- Đang online: 2
- Hôm qua: 1223
- Tuần nay: 20121
- Tổng truy cập: 3,551,791
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG TỔ CHỨC CÚNG GIỖ LẦN THỨ 471, NGÀY MẠC THÁI TỔ BĂNG HÀ
- 207 lượt xem
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG TỔ CHỨC
CÚNG GIỖ LẦN THỨ 471, NGÀY MẠC THÁI TỔ BĂNG HÀ
Năm nay 2012, là lễ kỷ niệm lần thứ 471, ngày Mạc Thái Tổ băng hà – năm lẻ, theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng (đã được Hội đồng Mạc tộc Việt Nam thông qua), sẽ tổ chức quy mô ở cấp Mạc tộc thành phố. Được sự ủy nhiệm của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, ngày 22/8 Nhâm Thìn 2012, Hội đồng Mạc tộc thành phố Hải Phòng, đã tổ chức cúng giỗ Mạc Thái Tổ, con cháu hậu duệ trên cả nước đã nô nức về hội tụ tại từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, cùng nhau dâng hương Thái tổ, tưởng nhớ công lao trời biển của người, “đã một thời dầy công với nước, nặng đức với dân”. Dương Kinh khi xưa và Kiến Thụy hôm nay, mảnh đất thiêng, nơi phát tích một vương triều. Trước ngày chính kỵ, con cháu đã cùng nhau dâng hương tại mộ tổ.
Kiến Thụy một mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, là một huyện ven biển nằm về phía Đông Nam thành phố Hải Phòng. Ở Thời Hùng Vương, vùng đất này thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời Trần thuộc Lộ Hải Đồng. Thời thuộc Minh là đất của Phủ Tân An. Đời Lê đặt vào phủ Kinh Môn xứ Hải Dương. Thời Mạc là huyện Nghi Dương, Thái Tổ Mạc Đăng Dung chọn nơi đây làm kinh đô thứ hai của Vương triều Mạc, lấy tên là Dương Kinh. Thời vua Minh Mạng đặt là Phủ Kiến Thụy. Năm 1909 là huyện Nghi Dương, sau gọi là huyện Kiến Thụy.
Kiến Thụy từ bao đời đã hội tụ nên những khí chất phi thường, sản sinh ra những nhân vật mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc, như: Trương Nữu – công thần bậc nhất của triều Bố cái Đại Vương chống quân đô hộ nhà Đường thế ký thứ 7; Vũ Hải – một danh tướng thời Trần chống quân Mông Nguyên xâm lược thế kỷ thứ 13 và đỉnh cao là Tiên vương Hoàng đế Thái Tổ Mạc Đăng Dung, dựng lên vương triều Mạc, trị vì đất nước suốt 65 năm (1527-1592).
Tuy thời gian làm vua rất ngắn, nhưng với tầm nhìn và tài năng kiệt suất của mình, ông đã xây dựng một triều đại Nhà Mạc thịnh trị có nhiều tiến bộ đổi mới trong lịch sử Việt Nam.
Về kinh tế: Mạc Đăng Dung đưa ra một số quy chế về ruộng đất gồm: binh điền, lộc điền, quân điền dựa trên các quy chế có từ thời Hồng Đức và cho đúc tiền Thông bảo. Ông cho xây dựng kinh đô Dương kinh, là kinh đô thứ 2 của Triều Mạc và là kinh đô duy nhất ở Việt Nam được xây dựng hướng ra phía biển. Mạng lưới giao thông được mở rộng, giao thương phát triển với bên ngoài. Kinh tế hàng hóa phát triển, các chợ đô thị, cảng thị ven sông, ven biển được hình thành như: Phố Hiến, Dương Kinh, cảng thị ở Tiên Lãng, Hải Phòng, Trấn Sơn Nam hạ thuộc vùng Nam Định, Thái Bình… Nghề thủ công mỹ nghệ phát triển, như: Gốm sứ Bát Tràng, Chu Đậu…
Về an ninh trật tự: Thời kỳ Mạc Thái Tông trị vì là đỉnh cao của Nhà Mạc. Trật tự an ninh được đảm bảo. Không có người cầm giáo mác và binh khí đi ngoài đường, không còn trộm cướp ban đêm. Người đi lại buôn bán được an toàn. Trâu bò thả chăn không phải mang về. Như sách Đại Việt Sử ký toàn thư đã viết: “Trong khoảng vài năm, đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên”.
Về ngoại giao: Trong thời gian trị vì 65 năm, mặc dù liền kề với thế lực phong kiến mạnh, thường xuyên nhòm ngó xâm lược, nhưng Nhà Mạc đã tránh được mọi hiểm họa xâm lăng, nạn binh đao nồi da nấu thịt… giành thời gian củng cố, xây dựng kinh tế, âu cũng là công đức với dân với nước.
Về văn hóa – xã hội: Những thành tựu của văn hóa giáo dục thời Mạc, đó là không độc tôn nho giáo, bởi vậy đạo giáo, Phật giáo được phục hồi và phát triển. Như lời Giáo sư Trần Lâm nhận xét: “Nhà Mạc đã xóa bỏ nhiều cấm đoán khắt khe thời Lê Sơ, Phật giáo nhất là đạo giáo, nhân gian được thở trong bầu không khí mới”.
Về giáo dục và dùng người: Dưới triều đại Mạc đã mở được 22 khoa thi Hội, lấy đỗ 485 tiến sỹ, tuyển chọn 13 trạng nguyên, trong đó có nhà trí thức kiệt suất Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chính sách dùng người của Nhà Mạc được đời sau mãi ca ngợi. Như sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cuối thời Lê Trung Hưng có ghi: “Cái đức chính của thời Minh Đức và Đại chính của Nhà Mạc vẫn cón cố kết ở lòng người chưa quên”.
Sau khi bị thất thế, Nhà Mạc tiếp tục cát cứ tại Cao Bằng, nhưng tuyệt nhiên không mượn ảnh hưởng của ngoại bang. Trong suốt 85 năm ở Cao Bằng, Nhà Mạc đã bảo vệ, giữ yên bờ cõi của vùng đất cực Bắc của đất nước. Phải chăng việc cát cứ ở cao Bằng nếu không được lòng người ủng hộ thì không thể tồn tại đến 85 năm.
Công lao của Thái Tổ Mạc Đăng Dung và Vương triều Nhà Mạc đối với tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là vô cùng to lớn, 65 năm Vương triều Mạc định đô ở Thăng Long là một giai đoạn lịch sử không thể tách rời trong một mạch liền lịch sử nghìn năm Thăng Long – Hà Nội và lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để ghi nhận vai trò lịch sử và công lao to lớn của Vương triều Mạc, Đảng và Nhà nước ta đã cho phép huyện Kiến Thụy xây dựng Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc, với quy mô 10,5 ha, nằm ngay trên vùng đất thiêng của kinh đô Dương Kinh xưa. Đây là một trong 3 công trình của thành phố được Chính phủ lựa chọn là công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Một số hình ảnh trong ngày cúng giỗ:
Ảnh 1 và 2: Con cháu dâng hương tại mộ Tổ.
Ảnh 3: Ông Hoàng Văn Kể, PCT HĐMT VN – CT HĐMT HP thông báo chương trình cúng Tổ với bà con sau lễ dâng hương tại mộ Tổ
Ảnh 4: Ông Thái Doãn Đệ, PCT HĐMT VN – CT HĐMT Nghệ Tĩnh, nói lời tâm nguyện cùng bà con sau lễ dâng hương tại mộ Tổ.
Ảnh 5: Con cháu tế lễ Tổ tại từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, Hải Phòng
Ảnh 6: Ông Thái Khắc Việt, PCT Thường trực HĐMT VN nghinh rước ấn tín của Thái tổ từ Từ đường họ Mạc Cổ Trai ra Khu tưởng niệm Vương triều Mạc.
Ảnh 7: Ông Hoàng Văn Kể, dâng lời Chúc văn trước anh linh Thái tổ tại Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai
Ảnh 8: Ông Đỗ Trung Thoại PCT UBND TP. Hải Phòng cùng ông Đỗ Xuân Trịnh PCT UBND Kiến Thụy, dâng hương tại Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai
Ảnh 9: Các đoàn con cháu và quan khách dâng hương
Ảnh 10: Ông Hoàng Văn Kể tặng Bằng mừng thọ cụ Mạc Như Gồ hiện tại thọ 100 tuổi
Tin và ảnh: Hoàng Sơn Hiền
Viết bình luận
Tin liên quan
-
LỄ KHÁNH THÀNH ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
TP. HẢI PHÒNG TỔ CHỨC HỌP BÁO CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ HẬU CẦN CHO ĐẠI LỄ
-
ĐẠI LỄ KHÁNH THÀNH ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC – TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM, HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRÂN TRỌNG GỬI GIẤY MỜI HĐMT CÁC TỈNH THÀNH, BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC, CON CHÁU HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ LỄ HỘI MÙA XUÂN ĐỀN LONG ĐỘNG NĂM 2025 VÀ DỰ LỄ CÚNG GIỖ VIỄN TỔ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2024 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025, PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ HỘI MÙA XUÂN VÀ TƯỞNG NIỆM 679 NĂM NGÀY MẤT LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC