- Đang online: 3
- Hôm qua: 599
- Tuần nay: 14663
- Tổng truy cập: 3,411,757
TÌM HIỂU MẬT MÃ HỌ PHẠM GỐC MẠC QUA CÂU ĐỐI LIỄN
- 343 lượt xem
TÌM HIỂU MẬT MÃ HỌ PHẠM GỐC MẠC
QUA CÂU ĐỐI LIỄN
Nhà nghiên cứu Phạm Hải
Hơn 20 năm trở lại đây, các nhà khoa học cùng các nhà nghiên cứu sử học Việt Nam, trong các công trình nghiên cứu của mình đánh giá lại sự nghiệp của Thái tổ Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc, qua nhiều cuộc hội thảo đã bắt đầu ghi nhận những đóng góp tích cực của thời đại nhà Mạc và vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc giai đoạn thế kỷ XVI càng khuyến khích tôi thêm cố gắng tìm hiểu những tư liệu còn lại của con cháu các dòng họ gốc Mạc trong cả nước, đó là Phả tộc và những bức hoành phi câu đối. Gần đây lại được Thạc sỹ sử học Phan Đăng Thuận sưu tầm cho 2 bộ câu đối: Một bộ của họ Phạm gốc Mạc tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An:
Nguyên văn chữ Hán:
精 靈 秋 炤 龍 江 月
德 盛 春 和 范 水 風
Phiên âm:
Tinh linh thu chiếu Long giang nguyệt
Đức thịnh xuân hòa Phạm thủy phong
Tạm dịch:
Trăng thu xứ Long giang soi hồn thiêng tiên tổ
Gió xuân miền sông Phạm hoà cùng đức thịnh cháu con
Một bộ câu đối của họ Phạm gốc Mạc tại xã Hưng Nhân huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An,
Nguyên văn chữ Hán:
源 来 范 水 千 流 派
根 挺 春 山 百 本 支
Phiên âm:
Nguyên lai Phạm thủy thiên lưu phái
Căn đĩnh xuân sơn bách bản chi
Tạm dịch:
Nguồn từ sông Phạm muôn ngàn nhánh
Gốc tại núi xuân trăm vạn cành
Nội dung của 2 bộ câu đối này nhắc con cháu nhớ tới biến cố năm Nhâm Thìn (1592). Để tránh sự truy bức thù địch của quân Lê – Trịnh, con cháu nhà Mạc ẩn cư khắp mọi miền trong nước và đổi sang họ khác, nhưng sau này tìm nhận được nhau, biết được mình là người gốc họ Mạc, các cụ dùng phép chiết tự 折 字 của chữ Hán chẳng hạn như các chữ tên họ cũng có bộ thảo đầu (艸 ) như chữ Mạc là họ Mạc (莫) . Thế là chữ Phạm họ Phạm (范); Hoàng họ Hoàng (黃) và một số chữ tương tự như vậy để đổi sang họ ấy. Nhưng thực tế diễn biến khi lo việc an cư phải tùy theo từng tình huống cho thích hợp, như đổi sang họ ngoại, theo họ của cha nuôi; người đã cưu mang; nuôi dưỡng che chở cho ta thoát khỏi sự nguy hại.
Với thuật chiết tự các cụ còn dùng chữ đó như một mật mã để cha truyền con nối, chỉ người trong tộc mới biết được mà thôi, ví như chữ Phạm được cấu thành bởi 3 bộ phận:
Phía trên có bộ thảo đầu: 艸
Bên trái có bộ thủy 氵
Bên phải có bộ tiết: 卩
Các cụ dùng bộ thảo đầu và bộ tiết đọc thành (范) Phạm; bộ thủy viết chữ thủy (水 )
Trong khi sử dụng các cụ đặt chữ thủy (水) sau chữ Phạm (范 ) đọc là phạm thủy.
Đôi câu đối của họ Phạm gốc Mạc được thờ tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình có nội dung:
Nguyên văn chữ Hán:
范 水 燕 詒 奕 祀 雲 仍 弗 替
午 天 日 麗 京 秋 族 類 依 先
Phiên âm:
Phạm thủy yến di tích tự vân nhưng phất thế
Ngọ thiên nhật lệ kinh thu tộc loại y tiên
Tạm dịch:
Chim yến an cư miền sông Phạm mưu tính cho con cháu muôn đời chẳng thay đổi.
Mặt trời đang lúc ban trưa tỏa sáng khắp kinh đô mà dòng tộc lại vẫn như xưa.
Nguyên họ Phạm gốc Mạc này thuộc phái hệ của cụ thân vương Mạc Đăng Thận khi xưa ở Ngọc Tỉnh, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam hạ, đầu thời nhà Nguyễn, cụ Phạm Chân Khang là con trai cụ Phạm Sùng Tín mang theo 3 con trai là, cụ trưởng Phạm Đăng Hợp, cụ hai Phạm Đăng Liên, cụ ba Phạm Đăng Liễu về định cư ở huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam hạ, nay là xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, về đó các cụ lại đổi sang họ Ngô và trong một dịp về bái yết tổ tiên ở Ngọc Tỉnh các cụ đã sáng tác đôi câu đối này để các con cháu muôn đời sau biết và tìm về với tổ tông.
Trở lại với nội dung của 3 bộ câu đối này ta thấy có đặc điểm chung là các cụ dùng chữ Phạm nghĩa trong từng câu đối đều chỉ tên ước lệ là sông Phạm, nhưng có ý ngầm chỉ cho con cháu biết và tìm nhau, khác với họ Phạm đã có trong thiên hạ.
Đưa các sự kiện lịch sử của dòng tộc, hướng con cháu tới tương lai và sự gắn bó trong toàn tộc, các cụ có thủ pháp rất độc đáo, nếu như không phải là người trong tộc được truyền lại, khó mà hiểu được thâm ý của các cụ gửi gắm vào nội dung của từng bộ câu đối.
Như đã diễn đạt đôi câu đối ở nhà thờ họ Phạm gốc Mạc xã Minh Khai, ngoài nội dung ấy nó còn chứa đựng một ẩn ý rất sâu sắc của các cụ. Người viết bài này đã được nghe khi ông bác và cha còn sống, nhưng thực sự hiểu được là do ông chú trong họ giảng giải trong dịp về quê ăn giỗ tổ. Đó là năm 2004.
Câu đối này mang ẩn ý là:
Quê ta vốn miền sông nước, nơi ta an cư cũng miền sông nước, lo tính cho con cháu muôn đời sau chẳng thay chẳng đổi.
Tiên công xưa đã đặt mặt trời giữa trung tâm vũ trụ, kinh đô năm ấy tỏa đức sáng cho dòng tộc lại sáng như xưa.
Với chữ Phạm (范 ) được chiết tự, họ Phạm gốc Mạc Thanh Sơn, nay là xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An trong tấm bia mộ lập vào cuối đông niên hiệu Bảo Đại thứ 3 (1928) cũng được các cụ sử dụng như vậy.
Qua các tư liệu văn bia, câu đối thờ của các dòng họ gốc Mạc mà con cháu còn lưu truyền đến ngày nay ta thấy các cụ rất thâm thúy và dùng chữ rất tài tình, khi nhắc tới Long Động quê hương cụ thủy tổ Mạc Hiển Tích, các cụ dùng chữ Long Giang như câu đối của họ Phạm gốc Mạc ở nhà thờ Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, khi nói về cội nguồn ngoài sông Phạm ra các cụ lại mượn chữ Xuân Sơn và khi ghi nhớ công ơn của tổ tiên các cụ còn dùng chữ Xuân (春 ) trong bộ câu đối hiện thờ tại từ đường họ Phạm gốc Mạc ở xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Nguyên văn chữ Hán:
已 往 裕 恃 来 世 以 世 以 及 世
造 因 由 傳 播 春 又 春 逢 春
Phiên âm:
Dĩ vãng dụ thị lai thế dĩ thế cập thế
Tạo nhân do truyền bá xuân hựu xuân phùng xuân
Tạm dịch:
Khi xưa tỏa đức sáng giúp cho muôn đời tiếp nối nhờ đức sáng
Do tạo nên cảnh sắc xuân cho non nước, mãi mãi hưởng mùa xuân.
Về câu đối này các cụ dùng thể Hoạt đối tức là đối lưu thủy, vế thứ nhất chưa trọn nghĩa còn trượt xuống vế thứ hai và vế thứ hai bổ sung cho vế thứ nhất, cả hai vế cùng phát triển một nội dung để hợp thành một câu trọn nghĩa.
Bàn về văn bia, hoành phi, câu đối, phả tộc của các dòng họ gốc Mạc ta thực là vô cùng phong phú và có một phong cách nghệ thuật độc đáo bởi ta biết rằng các cụ đã được tiếp thu truyền thống văn học nghệ thuật từ triều đại nhà Mạc ta tỏa sáng rực rỡ.
Cuối Hạ Giáp Ngọ
Phạm Hải
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC