quảng Yên, Triều đình nhà Nguyễn phải sai Trương Quốc Dụng đem quân Thanh Nghệ ra phối hợp với Trương Bá Nghi để đánh dẹp. Trương Bá Nghi vốn có tư thù với Cao Bá Quát từ xưa, nên khi được tố giác danh tích Cao Bá Nhạ thì bắt luôn cả Cao Bá Nhạ lúc đó đang ẩn cư ở Mỹ Lương. (2) Mới đây, bạn Phạm Văn Ánh cho biết: tại Ứng Hòa (Hà Tây cũ) ở một ngôi chùa làng có một số câu đối của Cao Bá Nhạ. Dân trong làng vẫn lưu truyền rằng Cao Bá Nhạ từng dạy học ở đây, lấy vợ, sinh một con gái. Phải chăng việc này diễn ra trước sự kiện khởi nghĩa của Cao Bá Quát? Và vì phải bỏ trốn nên ông đã đưa vợ con chạy sâu hơn lên Mỹ Lương? Bà con ở Ứng Hòa còn cho biết, vợ ông người Mỹ Lương. Vậy thì việc Cao Bá Nhạ lấy vợ trước khi chạy trốn còn cần được cân nhắc thêm. (3) Các trích dẫn Tự tình khúc và Trần tình văn trong bài đều rút từ sách Tự tình khúc và Trần tình văn. Đái Xuân Ninh và Nguyễn Tường Phượng biên soạn. Nxb.Văn hóa, Hà Nội, 1958, có tham khảo Trần Ngọc: Thân thế và Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ. Chương trình trung học phổ thông và Chuyên ban Á Châu phát hành. In tại nhà in N. Ba Đình, 61 Trần Nhân Tôn, Hà Nội. Không ghi năm xb; Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo Tự tình khúc và Trần tình văn (bản dịch của Phan Mạnh Danh (1866-1942), tài liệu đánh máy của gia đình họ Phan cung cấp. Tư liệu này cho thấy, trước khi lộ diện trên văn đàn, hai văn phẩm này vẫn ngấm ngầm được lưu truyền nên họ Phan mới có và đã dịch từ đầu thế kỷ XX). (4) Trong cuốn Almanach Những sự kiện lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002, Phạm Đình Nhân ghi ngày mất của Cao Bá Nhạ là 24.8.1861 (19 tháng Bảy năm Tân Dậu). Không rõ tác giả theo tài liệu nào. (5) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.10. (6) Thân thế và Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ. Sđd; tr.10. (7) Thân thế và Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ. 1958. Sđd; tr.9. (8) Đôi câu đối Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái mai hoa trước kia vẫn cho là của Cao Bá Quát, về sau nhà nghiên cứu Tảo Trang đã truy ra là không phải, nhưng tính cách cứng cỏi, trong sạch như hoa mai của Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ thì thơ văn cũng như cuộc đời hai ông đã minh chứng rõ. Khi Cao Bá Quát viết lại đôi câu đối trên hẳn cũng tâm đắc với nội dung và muốn mượn nó để gửi gắm lòng mình. (9) Xem Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam. Q.V, Nxb. Văn sử địa, Hà Nội, 1960 ([1]0) Vương Đôn: Phò mã của Tấn Vũ Đế (236-290), là một người tài, giúp Vũ Đế mở rộng, bình định vùng Trường Giang và sông Hoài. Nhưng sau nhà Tấn sợ thế lực của ông nên cuối cùng đánh bại và giết ông dưới thời Tấn Minh Đế. ([1]1) Tuân Quắc: là mưu sĩ của Tào Tháo, sau bị Tào Tháo ghét bỏ, phải uống thuốc độc chết. ([1]2) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.74. ([1]3) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.74. ([1]4) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.82. ([1]5) Dưới thời Nguyễn, sau khởi nghĩa Mỹ Lương (1854), từng có các cuộc bạo động: 1862, khởi nghĩa Lê Duy Phụng ở Quảng Yên; 1864, nổi dậy của phái Hồng Tập (con Phú Bình công Miên Áo, chú Tự Đức); 1866, khởi nghĩa “Chày Vôi” của Đoàn Hữu Trưng, mưu lật đổ Tự Đức, lập Đinh Đạo để kháng Pháp; 1884, Tôn thất Thuyết (1835-1913) cùng nhiều tướng lĩnh trong hoàng thất đảo chính, giết các vua chủ hòa, thân Pháp, lập Ưng Lịch, niên hiệu Hàm Nghi, v.v. ([1]6) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.77. ([1]7) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.78. ([1]8) ([1]9) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.76. (20) Liêm lại: viên lại thanh liêm. (21) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.75. (22) Tự tình khúc và trần tình văn. 1958, Sđd; tr.77. (23) Công bằng mà nói, những tội trạng không thuộc phạm vi tru di ba họ, thì nhà Nguyễn cũng đã từng có những động thái khá mềm dẻo như: từng bãi tội cho Lý Văn Phức, Phan Huy Chú, Nguyễn Công Trứ, tha tội “trảm giam hậu” cho Cao Bá Quát, Phan Nhạ. Các họ Lý, Phan, Cao đều được đi “hiệu lực” lập công chuộc tội và trở về đều được trở lại chức tước cũ. Nguyễn Công Trứ mặc dù nhiều lần “lên voi xuống chó”, phải thực thi mệnh lệnh của Triều đình đánh dẹp khởi nghĩa Phan Bá Vành, về sau đã dốc sức chăn dân, có công lớn giúp dân an cư lập nghiệp ngay trên mảnh đất chôn rau cắt rốn của họ. (24) Chữ dùng của Nguyễn Huệ Chi. Xem Mục 12 Hành trình nghệ thuật trong thơ Nguyễn Thượng Hiền – người bắc cầu giữa hai thế kỷ ở Chương I. |
Bài viết này được đăng vào 27/03/2011 lúc 7:08 sáng và tập tin được lưu ở Văn Hóa. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Tạm thời ngưng đáp ứng, nhưng bạn cũng có thể trackback từ trang của bạn.
(Lấy từ bvnpost on 27/03/2011)
Viết bình luận
Tin liên quan
- VỀ VỚI AO DƯƠNG
- LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
- CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
- CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
- TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
- Chữ hiếu xưa và nay
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.