- Đang online: 4
- Hôm qua: 1234
- Tuần nay: 45881
- Tổng truy cập: 3,473,302
THƯ CHÀO MỪNG LỄ TỔNG KẾT NĂM NĂM KHUYẾN HỌC CỦA CHI HỌ KHOA
- 258 lượt xem
Hà Nội, ngày 22 tháng Mười một, năm 2013
THƯ CHÀO MỪNG LỄ TỔNG KẾT
NĂM NĂM KHUYẾN HỌC CỦA CHI HỌ KHOA-MẠC
Sử sách có ghi : Thái tổ Mạc Đăng Dung xuất thân từ một gia đình lao động nghèo, làm nghề chèo đò, có tấm lòng phúc thiện , chỉ lấy tiền đò 6 đồng. Hơn nữa, Ngài có tâm lý ham mê sông nước, coi đó là một thú “ngao du tự tại”, sử chính thống có ghi điều này. Và tôi có được biết, có lần Ngài đã nói với con cháu : Hình tượng mà ta yêu thích là bến nước và con đò. Tuy nhiên, chỉ nhấn mạnh có một mặt thì chưa đủ và làm cho mọi người hiểu lệch khí chất của Ngài.
Ngoài cội nguồn lao động, Ngài còn là di duệ của một thế gia vọng tộc.
“Phiệt duyệt gia thanh, Trần triều Mạc trạng nguyên chi hậu”.
(đây là một vế câu đối mà các cụ cất dấu bằng cách viết trên tường nhà thờ họ Mạc -Vũ Tiến ở Thái Bình, rồi quét vôi phủ kín, mấy trăm năm sau, con cháu sửa nhà thờ mới đọc được), Thái tổ Mạc Đăng Dung và chúng ta, hậu duệ của Ngài, có cội nguồn từ một “thế gia đại tộc” (phiệt duyệt gia thanh), là hậu duệ của vị trạng nguyên đời Trần- Mạc Đĩnh Chi, người đã nổi danh cả hai nước Trung –Việt.
Và bản thân Thái tổ, cũng không chỉ có võ biền, bên cạnh tài năng võ nghệ , Ngài đã nhiều năm trải qua dùi mài kinh sử, đào luyện nơi “Cửa Khổng sân Trình”. Lên làm vua, Ngài sớm lo chỉnh đốn nho phong, học chế. Ngài sai soạn văn bia tiến sỹ, là tuyên ngôn của triều Mạc đối với nền học vấn nước nhà như sau:
“Dùng võ công mà định đoạt thiên hạ, dùng văn giáo mà rèn luyện nhân tài, sửa trường học để mở rộng nền giáo dục, ban học quy để cổ vũ lòng hăng hái. Nhân văn được trau dồi, thi cử được đổi mới. Phàm những điều lệ về thi cử, ban ấn vinh theo cấp bậc, so với thời xưa đều đầy đủ hơn nhiều.”
Trong thời kỳ Thăng Long, 65 năm, nhà Mạc đã đào tạo được 22 kỳ thi Hội, đều đặn 3 năm một kỳ, lấy đỗ 485 tiến sỹ, trong đó có 13 trạng nguyên.
Trong thời kỳ làm vua thứ hai, thời kỳ Cao Bằng, các Ngài tiếp tục tổ chức thi , lấy đỗ người dân tộc Tày, ông Bế Văn Phùng và ông Nông Quỳnh Văn. Đặc biệt, lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử thi cử phong kiến, một người phụ nữ đỗ tiến sỹ, lại là đỗ đầu, dưới triều vua Mạc Kính Cung-bà Nguyễn Thị Duệ.
Người ta nói “Mạc thị sùng Nho”. Điều đó đúng. Nhưng không độc tôn Nho giáo, mà cùng với Phật , Lão, đạo Mẫu, tục thờ Thần làng và các tín ngưỡng dân gian đều được khuyến khích hòa đồng phát triển.
Tóm lại, họ Mạc và vương triều Mạc vốn trọng học thuật, khuyến khích tài năng . Các cụ, các bác họ Khoa-Mạc đã phát huy truyền thống của tổ tiên xây dưng phong trào khuyến học rất tốt. Nhờ đó động viên khuyến khich các cháu chăm chỉ học tập.
Kết quả là:
“Số lượng các cháu được khen trong 5 năm qua (2008-2013) là 260 cháu.
Trung bình mỗi cháu được thưởng là:
200.000đ x 260 cháu = 52.000.000đ.
– Qũy khuyến học của dòng Họ thường xuyên có khoảng 30.000.000đ
– Nhìn chung số lượng các cháu được khen thưởng là học sinh giỏi xuất sắc năm sau cao hơn năm trước.
– Lễ phát thưởng hàng năm được tổ chức tại nhà thờ của dòng Tộc để các cháu báo công với tiên Tổ vào dịp Hè, trước khi bước vào năm học mới. Các bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh trong dòng Tộc phấn khởi, tin tưởng vào BKT-HĐGT dòng họ, động viên con cháu mình vượt khó, học giỏi, tự hào với truyền thống hiếu học của dòng Tộc, do đó các cháu càng thi đua chăm ngoan học giỏi, cha mẹ các cháu ủng hộ mạnh mẽ cho Quỹ Khuyến học-Khuyến tài trong dòng họ”.
Thay mặt HĐMT Việt Nam, tôi bày tỏ lời cám ơn các Cụ. trước hết là Cụ trưởng chi, và lời nhiệt liệt khen ngợi các cháu.
Mong rằng các chi họ trong cả nước đều xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài như và hơn họ Khoa-Mạc ở Trung Hành- Hải Phòng.
TM Ban Thường vụ Hội Đồng Mạc tộc Việt Nam
Chủ tịch
GS. TSKH Phan Mạc Đăng Nhật
-ndk-
Viết bình luận
Tin liên quan
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM, HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRÂN TRỌNG GỬI GIẤY MỜI HĐMT CÁC TỈNH THÀNH, BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC, CON CHÁU HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ LỄ HỘI MÙA XUÂN ĐỀN LONG ĐỘNG NĂM 2025 VÀ DỰ LỄ CÚNG GIỖ VIỄN TỔ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2024 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025, PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ HỘI MÙA XUÂN VÀ TƯỞNG NIỆM 679 NĂM NGÀY MẤT LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC MẠC TỘC NĂM 2024, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2025
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC