- Đang online: 2
- Hôm qua: 942
- Tuần nay: 41887
- Tổng truy cập: 3,472,139
HỘI THẢO KHOA HỌC: “NGHIÊN CỨU HỌ MẠC Ở NGHỆ AN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA CON CHÁU GỐC MẠC TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUÊ HƯƠNG”
- 270 lượt xem
HỘI THẢO KHOA HỌC: “NGHIÊN CỨU HỌ MẠC Ở NGHỆ AN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA CON CHÁU GỐC MẠC TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUÊ HƯƠNG”
Ngày 19/7/2014 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Nghiên cứu họ Mạc ở Nghệ An và đóng góp của con cháu gốc Mạc trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương”. Đây là hội thảo nằm trong chương trình của đề tài khoa học: “Nghiên cứu họ Mạc ở Nghệ An và đóng góp của con cháu gốc Mạc trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương” được ký kết giữa Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An với Trung tâm Bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật truyền thống.
Đến dự Hội thảo:
Về phía Sở Khoa học công nghệ Nghệ An có ông Phạm Xuân Cần – Phó Giám đốc sở.
Về phía Trung tâm BTVHKT Truyền thống có: Ông Trần Công Lý – Phó Giám đốc Trung tâm; Ông Phạm Huy Khang – Phó Giám đốc Trung tâm
Về phía Hội đồng Mạc tộc Việt Nam có: PGS.TS Mạc Văn Trang – Phó Chủ tịch HĐMTVN; TS Phan Đăng Long – Phó Chủ tịch HĐMTVN, Trưởng BLL họ Mạc Hà Nội; PGS.TS Phạm Quốc Toàn – Tổng Thư ký, Trưởng Ban đối ngoại HĐMTVN; Ông Hoàng Trần Hòa – Trưởng Ban Thanh tra HĐMTVN; Ông Thái Lê Tuấn – Chánh văn phòng HĐMTVN cùng đại diện con cháu họ Mạc và gốc Mạc Nghệ Tĩnh cũng như các tỉnh thành khác đang sinh sống, làm việc ở Hà Nội.
Hội thảo đã được nghe nhận xét toàn văn đánh giá về chất lượng khoa học của đề tài cũng như các báo cáo tham luận của các nhà khoa học đến từ Viện Sử học, viện nghiên cứu Hán Nôm, trung tâm nghiên cứu gia phả học Việt Nam…Các báo cáo tập trung đi sâu phân tích đặc điểm của họ Mạc ở Nghệ An cũng như quá trình hình thành và lý giải nguyên nhân tại sao trên địa bàn tỉnh Nghệ An, con cháu họ Mạc lại sinh sống đông nhất cả nước như vậy. Những đóng góp của con cháu họ Mạc trong thời kỳ mới: bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương. Báo cáo tham luận của TS Phan Đăng Long đề cập đến các di tích lịch sử của họ Mạc ở Nghệ An và những giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích này.
Nhà nghiên cứu Phạm Hải đã dẫn dắt hội thảo “Đi tìm mật mã của họ Phạm gốc Mạc qua câu đối liễn”. Nhà nghiên cứu Phạm Hải đã đưa ra trường hợp điển về cách nhận biết họ Phạm gốc Mạc qua các chiết tự, ký hiệu, ý tứ ở dòng chữ trên văn bia, câu đối, gia phả… của các dòng họ gốc Mạc. Qua trường hợp điển hình này, các nhà nghiên cứu, con cháu các chi họ khác có thể đi sâu vào tìm hiểu về những “mật mã” nhận diện gốc Mạc mà tổ tiên đã để lại.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Xuân Cần – Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ Nghệ An khẳng định: Ở Nghệ An có nhiều họ lớn nhưng họ Mạc là một trường hợp đặc biệt. Trong mấy chục năm gần đây, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu khẳng định những đóng góp của họ Mạc, Vương triều Mạc đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Đánh giá về kết quả của nhóm thực hiện đề tài, ông Cần cũng đã bày tỏ: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề mới: Lý giải tại sao họ Mạc lại tập trung đông ở Nghệ An, làm rõ thời gian cũng như quá trình di cư của họ Mạc vào Nghệ An. Đề tài hệ thống được các di tích, các gương mặt tiêu biểu của con cháu họ Mạc ở Nghệ An có nhiều đóng góp đối với lịch sử dân tộc, quê hương… Ông Cần cũng khẳng định Ban chủ nhiệm đề tài đã thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ và đạt khoa học.
Thay mặt Ban chủ nhiệm đề tài, GS.TSKH Phan Đăng Nhật đã có lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Khoa học công nghệ Nghệ An cũng như sự giúp đỡ của đông đảo bà con họ Mạc trong quá trình thực hiện đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để đề tài đạt kết quả chất lượng cao nhất.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Ths. Phan Đăng Thuận đọc báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện và kết quả đề tài
PGS. TS Trần Thị Vinh phát biểu, nhận xét về đề tài
PGS.TS Đinh Khắc Thuân đánh giá rằng đề tài đã đáp ứng được yêu cầu của một đề tài khoa học.
PGS.TS Mạc Văn Trang đọc bài tham luận về “Họ Mạc ở Việt Nam”
Nhà nghiên cứu Phạm Hải với bài diễn thuyết sinh động và mô tả những ký hiệu, mật mã, quy ước để tìm kiếm họ Phạm gốc Mạc
TS Phan Đăng Long phát biểu tham luận về các di tích họ Mạc ở Nghệ An
Ông Phạm Xuân Cần – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An
Khách mời thảo luận: Ông Hoàng Trần Hòa, chi họ Hoàng Trần gốc Mạc ở Nghệ An.
GS.TSKH Phan Đăng Nhật – Chủ nhiệm đề tài tổng kết hội thảo
Ông Trần Công Lý – Phó Giám đốc Trung tâm phát biểu cảm ơn Lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ, các nhà khoa học, các khách mời là con cháu họ Mạc và bà Thái Hương, bà Lê Tuyết cùng tập đoàn sữa TH đã tài trợ sữa cho hội thảo. Hội thảo bế mạc vào lúc 11h30 cùng ngày.
Một số hình ảnh khác tại hội thảo
Đoàn chủ tịch
Toàn cảnh hội thảo
Viết bình luận
Tin liên quan
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM, HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRÂN TRỌNG GỬI GIẤY MỜI HĐMT CÁC TỈNH THÀNH, BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC, CON CHÁU HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ LỄ HỘI MÙA XUÂN ĐỀN LONG ĐỘNG NĂM 2025 VÀ DỰ LỄ CÚNG GIỖ VIỄN TỔ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2024 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025, PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ HỘI MÙA XUÂN VÀ TƯỞNG NIỆM 679 NĂM NGÀY MẤT LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC MẠC TỘC NĂM 2024, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2025
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC