- Đang online: 2
- Hôm qua: 1079
- Tuần nay: 21233
- Tổng truy cập: 3,371,713
CUỐN TIỂU THUYẾT MỚI VỀ NHÀ MẠC…
- 370 lượt xem
CUỐN TIỂU THUYẾT MỚI VỀ NHÀ MẠC…
ĐỀ CƯƠNG TIỂU THUYẾT VỀ NHÀ MẠC
TÊN DỰ ĐỊNH ĐẶT: ĐỊNH MỆNH
Tác giả: Lê Hoài Nguyên
Mạc Đăng Dung giành quyền kiểm soát đất nước và lập nên Vương triều nhà Mạc năm 1527 ,mất năm 1541. Là bậc quân vương có linh hồn bất tử, ông phải chứng kiến sự suy thoái và sụp đổ của vương triều do ông lập nên. Nhìn rõ các diễn biến, sai lầm của con cháu, đau khổ nhưng bất lực, ông chỉ còn biết ghi chép và phán xét, hy vọng rằng có thể mang lại cho hậu thế những bài học về việc đổi mới một xã hội, một đất nước khó khăn như thế nào.
Tiểu thuyết không có kết cấu cố định, là một dòng chảy trộn lẫn ký ức của nhân vật, những sự việc qua chứng kiến, sự việc hồi tưởng, sự việc do MĐD đọc lại, phán xét và những cuộc nói chuyện của ông với bậc viễn tổ là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với người bạn vong niên là Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tư tưởng của tiểu thuyết là cắt nghĩa sự xuất hiện của nhà Mạc, sự thất bại của nó, mối quan hệ phức tạp của người Trung Quốc với người Việt Nam, mối quan hệ phức tạp của Nguyễn Bỉnh Khiêm và tầng lớp Nho sĩ với nhà Mạc, mối quan hệ giữa đường lối vương đạo và bá đạo trong quan hệ với nhà Lê Trung hưng…Cuối cùng nhà Mạc bị giằng xé trong các mâu thuẫn đó, không thoát ra được cuộc nội chiến Nam Bắc triều để rồi đi đến chỗ lại suy thoái, phải rút chạy lên cát cứ Cao Bằng. Và sự phục hưng của dòng họ Mạc chỉ diễn ra sau 400 năm theo lời tiên đoán của Nguyễn Bỉnh Khiêm, 400 năm ly tán, thay tên đổi họ, bị truy sát, bị khinh rẻ, lăng nhục.
Qua đây thấy rằng dường như cái gọi là lịch sử nằm ngoài ý chí của các cá nhân, là định mệnh của các dân tộc.
Có thể có sự hư vô. Nhưng điều quan trọng là con người có được giải phóng để nhìn thấy sự thật của thế giới mình đang sống hay không, trong một chừng mực nào đó có thể tác động vào thời cuộc theo ý nghĩa tích cực hay không.
Ước tính độ dày khoảng 400 trang.
Hoàn thành vào cuối năm 2011.
Hà Nội Ngày 28- 10- 2009
CHƯƠNG MỘT
Trở lại Cao Bằng
Mạc Đăng Dung quay nhìn lần cuối cùng toàn cảnh vùng kinh đô cũ.
Mặt ông rạng rỡ.
Đã hơn hai mươi năm nay từ cái lần hội thảo về Trạng Trình, người bạn vong niên, ông thấy người nhẹ nhõm dần. Đúng như lời sấm của Trạng kể từ thất thủ Thăng Long đã qua 400 năm. Xây lại xong đền thờ cho Trạng Trình người ta tổ chức hội thảo cho Vương triều Mạc. Con cháu họ Mạc in được cuốn Hợp biên thế phả tuyệt đẹp. Nhà nước công nhận Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai là di tích lịch sử quốc gia. Và bây giờ Hải Phòng đang chuẩn bị xây dựng Thế miếu cho vương triều ông. Cả cánh đồng rộng trước đây là điện Tường Quang của ông nay được trả lại với cái tên mới rất mỹ miều Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc.
Những người cầm quyền ở thành phố này đã được các nhà ngoại cảm cho biết rằng linh khí của cả Trấn Hải Dương tụ về Nghi Dương. Đây mới là nơi có thể phát vương. Nhưng vùng đất Kiến Thụy đã bị chúa Trịnh Tùng trấn yểm, phá hết các mạch đất phát, không chỉ Cổ Trai mà cả Trà Phương, cả Thủy Nguyên cũng chịu chung số phận. Suốt bốn thế kỷ Nghi Dương bị chính quyền các đời khinh rẻ coi thường. Đã đổi mới rồi mà người ta ngạc nhiên không biết vì lẽ gì Hải Phòng cứ bò như con rùa, không thể hưng vượng được.
Nay thì mọi việc sẽ thay đổi. Hải Phòng sẽ thay đổi. Linh khí sẽ tụ về Nghi Dương. Con cháu ông sẽ quy tụ về một mối. Họ Mạc lại là một dòng họ hùng mạnh của đất nước.
Trong buổi quay phim nhà thờ họ Mạc ở Cổ Trai thằng cháu đạo diễn và trưởng chi họ Mạc Cổ Trai Mạc Như Thiết đã báo cáo ông việc làm bộ phim tài liệu về vương triều và dòng họ Mạc. Thằng cháu nhỏ bé của ông quả là có chí lớn. Nó rất thông minh, thưở bé đã là thần đồng của tỉnh Thái Bình, ba lần được nhận giải thưởng của Hồ Chí Minh. Chỉ tiếc nó không gặp thời. không gặp được minh quân. Mệnh nó là mệnh của quân vương đi nghỉ hè, bảng sắc dán ở cửa sau. Nó đã có giải thưởng xuất sắc về điện ảnh, có tên tuổi trong giai đoạn đổi mới về văn nghệ của đất nước. Bù lại nó sẽ nổi tiếng về văn chương tuy có muộn mằn.
Lần đầu tiên nhà Mạc của ông, họ ông có được một bộ phim lớn. Bộ phim chiêu tuyết cho ông sau những tủi nhục hàng bao thế kỷ. Thật là hồng phúc.
Mạc Đăng Dung nhẩm tính thu xếp người đi theo đoàn làm phim. Không ai có thể làm ông yên tâm. Cuối cùng ông thấy chỉ có thể chính ông đi mới được. Song không thể đi ngay. Việc làm cho các họ ở Cổ Trai di chuyển mồ mả, trả đất xây thế miếu cũng vô cùng quan trọng. Mà việc làm phim thì càng không thể trì hoãn. Đúng ngày giỗ ông năm nay tức ngày 22 tháng 8 Kỷ Sửu này phải có phim chiếu cho mọi người xem. Tính toán xong ông quyết định ngay.
Mạc Đăng Dung thấy không thể bỏ mặc đoàn làm phim nhất là khi họ phải đi một chặng đường dài hiểm trở như vậy trước một đợt mưa lớn sắp về. Ông nói với chú Mược, người vừa là phục vụ vừa bảo vệ chuẩn bị hành lý để đi Cao Bằng ngay. Chú Mược được ông chọn về từ cuối năm ngoái, là em cùng chi Ba họ Thái Văn ở Tiền Hải Thái Bình với Đại tá Toại. Chi họ này có nguồn từ phái hệ Mạc Đăng Bình, hoàng tử thứ 16 của Mạc Phúc Nguyên, Thái tử Thiếu Bảo, ông tổ của hàng trăm chi họ Thái gốc Mạc khắp vùng Nghệ Tĩnh.
Đã lâu ông không trở lại miền đất Cao Bằng, đấy là một cái tên cũng kiêu hãnh nhưng đau buồn. Đấy là nơi kết thúc sự nghiệp của vương triều nhà Mạc sau gần một trăm năm cát cứ, là nơi lại tái diễn một cuộc tàn sát thảm khốc đối với con cháu, tướng sỹ của ông. Cũng máu chảy đầu rơi, cũng cướp bóc tàn phá. Nhiều người chết thê thảm, nhiều nhà lại phiêu bạt khỏi Cao Bằng, trôi dạt vào các vùng đất Chiêm mới về tay chúa Nguyễn. Những nhà to gan thì chạy vào rừng rậm núi cao. Tới khi nhà Lê Trung hưng hết vận một số nhà từ dưới xuôi lại trở về chỗ cũ, những nhà chạy sang Trung Quốc thì ở lại không về nữa. Nỗi khiếp sợ cứ ám ảnh họ mãi, đến nỗi sau đó họ trở thành những người Tày, người Nùng, người Dao đời đời kiếp kiếp.
Từ trên cao Mạc Đăng Dung thấy chiếc xe đen chở đoàn làm phim dừng lại ngã ba Trới rẽ vào Hoành Bồ vòng vèo qua các giải đồi thấp ven vịnh Cửa Lục để vào thành Xích Thổ
Sau khi quay xong thành Xích Thổ đoàn làm phim không lên thành phố Hạ Long để đi quay thành Quảng Long, Quảng Hà đã được nhắc mấy ngày trước vì đường quá xa. Thằng cháu đạo diễn bé nhỏ của ông cho xe vào đường đi Sơn Động để tới Lạng Sơn kịp trong ngày. Đường qua Sơn Động hiểm trở, rừng núi âm u hiếm thấy bóng người, nếu có thì cũng chỉ là mấy cô gái Mán đi lấy củi về. Phong cảnh sơn cước gây cho họ ấn tượng thật là mạnh mẽ, vì họ đã biết rằng sau lúc Thăng Long thất thủ các nhóm quân nhà Mạc vẫn còn chiếm cứ nhiều vùng miền Đông Bắc. Sơn Động là một căn cứ mạnh của các thân vương dòng Mạc Kính Chỉ trong buổi đầu kháng chiến.
Chẳng mấy lúc Mạc Đăng Dung bắt kịp đoàn phim khi họ đang mắc kẹt tại quãng đường lầy lội ngoài cửa ngõ thị trấn. Chiếc Hun đai chín chỗ màu đen chở đầy đồ đạc, máy móc bị sa xuống bên mép taluy âm sạt lở đang có nguy cơ lăn xuống vực. Mặt cậu lái xe thật tội nghiệp, dăn dúm vì sợ hãi. Nhà vua và cậu Tảo áp sát ngay vào bên sườn xe rồi cùng với bốn người đẩy xe lên. Đoàn phim không thể hiểu nổi tại sao họ đã thoát hiểm một cách ngoạn mục.
Lên xe rồi, cười đùa vui vẻ mọi người mới nhớ lại không chỉ lần này mà đã nhiều lần họ được đấng thần linh phù hộ. Ghê sợ nhất là lần nổ lốp trước bên phải ngay trên đường Năm chớm vào thành phố Hải Dương đang trên hướng đi Hải Phòng. Xe đang phóng nhanh thì bỗng một tiếng nổ lớn, khựng lại rồi vừa lúc lắc vừa trườn vào bờ ke trái. Nó dừng lại đột ngột cũng như khi thất tốc, bánh vừa chạm vào bờ ke,còn phía sau ba đờ xốc chiếc Bò ma vừa chạm vào đít nó. Khi xuống xe mọi người mới hoảng hồn về việc đã xảy ra, tất nhiên là nguy hiểm đã qua, chỉ tổn một ít nơ ron thần kinh và ba mươi phút thay lốp xe.
Trời Cao Bằng vần vũ mây đen. Mưa như trút nước. Sông Bằng cuồn cuộn chảy cuốn theo củi khô, gỗ mục, những thân chuối dập nát. Trong ánh sáng le lói của vầng thái dương bị mây che phủ, thằng cháu bé nhỏ cùng bốn người bạn của nó đứng trên cầu cố quay cảnh dòng sông ngầu đỏ giận giữ, cảnh thị xã nhỏ bé ướt át đang bị những đám mây từ đỉnh núi trườn xuống ép cho xuống thấp hơn.
Đêm hôm trước ông đã ghé thăm cái khách sạn chúng vừa thuê ở đường bờ sông. Thằng cháu cùng các chiến hữu đã ngủ say. Mạc Đăng Dung đặt cạnh gối cậu quyển sổ ghi chép của ông. Tất nhiên là thằng bé sẽ rất ngạc nhiên nhưng nó hiểu ông đang theo sát nó.
Trước ngày khởi hành quay phim nó sang khu Định Công họp lớp nhân điện. Cô Vượng chủ nhà, người có năng lượng cao đã nhìn ra ta và chú Mược đi theo nó.
Có hai vong lớn lắm đi theo anh, từ lúc anh sang em đã nhìn thấy, người em cứ nóng ran lên .
Lại có một thanh niên từ Yên Bái về. Cậu này có thể trục được vong nhập vào người khác. Khi cháu ta lại gần cậu trổ tài xem thử cũng kêu lên vong theo anh lớn lắm, hỏi không thèm nói, không thể nào nhấc lên được…
*****
Chiến trận mùa hè năm 1677 cũng vào dịp mưa kinh khủng như thế này có điều mưa
kéo dài ba tháng liền. Thành Nà Lữ, thành Bản Phủ như hai hòn đảo cô độc giữa biển nước mênh mông. Những nhánh phụ lưu sông Bằng ngày thường là nguồn giao lưu thông thương đã trở thành những tử lộ cô lập quân nhà Mạc với các nguồn tiếp tế đồng thời lại giúp cho quân chúa Trịnh mở đường tiếp cận tấn công vào bất cứ chỗ nào.
Ta bay lượn trên thung lũng Cao Bình sôi sục tiếng súng bao phủ bởi những làn khói khét lẹt. Con cháu ta vốn nhà nòi nghề sông biển mà bây giờ bị chết giữa sông nước. Vài con voi và ngựa chiến thì bị sa lầy tại các bến sông. Thuốc súng bị ngấm nước mưa, mười quả nổ hai ba quả. Con cháu ta đã chiến đấu với tinh thần cảm tử. Nước sông Bằng đỏ ngầu máu. Từ các triền đồi quân Lê Trịnh như những đợt sóng hung hãn đập nát từng đoạn thành. Cũng thật kỳ lạ, mọi sức lực của ta như bị tiêu hao hết. Như là định mệnh vậy, trời đã lấy đi nguyên khí của ta.
Ta nhìn thấy quân Lê Trịnh tràn ngập thành Nà Lữ, thấy vua tôi Mạc Kính Vũ kiệt sức rút chạy qua đồi Khắc Thiệu lên núi Lũng Hoàng, thấy hoàng hậu và hai công chúa gieo mình xuống thác tự vẫn mà không làm gì được. Từ lúc nào không rõ nước mắt ta đầm đìa, nước mắt ta chỉ làm cho những cơn mưa dày đặc hơn.
Ta hiểu Lũng Hoàng là một đỉnh núi đá hiểm trở nhưng cô độc không thể dùng làm căn cứ lâu dài. Bay dọc sông Bằng về phía Trung Quốc ta nhìn thấy có một vùng có thể cầm cự dăm mười năm…Thế rồi ta lại nhớ được dưới sông Hồng, chỗ ngã ba Bạch Hạc,ngày trước ta đã có lần dàn quân ở đó đánh nhau với Tây Quận công Nguyễn Kính… Ở đấy có một ngôi đất có thể giữ cho dòng họ dung thân, ẩn dật chờ thời.
*****
Tôi phải lật đi lật lại nhiều lần những trang giấy nam cũ nát, thứ giấy đã mấy trăm tuổi nhòe nhoẹt những hàng chữ Hán xen lẫn chữ Nôm để tìm điều bí mật nhưng vô vọng. Tôi cầu nguyện thầy nhân điện Lương Minh Đáng của tôi, cầu nguyện các vị vua nhà Mạc. Thật là kỳ lạ, một luồng ánh sáng kỳ lạ lan tỏa trong thân thể, tôi như thấy lại một cuốn phim trên các dòng chữ.
Phía Lạng Sơn trời vẫn còn mù mịt nhưng Cao Bằng đã hửng nắng. Trời cao và xanh. Theo lời chỉ dẫn của Đấng tối cao đoàn làm phim đi về hướng Đông tìm đến nơi sông Bằng chảy vào đất Trung Quốc. Bây giờ thì đó là thị trấn Phục Hòa nhưng ngày ấy chưa có tên Phục Hòa, người ta gọi nó bằng một cái tên do người Nùng đặt ra. Đã hàng trăm năm nay sử sách các triều đại không nhắc đến Phục Hòa, coi sự nghiệp nhà Mạc chấm dứt ngay từ năm 1677 sau chiến trận Cao Bình.
Lợi dụng đêm tối đoàn quân thất trận do vua Mạc Kính Vũ dẫn đầu rời bỏ thành đá Lũng
Hoàng dùng bè mảng xuôi dòng sông Bằng xuống Phục Hòa. Họ sửa lại thành cũ do Cao Biền đã cho đắp ngày trước. Phục Hòa cách Cao Bằng hơn 60 cây số,chỉ có một đường độc đạo đi vào, một dãy đồi bao quanh bởi cánh đồng và phía Bắc là sông Bằng cách cửa khẩu Tà Lùng chừng mươi cây số. Biết tin nhà vua lập lại hành cung ở Phục Hòa con cháu, tướng sĩ, các tù trưởng người thiểu số tụ về hàng nghìn người. Trên con đường xuống bến đò mọc lên cái chợ mới được đặt tên Háng Séng- chợ Sảnh như ở dưới Cao Bình. Hàng chục lò rèn từ Phúc Sen theo lên cũng đã dựng lều ngay cạnh chợ. Phía ngoài bờ sông binh lính lại đào hai mươi hai cái lò gạch chìm đúc gạch hòm sớm để gia cố lại thành. Sát mỏm núi đá mọc lên một dãy xưởng chế tạo đạn đá.
Tại thành Phục Hòa chỉ thấy có mỗi mình Mạc Kính Vũ. Người vợ đầu và con trai cả của Vũ không thấy ở Cao Bình từ đầu năm nay. Người vợ hai và công chúa Hoa Dung, Sao Sa đã được dân chúng Cao Bình an táng. Ta tìm mãi mới thấy cô công chúa cả Tiên Hoa. Trước khi chiến trận xảy ra nó rời thành Bản Phủ cùng nhũ mẫu về thăm nhà ở đầu hồ Ba Bể bên Bắc Cạn.
Bây giờ thì cô cháu ta đang tìm về Phục Hòa. Con đường từ Bắc Cạn về Đông Bắc Cao Bằng thật hiểm trở. Cuối cùng nó cũng đã đến được vùng đóng quân của của tướng Đinh Văn Tả phía Bắc sông Bằng.
Lại nói về Tả tướng quân. Họ này ở bên vùng Long Hưng đã có người khai khoa làm quan dưới triều ta. Tả tuy có tài cầm quân nhưng không phải là người hiếu sát, cũng đang mệt mỏi buồn chán vì ở Cao Bằng đã lâu, vì cảnh huynh đệ tương tàn. Tả cho quân hạ trại bên này sông nghỉ ngơi. Một sáng trời còn mù sương quân doanh bỗng ồn lên vì đội lính tuần tra cõng về cô gái áo quần ướt sũng đang ngất xỉu. Đến trưa Tả ghé thăm nhận ra ngay cô gái Tiên Hoa là con nhà quyền quý có học có tài. Tiên Hoa biết ơn vị tướng trẻ tài hoa đã cứu mình nhận lời ở lại phục vụ Tả.
Phần vì có người tình trẻ xinh đẹp, trai tài gái sắc, tâm đầu ý hợp, Tả nghe lời Tiên Hoa cho quân làm nhà cửa. đào mương dẫn nước làm ruộng. Buổi tối Tiên Hoa dạy họ múa hát, mỗi người một vẻ thêm thắt ít nhiều đến nỗi cái trò hát lượn then đã thành lượn Slương, lượn Nàng Hai. Nhờ thế những đêm trăng vùng này rộn rã tiếng cười tiếng hát của binh lính và con gái. Hàng năm đi qua cả tướng Tả cả hàng ngàn binh sỹ quên rằng minh đang sống cạnh cái thành nhà Mạc lẽ ra họ phải đánh hạ rồi.
Chiếc xe chở đoàn làm phim dừng cạnh cái chợ nhỏ lèo tèo vài ba cái lều tạm bợ thưa thớt
bóng người. Cạnh chợ là trụ sở Ủy ban thị trấn. Anh Phó chủ tịch còn rất trẻ chỉ tay chợ Hán Séng đây, chỉ xuống nền nhà chinh là thành Phục Hòa đây. Tôi kêu trụ sở cũ thế mà không xây lại đi. Anh cười đây là vùng quy hoạch di tích tỉnh không cho xây, huyện cũng phải chuyển ra ngoài chân dốc.
Trong thời gian Mạc Kính Vũ ở Phục Hòa tám năm thì vua Lê Chúa Trịnh đinh ninh rằng ông bị bắt ở Cao Bình đã nhảy xuống sông Bằng tự vẫn. Đó là báo cáo của tướng Tả làm triều đình yên lòng mà quên đi những chuyện của ông với Tiên Hoa. Các sử quan cũng cứ thế chép vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Rồi đời sau Lê Quý Đôn cũng dựa theo viết Đại Việt Thông Sử. Và họ không viết đoạn Phục Hòa. Sự nghiệp nhà Mạc ở Cao bằng coi như chỉ đến năm 1677 là chấm dứt.
Tôi hỏi Mạc Đăng Dung chuyện ở Phục Hòa diễn ra như thế nào.
Nhà vua:
Con phải kiên nhẫn đọc ra lịch sử, đừng vội tin vào bọn sử quan. Lịch sử của bọn sử quan chỉ là một góc nhìn, một mặt của sự vật, theo ý thích của cầm quyền thời ấy, theo chân lý của thời đó. Ấy là chưa nói đến sự thù ghét như đối với nhà Mạc của ta.
Tôi lại phải mầy mò dịch những trang chữ hán pha nôm bí hiểm của ông.
Nói chuyện với Kính Vũ ta mới biết anh ta đã cho vợ cả, con trai cả về Bạch Hạc chuẩn bị trước nơi trú ẩn. Họ đã tìm được một ngôi chùa cổ trên ngôi đất đẹp nhìn ra ngã ba sông Lô gặp sông Hồng. Đó là nơi sẽ làm hồi vượng nguyên khí của dòng họ sau bốn trăm năm. Người bạn vong niên của ta, Trạng Trình đã mách ta như vậy. Tứ bách niên tiền chung phục thủy, Thập tam thế hậu dị nhi đồng. Bốn trăm năm trở về như ban đầu, Mười ba đời khác nhau vẫn cùng một gốc. Câu đối này đang nằm ở nhà đứa cháu lấy tên họ Lều bên dòng Nhuệ giang, nhưng lúc này không ai có thể hiểu lời tiên tri ấy..
Kính Vũ cứ lưu luyến mãi với Phục Hòa. Nhà Lê thì cứ tin rằng Vũ đã bị bắt nhảy xuống sông Bằng giang tự vẫn. Vũ còn muốn gặp mặt con gái nữa. Cô cháu gái đâm ra mê mải với các cuộc múa hát đêm trăng cùng binh sĩ và gái bản. Triều đình đã mấy lần cho người mang lệnh cho tướng Tả phải hạ thành. Ta bảo Vũ con phải nghĩ đến đại cuộc lâu dài, khí vận đã cạn chưa làm lại được sự nghiệp trong lúc này. Con hãy nhớ lại những gì các tiên vương đã bàn định với con.
Vũ giao lại thành cho phó tướng, giả lái buôn trâu tìm đường về xuôi.
Vào tháng Tám năm ấy Phục Hòa cũng kết thúc số phận . Tướng Tả bắt buộc phải khởi binh đã cho người vào thành thỏa thuận cho quân nhà Mạc giải giáp rút lui. Cô cháu lo sợ không trọn hiếu với cha, vừa không vẹn nghĩa với chồng trầm mình xuống sông tự vẫn.
*****
Theo con đường tỉnh lộ mươi cây số chúng tôi đã đến cửa khẩu Tà Lùng. Dễ dàng đoán ra
được đoàn quân giải giáp của Mạc Kính Vũ từ đây đi về hướng Đông rồi dùng thuyền ra biển trở về Việt Nam. Điều này càng được củng cố khi sau này chúng tôi gặp ở ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam nhiều chi họ Phạm gốc Mạc đều nhận là hậu duệ của Mạc Kính Vũ.
Sau vua Mạc Kính Vũ sử sách Trung Quốc còn ghi nhận hai vị vua nhà Mạc nữa. Vua Mạc Kính Tiêu ở vùng biên giới Việt Trung. Vua Mạc Kính Hỷ sau lưu vong bên Myanma. Tuy thất thế nhưng họ vẫn được các quan lại các tỉnh phía Nam Trung Quốc bảo trợ.
*****
Cũng như ở Dương Kinh, ở Thăng Long cuộc tàn sát trả thù con cháu ta ở Cao Bằng cũng không kém phần dữ dội. Tất cả nhà cửa hoàng cung bị đốt cháy. Bia đá bị đập vỡ nung thành vôi. Những người bị bắt thì bị hành hình. Quân nhà Lê Trịnh còn truy lùng tàn sát dòng họ các thân vương tướng sĩ khắp mọi nơi.
Chỉ tiếc rằng những chứng tích về ký ức đau buồn ấy đều biến mất. Toàn bộ bút lục của triều đình và bộ sử Mạc triều cố sự, bộ Cao Bằng Lục cũng vậy.
Cũng may con cháu ta quay về Minh Tâm đã rửa được mối hận. Họ đã giúp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp thành lập quân đội. Sau Dương Mạc Thạch, Dương Mạc Úc, Dương Mạc Thăng đã được giao cai quản cả ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang trong nhiều năm.
Lịch sử Cao bằng cho đến hôm nay vẫn là những trang trắng. Gần một trăm năm mà chỉ có mươi dòng. Con cháu ta ở xứ này đang cố sức khôi phục lại hình ảnh của tổ tiên. Chúng vẫn không quên nỗi sợ hãi truyền đời. Chúng nghèo túng nữa. Không có tiền để xây cho các tiên vương của chúng một ngôi từ đường cho con cháu thập phương về có chỗ thắp hương.
*****
Làm gì để bù đắp những lỗ hổng của lịch sử? Tôi chợt nhớ đến lời một học giả nào đó nói rằng khi không còn văn bản, lịch sử nằm trong ký ức dân gian, trong các truyền thuyết điền dã. Ông còn nói thêm không nên cả tin vào văn bản , văn bản cũng viết theo ý đồ yêu ghét của con người… Trong khi đó các truyền thuyết điền dã lại chứa đựng nhiều ít nhiều sự thực.
Truyền thuyết ở vùng Đông Cao Bằng để lại những địa danh như nói về người nữ tiến sĩ duy nhất thời phong kiến Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duệ. Bà quê làng Kiệt Đặc, Chí Linh, Hải Dương từ nhỏ đã cải trang thành con trai để đi học. Duệ theo bố mẹ chạy lên Cao Bằng được vào học trường quốc học Bản Thảnh. Năm Bính Dần 1616 bà thi đỗ tiến sĩ bị vua Mạc Kính Cung phát hiện nhưng không bị trị tội khi quân mà còn được cho vào cung để dạy đỗ hoàng tử, công chúa, phi tần ở Ly cung Đống Lân. Cuối năm 1677 bà Duệ chạy về châu Hạ Lang lẩn trốn đi tu ở chùa Sùng Phúc với pháp danh Diệu Huyền, tên cúng cơm là Du. Chùa Sùng Phúc được xây dựng trên núi Bồ Càn xã Thanh Nhật ngày nay. Lúc đó tri châu Hạ lang Đỗ Đình Bá là vị quan thanh liêm có lòng nhân ái thương dân biết chuyện bà Duệ cho phép bà ở lại tu sửa chùa mở lớp dạy chữ Hán, chữ Nôm. Ông Bá truyền cho dân ngoài vùng không được lai vãng đến chùa để giữ tung tích cho bà. Tên xã Lệnh Cấm có từ thời đó, là tên cổ của Thanh Nhật bây giờ. Nay chùa Sùng Phúc còn có tên gọi là chùa Diệu Huyền. Gần châu lỵ có một bản mang tên Huyền Du…
Vùng Phục Hòa còn lại những cái tên như chợ Hán séng , xã Tiên Giao giờ là xã Tiên Thành, xã Quy Thuận, suối Duồng nơi công chúa Tiên Giao trẫm mình, các trại Mủng Thiên, Phiêng Lậu, Phiêng Cọn là các trạm đóng quân, đài quan sát, trạm gác của quân nhà Lê ngày xưa. Ngôi đình ở Tiên Thành còn bức hoành phi chạm chữ Phục kích vi binh là nơi đóng bản doanh của tướng Tả. Xã Tiên Thành giờ đông đúc cư dân họ Đinh mà các ông tổ là những tướng sĩ đánh thành Phục Hòa…
Vùng Cao Bình còn la liệt các di tích.
Thành Bản Phủ nơi vương phủ thiết triều nhà Mạc, kinh đô của ba đời vua Mạc còn thành đất lũy tre bao bọc, còn cửa Đông cửa Tây, còn Giếng Ngọc, còn mạch Bó Tiên có nguồn nước quanh năm chảy ra thành đầm sen, có cung Hoàng phi trên gò Đống Lân gọi là Ly cung, phía Nam có Đàn Thiên Thành nởi vua nhà Mạc làm lễ chiêm tinh, có Đàn Giao vua làm lễ tế trời, còn vườn thượng uyển, cung Hoàng hậu, còn ao voi Thom Giảng, vườn tre Hồ Nhi, còn nơi chăn ngựa gọi là Hồ Cỏ ngựa…Ngoài phố Cao Bình cón dấu vết chợ Háng Séng, trường quốc học Bản Thảnh, miếu thờ Bà Hoàng, miếu thờ công chúa Hoa Dung…
Thành Nà Lữ còn vườn đạn đá, còn Đền thờ vua Lê, còn các gò Long Ly Quy Phượng, còn các cổng thành, cửa Đông thông ra sông Mãng, cửa Tây trông ra đồng Nà Thình, cửa Nam thông ra làng Nà Lữ, cửa Bắc giáp núi Khau Phước. Giữa thành còn Ao sen, ruộng Bàn cờ. Sau thành còn khu lò gạch chìm…
Phía sau Nà Lữ trên sông Sê Lao còn thác Giẻ Huồng nơi ba mẹ con vợ Mạc Kính Vũ tự vẫn.
Trong dãy núi đá Phúc Tăng còn thành Lũng hoàng, còn nơi lập công đường nay là bản Cống Đáng, còn Lũng Trâu, Lũng Bò nơi vua Mạc nuôi trâu bò…
Xung quanh vành đai bảo vệ thủ phủ nhà Mạc còn các đại đồn Hoàng Thành, Hán Quang, Khau Đồn, Khau Cút, Pò Đồn, Khau Lêu, Nà Bia, Khắc Vịa…
Sau khi hoàn thành các cảnh quay, đêm trước khi rời Cao Bằng tôi xin hầu chuyện Mạc Thái tổ trên tầng thượng khách sạn Bằng Giang.
– Thời gian nhà Mạc trị vì đã xây dựng được ở Cao Bằng một xã hội thịnh trị, hùng mạnh nữa, thậm chí còn giúp lương thực quân binh cho Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh, đã nhiều lần đánh bại các cuộc tấn công của triều đình nhà Lê mà sao lại thất thủ thảm bại năm 1677 ?
*****
Thái Tổ không phải không biết hết những chuyện đã xảy ra với con cháu ông trong ròng rã mấy thế kỷ. Với những đau buồn mà người phải gánh chịu đã rất nặng nề . Người không muốn chia sẻ cho ai. Nhiều năm người đã sống cô độc bên dòng sông Đa Độ. Thỉnh thoảnh người cũng tìm Hoàng hậu cùng trở về thăm quê cũ của bà, làng Trà Phương cách Cổ Trai không xa .
Nơi ấy có bến đò quán nước của mẹ nàng. Lần đầy tiên gánh sách cho cụ nghè Phạm Gia Mô lên kinh dừng lại đây ta đã gặp nàng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên ta đã cảm thấy đời ta gắn bó với nàng. Dân làng Trà Phương rất có hiếu nghĩa. ..Một phần Trà Phương là dân tù binh Chàm nên vua Lý Nhân Tông đã cho lập ngôi chùa Bà Đanh thờ thần theo người Ấn. Ta có một kỷ niệm khó quên ở đây, sau lần ta đánh ngã đô Hãn hắn đã cùng bè đảng phục trả thù ta. Một mình không địch nổi bọn chúng ta đã phải chạy vào chùa . Các nhà sư đã cứu ta…Sau này khi đã có tiền của vợ chồng ta đã cho xây đình làng và tu bổ chùa để thờ Phật như ngày nay. Tiếc rằng sau khi chiếm được Dương Kinh Trịnh Tùng đã cho binh lính phá nát đình làng cùng ngôi chùa. Hắn ta còn cho trấn yểm làm mất linh khí của làng Trà Phương. May mắn dân làng đã kịp cất dấu pho tượng đá của ta và hoàng hậu. Hiện nay ông Giáo sư Trần Lâm Biền cùng các nhà nghiên cứu mỹ thuật đánh giá rằng đó là những pho tượng chân dung đầu tiên của nền mỹ thuật nước nhà.
*****
Ở trại viết thằng bé cháu ta gặp lại nhiều người quen, có mấy người là bạn cũ. Nó đã mời mọi người xem phim. Có được hơn một chục người. Ta hết sức vui mừng khi thấy họ cảm động về sự nghiệp của ta. Sau đó mấy ngày họ còn nói chuyện về vương triều của ta trong cả lúc ăn cơm.
Dương Duy là bạn cũ của thằng bé từ ngày còn ở quân chủng Phòng không- Không quân. Hắn là hậu duệ của Trạng nguyên Dương Phúc Tư khoa Đinh Mùi Vĩnh Định năm 1547. Con cháu họ Dương cũng phải lưu lạc nhiều nơi, trong đó có nhánh đến ở làng Gồ phủ Quốc. Hắn thông minh nhưng hơi loạn ngôn. Vì cái mồm hơi ác ý hắn bị cấp trên và bạn bè ghét bỏ. Nhưng bù lại hắn có tâm khi cần thiết biết bày tỏ lễ nghĩa đúng chỗ nên được người có quyền chức cứu vớt. Hắn cũng nhận ra con đường văn chương cho riêng mình sau nhiều năm chuyên về súng đạn bằng cách chỉ viết về cái làng của hắn. Những chậu địa lan và cái đình làng đã mang lại vinh quang cho hắn.
Nghe thằng cháu kể về chuyện giải tỏa đất xây thế miếu ở Cổ Trai, dân được tổ tiên báo mộng trả đất cho vua, hắn cười phơ phớ khoác lác là đã lập xong tứ truyện. Sau đó hàng ngàn dân kéo nhau đi khiếu kiện vì không còn ruộng đất sinh sống. Hắn đang nhăn nhở ta liền véo tai hắn một cái. Thằng cháu cũng không vừa ông đừng cười cợt chuyện này hắn mới thôi. Đêm hôm ấy hắn ngã lộn cổ từ trên giường xuống đất, không đau nhưng được mẻ hết hồn.
Buổi sáng hôm sau Dương Duy lại lập cái tứ mới. Hắn bảo ta theo Hoàng Trung đi thăm hỏi dân bị bão lụt miền Trung, thăm con cháu ta ở Bình Định Phú Yên vừa trải qua trận lũ lụt kinh hoàng. Hắn bảo ta phải bảo vệ thằng cháu để nó nối tiếp sự nghiệp sau này. Hải bước xuống sân bay XXX thì đám mây hồng trên đầu biến mất, thấy lạnh gáy. Nhưng ngay sau đó nó thấy thằng đồng cô, tóc đen mượt bóng, miệng rộng lúc nào cũng nhăn nhở. Hắn hiểu ta không ưa gì tên chính khách khốn nạn này. Ta không ưa gì tên chính khách khốn nạn này nhưng vận khí của nước này đã chọn nó như thưở chọn nhà Lê chúa Trịnh chứ không chọn các cháu ta.
Tội nghiệp cho thằng bé người đời đã đơm đặt bao nhiêu chuyện về nó. Nhưng ai cũng băn khoăn làm sao mà nó lên nhanh thế. Tất nhiên nó là thằng Phó tể tướng trẻ nhất trong chính thể này cho đến bây giờ. Chứ còn ta khi ta lên ngôi vua Đại Việt ta cũng chưa đầy năm mươi tuổi. Bố nó là một chiến binh bình thường chỉ mang hàm cấp trung tá nhưng xứng đáng với những gì anh ta được hưởng.
Vừa rồi nó làm ta đau lòng. Báo chí , các trang mạng nhất loạt đăng ảnh nó bắt tay Tể tướng nước Sản. Cúi gập người xuống, bắt cả hai tay, lại còn nở nụ cười xu nịnh nữa. Biết làm thế nào. Dân tộc này đã thấm vào máu rồi cái tác phong ấy mỗi khi gặp bọn Sản. Trong chuyện lũ lụt ở miền Trung nữa, nó phải bênh bọn cấp trên và bọn lãnh đạo địa phương bênh vực bọn thủy điện xả lũ làm dân chết lụt. Nó cũng cần đủ phiếu bầu trong kỳ đại hội Đảng sắp tới. Nó không cười nhăn nhở trước cảnh dân khốn khổ như Tể tướng, mấy thằng tướng quân đội, công an trong đợt lụt năm ngoái, năm kia.
Thằng Dương Duy lại phơ phớ cười về việc ta chiếm ngôi vua. Nó nói : Chấp làm gì cái lũ ngu trung. Ngu trung làm cho đầu chúng thấp hơn ngọn cỏ. Chúng gọi ta là cướp ngôi, thoán đoạt, bán nước…Còn chuyện Lê Chiêu Thống rước hai mươi vạn giặc Thanh vào thì chúng lờ đi. Nước rối loạn sao lại không cứu nước. Dân đau khổ sao lại không cứu dân. Chẳng riêng gì ta ai cũng phải làm như vậy. Có điều là có được Trời giao cho sứ mệnh hay không.
Hết chương một.
Viết bình luận
Tin liên quan
- VỀ VỚI AO DƯƠNG
- LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
- CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
- CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
- TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
- Chữ hiếu xưa và nay
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.