- Đang online: 2
- Hôm qua: 1122
- Tuần nay: 19106
- Tổng truy cập: 3,370,536
Yên Thành: Mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu
- 172 lượt xem
Yên Thành: Mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh
của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu
Thứ sáu – 04/05/2012 10:56 – Người đăng bài viết: Lan Anh
Sáng nay (04/5/2012), tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Yên Thành, Tỉnh ủy Nghệ An, Huyện ủy Yên Thành đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu.
Đến dự có các đồng chí Vũ Ngọc Hoàng – ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Trung ương, Nguyễn Thế Kỷ – Phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương, Nguyễn Thị Thông – Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Quyết Tâm – Phó BT thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Ban tổ chức Trung ương, Ban tuyen giáo Trung ương, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, đại diện Bộ tư lệnh Quân khu 4. Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Phan Đình Trạc – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trần Hồng Châu – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Hồ Đức Phớc – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBMT TQ Việt Nam tỉnh Nghệ An, lãnh đạo các sở ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Yên Thành cùng đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và đại diện nội thân gia đình đồng chí Phan Đăng Lưu đẽ đến dự.
Diễn văn kỷ niệm của Bí thư tỉnh ủy Phan Đình Trạc đã nêu rõ công lao to lớn của nhà cách mạng tiền bối của Đảng ta, dân tộc ta và quê hương Nghệ An: Đồng chí Phan Đăng Lưu sinh ngày 05/5/1902 tại thôn Đông, xã Tràng Thành (Hoa Thành hiện nay) huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm lên 6 tuổi, Phan Đăng Lưu đã theo học chữ Hán ở trường làng, sau vào học trường Pháp – Việt tại Vinh. Tốt nghiệp Tiểu học Phan Đăng Lưu, thi vào trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang. Tốt nghiệp ra trường, anh được bổ làm nhân viên tập sự tại Sở Canh Nông Bắc Kỳ. Ngày 10/10/1924, anh đến nhận việc tại Trại nuôi tằm Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và một năm sau được đổi về Sở canh nông Nghê An.
Về Nghệ An, Phan Đăng Lưu bắt liên lạc với các thầy giáo trong Hội Phục Việt và tích cực tham gia các hoạt động yêu nước ở thành phố Vinh. Được gặp những người bạn có cùng chí hướng, anh tìm đọc và phổ biến sách báo tiến bộ, bàn luận thời cuộc với những người yêu nước và ký tên vào bản yêu sách đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Bị tình nghi anh bị Sở canh nông Nghệ An đổi ra trại tằm Diễn Châu, rồi vào Bình Định, Thượng Đồng Nai (Lâm Đồng ngày nay). Đến tháng 5.1927, anh bị thải hồi vì có thái độ chống đối người Pháp.
Trở về quê hương, tháng 2.1928, Phan Đăng Lưu đã tham gia Hội Phục Việt (lúc này đã đổi tên thành Hội Hội Hưng Nam). Được một thời gian, Phan Đăng Lưu được Hội Hưng Nam cử vào Huế phụ trách “Quan hải tùng thư” cơ quan xuất bản sách tiến bộ của Hội Hưng Nam.
Ngày 14/7/1928, tại Đại hội thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng (từ Hội Hưng Nam cũ), Phan Đăng Lưu được bầu Ủy viên Thường vụ Tổng hội phụ trách tuyên huấn. Cuối năm 1928, đồng chí được phân công sang Quảng Châu (Trung Quốc) gặp Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để bàn kế hoạch thống nhất hoạt động. Tháng 5/1929, Phan Đăng Lưu trở về nước, vì Tổng bộ Hội Thanh niên ở Quảng Châu rút vào hoạt động bí mật, không bắt được liên lạc. Chưa yên tâm với nhiệm vụ của mình, 4 tháng sau Phan Đăng Lưu lại lên đường sang Trung Quốc. Vừa ra đến hải Phòng thì bị bọn mật thám vây bắt, đưa về giam tại nhà lao Vinh. Mặc dù bị tra tấn dã man, nhưng Phan Đăng Lưu vẫn không hề khuất phục.
Ngày 21.1.1930, Phan Đăng Lưu bị tòa án Nam triều ở Vinh đưa ra xử cùng với 60 đảng viên đảng Tân Việt và bị kết án 3 năm tù khổ sai đày đị Buôn Mê Thuột. Trong tù đồng chí tích cực vận động anh em học tiếng Êđê, bí mật ra tờ báo “Doãn Đê tuần báo” để thực hiện công tác binh vận, viết báo gửi ra ngoài tố cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp. Vì vậy, đã bị tăng án lên 5 năm tù khổ sai, cấm cố tại xà lim, bị liệt vào “loại nguy hiểm”.
Giữa năm 1936, Phan Đăng Lưu ra tù nhưng lại bị quản thúc ở Huế. Tháng 8/1936, Phan Đăng Lưu bắt được liên lạc với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và được Trung ương chỉ định vào BCH lâm thời xứ ủy Trung Kỳ, phụ trách phong trào đấu tranh công khai hợp pháp. Đồng chí đã những đóng góp xuất sắc vào các cuộc vận động hợp pháp và nửa hợp pháp ở Trung Kỳ như phong trào Đông Dương Đại hội (1936), “đón” Gôđa, Hội nghị báo giới Trung Kỳ, Phan Đăng Lưu đã trực tiếp chỉ đạo các báo Sông Hương tục bản, Dân, đồng thời viết nhiều sách lý luận chính trị, lý luận văn học. Tháng 11/1939 đồng chí được bầu bổ sung vào BCH Trung ương Đảng, được phân công chỉ đạo phong trào Nam Kỳ. Tháng 7/1940, đồng chí thay mặt Trung ương Đảng dự Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ, thông qua đề cương chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 09/11/1940, bế mạc Hội nghị, Phan Đăng Lưu lên đường về Sài Gòn và đã bị mật thám bắt vào đêm 22/11/1940, ngay khi vừa về đến nơi, nên chưa kịp truyền đạt Chỉ thị của Trung ương. Sáng hôm sau, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra theo kế hoạch.
Ngày 03/3/1941, Phan Đăng Lưu bị thực dân Pháp kết án tử hình và đem giam ở xà lim án chém. Trong những ngày bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, dù biết chắc chắn rằng mình sẽ bị tử hình, đồng chí vẫn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Ngay ở trong tù, Phan Đăng Lưu đã cùng các đồng chí khác tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ để làm bài học cho Đảng.
Ngày 26/8/1941, đồng chí bị xử bắn tại Bà Điểm (Hóc Môn) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần. Trước họng súng quân thù, cùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng ta, đồng chí Phan Đăng Lưu đã tỏ ra khí phách anh hùng của người cộng sản Việt Nam.
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu là dịp để cán bộ Đảng viên và nhân dân Nghệ An hiểu sâu sắc về thân thế sự nghiệp cách mạng và những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, chí khí quật cường cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên quê hương xô viết anh hùng; tiếp tục vững bước tiến lên trên con đường xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh.
Trước khi vào buổi lễ, các đồng chí đại biểu đã làm lễ dâng hương, dâng hoa tại Nhà thờ đồng chí Phan Đăng Lưu và thưởng thức chương trình văn nghệ đặc sắc do Đội nghệ thuật quần chúng Trung tâm văn hóa – Thông tin huyện Yên Thành biểu diễn và tiến hành lễ động thổ khới công trình Tượng đài Phan Đăng Lưu tại Thị trấn Yên Thành.
truyenhinhnghean.vn trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại lễ kỷ niệm:
Toàn cảnh lễ kỷ niệm 10 năm ngày sinh của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu |
Trung tâm Văn hoá thể thao huyện Yên Thành – nơi diễn ra Lễ kỷ niệm |
Chương trình văn nghệ chào mừng |
Viết bình luận
Tin liên quan
- ĐIỀU LỆ SỐ 01/NQ-HĐMTVN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐMTVN
- NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-HĐMTVN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA IV, NHIỆM KỲ 2024 – 2029
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.