- Đang online: 1
- Hôm qua: 662
- Tuần nay: 16858
- Tổng truy cập: 3,412,884
BÁO CÁO Về dự án phục dựng Điện Sùng Đức tại thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách Hải Dương
- 210 lượt xem
BÁO CÁO
Về dự án phục dựng Điện Sùng Đức tại thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách Hải Dương
Kính gửi: Thường vụ HĐMT Việt Nam
Từ thế kỷ thứ IX, tổ tiên họ Mạc đã về định cư tại làng Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương. Nơi khí thiêng sông núi đã sản sinh ra 3 Trạng nguyên nhà Mạc là cụ: Mạc Hiển Tích ( đỗ năm 1086 ), Cụ Mạc Kiến Quang (đỗ năm 1089) đỗ Trạng nguyên Nhà Lý thời vua Lý Nhân Tông, hai cụ là huynh đệ đồng triều, thực là hiếm có. Cả 2 cụ đều làm quan đến chức: Thượng thư Bộ Lại, Bộ Công thời Vua Lý Nhân Tông. Tiếp đến cháu 5 đời của cụ Mạc Hiển Tích là: Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi ( đỗ trạng nguyên năm 1304 đời vua Trần Anh Tông. Năm 1308 cụ là chánh sứ sang tàu, do đối đáp kỳ tài nên cụ được đặc cách phong là Trạng nguyên Trung Quốc ) làm quan đại thần cho 3 đời vua Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông. Sau đó bằng tài năng đích thực cụ được cử giữ chức quan cao nhất trong triều là: Đại liêu Ban Tả Bộc xạ ( tương đương với Tể tướng ). Khi cụ Mạc Đĩnh Chi làm quan ở cấp cao nhất vẫn giữ nếp sống thanh bần, kiệm ước đến khi về hưu được vua Trần Hiến Tông cảm mến tài năng, đức độ đã cấp đất, và cấp tiền cho cụ để xây dựng Điện Tiền Nhân ( Tổ đường Mạc tộc Việt Nam ) vào thế kỷ thứ XIV để cụ thờ phụng và tri ơn tiên tổ họ Mạc Việt Nam. Nhưng Điện Tiền Nhân sau đó đã bị giặc Minh sang xâm chiếm tàn phá hết. Đến cháu 7 đời của cụ Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên Võ- Thái tổ Hoàng đế Mạc Đăng Dung đã sáng lập nên Vương triều Mạc với 12 đời vua“một thời dày công với nước, nặng đức với dân”. Khi cụ Mạc Đăng Dung lên ngôi Hoàng đế đã cho dựng “Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam ” ở nền nhà của Cụ Mạc Đĩnh Chi ở thôn Long Động, để thờ cúng, tri ơn tiên tổ họ Mạc Việt Nam. Tiếc thay do chiến tranh phong kiến năm (1592-1593) Điện Sùng Đức đã bị tàn phá hết.
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều hội thảo khoa học cấp quốc gia và cấp tỉnh, đã đánh giá đúng công lao của Vương Triều Mạc là một vương triều chính thống trong lịch sử dân tộc. Vì vậy năm (2009-2010) Đảng và Nhà nước đã quan tâm cho xây dựng Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc ở thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng và Đền thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi và Lăng Quan Trạng ở thôn Long Động, Nam Tân, Nam Sách Hải Dương khang trang bề thế, là một trong những công trình trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Đến nay vẫn còn một số công trình như: Điện Sùng Đức chưa được phục dựng, để bảo tồn và phát huy giá trị trong thời đại mới, nhằm giáo dục truyền thống cho hậu thế.
Dự án Điện Sùng Đức năm 1994 đã được UBND tỉnh Hải Dương giao cho Sở VHTT là chủ đâu tư của dự án, ngay từ năm 1994 đã đưa vào quy hoạch đất di tích lịch sử văn hóa của địa phương thôn Long động, xã Nam Tân (biên bản lập ngày 2/12/1994 khoanh vùng bảo vệ di tích cụm các di tích đền Long Động gồm: Đền LQTN Mạc Đĩnh Chi, Lăng quan Trạng, Điện Sùng Đức, Đình Long Động; nằm trong quy hoạch tổng thể dự án cụm các công trình di tích lịch sử văn hóa tâm linh của xã Nam Tân. Biên bản này đã có chữ ký của các cấp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh và các cơ quan có liên quan là: UBND xã Nam Tân, Phòng VHTT huyện Nam Sách, UBND huyện Nam Sách, Sở VHTT Hải Dương, Bảo tàng Tỉnh Hải Dương, và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Thước ký phê duyệt tại thời điểm đó) . Trong đó phần diện tích đất theo quy hoạch của địa phương để lại năm 1994 là: 2224 m2, khi đó chưa có đường điện cao thế đi qua ( đường điện cao thế này làm năm 2000. Sau khi đã trừ đi phần diện tích đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao thế, đã cách ly 14m, do đó diện tích đất hiện nay còn lại hẹp 900 m2). Đồng thời trên phần đất nằm trong quy hoạch Điện Sùng Đức dòng họ Mạc và nhân dân thôn Long Động đã xây dựng một cái miếu Sùng Đức nhỏ từ năm 1995 ( để giữ đất di tích cổ chống lấn chiếm, khi nào có điều kiện sẽ phục dựng lại di tích lịch sử có quy mô lớn sau ).
Được sự nhất trí của Lãnh đạo HĐMT Việt Nam, ngay từ giữa năm 2015 HĐMT tỉnh Hải Dương đã làm việc với ĐU-UBND xã Nam Tân và HU-UBND huyện Nam Sách để xin chủ trương về việc phục dựng Điện Sùng Đức. Về phía lãnh đạo địa phương trả lời là nhà nước không có kinh phí để làm dự án Điện Sùng Đức. Hiện nay tỉnh Hải Dương còn đang tiếp tục hoàn thiện nốt dự án đền thờ LQTN Mạc Đĩnh Chi (mới xong giai đoạn 1). Vì vậy HĐMT tỉnh Hải Dương xin lập dự án Điện Sùng Đức bằng nguồn vốn xã hội hóa của con cháu họ Mạc cả nước và các nhà hảo tâm, cùng các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án.Cụ thể dự án như sau:
1/ Về địa điểm xây dựng: Phục dựng Điện Sùng Đức tại địa điểm Điện Sùng Đức cổ- hiện nay có 1 miếu Sùng Đức nhỏ ( Đây chính là địa điểm Cụ Mạc Thái Tổ đã cho dựng Điện Sùng Đức trên nền nhà cổ của cụ Mạc Đĩnh Chi trước đây ). Một phần diện tích đất còn lại của dự án này (900 m2 ) đã nằm trong phạm vi quy hoạch đất di tích lịch sử văn hóa của địa phương từ năm 1994. Tuy nhiên phần quy mô diện tích đất theo quy hoạch dự án phục dựng Điện Sùng Đức mới có tổng diện tích sử dụng đất là 3000m2 (phần đất phải xin bổ sung thêm là 2100m2). Trong đó phần xây dựng các hạng mục công trình chính là : ( 40 x 50m ) = 2000 m2. Còn lại là khuôn viên cây xanh, thảm cỏ, bãi đỗ xe quy mô nhỏ và các hạng mục công trình phụ trợ kèm theo = 1000 m2. ( cụ thể có bản vẽ phối cảnh tổng thể dự án kèm theo)
2/ Về Hướng: Hướng chính của Điện Sùng Đức theo đúng hướng Điện Sùng Đức cổ trước đây do cụ Mạc Thái Tổ xây dựng ( Bắc là chính, có ghé đông một phần) mặt chính điện Sùng Đức quay ra hướng sông Kinh Thầy, lưng Điện Sùng Đức quay về Làng Long Động.
3/ Thiết kế kiến trúc mẫu Tổ đường: Do Công ty tư vấn Thiết kế Kiến trúc C.A.C Hà Nội có nhiều kinh nghiệm thực hiện lập quy hoạch dự án và thiết kế công trình. Đồng thời thiết kế phục dựng Điện Sùng Đức gồm: nhà Chính điện có hậu cung (hậu điện) 5 gian ( 3 gian, 2 chái ) theo kiểu nhà chữ Đinh . Có tổng diện tích = (10,5×11,5m )= 120 m2.
3-1/ Còn bài trí trong nhà Chính điện (Hậu điện) ở gian thờ giữa ( gian có hậu cung ) trung tâm dự kiến bài trí theo hàng dọc từ trên xuống dưới như sau:
–Bậc 1: Ban thờ Khởi Thủy Tổ họ Mạc Việt Nam – từ trước đời cụ Mạc Hiển Tích từ 6-7 đời hay gọi là Cao cao cao Thủy tổ ( hay Tụy tổ ).
–Bậc 2 : Ban thờ Thủy tổ: Cụ Mạc Hiển Tích ( thờ tượng – từ bên phải nhìn từ phía ngoài vào ban thờ ); Mạc Kiến Quan ( thờ tượng – từ bên trái nhìn từ bên ngoài vào ban thờ )
– Bậc 3 : Ban chính giữa thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi ( thờ tượng )
– Bậc 4: Ban thờ Trạng Nguyên Đô Lực sỹ- Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung. Vì cụ Mạc Đăng Dung cũng chính là cụ tổ của nhiều chi nhánh họ Mạc, gốc Mạc sau này. ( Các vua Mạc lấy cụ Mạc Thái Tổ đại diện là chính- Thờ tượng ),
– Bậc 5: Ban thờ chung Hoàng thân nhà Mạc ( thờ bài vị )
3-2/ Còn nhà Tiền điện ( tiền tế ) phía ngoài ( 5 gian ). Nhà tiền tế có diện tích 180m2 ( (18×10,9 m). Trong đó: – Gian giữa trung tâm (1) là ban thờ công đồng thần linh,
-Gian kế tiếp về bên phải (2) là ban thờ tả văn quan
– Gian kế tiếp về bên trái (3) là ban thờ hữu võ ( danh ) tướng.
– Gian bên phải (4) tiếp theo là ban thờ các tiên linh anh hùng liệt sỹ tiêu biểu xuất sắc của các chi họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước như Phan Đăng Lưu, Phạm Hồng Thái, Mạc Thị Bưởi….
– Gian bên trái (5) tiếp theo là Ban thờ thủy tổ trên 550 chi nhánh họ Mạc (gốc Mạc) Việt Nam.( Ngoài ra tường hồi gian bên trái khắc tên trên 550 chi họ Mạc, gốc Mạc Việt Nam. Tường hồi gian bên phải khắc ghi công đức tiêu biểu của các tập thể và cá nhân đã công đức xây dựng Điện Sùng Đức ).
3-3/ Các hạng mục công trình khác còn lại gồm: 2 Nhà Tả vu và hữu vu ( có kích thước= 36m2 ( 4×9,1m), sân điện, cổng tam quan, Tắc môn, tường bao xung quanh, khu vực công trình WC ( 18 m2 ), nhà bếp ( 27 m2 ) để phục vụ hậu cần khi lễ, tết, giỗ. Còn lại là khuôn viên thảm cỏ, cây xanh, bãi đỗ xe nhỏ và quay đầu xe chống ùn tắc giao thông khi có lễ hội. ( Chi tiết các hạng mục công trình có các bản vẽ kèm theo ).
4/ Nguồn vốn dự án: Tổng mức đầu tư toàn bộ các hạng mục công trình nếu làm bằng gỗ toàn bộ là: 24 tỷ đồng,( nếu làm bê tông cốt thép giả gỗ khoảng 15 tỷ đồng để dễ duyệt ). Trong đó vốn đầu tư trong 5 năm (2016-2020) bằng nguồn vốn xã hội hóa do con cháu các chi họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài nước, cùng với các nhà hảo tâm đóng góp công đức ủng hộ để thực hiện dự án. ( Khi thiết kế thi công được duyệt ở phương án nào sẽ có dự toán chi tiết kèm theo )
5/ Về ngày giỗ của cụ Thủy tổ họ Mạc Việt Nam: Từ khi cụ Cao Cao Cao thủy tổ họ Mạc đầu tiên về Long Động vào thế kỷ thứ IX trước đời cụ Mạc Hiển Tích khoảng 6-7 đời . Về ngày giỗ của cụ Thủy tổ Mạc Hiển Tích ( Cụ được phong là thành hoàng làng, theo dân làng và dòng họ Mạc ở thôn Long Động lấy ngày 15/11 AL hàng năm là ngày giỗ cụ Thủy Tổ Mạc Hiển Tích).
Sau đó TVHU Nam Sách đã có Nghị quyết số: 175-TB/HU ngày 29/3/2016 giao cho UBND huyện Nam Sách, chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với UBND xã Nam Tân để thẩm định các thủ tục về đất đai và bổ sung quy hoạch dự án Phục dựng Điện Sùng Đức.
– Ngày 10/6/2016 UBND tỉnh Hải Dương đã giao cho Sở VHTT-DL chủ trì tổ chức hội nghị tại xã Nam Tân gồm các cơ quan như: Sở TNMT, Sở XD và UBND huyện cùng các cơ quan của huyện Nam Sách, xã Nam Tân và HĐMT tỉnh Hải Dương. Sau khi đi khảo sát thực về các cơ quan đã cho ý kiến cơ bản nhất trí. Sau đó ngày 28 Tháng 6 năm 2016 Sở VHTT-DL đã có công văn 731/BC-SVHTT-DL báo cáo UBND tỉnh và gửi các Sở TNMT-Công Thương, Xây Dựng và UBND huyện Nam Sách, UBND xã Nam Tân là nhất trí về chủ trương phục dựng Điện Sùng Đức của HĐMT tỉnh Hải Dương. Đồng thời đề nghị Sở Tài Nguyên – Môi trường hướng dẫn UBND xã Nam Tân làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng phần diện tích đất mở rộng ( từ 915m2 còn lại theo quy hoạch cũ tăng lên 3000m2 ) và làm văn bản báo cáo UBND tỉnh ra quyết định cấp đất để xây dựng công trình. Trong đó đề nghị Sở Công Thương xem xét quy định hành lang an toàn lưới điện qua khu vực dự án Điện Sùng Đức. Bước tiếp theo sau khi có quyết định của UBND tỉnh cho phép mở rộng đất của dự án và văn bản thỏa thuận của Sở Công Thương về hành lang an toàn lưới điện thì Sở VHTT-DL sẽ hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế thi công và bài trí thờ tự theo đúng quy định của Luật di sản văn hóa.
Trên đây là báo cáo khái quát một số nét về tiến độ thực hiện dự án Phục dựng điện Sùng Đức mà HĐMT tỉnh Hải Dương đã làm việc với các cơ quan chức năng của xã, huyện, tỉnh
Kính mong Thường vụ HĐMT Việt Nam và các cơ quan có liên quan tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho HĐMT tỉnh Hải Dương hoàn thành tâm nguyện phục dựng Điện Sùng Đức để tri ơn tiên tổ của hàng triệu con cháu họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hải Dương, ngày 10 tháng 7 năm 2016
TM. HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG
CHỦ TỊCH
Trần Mạc Đăng Úy
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC