- Đang online: 1
- Hôm qua: 830
- Tuần nay: 17422
- Tổng truy cập: 3,412,547
DOÀN ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM DÂNG HƯƠNG ĐỀN QUAN QUẬN – MẠC GIA TỪ
- 219 lượt xem
DOÀN ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM DÂNG HƯƠNG ĐỀN QUAN QUẬN – MẠC GIA TỪ
Sáng ngày 30/9/2015 (tức ngày 18/8 âm lịch) nhân dịp Hợp nhất chính kỵ thập bát Quận công và hơn 500 binh sỹ tại Mạc Gia Từ – Đền Quan Quận, Đoàn Đại biểu Hội đồng Mạc tộc Việt Nam do ông Thái Khắc Việt – Chủ tịch HĐMT VN dẫn đầu, đã về dâng hương tại Mạc Gia Từ, tại thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Đoàn gồm có ông Hoàng Trần Hòa – Phó Chủ tịch Thường trực HĐMT VN,
Bà Nguyễn Ngọc Dung – Trưởng ban Tổ chức HĐMT VN
Ông Vũ Trường Long – Phó Văn phòng HĐMT VN
Ông Nguyễn Khoa Mậu, ông Nguyễn Ích Quyết, ông Thái Khắc Toàn, bà Thái Thị Hương Sen, bà Nguyễn Thị Thành, ông Mạc Văn Kết (Hải Dương), ông Hoàng Thế Hiển, bà Trần Thị Hoa…và nhiều thành viên con cháu họ Mạc và gốc Mạc các địa phương khác cũng về dâng hương.
Hàng năm, ngày 20/8 âm lịch là ngày chính kỵ. Do gần ngày Giỗ Mạc Thái Tổ ở Hải Phòng, lãnh đạo HĐMT VN có một số công việc cần phải xuống Hải Phòng trước 3 ngày (từ ngày 2/10/2015 tức 20/8 âm lịch đến 4/10 tức 22/8 âm lịch), nên xin phép dâng hương và làm lễ giỗ trước.
Trước khi làm lễ, Đoàn đã dâng hương trình cáo tại Đền Rõm, thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội; thăm và trao đổi công việc với Ban quản lý đền Rõm.
Đúng 9 giờ, Đoàn đã tổ chức cúng giỗ tại Mạc Gia Từ. Văn cúng đã nêu rõ công lao to lớn của 18 vị Quận công và hơn 500 binh sỹ tuẫn tiết, bảo vệ đường rút lên Cao Bằng của thân Vương nhà Mạc, theo thủ tục văn hóa truyền thống. Sau đó, mọi gia đình vào dâng hương tỏ lòng tri ân và cầu mong được bảo hộ gia đình sức khỏe và thành đạt.
Sau buổi lễ, bà con cô bác đã thụ lộc trong không khí vui tươi, phấn khởi, tình cảm thân thương một nhà.
(Theo p/v mactoc.com )
Đền Quan Quận
một di tích lịch sử của Hà Nội cần được trùng tu
I. Địa điểm, địa giới
Đền tọa lạc trên một gò cao, nhìn về hướng Đông. Dưới thấp, trước mặt là một cánh đồng rộng, phía xa là đền Sóc Sơn mà từ đền Quan Quận, chúng ta trông thấy rõ tượng Gióng. Một đôi câu đối ở đền Rõm đã xác định chính xác vị trí của đền Quan Quận:
Tây phương hữu lộ cao gia Mạc
Đông hướng mã hồi Đổng thăng thiên
(Phía Tây có đường nhà Mạc, giòng họ cao quý
Phía Đông hướng về nơi ngựa quay lạo để Dóng lên trời).
Đền ở cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km có thể đi xe bú Hà Nội, từ bến Long Biên đến Phố Nỉ, tiếp tục xe gắn máy một đoạn ngắn là đến Đền.
Vốn vị trí của đền là trên đập nước hiện nay. Cách đây 10 năm khi là làm đập nước người ta định chuyển đền đi xa, các cụ không đồng ý và xin chuyển sang địa điểm hiện nay, cách vị trí cũ khoảng 50 năm.
II. Di tích vật thể
1. Kiến trúc và quá trình xây dựng
Từ thời xa xưa đền vốn là bằng gỗ lợp tranh, do người Sán Dìu dựng lên. Sau đó cụ Vũ Bá Kỷ, tam đại của cụ Vũ Bá Quỹ, cũng là tam đại của cụ Vũ Bá Cần xây lên bằng gạch ngói.
2. Đại tự và câu đối
Khi chuyển đền, các đại tự câu đối được viết lại như trước kia không thay đổi.Tên đền Quận Công có từ thời cụ Vũ Bá Kỷ. Trong kháng chiến gọi là miếu Cụ. Chữ Mạc Gia Từ các ngài đã để từ lâu, đền cũ có rồi. Câu đối trước đền và câu đối phía trong đã có từ xưa.
Phiên âm: Mạc Gia từ
Tạm dịch: Đền nhà Mạc (có cả 2 nghĩa sau: Đền thờ nhà Mạc, Đền của nhà Mạc)
Hai bên đại tự là đôi câu đối:
Phiên âm: Vị liệt cao sơn đồng nhật nguyệt
Tứ thời lai vãng hữu phong vân.
Tạm dịch: Tọa lạc ở trên núi cao, ngang với mặt trăng mặt trời
Bốn mùa lần đổi đến rồi đi, luôn có gió mây
Phía trong hậu cung có hoành phi ghi ba chữ Tối linh thần
Phiên âm: Tối linh thần
Tạm dịch: Thần tối linh (vị thần linh thiêng nhất, vị thần cực kì linh thiêng)
Hai bên có câu đối:
Phiên âm: Thập bát quận công thủ tiết trung
Thiên thu lưu để chí anh hùng
Tạm dịch: Mười tám vị quận công giữ lòng trung
Ngàn thu ngầm chảy ghi tạc chí anh hùng
3. Bia
Tên bia: Linh từ bi ký
Nơi đặt bia: Hiện nay không rõ. Chúng tôi thấy bia ở gốc đa trong đền Rõm, xin phép mượn cụ Chiêm để đọc. Sau tìm hiểu được biết, cách đây 20 năm, cụ Cần nhặt từ cái ao cá, trước đền Quan Quận, cách đền khoảng 200 m, thấy người ta kê để tát cá, cụ nhặt đưa về đền Rõm để ở gốc đa.
Có thể giả thiết rằng bia vốn ở trong đền Quan Quận, vì một lý do gì đó bị bỏ ra ao cá/vũng cá.
Năm dựng bia: Duy Tân thứ 7 tức năm 1913.
Tác giả soạn bia: Không ghi tên
Người biết bia: Trần Gia Mai
Kích thước bia: Cao 0,63; rộng 0,38; dày 0,08.
Miêu tả chung: Trang trí hoa văn ở trán bia không rõ. Lòng bia có 11 dòng, bia bị vỡ chéo mất một số chữ và nhiều chữ bị mờ.
Nội dung bia: Linh từ bi ký
Phiên âm:
Nguyên thuận Duy Tân thất niên, thứ Quý Sửu chính nguyệt cát nhật. Thanh ấp, chủ ấp,đội úy bá kiệt…thuyết thành…Kim ấp thượng hạ đẳng.
Cái văn…dương dương, giang sơn cẩm tú, thần công tấn hóa, nhân vật khang ninh…………….niệm linh ứng, tam tòa củ chi. Bắc…Vi hoàn mỹ…..
Tiền môn….Kim nhi hậu dân ấp hạ….viết minh vu tả thị ký.
…….. Thất tình cúng dưỡng tam hoàn.
Cúc thứ đình Trần gia Mai tả
4a. Về cụ Vũ Bá Kỷ
Cụ Vũ Bá Kỷ còn có tên là Vũ Bá Tôn, thường gọi là ông Cai Tôn, là người xây lại đền từ tre gỗ sang đá ong và gạch. Cụ Vũ Bá Quỹ có ba bà, cụ Quỹ là con bà hai, cụ Cần (sinh năm 1926) con bà ba.
Cụ Cần được giao rừng ở đấy, cụ làm nhà nhỏ thường xuyên ở đấy, để trông trâu bò và trông xe nên biết rất rõ đền Quan Quận.
4b. Đường nhà Mạc
“Tây phương hữu lộ cao gia Mạc”
5.Trận đồ nhà Mạc
6a. Đầm Quạt
6b. Bãi quần ngựa
Phía đông có núi quần ngựa
7. Bàn cờ
Hủm cờ là nơi đánh cờ
Một khu ruộng cắm cờ để đánh cờ người
8. Đá mài gươm
Đá mài gươm của quân lính dài khoảng 25m, chiều ngang 0.90cm, võng xuống hình vòng cung, nhẵn thín ở trên đường nhà Mạc
9. Cột cờ
10. Lời truyền:
“ Thập bát quận công tử tiết trung”
Nhân dân kể rằng: đoàn quân nhà Mạc vượt núi đi lên Thái Nguyên dài đến nỗi: “Đầu đoàn trồng chuối, cuối đoàn hái quả”, nghĩa là suốt mấy tháng trời. Mười tám vị quận công có nhiệm vụ bảo vệ cho đoàn quân và chiến đấu quyết liệt với lực lượng Lê – Trịnh đánh phá, ngăn cản cuộc chuyển quân. Cuối cùng lực lượng không cân xứng, hoàn thành nhiệm vụ, các vị hy sinh, nhân dân cảm phục, lập đền thờ, hương khói hàng mấy trăm năm nay.
GS.TSKH. Phan Đăng Nhật
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
- HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
- HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC