- Đang online: 1
- Hôm qua: 1321
- Tuần nay: 29702
- Tổng truy cập: 3,488,995
Cải táng mộ những điều cần biết 624
- 967 lượt xem
Cải táng mộ những điều cần biết
Nguồn trang: Công viên nghĩa trang Lạc hồng viên. Sưu tầm: Hoàng Trần Hòa
Cải táng mộ là giai đoạn quan trọng của mỗi gia đình có người thân đã khuất núi do đó khi cải táng mộ chúng ta cần phải chú ý những điều sau
1. Kiểm tra phần mộ
Việc đầu tiên trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào ? đã đủ thời gian cải táng chưa ? Mộ đó có kết hay phạm trùng không ? Mộ kết là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi, gia đình, dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ.
2. Thời gian cải táng và quy tập mộ :
Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng, quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí . “Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên. Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam.”
Sau đây là tiết khí của các năm 2011-2015:
3. Chọn vị trí đặt mộ khi cải táng.
“Chọn lựa huyệt đất mới :
Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang. Ngày xưa, điều kiện đất đai còn rộng lớn thì việc này tương đối dễ dàng. Ngày nay, đất chật người đông, diện tích đất dành cho người chết cũng rất hạn chế. Thường ở địa phương sẽ tiến hành bố trí cho gia đình một huyệt đất mới ở cùng nghĩa trang nơi hung táng. Nếu các gia đình có nhu cầu chọn lựa phải mua đất ở nơi khác rồi chuyển hài cốt về. Việc chọn lưạ huyệt đất là tương đối khó khăn, để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau đây :
– Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
– Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiểm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
– Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
– Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi cải táng, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.”
Cải táng vào thời điểm nào là hợp lý ?
Vào dịp cuối năm , chúng ta thường làm lễ cải táng mộ phần, sửa sang lại phần mộ cũ, quy tập những phần mộ cũ và mộ mới về một nghĩa trang gia đình hoặc một nơi mới . vậy khi cải táng, quy tập mộ phần, chúng ta nên để chú đến những vấn đề gì ?
1/ Kiểm tra Phần Mộ
Việc đầu tiên trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào ? đã đủ thời gian cải táng chưa ? Mộ đó có kết hay phạm trùng không ? Mộ kết là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi,gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí…Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ.
2/ Thời gian cải táng và quy tập mộ : Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí .
3/ Chọn vị trí đặt mộ khi cải táng.
“Chọn lựa huyệt đất mới :
Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang.
Việc chọn lưạ huyệt đất là tương đối khó khăn, để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau đây :
– Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
– Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiểm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
– Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
– Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi cải táng, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.
4/ Những vật liệu cần chuẩn bị khi cải táng:
Trước tiên, chúng ta phải lựa chọn được 1 Lọ Tiểu hoặc Quách, Việc tiếp theo nữa là chuẩn bị thật nhiều nước Vang ( Còn gọi là nước ngũ vị hương – Đừng nhầm với gói ngũ vị hương để nấu Ca ri – Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ).Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ , người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ . Tùy theo giờ tốt mà bốc , nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm . Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi . Khi bốc mộ , người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước , sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên ( Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài ) .
Trước khi tiến hành bốc mộ , người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên . Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại . Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo , mũ , ủng ) , ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ , giấy tiền vàng bạc , trầu cau , rượu , thuốc , đèn nến , gạo muối . Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên ( trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ ) , xôi , gà trống luộc nguyên con ….
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành , một cái quách đặt làm sẵn , một miếng vải đỏ , một tấm ni lông , vài chai rượu nặng và nước Vang. Một vài cái xô , chậu nhựa để rửa xương .
Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Khi ván Thiên được cậy ra , người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí . Sau đó mới tiến hành lấy cốt . Sau khi nhặt hết cốt , rửa sạch , người ta trải tấm ni lông ở dưới , tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người . Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên . Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ , không được phép thiếu .Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.Sau khi hoàn tất , người ta đóng nắp tiểu lại .
Những điều đại kỵ khi lựa chọn nơi chôn cất mộ bắt buộc phải biết
đối với người dân việt nam
1. Không chôn gần các nơi công cộng, khu vui chơi, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp nặng, phần âm trạch sẽ bị nhiễu, con cái hư hỏng, học hành không đến nơi đến chốn, tù tội.
2. Chôn huyệt cũ
Tại các nghĩa trang nhân dân làng xã thì việc chôn cất cứ gối lên nhau, nhưng tuyệt đối không nên chôn đúng huyệt cũ, sẽ khiến đất sụt, quan tài hở và đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới con cháu, có thể gây nên trùng táng hay trùng huyệt.
3. Trường hợp mộ bị xâm hại
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà mộ phần bị xâm hại như thay đổi địa chất, rễ cây đâm bào, trâu bò đánh phá… thì cần làm lễ thổ thần và tu sửa lại. Tùy thuộc vào gia quyến mà lễ lạt khác nhau.
4. Đóng đinh sắt thép vào quan tài
Không nên đóng đinh, sắc thép vào quan tài, hoặc nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết. Con cháu điên khùng, ung thư.
5. Chôn mộ gần cây lớn hoặc trồng cây lớn trước mộ
Thuật phong thủy quan niệm không nên trồng cây lớn trước mộ, hoặc chôn mộ gần gốc cây lớn vì có thể dễ cây sẽ quấn vào hài cốt sẽ khiến con cháu bị động. Loài cây được phép trồng trước mộ phần là cây xương rồng vì có tác dụng chống xung sát và nên trồng trước mộ hai cây xương rồng là hợp lý nhất.
6. Chôn nơi có nước đọng
Nơi chôn cất không nên chọn những nơi có nước đọng lại như thế có nghĩa là long mạch bị ngừng, bị cắt đứt. Thuật phong thủy quan niệm nên chọn những nơi có dòng nước bao quanh để đặt huyệt mộ, nhưng long mạch phải chảy. Nếu chôn cất ở những nơi xấu này gia chủ và con cháu sẽ gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.
7. Chôn nơi có đường giao cắt
Mộ phần nên chọn nơi yên tĩnh, ít gió, tránh những nơi có đường đi lại, xa khu dân cư, có như vậy người an nghỉ sẽ được yên tĩnh, không xáo trộn bởi âm thanh cuộc sống đời thường.
8. Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm
Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
9. Bia mộ để dưới chân
Bia mộ để dưới chân, con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn, nghèo đói.
10. Chọn huyệt phía trước nhìn ra ao hồ
Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách (tốt).Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
Phương Pháp Chọn Hướng Mộ Tốt
Vài năm gần đây, việc cải cách chôn cất trong mộ phần phát triển, hình thức chôn táng mộ theo ngĩa trang được quy hoạch rất được ưa chuộng, việc này cũng hợp với chủ trương tiết kiệm đất đai của nhà nước. Nhưng có một câu hỏi được đặt ra: Như vậy thì mộ quy hoạch trong nghĩa trang có Phong Thủy hay không ?
Kinh văn xưa có câu: “Nhất Cá Sơn Đầu Táng Thập Phần, Nhất Phần Phú Quý Cửu Phần Bần – Một Núi Chôn Mười Ngôi Mộ, Một Mộ Phú Quý Chín Mộ Nghèo”. Có rất nhiều gia đình có quan niệm sai lầm cho rằng khi sống ở vị trí cao thì chết cũng chọn chỗ cao để “đè đầu cưỡi cổ thiên hạ”, đó thật sự là sai lầm vì mộ càng ở chỗ cao càng dễ phạm cái gọi là “Cô Phong Sát” đón gió bốn phương, Thủy không có thì hỏi làm sao có thể Tụ được Khí. Đặc biệt trong nghĩa trang quy hoạch thường được chia làm nhiều khu, mà trong mỗi khu thì bia mộ chỉ có thể quay về cũng một hướng. Cho nên đây cũng là một vấn đề nan giải để Phong Thủy Lý Khí lựa chọn. Cho nên chọn lựa đất mộ trong khu nghĩa trang, rất khó mà theo các lý luận thông thường của Lý Khí phong thủy học. Sau đây là một số đặc điểm mà chúng tôi đã tổng kết:
1: Tránh gió ( Tỵ Phong ) : nên chọn những chỗ không có gió thổi hoặc ít gió, đặc biệt tránh xa chỗ sau lưng có Ao.
2: Tránh trước mặt mộ có nước thẳng đến hoặc thẳng đi. Nên chọn trước mặt mộ có hướng nước chảy ngang.
3: Trước mặt tốt nhất nên có Triều Sơn và đê án lấy làm Quan Nội Khí.
4: Trái – Phải tốt nhất nên có Sa Hộ Vệ.
5: Lập đương vận vượng sơn vượng hướng hoặc lập hướng thu cát thủy trước mặt.
6: Lấy độ số hướng bia lập Tinh bàn Huyền không, lấy tọa mộ lập Tinh bàn Đại Huyền không sao cho được thu thủy, khứ thủy ở vào lý khí tốt, lại phù hợp Thiên Tinh.
7: Tránh gần nơi có cây to.
8: Không trồng cây trên mộ.
Đây là những điểm khá quan trọng, bởi vì bốn điều trên (Hình Thế) khả năng có những cái làm không được, song Vượng sơn Vượng hướng thì có thể làm được. Những điều khác không đủ, nhưng có được Vượng sơn Vượng hướng hoặc thu Cát Thủy, tuy không thành đại phú đại quý, nhưng cầu nhân tài lưỡng vượng, thuộc nhà khá giả cũng không thành vấn đề.
Nghĩa trang Lạc Hồng Viên đã tìm hiểu rất kỹ về vấn đề này và quy hoạch tất cả các khuôn viên phần mộ theo đúng thế phong thủy “Đầu tựa sơn – Chân đạp thủy”.
Kinh nghiệm lựa chọn đất nghĩa trang
Để tìm được một khuôn viên đất để an táng phần mộ cho người thân của chúng ta cần phải được những yếu tố tốt nhất sau
Trải qua thời gian hàng trăm năm, qua hàng ngàn biến cố lịch sử, các cụ đã đúc kết và truyền đạt lại cho con cháu đời sau “Kinh nghiệm chọn đất để xây dựng Mộ phần”, để người đã khuất cảm thấy ấm áp nơi cửu tuyền chin suối.
Đầu tiên, Đất để xây dựng mộ phần phải có Sinh khí (có long mạch), nơi đó phải có hình dạng lồi lên như hình mai rùa, cây cỏ mọc xanh tươi, tươi tốt. Gia đình đặt phần mộ ở đây sẽ được phú quý, phát đạt, mà người đã khuất cũng cảm thấy ấm áp do có sinh khí thì ấm, ko sinh khí thì lạnh.
Thứ hai, Đất để xây dựng phần mộ cần phải có dòng nước, hoặc dòng suối bao bọc và chảy xung quanh. Bởi Thủy là nguồn gốc của Tài Vận. Phần mộ nằm trên đồi có dòng nước, dòng suối chảy qua chân được coi là Huyệt quý.
Những yếu tố quan trọng để có HUYỆT CÁT tốt
Phong tục truyền thống về huyệt cát tức mộ phần để có một mộ phần tốt thì cần thiết phải có các yếu tố sau
Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn phong thủy, chọn đất đặt mộ là việc vô cùng quan trọng. Nó không những ảnh hưởng tới sự siêu thoát, vong linh của người mất mà còn tác động không nhỏ tới cuộc sống của người ở lại. Do đó việc lựa chọn cho phần mộ của người đã khuất là một điều rất quan trọng
Chúng tôi có một số kinh nghiệm lựa chọn phần đất nghĩa trang chia sẻ cho bạn
“An táng phải dựa vào sinh khí”, điều này có nghĩa là phải an táng người mất vào mảnh đất có sinh khí. Mảnh đất tụ được sinh khí thì ấm, không thì sẽ lạnh. Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên hội tụ tất cả các yếu tố của nơi đặt huyệt cát, mang lại sự thịnh vượng, bình an cho gia đình.
Đầu tiên, cần phải lựa chọn mảnh đất “mạch núi có sinh khí lưu động”. Đất là hữu hình, sinh khí (long mạch) trong đất là vô hình, nhưng khi nhìn vào hình thế của gò đất có thể nhận biết được đất có sinh khí hay không. Cổ nhân có câu: “Long mạch thật thì huyệt thật, long mạch giả thì huyệt giả”. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì nên chọn đặt mộ. Gia chủ và con cháu sẽ phú quý, phát đạt.
Tiếp đến, phải chú ý màu sắc đất. Sẽ rất tốt cho đặt mộ nếu đất ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, hồng có vân. Đất này gọi là “Thái cực biên huân”.
Sau đó, nơi đặt mộ phải có “Sa bao”. Sa bao tức là nơi đất đó được núi bao bọc. Núi bao bọc thì khí tụ, tụ được sinh khí, không làm tản sinh khí. Đất cao thì đồi núi ôm lấy mà không bị khuyết, như vậy là đất lành.
Đặc biệt, đất để an táng cần được “Thủy bọc”. Thủy ở đây là dòng nước, hồ ao, sông suối hoặc biển cả. Thủy là nguồn gốc tiền tài, là ngoại khí của sinh khí. Huyệt mộ nằm trên đồi được các dòng nước chảy dưới chân bao bao được xem là huyệt quý. Sinh thủy thì sẽ vượng. Kinh táng có câu: “Phép trong phong thủy, được thủy là thứ nhất, tàng phong là thứ hai”.
Huyệt cát, huyệt hung còn do chọn giờ, ngày, tháng và năm hạ huyệt. Sách Tuyết Tâm Phú viết: “Tuy là huyệt cát vẫn kỵ táng hung”. Chính vì vậy chọn giờ hạ huyệt vô cùng quan trọng. Căn cứ vào phép sinh khắc ngũ hành để đặt hướng mộ, cần chọn giờ, ngày, tháng, năm phù hợp để tránh hung phùng cát:
– Tọa Đông (thuộc Mộc): mộ nhìn hướng Tây
Đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Tỵ, Dậu, Sửu (tam hợp Kim cục).
– Tọa Tây (thuộc Kim): mộ nhìn hướng Đông
Đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Hợi, Mão, Mùi (tam hợp Mộc cục).
– Tọa Nam (thuộc Hỏa): mộ nhìn hướng Bắc
Đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Thân, Tý, Thìn (tam hợp Thủy cục).
– Tọa Bắc (thuộc Thủy): mộ nhìn hướng Nam
Đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Dần, Ngọ, Tuất (tam hợp Hỏa cục).
Bất kể huyệt mộ đặt như thế nào chỉ cần chọn ngày Hoàng đạo thì gặp hung hóa cát. Các ngày có sao: Thái Tuế, Tuế Phá, Kiếp Sát, Diệt Sát, Tuế Sát, Ngũ Hoàng, Nguyệt Kiến, Nguyệt Phá, Nguyệt Yếm, Tứ Tuyệt, Tứ Ly thì tuyệt đối không được động thổ, an táng.
Gia đình khi chôn cất người thân nên thật chu đáo trong việc chọn ngày giờ. Tất cả phải được làm từ cái tâm của người con đạo hiếu. Có như thế, những việc làm đó mới mang được phước lành về cho gia đình, còn tổ tiên được mỉm cười nơi chín suối.
Thứ Ba, nơi đặt mộ phần nên ở một nơi yên tĩnh, cách xa với đường đi. Tránh việc người đi lại nhiều gây động. Tuyệt kỵ nên tránh đường đi đâm thẳng vào mộ phần, đâm ngang hoặc đâm sau lưng.
Thứ tư, khi đặt mộ phần, hướng nhìn của mộ phần phía trước phải thong thoáng, có khoảng không.
Thứ năm, Không nên đặt phần mộ ở nơi quá cao, dễ sinh ra hiện tượng “Tán Khí”, nên đặt phần mộ ở nơi có núi bao bọc xung quanh để tụ khí, nơi đất bằng hoặc cong vào. Tránh chọn nơi đất vòng cung ra khiến tán khí.
Cuối cùng, tránh trồng cây to, cây rễ cọc nơi gần mộ phần, tránh rễ đâm vào quan tài. Chỉ nên trồng cây hoa, cây nhỏ xung quanh mộ phần.
Trên đây là những kinh nghiệm rất quan trọng để chọn mua và chọn nơi đặt mộ phần.
Những ngày quan trọng của người đã khuất
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục, tín ngưỡng đẹp của nhiều dân tộc Đông Nam Á. Đó là nghĩa cử thể hiện sự biết ơn và đạo hiếu của người còn sống đối với người đã khuất.
Đặc biệt, đối với người Việt Nam, đó trở thành một tôn giáo. Do đó những mốc quan trọng của người mất hầu như người Việt đều biết và thực hiện. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn nó có thể được thay đổi để đơn giản và phù hợp với điều kiện của từng gia đình. Nó có thể khác về nghi thức, lễ vật nhưng các mốc ấy vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc và thành tâm.
Lễ phát dẫn (Lễ đưa tang)
Ngày phát dẫn là ngày đưa tang. Con trai trưởng phải chống gậy đi đầu tiên, con trai thứ thì chống gậy đi sau con trai trưởng. Tang cha thì chống gậy tre vót tròn, tang mẹ thì chống gậy vông đẽo vuông. Đầu tiên, có hai thần phương tướng làm bằng giấy đặt hai bên, dáng vẻ giữ tợn cầm đồ qua mâu để đuổi ma quỷ. Có hai người khiêng thể kỳ, đặt một bức mành vải trướng làm bằng vóc nhiễu, đề dòng chữ Hồ sơn vân ám nếu là tang cha hoặc Dĩ lĩnh vạn mê nếu là tang mẹ. Hai bên treo đèn lồng đề chức tước, húy hiệu người đã mất. Sau nữa đến minh tinh, được làm bằng vóc nhiễu, trên đề họ tên thụy hiệu người mất bằng phấn trắng treo lên cành tre. Tiếp đến là hương án lớn đặt giá hương, độc bình, đồ tam sự và mâm ngũ quả. Tiếp theo là thực án bày chiếc tam sinh và linh xa để rước hồn bạch, rồi theo sau là phường bát âm và những đồ minh khí, gồm có: Đèn làm bằng giấy, tấm biển đan triệu đề hai chữ trung tín nếu là đàn ông hoặc trung tiết nếu là đàn bà, đặt những bức trướng, câu đối viếng của con cháu và người phúng viếng sang hai bên.
Sau đó đến cờ công bố, đèn chứ á. Nhà phú quý thì có thêm nghị trượng sứ thần, đồ bộ lộ, áo mũ đại trào, chiêng, trống cà rùng… Nhà bình dân thì chỉ cần phường kèn trống thổi nhạc đưa ma. Cuối cùng là đại dư rước linh cữu, trên linh cữu đặt nhà táng bằng giấy. Thân nhân, theo thứ tự nhân sơ quy định, tang phục theo gia lễ, đều xếp hàng đi theo sau linh cữu hoặc ngồi hai bên linh cữu. Thời xưa có cái bạt bằng vải trắng che trên đầu gọi là bạch mạc. Người con trưởng đi trước hoặc kèm sau xe quan tài theo tục Cha đưa mẹ đón. Nhiều nơi còn có thêm các sư vãi cầm phướn đi hai bên tụng kinh niệm Phật để linh hồn được về nơi Tây phương cực lạc. Trên đường đi, rắc vàng giấy sang hai bên đoàn đưa tang làm lộ phí cho ma quỷ.
Lễ an táng (gọi là hạ huyệt)
Giờ hạ huyệt thường chọn giờ hoàng đạo. Trước lúc hạ huyệt phải cúng thổ thần nơi hạ huyệt, đồ lễ gồm trầu rượu, đĩa xôi, vàng hương, thủ lợn hoặc chân giò… Tất cả mọi người cầm một nén hương, đi một vòng xung quanh huyệt thả một hòn đất xuống dưới, sau đó đắp mộ thành vòng rồi trồng cỏ. Đắp mộ xong, mọi người đứng vòng quanh mộ, người hộ tang, người chấp sự tiến hành lễ thành phần, tiếp đãi trà, thuốc lá cho người qua đường. Kể từ ngày này, chủ nhà thắp hương cơm canh vào hai bữa chính hằng ngày cho đến hết 100 ngày thì dừng lại.
Lễ 3 ngày (tế ngu)
Sau 3 ngày chôn cất, con cháu sẽ đến mộ để sửa sang lại mộ phần, đắp lại mộ tròn, sửa soạn cỗ bàn để tiếp đãi họ hàng thân thuộc, khách khứa đến dự, gọi là lễ tế ngu. Con cháu chỉ lấy đất đắp vào những chỗ bị hở và khơi rãnh thoát nước, kiêng động cuốc hay chèo lên mộ vì làm thế mộ dễ bị sập trong thời gian áo quan và thi hài đang bị tan rữa. Việc viếng mộ ngày này không cần thiết phải đi đầy đủ con cháu tang gia mà chỉ cần vài ba người cũng được, nhưng bắt buộc phải có trưởng nam hay cháu đích tôn thừa trọng. Nếu trưởng nam hay cháu đích tôn thừa trọng có việc bận hay bị đau ốm thì phải nhờ người khác vào thay thế. Buổi lễ này tính theo âm lịch.
Lễ 49 ngày (chung thất)
Lễ cúng 49 ngày còn gọi là lễ chung thất hay tứ cửu dựa theo thuyết của Phật giáo: Âm hồn sau khi chết phải trải qua tất cả là 7 lần phán xét, mỗi lần mất 7 ngày (tương đương 1 tuần), đi qua một điện lớn dưới âm ty, sau 7 tuần vong hồn người chết mới được siêu thoát. Tuần chung thất là tuần quan trọng, đưa linh hồn người chết lên nương nhờ cửa Phật.
Lễ 100 ngày (tốt khốc)
Khi người chết đã được 100 ngày là đến tuần tốt khốc. Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.
Giỗ Đầu
Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
Giỗ Hết
Giỗ Hết gọi là Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
Giỗ Thường
Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.
Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.
Cải táng
Hoạt động này nhiều nơi còn được gọi là bốc mộ, cát cải. Sau từ 3 đến 4 năm, người ta sẽ làm lễ Cát táng tức đem táng ở nơi khác. Vì người ta quan niệm rằng, trong thời gian hung táng thì người mất hay bị ma quỷ quấy nhiễu, sau khi cát táng thì mới không bị ma quỷ quấy nhiễu nữa. Cải táng phải chọn một ngày thích hợp, không nên xung khắc với người mất. Trước khi cát táng, người ta sẽ cúng Thổ thần Thiên địa nơi đào mả lên, rồi lại cúng Thổ thần Thiên địa nơi sẽ đem chôn cất. Người ta sẽ dùng cuốc đào đất, lấy hài cốt người chết cho vào Tiểu nhỏ làm bằng sành (giống hình cái lọ hoa), đem chôn ở vị trí khác. Sau đó sẽ xây mộ kiên cố. Còn quan tài nếu cũ nát thì có thể đem bỏ đi, nếu còn tốt thì có thể đem về dùng làm việc khác.
Viết bình luận
Tin liên quan
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-
CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
-
THƯ CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CÁC NHÀ GIÁO
-
Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn
-
HỘI THỀ KHÔNG THAM NHŨNG TẠI HẢI PHÒNG – XUÂN KỶ HỢI 2019
-
Người Jing (Việt) Trên Đất Trung Hoa
-
HAI BÀI THƠ MẠC ĐƯỜNG CẢM TÁC
-
LỜI RĂN CỦA TĂNG QUỐC PHIÊN, TỨ ĐẠI DANH THẦN NHÀ THANH TQ
-
THÔNG BÁO HỘI NGHỊ THƯỜNG TRỰC MỞ RỘNG HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
-
Bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH: “Chúng ta hãy trân quý Bà mẹ thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy”
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC