- Đang online: 2
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 19490
- Tổng truy cập: 3,370,671
CÁC TRANG MẠNG ĐƯA TIN VỀ Hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”
- 231 lượt xem
CÁC TRANG MẠNG ĐƯA TIN VỀ
hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”
Mactoc.com sơ bộ tìm hiểu đã thấy một loạt trang điện tử đưa tin về hội thảo khoa học “NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ TRÊN ĐẤT VĨNH PHÚC”. Đó là các trang Vĩnh Phúc online, Mạng thông tin Khoa học, Công nghệ Vĩnh Phúc, Văn hóa – Thể thao – Du lịch Vĩnh Phúc, Đại biểu nhân dân điện tử, Công an Nhân dân điện tử… Dưới đây xin trích lược một số nội dung và hình ảnh đã được phản ánh..
Trang Thể thao, Du lịch và Văn hóa Vĩnh Phúc online:
Sáng 21/8 tại huyện Vĩnh Tường, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch phối hợp với Trung tâm bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống thuộc Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và UBND huyện Vĩnh Tường tổ chức Hội thảo khoa học về “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”. Tới dự có các đồng chí: Dương Thị Tuyến – Ủy viên BTV Tỉnh Ủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; GS.VS. Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam; Trần Văn Quang – Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu Lịch sử trung ương và địa phương; Lãnh đạo một số Sở, ban, ngành và đại diện Hội đồng Mạc tộc Việt Nam và hậu duệ 30 chi họ gốc Mạc đến từ nhiều vùng miền trong cả nước.
Hội thảo với sự góp mặt của 38 bài viết, công trình nghiên cứu, đặc biệt với nhiều tham luận trên tinh thật học thuật, hợp tác thân thiện nhằm tập trung làm rõ các di tích, dấu tích vật chất, bổ sung nguồn tư liệu liên quan đến nhà Mạc và dòng họ Mạc, giúp cho việc nhận thức đầy đủ, đánh giá khách quan về Vương triều Mạc trong lịch sử và mối quan hệ của nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Vĩnh Phúc không chỉ là địa bàn chiến lược có nhiều đóng góp xây dựng Vương triều Mạc suốt 65 năm ở Thăng Long, mà còn là vùng đất dấu nhiều bí mật của nhà Mạc và hậu duệ, đặc biệt là thời kỳ hậu Cao Bằng, giả thuyết về Vua Mạc Kính Vũ khi thất thủ Cao Bằng, đã đưa một bộ phân con cháu và thuộc hạ tin cẩn về Vĩnh Phúc ẩn cư ở đây, đã được rõ dần với nhiều tài liệu khác nhau, với những dấu tích vật thể và những truyền thuyết truyền ngôn…từ các hậu duệ rất đáng ghi nhận. Hiện tại, một số di tích lịch sử có giá trị về kiến trúc và điêu khắc mang phong cách riêng của nhà Mạc còn tồn tại trên đất Vĩnh Tường như: Chùa Bảo Quang xã Thượng Trưng; Chùa Trống (Xuân Sơn tự) xã Việt Xuân…
Tuy nhiên, trước đây, do quan điểm sử học phong kiến coi nhà Mạc là ngụy triều và do sự kỳ thị của một số thế lực đối địch nên công trạng của nhà Mạc bị lu mờ, dòng tộc nhà Mạc chịu tiếng oan khuất . Từ hơn ba thập kỷ lịch sử nay, đặc biệt sau Đại hội VI của Đảng, với phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, các nhà sử học đã có nhiều nghiên cứu mới về nhà Mạc, gỡ bỏ những oan khuất, đem lại sự công minh lịch sử cho nhà Mạc. Những cuộc nghiên cứu và hội thảo về nhà Mạc được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cao Bằng, Hải Dương… đã đóng góp nhiều vào kho tàng lịch sử chung của dân tộc và của mỗi địa phương.
Hội thảo khoa học “ Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc” đã một lần nữa khẳng định rõ hơn ý nghĩa của một Vương triều và là cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn cũng như bảo tồn tốt hơn các di tích, di vật có liên quan đến nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc; góp phần làm sáng tỏ hơn những đóng góp của triều đại nhà Mạc trong lịch sử dân tộc; đồng thời, động viên, gắn kết chặt chẽ giữa các chi họ gốc Mạc trong tỉnh Vĩnh Phúc.
KN
(Nguồn www.vhttdlvinhphuc.vn/Article.aspx?c=tintucsukien&a…)
Báo Vĩnh Phúc Online: |
|
Sáng 21/9/2012, Sở Văn hóa – thể thao và du lịch đã long trọng tổ chức hội thảo nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc. Tới dự hội thảo, có Giáo sư, Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và kỹ thuật truyền thống Việt Nam, Ban nghiên cứu Hội đồng Mạc tộc Việt Nam: Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hội Khoa học lịch sử các tỉnh: Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hà Nội; đồng chí các con cháu trong dòng tộc họ Mạc ở các tỉnh phía Bắc. |
Song hành cùng lịch sử dân tộc qua triều đại phong kiến Việt Nam, gần đây, qua nghiên cứu của các nhà sử học, vùng đất Vĩnh Phúc nói chung và Vĩnh Tường nói riêng khi được phát hiện như là một địa bàn lưu trú tương đối mật tập của hậu duệ nhà Mạc với nhiều chi họ gốc Mạc khác nhau trong những năm cuối thập niên 90 thế kỷ 16 và trong thập niên 80 của thế kỷ 17. Đặc biệt, qua điều tra, Vĩnh Tường được xem như là nơi có dấu tích của Hoàng Đế Mạc Kính Vũ và mộ phần của hoàng tộc nhà Mạc khi mai danh ẩn tích. Hiện tại, vẫn còn một số di tích lịch sử văn hóa của Vĩnh Tường có giá trị về kiến trúc và điêu khắc mang phong cách riêng của nhà Mạc như: Chùa Bảo Quang ( xã Thượng Trưng), chùa Trống (Xuân Sơn tự) xã Việt Xuân. Khi trị vì ở Thăng Long, nhà Mạc luôn coi Vĩnh Phúc là hậu phương vững chắc; khi thất thủ rút lên Cao Bằng , nhà Mạc vẫn coi Vĩnh Phúc là địa bàn chiến lược quan trọng, tiến có thể đánh về Thăng Long, lui có thể rút về thành lũy ở Thái Nguyên, Cao Bằng… Vì vậy, Vĩnh Phúc là vùng đất chứa đựng nhiều dấu tích của nhà Mạc và hậu duệ. Những năm gần đây, việc nghiên cứu về “Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc” đã có những thay đổi tốt đẹp, vương triều nhà Mạc đã được ghi nhận đúng với vị trí đích thực của mình – một vương triều có nhiều đóng góp trong tiến trình lịch sử dân tộc. Tại hội thảo, các đại biểu là các Giáo sư, tiến sĩ, nhà sử học… đã tham gia thảo luận xoay quanh các chủ đề nghiên cứu về nhà Mạc và họ Mạc: “Một phần tư thế kỷ nhận thức về nhà Mạc và thời đại Mạc”, “Ba Vua Mạc cuối cùng qua sử liệu Trung Quốc”, “Tài liệu Hán Nôm về Vĩnh Phúc và nhà Mạc ở Vĩnh Phúc”, “Danh nhân Vĩnh Phúc thời Mạc”, “Một số hiện vật tiêu biểu của thời Mạc ở Bảo tàng Vĩnh Phúc”, “Tìm đến đền thờ và khu vực lăng mộ thứ hậu của thái tổ Mạc Đăng Dung”, “Truyền ngôn và dấu tích về Hoàng Đế Mạc Kính Vũ trên đất Vĩnh Phúc”, “Giới thiệu văn bia mang niên hiệu nhà Mạc ở xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên”, “Cuộc di rời của con cháu nhà Mạc trên bãi sông Cà Lồ”, “Đi tìm gia phả người gốc họ Mạc ở Vĩnh Phúc”, “Chi họ Nguyễn gốc tại Diệm Xuân, xã Việt Xuân, Vĩnh Tường”… Hội thảo có ý nghĩa rất sâu sắc, nhằm khẳng định rõ hơn ý nghĩa của mộ Vương triều và là cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn và bảo tồn các di tích, di vật có liên quan đến nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc, góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của triều đại nhà Mạc trong lịch sử dân tộc; đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa các chi họ gốc Mạc trong tỉnh cùng với các dòng họ khác, xây dựng quê hương Vĩnh Phúc ngày càng giàu đẹp và văn minh. Thu Thủy (www.baovinhphuc.com.vn/…/index.php?) |
Cổng Thông tin điện tử Vĩnh Phúc:
|
|
Nhà Mạc là một trong những triều đại lâu dài, có cống hiến lớn lao với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, trước đây, do quan điểm sử học phong kiến coi nhà Mạc là ngụy triều và do sự kỳ thị của một số thế lực đối địch nên công trạng của nhà Mạc bị lu mờ. Từ 3 thập kỷ nay, nhất là từ khi có ánh sáng của Đại hội VI của Đảng, với phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, các nhà sử học đã có nhiều nghiên cứu mới về nhà Mạc, gỡ bỏ những oan khuất, đem lại sự công minh lịch sử cho vương triều này.
Qua nghiên cứu của các nhà sử học, vùng đất Vĩnh Phúc nói chung và huyện Vĩnh Tường nói riêng chính là nơi “đất lành chim đậu” khi được phát hiện như là một trong những địa bàn lưu trú của hậu duệ nhà Mạc với nhiều chi họ gốc Mạc khác nhau. Đặc biệt, qua điều tra, Vĩnh Tường được xem như là nơi có dấu tích của Hoàng đế Mạc Kính Vũ và mộ phần của hoàng tộc họ Mạc khi mai danh ẩn tích. Hiện tại, một số di tích lịch sử có giá trị về kiến trúc và điêu khắc mang phong cách riêng của nhà Mạc vẫn tồn tại trên đất Vĩnh Tường như: Chùa Bảo Quang xã Thượng Trưng; Chùa Trống (Xuân Sơn tự) xã Việt Xuân…
Nhằm khẳng định rõ hơn ý nghĩa của một vương triều và là cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn cũng như bảo tồn tốt hơn các di tích, di vật có liên quan đến nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc; góp phần làm sáng tỏ hơn những đóng góp của triều đại nhà Mạc trong lịch sử dân tộc; đồng thời, động viên, gắn kết chặt chẽ giữa các chi họ gốc Mạc trong tỉnh, sáng 21/9, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Trung tâm bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống thuộc Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và UBND huyện Vĩnh Tường đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, hội đồng Mạc tộc và hậu duệ đã tập trung tham luận những vấn đề liên quan đến Vĩnh Phúc với nhà Mạc, nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc… Qua đó, làm rõ các di tích, dấu ấn vật chất của nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc, bổ sung nguồn tư liệu liên quan đến nhà Mạc và dòng họ nhà Mạc, giúp việc nhận thức đầy đủ, đánh giá khách quan về Vương triều Mạc trong lịch sử và mối quan hệ của nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc.
Bích Phượng
(Nguồn:http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi/View_Detail.aspx?ItemID=4540)
Đại biểu Nhân dân online:
Nhà Mạc cùng với nhà Hồ, Tây Sơn đã từng bị các sử gia phong kiến đánh giá là những triều đại không chính thống. Nhưng từ năm 1980 trở đi, giới sử học Việt Nam đã có cái nhìn cởi mở hơn, đánh giá đúng hơn về Triều Mạc. Theo quan điểm đổi mới, đây là 3 triều đại có những cải cách tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Tuy còn nhiều tranh cãi về chính sách ngoại giao thần phục giả vờ, độc lập thực sự của nhà Mạc song nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, nhà Mạc đã dùng chính sách ngoại giao như vậy để tránh cho dân tộc bị nước ngoài xâm lược cũng có thể coi là thành công. Từ đó, có cái nhìn thông cảm hơn với những công và tội của nhà Mạc.
Vĩnh Phúc là nơi có nhiều dấu tích của hậu duệ nhà Mạc với nhiều chi họ gốc Mạc khác nhau trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 16 và trong thập niên 80 của thế kỷ 17. Qua nhiều cuộc khảo sát, điều tra, huyện Vĩnh Tường của Vĩnh Phúc được xem như là nơi có dấu tích của Hoàng đế Mạc Kính Vũ và mộ phần nhà Mạc khi mai danh ẩn tích.
Hội thảo khoa học đã thu hút hơn 40 bài viết, công trình nghiên cứu của các học giả nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước bổ sung các nguồn tư liệu liên quan đến nhà Mạc và dòng họ Mạc về các phương diện: văn hoá, mỹ thuật, văn hóa dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng, giáo dục, kinh tế, di tích, di vật địa phương; định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di tích; qua đó nhằm đánh giá công bằng hơn, xác đáng hơn những đóng góp của nhà Mạc trong lịch sử.
Những đóng góp của các nhà khoa học đã góp phần quan trọng cho thành công của hội thảo, nhất là tư liệu về vương triều Mạc và những dấu tích của nhà Mạc được phát hiện ở Vĩnh Phúc. Đây là một cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc có sự quan tâm hơn đến các di sản văn hóa của nhà Mạc; kết hợp giữa bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa với phát triển KT – XH và góp phần làm cho nhân dân nhận thức rõ hơn về những đóng góp của triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
PV
(nguồn: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=258727)
Công an Nhân dân online: Hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc” có ý nghĩa khẳng định rõ hơn vai trò của một vương triều, là cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn và bảo tồn các di tích, di vật có liên quan đến nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc, góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của triều đại nhà Mạc trong lịch sử dân tộc, đồng thời động viên, gắn kết chặt chẽ giữa các chi họ gốc Mạc. Nhà Mạc cùng với nhà Hồ, Tây Sơn đã từng bị các sử gia phong kiến đánh giá là những triều đại không chính thống. Theo quan điểm đổi mới, đây là 3 triều đại có những cải cách tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Tuy còn nhiều tranh cãi về chính sách ngoại giao “thần phục giả vờ, độc lập thực sự” của nhà Mạc, song nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, nhà Mạc đã dùng chính sách ngoại giao như vậy để tránh cho dân tộc bị nước ngoài xâm lược cũng có thể coi là thành công. Vĩnh Phúc là nơi có nhiều dấu tích của hậu duệ nhà Mạc với nhiều chi họ gốc Mạc khác nhau trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XVI và trong thập niên 80 của thế kỷ XVII. Qua nhiều cuộc khảo sát, điều tra, huyện Vĩnh Tường của Vĩnh Phúc được xem như là nơi có dấu tích của Hoàng đế Mạc Kính Vũ và mộ phần nhà Mạc khi mai danh ẩn tích. Hội thảo khoa học đã thu hút hơn 40 bài viết, công trình nghiên cứu của các học giả nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước bổ sung các nguồn tư liệu liên quan đến nhà Mạc và dòng họ Mạc về các phương diện: văn hóa, mỹ thuật, văn hóa dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng, giáo dục, kinh tế, di tích, di vật địa phương; định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di tích; qua đó nhằm đánh giá công bằng hơn, xác đáng hơn những đóng góp của nhà Mạc trong lịch sử. Dấu tích thành nhà Mạc Nguyễn Thị Thảo |
(nguồn http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2012/6/181220.cand)
Viết bình luận
Tin liên quan
- ĐIỀU LỆ SỐ 01/NQ-HĐMTVN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐMTVN
- NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-HĐMTVN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA IV, NHIỆM KỲ 2024 – 2029
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.