- Đang online: 1
- Hôm qua: 1147
- Tuần nay: 27826
- Tổng truy cập: 3,494,221
NGUYỄN KHUYẾN QUÊ NỘI Ở TRUNG LƯƠNG, HÀ TĨNH 511
- 631 lượt xem
NGUYỄN KHUYẾN
QUÊ NỘI Ở TRUNG LƯƠNG, HÀ TĨNH
Bùi Chí Thành
Hồng Lĩnh là một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi được hun đúc khí thiêng của núi sông nên đã sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt. Đây cũng là mảnh đất làm nên cốt cách, tâm hồn của biết bao nhà văn hóa lỗi lạc mà tên tuổi và tác phẩm của họ đã hóa thành hồn thiêng sông núi như: Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, hai cha con Trạng nguyên họ Sử, danh nhân văn hóa Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hồ… Nhưng nói đến Danh nhân văn hóa Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến quê gốc ở Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh thì ít người biết đến.
Tư duy, trăn trở và mong muốn có dịp hành hương về huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, nơi thờ Nguyễn Khuyến để tìm hiểu cội nguồn cùng với cơ duyên kỷ niệm 20 năm thành lập thị xã Hồng Lĩnh (2/3/1992- 2/3/2012), nhờ sự kết nối với nhà văn Lưu Quốc Hòa ở Hội VHNT Hà Nam và nhà nghiên cứu Bùi Văn Cường, một tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về Thi hào Nguyễn Khuyến trên hai quê Hà Tĩnh và Hà Nam, đoàn cán bộ thị xã Hồng Lĩnh đã đến UBND huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam để tìm hiểu về ông.
Nghiên cứu các tài liệu về Thi hào Nguyễn Khuyến: Đời và thơ (Nxb Giáo dục, 1994); Nguyễn Khuyến tác phẩm (Hội VHNT Hà Nam Ninh, Nxb KHXH, 1984), Bách khoa toàn thư đều ghi rõ: Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh, nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở xóm Hầu, làng Đức Hồng, nay là phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Trải quan những biến thiên của lịch sử, thời xa xưa Tổ tiên Nguyễn Khuyến từ đất Hồng Lĩnh ra sinh cơ lập nghiệp để lại công đức ở đất này. Liệt Tổ của Nguyễn Khuyến là Quang Lượng Hầu làm Đại tướng triều Mạc, là người có công dẹp trừ giặc “cuốc đen” cứu dân vùng này khỏi cảnh lầm than, cơ cực. Trên đường hành quân, ông lâm bệnh nặng và mất tại làng Ghéo (nay là thôn Đa Tài, xã Đôn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam). Nhân dân nhớ công ơn lập đền thờ Ngài ở nơi đây. Sau đó Ngài được truy phong là Cao Minh Đại Vương. Ít lâu sau, con cháu Quang Lượng Hầu từ đất Hồng Lĩnh ra tìm thăm mộ Tổ Phụ và chiêm yết đền. Thấy ở đây đất rộng người thưa, dân tình lại rất sùng kính Quang Lượng Hầu và xử sự nồng hậu với con cháu ân nhân của họ nên đã chọn đất làng sinh cơ lập nghiệp lâu dài. Những người này là Tổ tiên của dòng họ Nguyễn mà tính đến nay, Nguyễn Khuyến là đời thứ 14, 15.
Suốt quá trình lập thân, đỗ đạt, Nguyễn Khuyến đã trở thành một trong những nhà thơ nổ tiếng của Việt Nam trong giai đoạn suy tàn của chủ nghĩa phong kiến cuối TK 19, đầu TK 20; những ngày đầu thực dân Pháp đô hộ nước ta. Một thi hào với những bài thơ về mùa thu sống mãi với nền thi ca đất Việt. Là người 3 lần chiếm bảng Khôi nguyên.
Tại các di tích: Từ đường Môn tử Môn, mộ Nguyễn Khuyến, Miếu thờ Quang Lượng Hầu,… các câu đối, văn bia đều minh chứng gốc quê nội của Thi hào Nguyễn Khuyến xuất phát từ Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Tại nhà thờ họ Nguyễn Tông của nhà thơ, mặt chính diện, trên cao đề vế đối bằng chữ Hán lớn
鴻 山 高,渭 水 長: “Hồng Sơn cao – Vị Thủy trường”.
Di tích thờ nhà thơ còn có pho tượng lớn của ông, đối diện trước mặt có treo đôi câu đối sơn son thiếp vàng: 鴻 山 之 外 鬱 佳 氣,渭 水 至 金 成 大 江 “Hồng Sơn chi ngoại uất giai khí – Vị Thủy chí kim thành đại giang” (Nghĩa là: Hồng Sơn đất ngoại kết tụ được khí tốt – Vị Thủy đến nay đã thành con sông lớn) của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, bạn đồng niên với nàh thơ đề tặng. Văn bia ở nhà thờ họ do nhà thơ làm có đoạn:滾 滾 長 江 出 似 鴻 山 析 而 為 渭 五 百 年 間 (Cổn cồn trường giang xuất tự Hồng Sơn tích nhi vi Vị ngũ bách niên gian – Nghĩa là: cuồn cuộn sông dài, phát ra từ núi Hồng Lĩnh, chảy tách thành sông Vị, khoảng năm trăm năm nay). 500 năm trước, Tổ tiên Nguyễn Khuyến từ quê hương Hồng Lĩnh ra đi, dẫu an cư, lạc nghiệp, vẫn lấy tên quê mình đặt tên cho quê mới và luôn tự hào hướng về quê cũ, đó là “Hồng Sơn chi ngoại”, để rồi 500 năm sau, lớp hậu sinh Hồng Lĩnh lại vinh dự đi “vấn Tổ tìm Tông” làm rạng danh một vùng đất “Văn vật hữu dư” có sự phát triển khá sớm, khá rực rỡ về văn hóa, học vấn.
Ở Hồng Lĩnh có tên xóm Hầu (nay là xóm 6, phường Trung Lương) là do một vị Tướng quân họ Nguyễn có công lớn đánh giặc, yên dân được phong tước Hầu, nên lấy tước hiệu của Ngài đặt tên xóm và xây đền Hầu để ghi nhớ công ơn. Do thời gian đến nay đền không còn nữa, nhưng xóm Hầu vẫn còn in đậm trong tâm trí nhân gian.
Chuyến đi tìm hiểu của đoàn cán bộ thị xã Hồng Lĩnh đã thu được kết quả tốt đẹp. Từ chuyến đi này, chúng tôi rất mong muốn lãnh đạo hai tỉnh Hà Tĩnh và Hà Nam sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi tiến tới tổ chức Hội thảo khoa học “Quê hương – Cuộc đời Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến” để có những xác định và cùng vinh danh một Thi hòa lớn của dân tộc, một vị quan thanh liêm, yêu nước, thương dân.
(Tạp chí: Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An số 7/2013)- Phan Đăng Thuận ST
Viết bình luận
Tin liên quan
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-
CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
-
THƯ CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CÁC NHÀ GIÁO
-
Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn
-
HỘI THỀ KHÔNG THAM NHŨNG TẠI HẢI PHÒNG – XUÂN KỶ HỢI 2019
-
Người Jing (Việt) Trên Đất Trung Hoa
-
HAI BÀI THƠ MẠC ĐƯỜNG CẢM TÁC
-
LỜI RĂN CỦA TĂNG QUỐC PHIÊN, TỨ ĐẠI DANH THẦN NHÀ THANH TQ
-
THÔNG BÁO HỘI NGHỊ THƯỜNG TRỰC MỞ RỘNG HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
-
Bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH: “Chúng ta hãy trân quý Bà mẹ thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy”
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC