- Đang online: 1
- Hôm qua: 661
- Tuần nay: 16855
- Tổng truy cập: 3,412,883
HUYỀN THOẠI GIẾNG THIÊNG
- 211 lượt xem
HUYỀN THOẠI GIẾNG THIÊNG
Từ xa xưa, theo văn hóa tâm linh truyền thống tại nơi thờ tự, các bậc tiền bối họ Mạc đã khơi giếng “Thông thủy giao thoa âm dương – Trời Đất” nơi mắt rồng – long mạch, ngay trước Từ đường họ Mạc, Cổ Trai. Nước giếng dùng trong những ngày cúng lễ Tiên tổ. Do biến cố của lịch sử, giếng bị xóa tích. Nay con cháu nhất tâm khơi phục giếng xưa, tâm nguyện “Lưu phúc dòng họ – Hậu duệ muôn đời Thông tuệ, Hiển vinh”.
Trước tết Bính Thân, Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng được Tiên Tổ chỉ dẫn, mách bảo, đã mời thầy Nguyễn Duy Thắng – nhà ngoại cảm thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, một nhà địa lý, pháp sư có danh ở Hà Nội về thăm Từ đường họ Mạc, Cổ Trai và Khu lăng mộ Thái Tổ tại Liên Khê, Thủy Nguyên, ngưỡng mong thầy chỉ bảo con cháu trong họ đôi điều. Ngay sau khi bước vào cổng Từ đường, thắp nén hương thơm, thỉnh hồi chuông ngân vang thanh tịnh Anh linh Thái Tổ, Thái Tông, Thái Hoàng Thái Hậu hiện về, các Ngài linh ứng đã sang tai cho thầy Thắng mách bảo con cháu phải khơi lại giếng xưa, bồi hoàn long mạch, khơi dòng nước mát hội tụ chảy về Từ đường thì con cháu trong họ mới hết đau đầu, tức ngực, kết nối, tìm về, sức mạnh tinh thần và vật chất mới được phát huy, mọi việc họ vì thế mới được hanh thông, thuận lợi.
Theo sự chỉ bảo của các Ngài, con cháu trong họ đã cắt cử nhau suốt nửa tháng trời trong mùa lễ hội đầu năm Bính Thân đến nhiều nơi làm lễ kêu cầu các Đức Thánh Trần triều ở Phủ đền Trần, Nam Định; đền Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; đền Côn Sơn, Kiếp Bạc ở Nam Sách, Hải Dương; đền Trần Thượng ở Lý Nhân, Nam Hà; đền Cửa Ông ở Phả Lại; đền Trình, chùa Giải Oan ở Hương Tích; đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Lý Học. Tất thảy ở đâu các Ngài đều nhắc nhở con cháu Nhà Mạc phải chọn ngày lành, tháng tốt để sớm khơi lại Giếng thiêng. Và ngày lành tháng tốt đó là vào giờ Tý, canh ba, ngày 18 tháng 2 Bính Thân, con cháu trong họ đã làm đúng như lời chỉ dạy của các Ngài, xin khai thiên, động thổ khơi giếng.
Quả thật, sự kiên trì của con cháu trong họ chẳng quản thời gian, công sức đi kêu cầu mọi nơi trong những ngày Đông mưa phùn, giá rét vừa qua được đền đáp bằng sự phù hộ, độ trì của Tiên Tổ, thi công khơi giếng trong điều kiện mưa to, gió lớn sấm chớp ầm ầm mà vẫn an toàn, khơi phục giếng sâu tới 4,7m, mà không hề sạt lở. Kích thước nội tâm đáy giếng (1,06m); nội tâm miệng giếng (1,28m), độ sâu từ mặt đất xuống đáy giếng 4,7m, do các Ngài chỉ dẫn, đều rơi vào các cung, bậc tột cùng của sự tốt lành: Hưng Vượng, Tiến Bảo; đỗ đạt, đăng khoa, tài vượng. Còn nữa, vật liệu kè giếng, Tiên Tổ cũng chỉ định cho làm bằng đá trắng (Bạch Thạch) ứng với hướng Đoài (Tây) thuộc về chính thống, đại cát. Thật là hoàn hảo.
Điều kỳ lạ hơn nữa là vào đầu canh hai khoảng 21 giờ, ngày 18 tháng 3 Bính Thân (đúng tròn 1 tháng xin phép tiên tổ cho khai thiên, động thổ) của ngày thi công thứ 3, khi mà con cháu đã kè được hơn 1m thành giếng, thì chị Lý Thị Luyên, tuổi Đinh Mùi, sinh năm 1967, không phải là người trong họ, nhà ở giáp Từ đường, chếch hướng Tây Nam phía sau Đền thờ Thánh Mẫu, đi làm về muộn, bưng bát cơm nguội vừa ăn vừa hóng mát ở ngoài hiên, nhìn sang Từ đường đã tận mắt chứng kiến một điều vô cùng kỳ thú mà trong đời chưa bao giờ chị nhìn thấy. Đó là: Ngay phía trên miệng giếng xuất hiện một tòa tháp 9 tầng, có hình Phật bà mờ ảo ngồi trên bệ cánh sen (theo kiến trúc Phật giáo thế kỷ thứ 16) tỏa ánh hào quang lung linh. Đứng hai bên tòa tháp là hai nữ nhi áo trắng, xiêm y lộng lẫy, một người tay trái ôm một chiếc hũ kề vào bụng, tay phải lấy từ trong hũ ra một vật gì đó bỏ xuống giếng. Động tác như vậy cứ lặp đi lặp lại trong thời gian khoảng 30 phút. Sáng hôm sau chị Luyên có đem sự việc trên sang Từ đường kể lại cho mọi người và tốp thợ kè giếng cùng nghe, hết thẩy ai nấy đều rất kinh ngạc, sửng sốt và rồi đều tâm niệm tin rằng Thánh Mẫu phật bà đã linh ứng hiện về, Ngài ban phát kim ngân, tiền vàng để con cháu có điều kiện sớm hoàn thành công trình. Quả thật sự hiển linh của Phật bà, Thánh Mẫu đã tiếp sức cho con cháu hoàn thành kè giếng lên đến mặt đất kết thúc vào xẩm tối ngày 20 tháng 3 Âm lịch, vượt trước 4 ngày so với dự kiến. Điều kỳ thú và hiếm thấy nữa là giếng vừa khơi xong, còn đang thi công, chưa thau rửa, nhưng nước đã trong vắt, đầy ắp, nhìn thấu từ trên xuống tận đáy giếng, múc lên, đun sôi, pha trà uống thử, mọi người đều thấy rằng trà vừa giữ được mầu, vừa tôn thêm hương thơm, mùi vị đậm đà của trà, tinh khiết không khác gì nước mưa. Đúng 7g15 ngày 10/5/2016 (4/4 Bính Thân) con cháu dòng họ đã đặt xong thành giếng bằng đá trắng nguyên khối và ngay sau đó trời đổ mưa như trút nước.
Quả như các bậc thánh hiền đã dạy bảo khơi lại giếng xưa nơi đất tổ linh thiêng, long mạch đã bồi hoàn, hấp thụ được linh khí của trời đất mới có được nguồn nước dồi dào, mát lành, tinh khiết, quý hiếm đến như vậy. Các Ngài còn sang tai cho biết nước giếng sẽ luôn đầy ắp, không bao giờ cạn, có nhiều khoáng chất, có lợi cho sức khỏe, nếu dùng thường xuyên sẽ chữa được chứng đau đầu, đau nhức xương khớp. Và Tổ Tiên cũng đặt tên cho Giếng thiêng là Giếng Ngọc.
Mạo muội xin ghi lại mấy dòng mắt thấy, tai nghe trong quá trình khơi phục giếng, để con cháu trong họ, khách thập phương và nhân dân chứng giám, rất mong nhận được sự tham gia, chỉnh sửa câu chữ, ý, tứ của mọi người, để hồn thiêng của Giếng Ngọc Tổ Tiên đất trời ban tặng cho con cháu muôn đời sau được sáng tỏ, rõ nghĩa, cô đọng, súc tích, để tạc đá lưu giữ mãi mãi. Ấy là điều mong muốn !
Con cháu trong họ trực tiếp thi công khơi giếng mạo muội ghi lại đôi lời.
Một số hình ảnh trong khi khơi phục giếng xưa:
1. Miệng giếng xưa, dưới lớp gạch lát sân Từ đường họ
2. Qúa trình khơi phục giếng xưa.
3. Miệng giếng bằng đá trắng nguyên khối đặt xong vào 7g15 ngày 10/5/2016.
Tin: Hoàng Sơn Hiền – CVP HĐMT Hải Phòng
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC