- Đang online: 2
- Hôm qua: 1006
- Tuần nay: 20925
- Tổng truy cập: 3,371,640
Kể về ông tiên thơ ( thi tiên) Lý Bạch
- 2129 lượt xem
Kể về ông tiên thơ ( thi tiên) Lý Bạch
Nguyễn Quang Tình
Nhà thơ Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường ở Trung quốc. Ông sinh năm 701, mất năm 762, ông biết làm thơ từ năm lên mười tuổi, là người đọc rất nhiều sách. Năm hai mươi tuổi bắt đầu đi du lịch nhiều vùng ở trong nước, tiếp xúc với nhiều nhà thơ và cả bọn kiếm khách, đạo sĩ. Chính một số đạo sĩ đã giới thiệu Lý Bạch với vua Đường Minh hoàng vào năm 742. Ông được nhà vua trọng đãi, được tể tướng Hạ Tri Chương yêu mến và sung vào Viện Hàn lâm. Năm 744 nhà thơ thiên tài trong lúc say rượu đã viết tặng Dương Quý Phi ba bài Thanh bình điệu, nhưng sau đó, một mặt vì chán ghét cảnh “ uốn lưng, cúi mày, thờ phụng bọn quyền quý” và mặt khác bị bọn cận thần gièm pha, ông vĩnh viễn dời khỏi Trường An. Sau đấy ông bước vào cuộc đời phiêu lưu. Đến Lạc dương ông gặp nhà thơ Đỗ Phủ. Hai người kết bạn với nhau, gần gũi nhau cho đến ngày Đỗ Phủ đi Trường an. Từ đó hai nhà thơ không gặp nhau nữa, nhưng Đỗ Phủ vẫn giữ suốt đời mối tình bạn thắm thiết. Năm Lý Bạch hai mươi lăm tuổi thì xẩy ra loạn An Lộc Sơn. Đối với cuộc nổi loạn này ông căm giận vô cùng. Năm 756, một hoàng thân tên là Lý Lân nêu cao ngọn cờ chống quân xâm lược, mời Lý Bạch đến giữ chức tham quân. Nhưng giữa Lý Lân và Túc Tông ( người kế ngôi Đường Minh hoàng) có mối bất hòa. Năm sau quân nhà vua tiêu diệt quân của Lý Lân. Lý Lân bị giết, nhà thơ bị cầm tù. Nhờ có một số người che chở, ông khỏi bị khép tội tử hình, nhưng bị đi đày biệt xứ cho đến năm 759. Khi được trả tự do, Lý Bạch bấy giờ sức lực đã suy tàn. Mặc dù thế, khi nghe nói dư đảng của An Lộc Sơn đang quấy nhiễu biên cương, ông vẫn xin đi đầu quân dẹp loạn. Giữa đường ông bị bệnh phải trở về, đến sống nhờ một người bà con ở Dương đồ ( tỉnh An Huy) và mất tại đó. Suốt đời, Lý Bạch ưa thích tự do và nuôi chí lớn, tự ví mình như con chim đại bàng. Tự do và chí lớn thấm nhuần hơn một nghìn bài thơ của ông, rất giầu tình người và tình yêu thiên nhiên. Người đời sau tặng ông danh hiệu thi tiên ( ông tiên làm thơ). Ngay Đỗ Phủ cũng rất phục tài sáng tác của ông và nhận xét : “Lý Bạch là vô địch về thơ” ( Bạch dã, thi vô địch). Lý Bạch không chịu khép tứ thơ của mình vào bất kỳ khuôn khổ nào, những bài viết theo đúng niêm luật chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ. Là một nhà thơ thiên tài được các nhà thơ cùng thời cảm phục, người đời sau cũng yêu mến thơ ông. Mặc dù ông đã mất cách đây hơn một nghìn hai trăm năm, song cuộc đời và sự nghiệp thi ca của ông để lại cho đời những tác phẩm bất hủ. Vì quá yêu mến ông, có nhiều người cho rằng ông là một nhà thơ rất lãng mạn, muốn làm bạn và làm thơ với cả trăng nên đã truyền tụng một câu chuyện đại loại là : Lý Bạch đi thuyền trên sông, uống rượu và làm thơ, khi say rượu nhảy xuống sông để ôm mặt trăng, chẳng may bị sóng cuốn đi … Đó là một truyền thuyết không có căn cứ và cơ sở. Và cũng không có một tài liệu nào nêu rõ về việc này, dù sao truyền thuyết cũng chỉ là do người đời hư cấu !
Để kết thúc bài viết này tôi xin chép tặng bạn đọc một bài thơ có thể gọi là nổi tiếng của nhà thơ Lý Bạch.
BẢ TỬU VẤN NGUYỆT
Lý Bạch
Thanh thiên hữu nguyệt lai kỷ thì ?
Ngã kim đình bôi nhất vấn chi.
Nhân phan minh nguyệt bất khả đắc,
Nguyệt hành khước dữ nhân tương tùy.
Hạo như phi kính lâm đan khuyết,
Lục thủy diệt tận thanh huy phát.
Đãn kiến tiêu tòng hải thượng lại,
Ninh tri hiểu hướng vân gian một?
Bạch thỏ đảo dược thu phục xuân,
Thường nga cô thê dữ thùy lân?
Kim nhân bất kiến cổ thi nguyệt,
Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân.
Cổ nhân, kim nhân nhược lưu thủy,
Cộng khan minh nguyệt giai như thử.
Duy nguyện dương ca đối tửu thì,
Nguyệt quang trường chiếu kim tôn lý.
Dịch nghĩa: NÂNG CHÉN, HỎI TRĂNG
Trời xanh trăng có tự bao giờ?
Ta nay ngừng chén một lời hỏi trăng.
Người không thể với lên trăng sáng,
Trăng vẫn đi theo người.
Sáng như mảnh gương bay rọi chiếu cửa son,
Mây xanh tiêu tan, ánh sáng trong xuất hiện.
Chỉ thấy ban đêm từ mặt bể tới.
Biết về đâu sáng lại biến mất giữa làn mây?
Thỏ trắng giã thuốc hết thu lại xuân,
A Thường – nga ở một mình lấy ai làm bạn lứa?
Người nay không thấy trăng thời xưa,
Trăng thời nay, từng chiều người xưa.
Người xưa, người nay như nước chảy,
Cùng ngắm trăng sáng đều như vậy.
Chỉ mong khi ca hát trước mâm rượu,
Ánh trăng mãi mãi chiếu soi chén vàng.
Dịch thơ :
Trời xanh có trăng tự thuở nào ?
Ngừng chén đêm nay hỏi một câu.
Người với lên Trăng, vin chẳng được,
Khi đi, Trăng lại mãi theo nhau.
Trăng như gương lượn bên Đan – khuyết,
Xóa sạch mây xanh, soi vằng vặc.
Chỉ thấy đêm từ mặt biển lên,
Hay đâu đến sáng vào mây khuất.
Thỏ ngọc giã thuốc thu lại xuân,
Thường- nga, quạnh hiu ai người gần?
Người nay chẳng thấy trăng thời trước,
Người trước, Trăng nay soi đã từng.
Người trước, người nay như nước chảy,
Cùng xem trăng sáng đều thế đấy.
Chỉ ước vui ca thưởng chén quỳnh,
Be vàng, trăng sáng vào rọi mãi.
Bản dịch của Tương Như
Nguyễn Quang Tình sưu tầm, biên tập và giới thiệu
Viết bình luận
Tin liên quan
- VỀ VỚI AO DƯƠNG
- LỜI CÁM ƠN GIỚI SỦ HỌC ĐÃ ĐEM LẠI NHỮNG NHẬN THỨC ĐỔI MỚI VỀ NHÀ MẠC –
- CÁC THÔNG ĐIỆP CỦA TIỀN NHÂN TẠI LỄ HỘI NÁ NHÈM –
- THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG ĐẨY LÙI CUỘC XÂM LƯỢC CỦA 22 VẠN QUÂN MINH, TRÁNH CHO ĐẤT NƯỚC KHỎI THẢM HỌA CHIẾN TRANH NĂM 1540.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- LỄ HỘI NÁ NHÈM – QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI –
- CỔ VẬT KỲ SỰ: CÂY ĐÈN GỐM THỜI MẠC CÒN NGUYÊN VẸN
- TRỞ LẠI NƠI XUẤT XỨ BÀI THƠ!
- Chữ hiếu xưa và nay
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.