- Đang online: 3
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12147
- Tổng truy cập: 3,388,724
Ba bản báo cáo của chi họ Nguyễn tại Diệm Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
- 663 lượt xem
Ba bản báo cáo của chi họ Nguyễn
tại Diệm Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
1. HUẤN CHỈ TUYỆT MẬT CỦA TỔ TIÊN
Nguyễn Xuân Lộc
Diệm Xuân – Việt Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
… “Vì sự sống còn của dòng Tộc chúng tôi nên trong mỗi đời các cụ chọn chỉ được 1 đến 2 người, không kể là trưởng hay là thứ. Đúng ra là chỉ truyền cho 1 người, nhưng vì sợ 1 người đó chẳng may mất sớm hoặc bất ngờ bị đột tử nên các cụ dự bị truyền cho 2 người. 1 đến 2 người này được chọn phải có Đức, tính cương trực, suy nghĩ sâu xa, tâm huyết với tổ tiên, dòng họ, thâm trầm, kín đáo và tuyệt đối giữ bí mật, sống để bụng, chết mang theo. Tôi may mắn được ông nội chọn, vì có những đức tính như trên.”…
… “Nhân dịp có cuộc Hội thảo về nhà Mạc và con cháu học Mạc trên vùng đất Vĩnh Phúc. Nên tôi dám mạo muội thắp nén hương lên ban thờ tổ tiên, xin phép các cụ cho phép tôi tiết lộ bí mật. Di huấn tuyệt Mật của Tổ tiên, để cụ Hoàng đế Mạc Kính Vũ, Hoàng tử Mạc Hữu Pháp, Công chúa Mạc Chính Lan được minh oan, được trả lại tên tuổi, được con cháu và muôn dân thờ phụng đời đời”.
Tôi xin kể lại hoàn toàn sự thật “Huấn chỉ tuyệt Mật” của Tổ tiên như sau:
Ông nội tôi Di huấn lại cho tôi vào một đêm mưa chỉ có 2 ông cháu, ông thắp nén hương lên ban thờ Tổ tiên lầm rầm khấn, bắt tôi chắp tay lạy thề trước các cụ là Tuyệt đối giữ bí mật, không tiết lộ nửa lời cho ai biết trừ con cháu tôi, được chọn lựa”
… “Các cụ làm Hoàng đế được 6 đời ở Hoàng Thành Thăng Long thì thất thủ và các cụ chuyển lên đóng đô tại thành Nà Lữ, Cao Bình, Tỉnh Cao Bằng ngày nay. Truyền được 4 đời Hoàng đế nữa đến đời cụ Tổ ta, mộ hiện đang Táng cách gốc cây “Tòi mòi” trên chùa Trống 10 bước chân là mộ cụ Tổ Mạc Kính Vũ”…
(Mạc Văn Trang trích lược)
2. BẢN TƯỜNG TRÌNH KHU TÂM LINH 3 NGÔI MỘ TỔ
Ở ĐẤT XUÂN SƠN TỰ (CHÙA TRỐNG)
Nguyễn Ngọc Toàn sinh ngày 30/5/1933
thôn Diệm Xuân, xã Việt Xuân.
… “Từ năm 1965 trở về trước, chỉ có 3 ngôi mộ, là mộ của họ Nguyễn gốc Mạc. Nên từ đó đến nay chi họ chúng tôi ở đây, các cụ cao tuổi thường nhắc con cháu một ngôi mộ cao cao Tổ ở gần cây Tòi mòi cách 10 bước chân, Ngôi mộ thứ 2 cách cây tòi mòi khoảng 110 bước đây là 2 ngôi mộ quý của dòng họ. Còn ngôi mộ thứ 3, phía bên phải chùa là mộ Tổ của chi họ chúng tôi ở đây, được công khai cúng giỗ đàng hoàng,, nhưng chỉ được khấn cao Tổ Mạc cải Nguyễn, Đối với 2 mộ quý kể trên thường đến ngày giáp tết hàng năm các nơi đến thăm viếng 2 ngôi, sau đó về nhà ông trưởng họ sinh hoạt là cụ nội ông Nguyễn Văn Sỹ hiện nay. Còn riêng ngội mộ tổ của chi họ chúng tôi được sửa chữa tháng 11 năm 1939, lý do là chi họ chúng tôi có 4 ngành nhỏ, mỗi ngành đều có một người bị què chân, nên các cụ cao tuổi đi xem. Thầy phán là mộ bị nghiêng phải sửa lại, nên họ chúng tôi sửa lại tháng 11 năm 1939. Các cụ quyết định mỗi hộ phải có 1 người đi làm trong những ngày sửa chữa. Riêng cụ nội ông Sỹ là trưởng họ công đức toàn bộ vật liệu và lễ lạt, chè thuốc trong những ngày đó.
Năm ấy tôi lên 7 tuổi, theo bố tôi lên xem cậy phá về đêm hôm trước, cho đến sáng hôm sau tôi lên xem thì thấy che cót để ánh nắng khỏi chiếu vào ngôi mộ, các bác, các chú trong họ cậy lên và húm lại xem. Tôi cũng chạy lại xem thì thấy dưới mộ có 2 mố trụ, trên mố trụ có chiếc đòn bằng gỗ mầu đen vuông 2 đầu, 2 chiếc xích sắt hay đồng tôi không được rõ được treo lơ lửng khoảng cách đáy khoảng 20 cm, sau đó ông bố tôi là ông Nguyễn Văn Bướm, và ông Nguyễn Văn Mai là bác họ là thợ xây xuống sửa, kê đệm lại. Lúc đó tôi đang xem bà Hà Thị Lộc bà bác dâu, đến đuổi không cho tôi xem nữa, tôi phải trở ra về. Đến tối bố tôi về tôi mới hỏi lại, bố tôi nói đó là táng treo, sau khi sửa chữa lại, chi họ tôi đều bình an vô sự, nên trong chi họ chúng tôi hàng năm đến ngày 27 tết âm lịch, lên cúng lễ đều khấn là cao Tổ Mạc cải Nguyễn, còn theo chi họ chúng tôi là hâu duệ họ Mạc cải Nguyễn vẫn phải giấu tên giấu họ của 3 ngồi mộ kể trên.
Nên các cụ tiền nhân trong họ quy định chỉ mỗi đời truyền 1 đến 2 người biết rõ tung tích 3 ngôi mộ kể trên, những người này không chức quyền trong các đời phong kiến lúc đó và người phải biết cúng khấn rõ ràng, tính tình phải trầm tĩnh và nhu mì nên cụ Nguyễn Văn Thăng được truyền sau năm 1945, truyền lại cho bố tôi là Nguyễn Văn Bướm
Đến năm 1967 bố tôi ốm mệt truyền lại cho tôi nên tôi biết rõ ràng các ngôi mộ kể trên. 1 là ngôi mộ của cụ Mạc Kính Vũ, 2 là mộ cô Tổ Mạc Chính Lan, 3 là mộ Tổ của chi họ chúng tôi hiện nay đang táng tại đất chùa Xuân Sơn Tự”
(Mạc Văn Trang trích lược)
- BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN SỸ
Thay mặt chi họ Nguyễn gốc Mạc tại
Diệm Xuân- Việt Xuân- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc
…“ Theo các cụ chỉ truyền lại mộ cụ Cao Tổ (Mạc Kính Vũ) ở cách cây tòi mòi 10 bước chân (cây tòi mòi hiện nay không còn chỉ còn vị trí) và mộ Tổ Cô (công chúa Mạc Chính Lan) cách mộ cụ Tổ khoảng 110 bước chân về phía trái của chùa Trống.
Cụ Mạc Kính Vũ có một người con lớn là Mạc Hữu Pháp (đổi họ thành Nguyễn Hữu Pháp – cụ ở ản tại chùa Tiên Lữ)
Cụ Nguyễn Hữu Pháp có 4 con:
Con cả Nguyễn Hữu Kiên ở Tiên Lữ- Lập Thạch
Con thứ Nguyễn Hữu Khắc ở Văn Quán-Lập Thạch
Con thứ Nguyễn Hữu Kính ở Đông Mật- Lập Thạch
Con thứ Nguyễn Hữu Nhẫn ở Diệm Xuân- Vĩnh Tường
Bốn anh em ở bốn nơi cách nhau từ 5- 10km vẫn liên lạc thường xuyên với nhau, từ thời các cụ cho đến nay có phân biệt trên dưới”
“Kể từ cụ Hoàng đế Mạc Kính Vũ đến đời tôi là thứ 6, đến chắt nội tôi: Nguyễn Mạc Gia Bảo là đời thứ 9 tại nơi này.
Chi họ chúng tôi ở đây thường gọi là họ Nguyễn Chùa ( ở đây có 5 họ Nguyễn), không biết có phải trước kia các cụ trông chùa, để cúng lễ nên gọi Nguyễn Chùa để phân biệt với các họ Nguyễn khác hay không?
Chi họ chúng tôi trước kia có nhà thờ, cúng giỗ các cụ trước thường chạp họ và 27-12 ta, có họ 27-2 ta. Nhưng từ năm 1990, sau 2 cuộc chiến tranh chống Mỹ, chúng tôi đi sơ tán khắp nơi như Tuyên Quang, Quảng Ninh, Phú Thọ… và hầu hết là đi công tác nên mãi tới năm 1990 mới củng cố lại và tiếp tụ chạp họ vào ngày 15-12 hàng năm”.
Chi họ chúng tôi hiện nay phân tán làm ăn sinh sống khắp trong tỉnh, tỉnh bạn như Hà Nội, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Nha Trang, Vĩnh Long… Những gia đình này cũng có năm về tham gia chạp họ.
Tổng số chi họ tôi như sau:
|
Tổng số |
Ở quê |
Chuyển nơi khác |
Số hộ |
58 |
31 |
27 |
Số đinh |
120 |
63 |
57 |
Số khẩu |
227 |
124 |
103 |
(Mạc Văn Trang trích lược)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.