- Đang online: 3
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 20025
- Tổng truy cập: 3,370,913
THIỀN HOÀNG THIÊN KỶ NIỆM 140 NĂM NGÀY SƯ TỔ MẠC TĨNH TRÍ THỊ PHẬT QUY TÂY
- 181 lượt xem
THIỀN HOÀNG THIÊN KỶ NIỆM 140 NĂM
NGÀY SƯ TỔ MẠC TĨNH TRÍ THỊ PHẬT QUY TÂY
Chân ling thần tượng Sư Tổ Mạc Tĩnh Trí tại Thiền Hoàng |
Ngày 18 và 19/10 năm Nhâm Thìn (tức 01 và 02/12/2012), tại Tiền Hoàng Thiên (84 Trung Hành, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng), Đại đức Mạc Hoa Năng Trình, pháp danh Thích Tự Quang, cùng các tăng ni phật tự đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 140 năm ngày Sư Tổ Mạc Tĩnh Trí thị Phật quy Tây.
Với tấm lòng thành kính mến mộ công đức của Sư Tổ Mạc Tĩnh Trí, trong hai ngày đại lễ đã có hàng trăm đoàn khách về dự dâng hương tưởng nhớ Người. Đại diện cho dòng họ Mạc, GS-TSKH Phan Đăng Nhật, Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam; TS. Hoàng Văn Kể, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng, Phó Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng, cùng đại diện Ban liên lạc Mạc tộc thành phố Hà Nội và các chi họ Mạc, gốc Mạc trên toàn thành phố Hải Phòng đã về dự đông đủ.
Đại đức Mạc Hoa Năng Trình thành kính khai lễ |
Tại buổi lễ, Đại đức Mạc Hoa Năng Trình (chủ lễ), đã dâng lời cảm kính về thân thế và sự nghiệp của Sư Tổ Mạc Tĩnh Trí; GS-TSKH Phan Đăng Nhật đã trình bày “Lạm bàn đôi điều về tư tưởng của nhà Mạc đối với Phật giáo Việt Nam” và TS. Hoàng Văn Kể đã bày tỏ lòng thành kính công đức to lớn của Sư Tổ Mạc Tĩnh Trí với nước với dân trong ngưỡng vọng của hàng trăm quan khách dự lễ.
Sau đây là nội dung “Lạm bàn” của GS-TSKH Phan Đăng Nhật:
NHÂN KỶ NIỆM NGÀY THIÊNG
“TỔ SƯ MẠC TĨNH TRÍ THỊ PHẬT QUY TÂY”, XIN LẠM BÀN
ĐÔI ĐIỀU VỀ TƯ TƯỞNG CỦA NHÀ MẠC
ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO
GS-TSKH Phan Đăng Nhật, trình bày “Lạm bàn” |
1. Tư tưởng thân dân, gần dân, tôn trọng các tôn giáo tín ngưỡng của mọi tầng lớp, tôn trọng con người, của nhà Mạc.
Vào đầu thế kỷ XVI, nhà Lê sơ rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Nông nghiệp ngày một sa sút, mất mùa, đói kém, hỗn chiến giữa các phe phái khiến xã hội ngày càng khủng hoảng hơn. Nhà Mạc đã có nhiều chính sách nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế và xã hội.
Mạc Thái Tổ sáng lập ra triều Mạc trong bối cảnh xã hội đầy biến động đó, và đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa xã hội. Đặt những thành tựu ấy trong khung cảnh chính trị những năm nửa đầu thế kỷ XVI mới thấy hết giá trị và vai trò to lớn của các vị vua Mạc.
Về kinh tế: Nông nghiệp ổn định và phát triển với chính sách “binh điền”. Thương nghiệp phát triển, giao lưu buôn bán với nước ngoài trên quy mô rộng lớn.
Về văn hoá giáo dục: Nhà Mạc chú trọng giáo dục khoa cử để đào tạo nhân tài cho đất nước. Dưới thời Mạc có nhiều trí thức nổi tiếng như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên Nguyễn Thiến, Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Dương Văn An…
Nguyên nhân sự thành công của nhà Mạc còn phải kể đến tài năng và phẩm chất của các vị vua và đại thần như Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, Phụ chính Mạc Kính Điển, Phò mã Mạc Ngọc Liễn.
2. Nhà Mạc xây dựng một đời sống tinh thần với tư tưởng cởi mở, thông thoáng về tôn giáo tín ngưỡng, tôn trọng văn hoá của nhân dân,đặc biệt sùng kính Phật giáo
* Xây chùa đúc tượng.
1. Dưới thời Mạc Phật giáo được khôi phục và phát triển, một số chùa đã được trùng tu hoặc xây mới. Theo thống kê của Nguyễn Du Chi trong sách Mỹ thuật thời Mạc, qua khảo sát điền dã và qua tư liệu bia ký thì hiện nay còn dấu tích của 142 chùa, 2 cầu, 12 đình làng, 7 quán đạo, 8 miếu, 3 chợ, 2 bến đò…
Đình là nơi họp mặt quan viên, hào mục, dân làng và thờ cúng thần linh, thế mà ở đình Tây Đằng tràn ngập hình ảnh các sinh hoạt đời thường của thường dân: cảnh nam nữ tình tự, cảnh đi thuyền, làm xiếc, săn bắn khỉ, gánh con, …
2. Vận động một số nhà hữu sản, nhất là hoàng thân quốc thích có hằng tâm đem ruộng sẵn có hoặc mua ruộng cúng vào chùa. Theo thống kê của Vũ Duy Mền thì tổng cộng trong 18 trường hợp có 254 mẫu 8 sào ruộng cúng vào chùa[1]. Thống kê này cũng có thể làm căn cứ để chúng ta nhận xét như sau:
– “Việc cúng tiền ruộng vào chùa thịnh hành từ thời Lý – Trần, sang thời Mạc được mở rộng hơn”.
– Số người thuộc hoàng thân nhà Mạc có vai trò quan trọng trong việc này. Có thể kể các vị sau đây (10/18 trường hợp):
“Việc công đức cho chùa không chỉ có các vị quý tộc và quan lại trong triều như vừa nêu trên, mà còn có cả đương kim hoàng thượng. Đó là vua Mạc Phúc Nguyên năm 1557 đã ban “cấm tiền” cho chùa Linh Cảm (Từ sơn, Bắc ninh) và vua Mạc Mậu Hợp, năm 1582, cũng cúng 20 lượng bạc vào chùa Hoa Tân (Hải Phòng). Như vậy có nghĩa là triều đình Mạc không những không hạn chế Phật giáo như thời Lê sơ mà còn khuyến khích xây dựng, tu bổ chùa Phật”.
Trường hợp đặc biệt Thái hoàng thái hậu Vũ thị Ngọc Toàn
– Tương truyền Bà là chính hậu của Thái tổ Mạc Đăng Dung, đã có công lớn vận động hoàng thân quốc thích đóng góp thêm, tổng số ruộng lên tới 47 mẫu 3 sào, goi là ruộng nhà Thánh (Thánh điền). Số ruộng trên được dùng làm ba khoản chính.
– Cùng với việc cấp ruộng cho dân làng, Thái Hoàng Thái Hậu là người công đức để xây dựng chùa với 6000 lá vàng, cùng không biết bao nhiệu tiền bạc cho trên 15 ngôi chùa ở khu vực Dương Kinh và phụ cận.
– Bà cũng là người “bày cho” dân lễ minh thệ, để chống trộm cắp, tham nhũng.
– Đúng như PGS-TS. Đinh Khắc Thuân đã nhận định: “Bà Thái hoàng thái hậu họ Vũ quả là một người đã dốc toàn tâm toàn ý cho công cuộc trung hưng chùa Phật thời kỳ này. Bà từng được dân gian tôn xưng là “mẫu nghi thiên hạ, là vị Phật sống trên trần gian” … “Bà Thái hoàng thái hậu họ Vũ xem như một biểu tượng của người phúc thiện, đáng được muôn đời ghi nhớ”.
* Xây dựng một nền phật giáo của cộng đồng làng: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”
– “Phần lớn chùa được xây dựng, tu bổ thời kỳ này có sự tham gia công đức của các thành viên trong hoàng tộc và quan lại trong triều. tuy vậy vẫn là chùa làng, do dân làng trông nom hương khói và lo liệu tu bổ xây dựng. Ngay trong cả những ngôi chùa được xây dựng với sự tham gia công đức của các thành viên trong hoàng tộc và quan lại trong triều như đã kể trên, thì vẫn có số đông dân làng và thiện sãi ở địa phương chăm sóc.
– Trong khi đó ở thời Lý, Trần có không ít ngôi chùa là sở hữu riêng của một số quý tộc. Rõ ràng là dưới thời Lý, Trần, các ngôi chùa trên do vua hoặc quý tộc xây và cho nô tỳ của họ đến định cư cày cấy ruộng Tam bảo để trông nom đèn nhang.
– Như vậy, những ngôi chùa sở hữu có tính chất tư nhân thuộc về các quý tộc này ở thời Lý, thời Trần dần dần trở thành sở hữu công cộng và đến thời Mạc thì đã hoàn toàn là sở hữu chung của cộng đồng làng xã. Có nghĩa là sự quản lý chùa Phật đã chuyển dần từ Nhà nước sang cho dân làng. Chính vì vậy mà Phật giáo ngày càng được dân gian hóa từ thế kỷ 15-16.
– Có thể câu tục ngữ: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” được hoàn chỉnh ở thời kỳ này.
* Hiệu quả của các tư tưởng trên đối với xã hội đương thời
– Thời Lý, thời Trần Phật giáo đã trở thành quốc giáo, đặc biệt thời Trần sự phát triển rực rõ của thiền tông Trúc Lâm đứng đầu là bậc thánh tăng, thượng hoàng và Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân tông. Lịch sử đã tô đậm những trang vàng son thời này.
– Thời Mạc đã phục hưng Phật giáo Lý – Trần, tuy nhiên đã tạo được một bước chuyển biến quan trọng là đưa Phật giáo về với cộng đồng làng xã, với toàn dân; cụ thể là từ hoàng thượng tại vị, cho đến hoàng hậu công chúa, hoàng thân quốc thích, quần thần, sãi vãi, dân làng,…đều đóng góp và thâm nhập vào Phật giáo với trình độ hiểu biết và mức độ công sức rất khác nhau. Nhưng rõ ràng là Phật giáo và chùa chiền là của toàn dân.
– Chính nhờ đó mà những nét đạo lý cơ bản nhất, bình dân nhất của đạo Phật là ngay thẳng, thật thà làm điều thiện, tránh điều ác, không tham lam, nhũng nhiễu,… được thấm sâu vào cộng đồng và kết quả đương nhiên là: “không có trộm cướp”, “của rơi ngoài đường không ai nhặt”, “cổng ngoài đêm không phải đóng”, “trâu bò thả rông ngoài đồng không phải chăn dắt, đến mùa bắt về cày”, “có khi sinh đẻ cũng không biết là gia súc của nhà mình”…
3.Thiền tổ Mạc Tĩnh Trí là một hậu duệ biểu hiện sự kết tinh và thăng hoa của tư tưởng nhà Mạc đối với Phật giáo
– Đức tổ sinh ra trong một gia đình nho học, tổ tiên xưa là bậc đế vương. Ngài là hậu duệ 9 đời của Tuyên Tông Duệ hoàng đế Mạc Phúc Nguyên; là chắt 5 đời của Cao Cao tổ Hoa Năng Kính hiệu Định Đạo Huyền Thiên.
– Tuổi ấu thơ, đức tổ học hành thông minh uyên bác, xuất chúng, được coi là nho sinh tiêu biểu, Năm 16 tuổi, vào chùa Khánh Quang Tự, được nghe hòa thượng thuyết giảng, Ngài thấy cảm xúc mạnh, trong lòng bỗng thấy tâm giới chật chội, cửu lưu phiền phức, Ngài đã bỏ nho học chí tâm dấn thân vào cửa Phật.
– Ngài đã truyền thụ 10 pháp tử, 17 pháp tôn, đều tu hành chính quả , đắc đạo.
– Năm Ất Mùi (1835). Ngài 48 tuổi, hoàng đế Minh Mệnh hạ chiếu triệu hồi các sư tăng trong nước lai kinh ứng thi. Ngài vâng mệnh, kết quả đỗ đệ nhị giáp, vân mông, đứng đầu sư tăng toàn quốc, được lưu danh kim bảng, được phong Đại học sỹ. Vua bổ nhiệm làm quan, Ngài từ nan, vua lại ban võng lọng, kim khố, Ngài cũng từ nan.
Sau 50 năm học đạo, đức mãn, quả tựu, Đức tổ thị Phật quy Tây vào năm Giáp Tuất (1873), ngày 20 tháng 10 giờ Dậu, hưởng linh 84 tuổi, hóa thân Bồ tạt.
– Kính thưa chư vị, ngày nay, kế thừa ân thâm đức trọng của chư vị tiên đế, sư tăng và của Đức tổ Tịnh Trí, chúng ta vinh dự lớn có duệ tôn của Ngài là Mạc Hoa Năng Trình, pháp danh Thích Tự Quang, xứng đáng tiếp bước kế thừa, đúng như lời tự bạch:
Duệ tôn Tự Quang tiêp kế thừa
Đèn thiền mạng mạch giữ sớm trưa
Củng cố Hoàng thiên Khánh Quang Tự
Y giáo Phụng hành sáng nghiệp xưa !
Hôm nay, đúng vào ngày giờ linh thiêng Đức tổ hóa thân, nhờ có chư vị ở hội Phật tử Thiền Hoàng Thiên, đứng đầu là Thiền sư Tự Quang, chúng ta được tụng niệm, dâng nén hương lên chư Phật và chư tổ. Thật là muôn vàn tự hào và hoan hỷ được là Phật tử và duệ tôn của các Ngài.
Tiểu duệ tôn Mạc Phan Đăng Nhật cung bái ./.
Sau đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:
Ảnh 1: Thiền Hoàng Thiên trong buổi đại lễ
Ảnh 2: TS. Hoàng Văn Kể trình bày tâm nguyện cảm kích tại buổi lễ
Ảnh 3: Các nhà sư dâng lời Chúc văn tưởng nhớ Sư Tổ Mạc Tĩnh Trí
Ảnh 4,5 và 6: Các đoàn khách dâng hương tưởng nhớ Sư Tổ Mạc Tĩnh Trí
Tin và ảnh: Hoàng Sơn Hiền
Viết bình luận
Tin liên quan
- ĐIỀU LỆ SỐ 01/NQ-HĐMTVN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐMTVN
- NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-HĐMTVN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA IV, NHIỆM KỲ 2024 – 2029
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- HĐMT HẢI DƯƠNG DỰ LỄ KHÁNH THÀNH HỌ PHẠM GỐC MẠC KIM BẢNG, HÀ NAM
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.