- Đang online: 1
- Hôm qua: 850
- Tuần nay: 14214
- Tổng truy cập: 3,368,531
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
- 891 lượt xem
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
(TÓM TẮT TIỂU SỬ)
Mạc Đăng Dung (莫登庸), sinh giờ ngọ, ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão (1483). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Mạc Thái Tổ (chữ Hán: 莫太祖 mất ngày 22/8 âm lịch năm 1541.
(Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung tại Từ đường Cổ Trai – Hải Phòng)
“Mạc Đăng Dung là cháu 7 đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Theo Toàn thư và Đại Việt thông sử, Mạc Đăng Dung là người xã Cao Đôi (Đông Cao theo Cương mục), huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), tổ tiên ông là Mạc Đĩnh Chi, trạng nguyên triều Trần. Đĩnh Chi sinh ra Cao (Dao theo Cương mục), Cao sinh ra Thúy (Túy theo Cương mục), Thúy sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà, Hải Dương rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương rồi trú tại đó. Bình sinh ra Hịch, Mạc Hịch lấy con gái Đặng Xuân là Đặng Thị Hiếu người cùng làng Cổ Trai sinh được ba con trai, con trưởng là Đăng Dung, con thứ là Đăng Đốc (Đốc Tín), con út là Đăng Quyết”
Mạc Đăng Dung hồi nhỏ làm nghề đánh cá, lớn lên có sức khoẻ, đỗ lực sĩ xuất thân, được sung vào quân túc vệ của nhà Hậu Lê đời Lê Uy Mục.
Năm 1508, Đoan Khánh năm thứ 4, vua Lê Uy Mục giao cho ông làm Thiên vũ vệ đô chỉ huy sứ ty đô chỉ huy sứ. Năm 1511, Hồng Thuận năm thứ 3, vua Lê Tương Dực thăng ông làm Đô chỉ huy sứ tước Vũ Xuyên bá.
Triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, mạnh nhất là lực lượng Trần Cảo. Cảo đánh chiếm kinh thành Thăng Long, các tướng gác mâu thuẫn cùng đánh dẹp. Đến khi Trần Cảo rút đi, các tướng lại chia bè phái đánh nhau. Nguyễn Hoằng Dụ (con Nguyễn Văn Lang) đánh nhau với Trịnh Tuy. Tuy thua chạy về Tây Đô (Thanh Hoá). Trần Chân về phe với Tuy đánh đuổi Hoằng Dụ, nắm lấy quyền trong triều.
Mạc Đăng Dung thấy uy quyền của Chân lớn liền kết thông gia với Chân, cho con gái Chân lấy con trai cả mình là Mạc Đăng Doanh.
Năm 1518, Lê Chiêu Tông nghe lời gièm pha, sợ quy quyền của Trần Chân nên sai người giết Chân. Thủ hạ của Chân là Nguyễn Kính nổi loạn. Bấy giờ Đăng Dung đang trấn thủ Hải Dương. Chiêu Tông bèn triệu Mạc Đăng Dung và Nguyễn Hoằng Dụ về cứu giá. Hoằng Dụ đánh bị thua chạy về Thanh Hóa rồi chết. Đăng Dung một mình nhân cầm quân dẹp loạn mà nắm hết quyền bính…
Năm 1521, Mạc Đăng Dung chiêu hàng được Nguyễn Kính, dẹp được Trần Cung (con Trần Cảo), quyền thế át cả Chiêu Tông. Chiêu Tông sợ chạy ra ngoài gọi quân Cần vương. Đăng Dung bèn lập em Chiêu Tông là Xuân lên ngôi, tức là Lê Cung Hoàng, tuyên bố phế truất Chiêu Tông…
Năm 1523, Mạc Đăng Dung nhân phe Chiêu Tông yếu thế, điều quân đánh Thanh Hoá. Năm 1524, Trịnh Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết. Đăng Dung được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công…
Năm 1527, ông được phong làm An Hưng Vương. Các đối thủ đều bị dẹp yên, không còn ai ngăn trở, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi, lập ra nhà Mạc. Chiếu nhường ngôi của Lê Cung Hoàng cho Mạc Đăng Dung có đoạn viết: “Từ cuối đời Hồng Thuận gặp lúc Quốc gia nhiều nạn, Trịnh trung lập kẻ nghịch lên ngôi, lòng người lìa tan, trời cũng không giúp, lúc ấy thiên hạ đã không phải của nhà Lê vậy. Ta (Cung đế) bạc đức nối ngôi không thể gánh nổi, mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái Sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung là người trí đức, tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bốn phương đều phục, bên trong trị nước thiên hạ yên vui, công đức rất lớn lao, trời người đều qui phục, nay theo lẽ phải nhường ngôi cho…”
Ông lên làm vua từ ngày 15 tháng 6 âm lịch năm 1527 đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó, học theo nhà Trần, nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (tức Mạc Thái Tông) để lui về làm Thái thượng hoàng.
Năm 1540, Mạc Thái Tông mất, Mạc Đăng Dung lập cháu nội là Mạc Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông.
Vợ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung là Hoàng hậu Nguyễn Thị Ngọc Toàn.
“Các con của Ngài gồm có:
Hoàng Thái tử MẠC ĐĂNG DOANH
Hoàng tử MẠC CHÍNH TRUNG
Hoàng tử MẠC PHỤC SƠN
Hoàng tử MẠC NHÂN PHỦ
Hoàng tử MẠC QUANG KHẢI
Hoàng tử MẠC NHÂN QUẢNG
Hoàng tử MẠC ĐẠI ĐỘ
Công chúa NGỌC THỌ
Công chúa NGỌC CHÂU
Công chúa NGỌC QUANG
Công chúa NGỌC TƯ”.
(Theo Hợp biên Thế phả họ Mạc)
Năm 1541, Thái tổ Mạc Đăng Dung qua đời, ngày 22/8 âm lịch năm 1541, thọ 59 tuổi.
Trước khi mất Ngài có để lại di chúc không làm đàn chay cúng Phật và khuyên Mạc Phúc Hải phải nhanh chóng về kinh sư để trấn an nhân tâm và xã tắc là trọng.
(Mạc Văn Trang, tóm tắt
theo Wikipedia, ngày 12/9/2011
và Hợp biên Thế phả họ Mạc)
Viết bình luận
Tin liên quan
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA.
- TÂM TÌNH NGƯỜI HẢI DƯƠNG VỀ MỘT MIỀN QUÊ ĐỊA LINH NHÂN KIỆT !
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
- Mạc Đăng Dung đã cứu đất nước khỏi họa xâm lăng, đẩy lùi cuộc chiến tranh của nhà Minh năm 1540
- MẠC ĐĨNH CHI HÌNH TƯỢNG ĐẶC SẮC VỀ MỘT TRẠNG NGUYÊN ĐẤT VIỆT
- VIỄN TỔ KIẾN THỦY KHÂM MINH VĂN HOÀNG ĐẾ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI (1272 – 1346)
- THỦY TỔ HỒNG PHÚC ĐẠI VƯƠNG MẠC HIỂN TÍCH
- TRIỀU MẠC – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ VÀ ĐANG DẦN DẦN SÁNG TỎ (Tường thuật tọa đàm chiều 12-12-2015 tại Cà phê Chiều thứ bảy – ThS. Đào Tiến Thi) –
- Về niên hiệu Càn Thống của vua Mạc hiện còn trên chuông chùa Viên Minh ở Cao Bằng – Chu Xuân Giao
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.