- Đang online: 2
- Hôm qua: 1234
- Tuần nay: 45537
- Tổng truy cập: 3,473,212
Đại Lễ tưởng niệm 670 năm ngày tạ thế của LQTN Mạc Đĩnh Chi
- 245 lượt xem
Đại Lễ tưởng niệm 670 năm ngày tạ thế của LQTN Mạc Đĩnh Chi và lễ dâng hương tại miếu Sùng Đức (10/2AL năm Bính Thân) và báo cáo dự án phục dựng Điện Sùng Đức – Tổ đường Mạc tộc Việt Nam tại Thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương
(Nguyễn Mạc Quang Tuyến- Phó Chủ tịch Thường trực HĐMT tỉnh Hải Dương) —————@—————
Ngày 18/3/2016 (10/2AL năm Bính Thân) tại thôn Long Động xã Nam Tân, Nam Sách Hải Dương (nơi phát tích gốc tổ họ Mạc Việt Nam đã có từ hàng ngàn năm trong lịch sử nước nhà), HĐMT tỉnh Hải Dương đã phối hợp cùng với ĐU-UBND xã Nam Tân long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 670 năm ngày tạ thế của LQTN Mạc Đĩnh Chi nhà ngoai giao tài ba, kiệt xuất của nước nhà (năm 2012 Cụ Mạc Đĩnh Chi được Bộ Ngoại giao truy tôn là Ông tổ của ngành ngoại giao Việt Nam).
Về dự lễ hội có đại diện cấp ủy- chính quyền và các đoàn thể của địa phương xã Nam Tân và huyện Nam Sách, cùng với HĐMT các cấp, HĐGT các chi họ Mạc, gốc Mạc và các thế hệ hậu duệ trong và ngoài tỉnh Hải Dương đã về dự lễ hội đông đảo lên tới hàng ngàn người. Trong đó HU –UBND huyện và các cơ quan của huyện Nam Sách do Đ/c Thăng Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn. Về phía HĐMT có Chủ tịch HĐMT Việt Nam: Thái Khắc Việt, các Phó Chủ tịch Hoàng Trần Hòa, Mạc Văn Trang và các cơ quan của HĐMT Việt Nam. Về phía các tỉnh, thành có các đoàn đại biểu đại diện cho HĐMT/BLLMT các tỉnh, thành như: Đoàn Hà Nội doTiến Sỹ Phan Đăng Long-Phó chủ tịch HĐMT Việt Nam- Trưởng Ban liên lạc Mạc tộc Hà Nội và các thành viên. Đoàn Hải Phòng do các ông Mạc Vương Quý, Khoa Năng Chính- Phó Chủ tịch HĐMT thành phố Hải Phòng, Đại đức Khoa Năng Trình trụ trì thiền Hoàng Thiên và các thành viên. Đoàn HĐMT tỉnh Quảng Ninh do ông Mạc Văn Quang Chủ tịch HĐMT tỉnh Quảng Ninh và các thành viên. Đoàn đại biểu HĐMT tỉnh Thái Nguyên do ông Ma Từ Đông Hải Chủ tịch HĐMT tỉnh Thái Nguyên và các thành viên. Đoàn đại biểu HĐMT tỉnh Ninh Bình do ông Phạm Xuân Liêu Chủ tịch HĐMT tỉnh Ninh Bình và các thành viên. Đoàn đại biểu HĐMT tỉnh Thái Bình do ông Nguyễn Thiện Trí- Phó Chủ tịch HĐMT tỉnh Thái Bình và các thành viên. HĐMT tỉnh Hải Dương có các ông Trần Đăng Úy- Phó Chủ tịch HĐMT Việt Nam, Chủ tịch HĐMT tỉnh Hải Dương và các Phó Chủ tịch HĐMT tỉnh, cụm trưởng, cụm phó các cụm huyện, các UVTT, UVHĐMT tỉnh. Đồng thời về dự lễ hội và dâng hương tưởng niệm 670 năm ngày tạ thế của LQTN Mạc Đĩnh Chi còn có đông đảo HĐGT và các thế hệ hậu duệ tiêu biểu thuộc các chi họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước đã về dự. Đặc biệt về dự còn có ông Ngô Minh Khiêm Trưởng ban Quản lý KTN Vương Triều Mạc xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy hải Phòngđông đảo lãnh đạo, và các thầy cô giáo, học sinh các trường THPT Mạc Đĩnh Chi ở Hải Dương, Hải Phòng, Bến Tre,TP Hồ Chí Minh, các tăng ni phật tử, cùng đông đảo quý khách thập phương đã về dự lễ hội.
Sau phần đánh trống khai lễ của Chủ tịch UBND huyện là phần tổ chức khai mạc Đại lễ tưởng niệm 670 năm và diễn văn của Chủ tịch UBND xã Nam Tân nêu bật tài năng, đức độ và công lao to lớn về tài thơ văn, ngoại giao, kinh bang tế thế và đức độ thanh liêm của Cụ LQTN Mạc Đĩnh Chi. Đồng thời nêu bật tấm gương sáng về phẩm giá thanh cao, cũng như sự nghiệp vẻ vang của LQTN Mạc Đĩnh Chi đã làm quan đến độ cực phẩm “ Đại liêu Ban Tả Bộc Xạ – tương đương Tể tướng ”phục vụ tận tụy 3 triều vua: Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông. Đặc biệt là tài ngoại giao xuất chúng của cụ Mạc Đĩnh Chi được thể hiện khi cụ đã 2 lần được cử làm chánh sứ sang Tàu. Cụ đã đối đáp xuất sắc, ứng khẩu thành thơ với vua quan nhà Nguyên và sứ thần các nước hết sức thông minh, khôn khéo, mềm mỏng nhưng kiến quyết, thể hiện bản lĩnh khí phách kiên cường và tài năng hiếm có của cụ. Chính vì vậy Cụ đã làm vẻ vang cho non sông đất nước Đại Việt anh hùng, trước một Đại Hãn luôn luôn có tư tưởng nước lớn bành trướng bá quyền, muốn thôn tính và đè nén áp bức các nước nhỏ. Trải qua 42 năm làm quan triều Trần phấn đấu đi lên từ các chức quan nhỏ. Sau đó bằng tài năng đích thực của mình, Cụ được tin cậy và thăng tiến lên đến mức cực phẩm của triều Trần, nhưng cuộc đời của cụ Mạc Đĩnh Chi vẫn liêm khiết, thanh bạch chẳng vàng son. Cụ Mạc Đĩnh Chi khi về hưu vẫn một mái nhà tranh và cuộc sống thanh bần, kiệm ước. Chính vì vậy có công lao to lớn nên khi về hưu cụ được vua Trần cấp đất, cấp tiền để xây cho cụ nếp từ đường thờ phụng tổ tiên họ Mạc.
Năm nay có một điểm khác biệt so với các năm trước đây là các đoàn khi về dự lễ dâng hương và tưởng niệm 670 năm ngày tạ thế của LQTN Mạc Đĩnh Chi; được sự nhất trí của Thường vụ HĐMT Việt Nam, HĐMT tỉnh Hải Dương đã trân trọng kính mời HĐMT/BLLMT các tỉnh thành, HĐGT và các thế hệ hậu duệ các chi họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước về dâng hương tại Miếu Sùng Đức. Trong đó phần thực hành nghi lễ dâng hương tế bái: Tụy Tiên cao thánh Thủy tổ, Thủy tổ, Viễn tổ, tiên tổ họ Mạc Việt Nam tại miếu Sùng Đức do ông Thái Khắc Việt Chủ tịch HĐMT Việt Nam và Đại Đức Khoa Mạc Năng Trình chủ lễ. Đồng thời còn có HĐMT các tỉnh, thành, HĐGT và các thế hệ hậu duệ các chi họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài tỉnh Hải Dương đã về dự trong không khí thành kính, trang nghiêm, đầm ấm, thắm đượm tình đồng tộc. Nhìn nhau tay bắt mặt mừng, mà lệ vẫn tuôn rơi, trên 400 năm nay mới được về dâng hương lễ tổ tại miếu Sùng Đức – thờ Thủy tổ họ Mạc Việt Nam
Tiếp theo chương trình lễ dâng hương tại miếu Sùng Đức là Khai mạc buổi gặp mặt đầu xuân do ông Trần Mạc Đăng Úy- Chủ tịch HĐMT tỉnh Hải Dương báo cáo về sự tích Điện Sùng Đức (do Cụ Mạc Thái tổ đã xây dựng trước đây). Sau đó là báo cáo khái quát về dự án Điện Sùng Đức- Tổ đường Mạc tộc Việt Nam của ông Nguyễn Mạc Quang Tuyến -Phó Chủ tịch Thường trực HĐMT tỉnh Hải Dương trình bày có nội dung như sau:
Để thực hiện NQĐHĐB Mạc tộc Việt Nam và NQĐHĐB Mạc tộc tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ II.Được sự nhất trí của Lãnh đạo HĐMT Việt Nam, trước đó ngày 6/9/2015 tại thôn Long Đông, xã Nam Tân, HĐMT tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội thảo Phục dựng Điện Sùng Đức ( do Thái tổ Mạc Đăng Dung khi lên ngôi vua 1527-1530 đã cho dựng Điện Sùng Đức tại thôn Long động, xã Nam Tân để thờ phụng và tri ơn tiên tổ họ Mạc Việt Nam. Sau đó do chiến tranh phong kiến 1592-1593 đã bị phá hủy hoàn toàn). Về dự hội thảo có 178 đại biểu, đại diện cho HĐMT Việt Nam và HĐMT 12tỉnh thành phố, cùng các chi họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài tỉnh Hải Dương đã cơ bản nhất trí cao và đồng thuận về chủ trương rất cần thiết phải đầu tư để phục dựng Điện Sùng Đức tại thôn Long động, xã Nam Tân, Nam Sách Hải Dương. Cụ thể nội dung dự án HĐMT tỉnh Hải Dương xin báo cáo khái quát như sau:
1/ Về địa điểm xây dựng: Sau khi hội thảo HĐMT tỉnh Hải Dương đã hợp đồng với Công ty tư vấn thiết kế Phú Lương lập hồ sơ thiết kế dự án Phục dựng Điện Sùng Đức . Đồng thời về mặt tâm linh sau khi đã xin kính thỉnh các cụ tiên tổ họ Mạc đã nhất trí phục dựng Điện Sùng Đức tại chính địa điểm Điện Sùng Đức cũ (chính là địa điểm Cụ Mạc Thái Tổ đã cho xây dựng Điện Sùng Đức trên nền nhà cũ của cụ Mạc Đĩnh Chi trước đây). Vì phần đất này hiện nay đã có 1 cái miếu nhỏ, do con cháu họ Mạc và nhân dân trong thôn Long Động đã xây dựng từ năm 1999 (để giữ đất di tích cũ chống lấn chiếm, mục đích sau này khi nào có điều kiện sẽ phục dựng lại di tích theo quy mô lớn hơn). Phần đất này đã nằm trong phạm vi quy hoạch đất di tích lịch sử văn hóa tâm linh của địa phương từ năm 1994 (nằm trong tổng thể cụm các công trình di tích lịch sử văn hóa tâm linh của địa phương từ ngày 2/12/1994 theo biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích cụm các di tích tại thôn Long Động gồm: Đền Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi, Đình Long Động, Lăng quan Trạng, Điện Sùng Đức, biên bản đã có chữ ký của các cấp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh và các cơ quan có liên quan của huyện Nam Sách, Sở VHTTHải Dương, Bảo tàng Tỉnh Hải Dương tại thời điểm đó) . Tuy nhiên phần quy mô diện tích đất theo quy hoạch của địa phương lúc bấy giờ để lại còn nhỏ (800m2). Vì vậy khi làm theo phương án Điện Sùng Đức -Tổ đường họ Mạc Việt Nam phải xin phép mở rộng thêm đất ruộng phía bên ngoài theo phạm vi quy hoạch của dự án. Tổng diện tích sử dụng đất của toàn bộ dự án là3000m2 ( phần diện tích cũ còn lại 800m2, phần phải xin mở rộng bổ sung thêm là 2200m2 , có bản vẽ tổng thể mặt bằng kèm theo ). Trong đó phần xây dựng các hạng mục công trình chính là : (40x50m) = 2000m2. Còn lại là các công trình phụ trợ = 1000m2 và khuôn viên cây xanh, thảm cỏ, bãi đỗ xe quy mô nhỏ…
2/ Về Hướng: Hướng chính của Điện Sùng Đức được các cụ tiên tổ nhất trí cho phép là Bắc Đông bắc (Bắc là chính, có ghé đông một phần. Vì không có la bàn nên chưa xem được ghé đông chính xác là bao nhiêu độ ).Hướng này cũng theo hướng trước kia cụ Mạc Thái Tổ khi xây dựng Điện Sùng Đức đã đắp gò Mã Thảo làm án (phía xa là núi Phượng Hoàng – Chí Linh), lấy Sông Sách Giang (nay là sông Kinh Thầy) làm minh đường. Như vậy về mặt phong thủy phù hợp với hướng trước kia, khi mô tả về Điện Sùng Đức đã được ghi chép trong sử sách ĐVTS của cụ Lê Quý Đôn như: (…tháng 6/1527 năm Thống Nguyên thứ 6, Đăng Dung vào kinh sư ép Cung Hoàng nhường ngôi. Đăng Dung đã truy tôn cụ tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi làm “Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng Đế”. Đăng Dung lại dựng điện Sùng Đức vào nền nhà cũ của cụ Mạc Đĩnh Chi ở xã Lũng Động…lại đắp một gò lớn ở bờ sông (Kinh Thầy) ở phía Bắc trước mặt Điện Sùng Đức làm nơi lễ bái. Các quan nhà Mạc qua đây đều lễ vọng vào Điện Sùng Đức. Nay điện và gò vẫn còn. Điện thì ở xã Lũng Động, nơi gần sông ( nay là thôn Long Động, xã Nam Tân ), gò thì ở bờ sông xã Đông Đôi gọi là gò Mã Thảo- trang 265-ĐVTS). Đồng thời các sử sách khác đã có ghi chép về Điện Sùng Đức như: Đại Nam nhất thống chí của sử gia triều Nguyễn, haysách Hải Dương dư địa chí.v.v… Vấn đề này đã có nhiều báo cáo khoa học trong hội thảo về Điện Sùng Đức ngày 6/9/2016.
3/ Thiết kế kiến trúc mẫu Tổ đường: Do Công ty tư vấn xây dựng Phú Lương đảm nhiệm thực hiện dự án quy hoạch và thiết kế công trình. Đồng thời thiết kế phục dựng Điện Sùng Đức các cụ nhất trí chọn chữ nhị gồm nhà Chính điện (hậu điện) 5 gian ( 3 gian, 2 chái ) theo kiểu nhà chữ Đinh ( nhà có chuôi vồ hậu cung theo dân gian gọi ). Có tổng diện tích = 120 m2.
3-1/ Còn bài trí trong nhà Chính điện (Hậu điện) ở gian thờ giữa ( gian hậu cung ) trung tâm dự kiến bài trí theo hàng dọc thờ các cụ tiên tổ của dòng họ ( theo ý kiến của Đại Đức Khoa Mạc Năng Trình và một số người am hiểu về mặt tâm linh bài trí ban thờ trong tổ đường dòng họ ) từ trên xuống dưới như sau:
–Bậc 1: Ban thờ Khởi Thủy Tổ ( hay Tụy tiên cao Thánh Thủy tổ – tên gọi theo ý kiến đại Đức Khoa Mạc Năng Trình ) họ Mạc Việt Nam, có từ trước đời cụ Mạc Hiển Tích từ 6-7 đời gọi là Tụy Tổ hay Tụy tiên cao Thánh Thủy tổ (cách thức thờ tượng hay bài vị bố trí sau…)
–Bậc 2 : Ban thờ Thủy tổ: Cụ Mạc Hiển Tích (cách thức thờ tượng, vị trí thờ: từ bên phải nhìn từ phía ngoài vào ban thờ ); Mạc Kiến Quan (cách thức thờ tượng, vị trí thờ: từ bên trái nhìn từ bên ngoài vào ban thờ)
– Bậc 3 : Ban chính giữa thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (cách thức thờ tượng, vị trí chính giữa )
– Bậc 4: Ban thờ Trạng Nguyên Đô Lực sỹ- Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung, (lấy cụ Mạc Thái Tổ là chính. Vì Cụ Mạc Thái Tổ sau này cụ cũng là cụ tổ đã sinh ra rất nhiều chi nhánh họ Mạc, gốc Mạc ở nhiều nơi trong cả nước – cách thức Thờ tượng ).
– Bậc 5: Ban thờ chung Hoàng thân, quốc thích nhà Mạc (cách thức thờ bài vị )
– Còn lại thờ tượng hay bài vị do thời gian làm nhiều nội dung lại chỉ mới có một buổi nên chưa thể và chưa có điều kiện xin phép tâm linh các cụ hết các nội dung được.( có bản vẽ nhà chính điện có hậu cung kèm theo)
3-2/ Còn nhà Tiền điện ( tiền tế ) phía ngoài ( tiền bái –5 gian, 2 chái ). Nhà tiền tế có diện tích 180m2. Trong đó: – Gian giữa trung tâm (1) là ban thờ công đồng thần linh,
– Gian kế tiếp về bên phải (2) là ban thờ tả văn quan
– Gian kế tiếp về bên trái (3) là ban thờ hữu võ ( danh ) tướng.
– Gian bên phải (4) tiếp theo là ban thờ các tiên linh anh hùng liệt sỹ tiêu biểu xuất sắc của các chi họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước…
– Gian bên trái (5) tiếp theo là Ban thờ thủy tổ của trên 500 chi nhánh họ Mạc (gốc Mạc) Việt Nam.( Ngoài ra tường hồi gian bên trái khắc tên các cụ Thủy tổ của trên500 chi nhánh họ Mạc, gốc Mạc Việt Nam.Tường hồi gian bên phải khắc ghi công đức của các tập thể tiêu biểu đã công đức dự kiến từ 50 triệu đồng trở lên và công đức của các cá nhân tiêu biểu từ 10 triệu đồng trở lên, đã công đức để phục dựng Điện Sùng Đức. Tính từ khi khởi công đến khi hoàn thành dự kiến trong giai đoạn từ năm 2016-2020 ). Chi tiết có có bản vẽ nhà tiền tế kèm theo.
3-3/ Các hạng mục công trình khác còn lại gồm: 2 Nhà tả vu và hữu vu ( có kích thước= 36m2/ 1 nhà), sân điện, cổng tam quan, tắc môn, sân Điện Sùng Đức, tường bao xung quanh , khu vực công trình WC ( 18 m2 ), nhà bếp ( 27 m2 ) để phục vụ hậu cần khi có giỗ tổ. Còn lại là khuôn viên thảm cỏ, cây xanh, bãi đỗ xe (có bản vẽ quy hoạch tổng thể mặt bằng của dự án ).
4/ Nguồn vốn dự án: Tổng mức đầu tư toàn bộ các hạng mục công trình là: 24 tỷ đồng, dự kiến đầu tư trong 5 năm (2016-2020), thực hiện dự án bằng vốn xã hội hóa do con cháu các chi họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài nước, cùng với các nhà hảo tâm đóng góp, công đức, ủng hộ để thực hiện dự án. ( có dự toán chi tiết từng hạng mục công trình và dự toán tổng mức đầu tư toàn bộ dự án kèm theo )
5/ Xin ngày giỗ của cụ thủy tổ họ Mạc Việt Nam: Từ khi cụ Khởi thủy tổ ( Tụy Tổ- hay Tụy tiên cao Thánh Thủy tổ ) họ Mạc đầu tiên về Long Động ( theo truyền ngôn của các cụ tổ tiên để lại họ Mạc đã về đây định cư lập nghiệp từ thế kỷ thứ IX, từ trước đời cụ Mạc Hiển Tích khoảng 6-7 đời ). Về ngày giỗ của cụ Thủy tổ Mạc Hiển Tích ( Khi cụ Mạc Hiển Tích đỗ đạt hiển vinh cụ được bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ Lại. Sau này cụ còn được phong là thành hoàng làng và khi mất được dân làng lấy ngày 15/11 âm lịch hàng năm là ngày giỗ thánh ). Sau khi xin phép tâm linh các cụ chỉ giáo lấy ngày 15/11 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ của cụ Thủy tổ Mạc Hiển Tích. Đồng thời ngày 15/11AL năm Ất Mùi ( 2015 ) lần đầu tiên HĐMT tỉnh Hải Dương tổ chức giỗ cụ Thủy tổ Mạc Hiển Tích, có đại diện HĐMT Việt Nam, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh và các chi họ Mạc, gốc Mạc thuộc HĐMT tỉnh Hải Dương đã về dự.
Từ sau khi hội thảo Điện Sùng Đức tại Long Động ( 6/9/2015) đến nay HĐMT tỉnh Hải Dương đã tích cực gặp gỡ tiếp xúc, làm việc nhiều lượt với lãnh đạo ĐU-UBND xã Nam Tân các cơ quan của xã, Lãnh đạo HU-UBND và các cơ quan của huyện Nam Sách, đã nhất trí về mặt chủ trương thực hiện dự án. Hiện nay dự án đã được các cơ quan chức năng của huyện thẩm định để trình lên các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND tỉnh Hải Dương theo quy định của nhà nước. Dự kiến các bước tiếp theo năm 2016; khi được cấp đất của cấp có thẩm quyền sẽ đền bù giải tỏa và san lấp mặt bằng, xây tường bao. Sau đó là dự kiến làm lễ khởi công động thổ xây dựng hạng mục nhà Chính điện trong năm 2016.
Trên đây là báo cáo khái quát một số kết quả bước đầu về dự án Phục dựng điện Sùng Đức mà HĐMT tỉnh Hải Dương đã làm được. Nhân dịp về dự Đại lễ tưởng niệm 670 năm ngày tạ thế của LQTN Mạc Đĩnh Chi và lễ dâng hương tại Miếu Sùng Đức. HĐMT tỉnh Hải Dương Xin trân trọng cảm ơn HĐMT Việt Nam, HĐMT/Ban LL Mạc tộc các tỉnh, thành, các chi họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài tỉnh Hải Dương đã có những tấm lòng vàng, nghĩa cử cao đẹp, quan tâm giúp đỡ, ủng hộ và công đức bước dầu cho HĐMT tỉnh Hải Dương thực hiện các mục tiêu ban đầu của dự án ( từngày 29/3/2015 đến ngày 3/1/2016 HĐMT tỉnh Hải Dương đã phát động công đức ban đầu trong tỉnh Hải Dương và ngày 6/9/2016 có một số tỉnh, thành khi về dự hội thảo đã phát tâm công đức. Tổng cộng năm 2015 là 171 triệu đồng. Đồng thời phát động công đức ban đầu trong ngày 18/3/2016 tức ngày 10/2AL Bính Thân là: 105triệu đồng, và 2500 NDT-có danh sách công đức kèm theo ) .
Các công việc tiếp theo HĐMT tỉnh Hải Dương đề nghị Lãnh đạo HĐMT Việt Nam phát động và chỉ đạo HĐMT các tỉnh thành phố, các chi họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước tiếp tục và ủng hộ phát tâm công đức về kinh phí, vật chất và đóng góp trí tuệ để dự án phục dựng Điện Sùng Đức sớm được khởi công. Xin trân trọng cảm ơn./.
Viết bình luận
Tin liên quan
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC