- Đang online: 1
- Hôm qua: 795
- Tuần nay: 17180
- Tổng truy cập: 3,369,394
LỄ KHÁNH THÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM KIỆT
- 486 lượt xem
(Trung tướng Phạm Kiệt)
Ngày 28/4/2011, tại xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, lễ khánh thành trường Trung học phổ thông mang tên Trung tướng Phạm Kiệt đã được tổ chức trang trọng và đầy xúc động.
Đến dự Lễ khánh thành có Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi; các vị lãnh đạo tỉnh, huyện, các cơ quan ban ngành trong tỉnh; các đoàn đại diện Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng cùng toàn thể công nhân viên chức, giáo viên, học sinh và đông đảo nhân dân địa phương….
Trường THPT Phạm Kiệt là quà tặng của Đại tướng Lê Hồng Anh nhân dịp Đại tướng thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, các huyện Ba Tơ và huyện Sơn Hà. Hưởng ứng nghĩa cử cao đẹp của Đại tướng Lê Hồng Anh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cũng như huyện Sơn Hà, xã Sơn Kỳ đã khẩn trương và tích cực xúc tiến các nội dung pháp lý, chuẩn bị mặt bằng, các công tác tổ chức cần thiết và kêu gọi sự tài trợ của các doanh nghiệp: Tổng công ty Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty cổ phần Đức Khải, Công ty cổ phần Phát Đạt, Công ty cổ phần Ô tô Đô Thành và các doanh nghiệp khác hỗ trợ với số tiền hơn 8 tỉ đồng. Ngoài ra, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tặng số tiền 200 triệu đồng làm Quỹ khuyến học cho nhà trường; Gia đình cố Trung tướng Phạm Kiệt tặng 02 tivi, 01 đầu DVD cùng nhiều bộ phim, hình ảnh quí giá để nhà trường tổ chức Phòng truyền thống về thân thế sự nghiệp của vị lão thành cách mạng mà ngôi trường mang tên: Trung tướng Phạm Kiệt.
Trong các bài phát biểu, lãnh đạo tỉnh cũng như địa phương đã nhấn mạng công lao to lớn của Tướng Phạm Kiệt đối với Tổ quốc và Dân tộc, đồng thời cũng căn dặn thầy trò nhà trường và địa phương luôn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Quảng Ngãi, hình ảnh và tấm gương cao đẹp của các bậc tiền bối cách mạng để dạy hay hơn, học và hành tốt hơn, xây dựng và phát triển nhà trường xứng tầm với danh dự và niềm tự hào được mang tên vị Danh tướng của “Núi Ấn – Sông Trà”.
Sau khi dự Lễ khánh thành, Đại tướng Lê Hồng Anh, Trung tướng Trần Hoa, Bí thư Tỉnh Ủy Nguyễn Hòa Bình cùng nhiều vị lãnh đạo địa phương và ban ngành đã về thăm và ghi sổ vàng lưu niệm tại Khu lưu niệm Trung tướng Phạm Kiệt, được xây dựng tại mảnh đất 1500m2 do tổ tiên để lại. Khu lưu niệm Tướng Phạm Kiệt do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương và chỉ đạo, Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi trực tiếp là Ban quản lý dự án. Tuy với kinh phí không nhiều (hơn 02 tỉ đồng) nhưng Khu lưu niệm Trung tướng Phạm Kiệt được xây dựng khang trang, hài hòa, trưng bày các bức ảnh lịch sử quý hiếm, các hiện vật súc tích cũng như bố trí các bức phù điêu bằng đá nguyên khối, tượng Bác Hồ và Tướng Phạm Kiệt bằng đồng nguyên chất, đẹp và trang trọng càng làm tăng sự tôn nghiêm, sức truyền cảm và xúc động, gây ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Theo Ban tổ chức, dự kiến ngày 31/5/2011 sẽ chính thức tổ chức Lễ bàn giao và khánh thành Khu nhà lưu niệm Trung tướng Phạm Kiệt.
(Bài và ảnh do P.Đ.H cung cấp)
THAM KHẢO THÊM:Phạm Kiệt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Kiệt, tên thật là Phạm Quang Khanh (1912–1975), quê ở xã An Phú, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa III, IV; Trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội từ năm 1929. Tháng 6 năm 1931, bị thực dân Pháp bắt, kết án tù chung thân, đày đi Buôn Ma Thuật. Năm 1943, được trả tự do. Ông đã lãnh đạo, xây dựng và là đội trưởng đầu tiên đội du kích Ba Tơ; tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ (11-3-1945) [1]. Tháng 8 năm 1945, ông là Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa và lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1946, ông là đại đoàn trưởng đại đoàn 31 thuộc khu 5. Năm 1953 đến năm 1960, ông là Cục phó, rồi Cục trưởng Cục bảo vệ thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Công an Việt Nam. Năm 1961, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Năm 1971, ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 1974, ông là Trung tướng, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an vũ trang. [2] Năm (1961-1975) Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ công an. [1] [sửa] Tôn vinhÔng được tặng Huân chương Hồ Chí Minh; và một số trường phổ thông trung học tại huyện Ba Tơ (đặt tại Xã Ba Vì), huyện Sơn Hà (Trường THPT Phạm Kiệt được xây dựng tại xã Sơn Kỳ) thuộc tỉnh Quảng Ngãi được mang tên ông [3]. Nhà Lưu niệm Trung tướng Phạm Kiệt đặt tại xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh do Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đầu tư xây dựng. [4] [sửa] Chú thích
Báo Quảng Ngãi:Trung tướngPhạm Kiệt dấu ấn ngày về |
Luỹ tre bên hiên xào xạc những cơn gió tháng Giêng. Thắp một nén hương trên bàn thờ, ông Phạm Ngọc Quý – Trưởng tộc, cháu đích tôn tâm sự: Đây chính là mảnh đất mà cha mẹ Trung tướng Phạm Kiệt tạo dựng. Bà Phạm Thị Vàng – mẹ Trung tướng Phạm Kiệt sinh hạ được 11 người con. Mẹ ông tham gia phong trào văn thân chống Pháp. Bốn anh em đều hoạt động bí mật cho Đảng, đều bị tù đầy, tra tấn dã man. Trung tướng Phạm Kiệt thứ 10, em gái út – vợ tướng Nguyễn Chánh là bà Phạm Thị Trinh (gần 100 tuổi) hiện nay vẫn còn sống. Bà là một cán bộ lão thành nổi tiếng và được tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Sinh ra trong một gia đình nghèo. Lớn lên trên mảnh đất có bề dày truyền thống cách mạng gắn với tên tuổi của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Công Định dấy binh chống Pháp. Việt Nam quang phục Hội, của nhiều sĩ phu yêu nước, Trung tướng Phạm Kiệt đã mau chóng giác ngộ trở thành người Cộng sản kiên cường.
Đối với người dân Quảng Ngãi, Trung tướng Phạm Kiệt gắn với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Trong nhà bảo tàng của Ba Tơ hiện vẫn còn lưu giữ khẩu súng ngắn Braoning mà cách đây hơn 65 năm, Trung tướng Phạm Kiệt – người đội trưởng du kích Ba Tơ đã cùng đồng đội xông vào cướp đồn giặc.
Khởi nghĩa Ba Tơ ngày ấy đã trở thành ngọn lửa lan tỏa khắp 3 miền, nhân dân vùng lên cướp chính quyền. Trong cuốn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết: “Khởi nghĩa Ba Tơ Quảng Ngãi 11/3/1945 là cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên kể từ ngày có Đảng lãnh đạo…”.
Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung tướng Phạm Kiệt cũng là người đã đóng góp rất quan trọng. Trong cuốn hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận xét về tài năng quân sự của Trung tướng Phạm Kiệt. Đó là Trung tướng Phạm Kiệt đã thẳng thắn đưa ý kiến xem xét lại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì: “Chỉ có Kiệt mới dám nói như vậy. Tôi đánh giá rất cao ý kiến của anh Phạm Kiệt”.
Tại xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh), ngôi nhà lưu niệm của Trung tướng Phạm Kiệt giờ đã trở thành nơi tham quan của người dân. Trước nhà lưu niệm là bức phù điêu chạm khắc hình ảnh Trung tướng Phạm Kiệt đang bàn việc quân với Bác Hồ. Đây là tấm ảnh quý giá mà con trai của Trung tướng Phạm Kiệt từ Hà Nội gửi về để treo trong nhà lưu niệm. Dù mới đưa vào sử dụng, nhưng nhà lưu niệm đã tập hợp được hàng trăm tấm ảnh và hiện vật, qua đó hiện lên những khoảng khắc bình dị trong đời vị tướng như: Thăm các đồn biên phòng phía Tây, thăm đội nữ pháo binh Ngư Thủy, Quảng Bình, tặng quà và động viên chiến đấu…
Thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh – nơi ông bước chân ra đi theo tiếng gọi của Cách mạng. Giờ đây, mảnh đất này phủ một màu xanh bạt ngàn của lúa. Đầu thôn, ngôi Trường THPT Tịnh Minh đã được đổi tên thành Trường THPT Phạm Kiệt vào ngày 19/8/2010. Tại thị trấn Ba Vì (Ba Tơ) có một ngôi trường khác cũng mang tên Phạm Kiệt. Cuối năm 2010, Đại tướng Lê Hồng Anh đã về Quảng Ngãi và khởi công xây dựng Trường THPT Phạm Kiệt tại huyện Sơn Hà. Vậy là ở Quảng Ngãi đã có 3 ngôi trường mang tên Trung tướng Phạm Kiệt. Đó chính là tình cảm sâu đậm mà nhân dân tỉnh nhà dành cho ông.
Ông Lê Tấn Thông, hiện là Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Kiệt (Tịnh Minh – Sơn Tịnh) – nguyên là học sinh miền Nam vẫn nhớ về Trung tướng Phạm Kiệt: Cứ chiều 27 tết, ông dặn dò người lái xe xuống trường Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) để đưa con em Quảng Ngãi lên Hà Nội ăn tết. Ông còn dặn dò người lái xe: “Nếu con em nào không có cha mẹ thì đưa luôn về với ông”. Gặp mặt đầu xuân, ông thường dặn dò ngắn gọn: “Ai ăn nấy lo, ai học lấy giỏi, ai tu dưỡng lấy tiến bộ, thế nên các cháu phải cố gắng để về phục vụ đồng bào”.
Còn đại úy Nguyễn Tấn Nỉ, hiện ở đường Phạm Văn Đồng (TP.Quảng Ngãi), nguyên là chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang, người đã nhiều năm sống tại miền Bắc. Nhắc đến Trung tướng Phạm Kiệt, ông vẫn ứa nước mắt và nói: “Trung tướng Phạm Kiệt vừa là thủ trưởng, vừa thương yêu cán bộ chiến sĩ như người anh trong gia đình. Chúng tôi học tập nhiều ở Trung tướng Phạm Kiệt. Ông là người đặc biệt nhân hậu”.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- ĐẠI LỄ HÚY KỴ – KỶ NIỆM ĐỨC MẠC THÁI TỔ – QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.