- Đang online: 1
- Hôm qua: 495
- Tuần nay: 11119
- Tổng truy cập: 3,398,393
BAN BỐ LỆNH CẤM TRỪ BỎ TỆ NẠN
- 729 lượt xem
BAN BỐ LỆNH CẤM TRỪ BỎ TỆ NẠN
(Tại cửa Ô Quan Chưởng(1))
L.T.S.( Hồn Việt) Hoàng Diêu (1829-1882), người xã Xuân Đài, huyện Điện Bàn (phủ Diên Phước cũ), tỉnh Quãng Nam, đậu Phó bảng 1853. Thuộc phái chủ chiến chống Pháp xâm lược. Là Tổng đốc Hà Nội. Khi quân Pháp đánh thành, nhiều quan văn võ hèn nhát bỏ chạy, Hoàng Diệu vẫn chỉ huy chiến đấu, tiêu diệt một phần sinh lực địch. Lực lượng chênh lệch, lại có nội phản, thành mất, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn, để lại tờ Di Biểu đầy huyết lệ, đầy bi phẫn.
Nổi tiếng là người cương trực, trung nghĩa, Hoàng Diệu cũng nổi tiếng là người cầm quyền thanh liêm; được dân chúng và sĩ phu Hà thành ca ngợi. Tương truyền, khi làm quan ở Hà Nội, ông có gửi về cho mẹ già ở quê nhà Quảng Nam một vuông lụa. Bà mẹ gửi ra cho ông một cây roi dâu (thứ dâu trồng ven sông Thu Bồn), ngụ ý răn đe rằng, con đáng bị đánh đòn… nếu lấy công quỹ mua lụa gửi cho mẹ.
Bài văn dưới đây( dịch từ nguyên văn chữ Hán) về việc kiên quyết trừ bỉ tệ nạn tại ô Quan Chưởng càng nói lên phẩm chất của ông.
(Ô Quan Chưởng trước khi trùng tu)
Tổng đốc họ Hoàng, Tuần phủ Hà Nội họ Hoàng(2) nghiêm sức:
Nay căn cứ các tờ bẩm lên của thân sĩ, các hộ dân phố trong hạt cho biết rằng hạt này nguyên là người tứ chiếng(3) tụ tập lại pử chung không có hương ước. Lý dịch các thôn, phường có khi dung dưỡng bọn vô lại, cho chúng ứng trực ở điếm canh, chẳng những chúng không tuần phòng mà khi nhà dân các phố có việc đưa ma, chôn cất, bọn chúng đóng ở các nơi trong hạt, đều ra sức sách nhiễu tang gia, không kể xa hay gần, đông người hay ít người, sinh sự bắt ép giá cả, ai không chịu thì chúng cản trở việc tang ma.
(Ví như năm Tự Đức thứ 32 (1879), người phố Hàng Bạc là Lã Khắc Tề, nhà nghèo, con mồ côi sáu tuổi ốm chết, thuê bốn người khiêng quan tài, mà bọn phu điếm sở tại bắt ép phải thuê tám người, đòi tiền 24 quan, chúng mới chịu nhận làm. Bấy giờ bà con láng giềng bất đắc dĩ phải quyên tiền đưa đúng số giao cho chúng.
Lại cũng năm ấy, ở Ngõ Miếu phố ấy, tên Lê Chích mắc bệnh dịch chết, đưa ma chỉ thuê chín người mà đòi tiền 36 quan, vì nhà nghèo không đủ số tiền phải nhờ người làng khác khiêng. Bọn phu điếm bèn sinh sự đánh lộn, đến nỗi những người làng khác phải chạy hết không dám giúp việc đưa ma. Sau đó tang gia phải bán đợ vay mượn đủ số tiền để trả, theo yêu sách của chúng.
Lại nữa, ngày tháng Giêng năm nay, ở thôn Thuận Mỹ có tên Tuế nhà nghèo, làm thợ sơn thuê, vợ ốm chết, thuê 8 người khiêng quan tài, bọn phu điếm sở tại đòi 30 quan, đến nỗi phải xin làm thợ sơn, nhận tiền công trước vài năm để đưa cho bọn phu điếm.
Lại nữa: Cũng ngày tháng Giêng, thi Quang thôn ấy có người nhà ốm chết, thuê 4 người phu, bọn phu điếm đòi 40 quan).
Tệ sách nhiễu của bọn phu điếm gây ra không thể kể hết được, mà xét đến gốc rễ là do bọn lý dịch mà ra.
Lại như bọn ở trại Dưỡng Tế(4) nhân các dịp cưới xin ma chay, tụ tập nhau lại nhũng nhiễu các phố, thường ngày ra các thuyền bè ngoài bến sông cùng các hàng vặt ở chợ, lộng hành cướp giật, tệ hơn cứ vào dịp cuối năm, vào nhà người ta đòi dăm ba quan, không được thì gây sự vu vạ.
Tình trạng nhũng nhiễu ấy đan đã bẩm lên, xin trên sức xuống cho xung quanh bên ngoài thành, hễ có việc tống táng thì để cho tang chủ tùy nghi mà làm, nếu có người ngoài đến giúp thì càng tiện; hoặc thuê phu thì không nhất thiết phải thuê người sở tại. Còn như thuê nhân công thì cứ chiếu theo như lệ cũ (ở trong cửa ô thì mỗi tên thuê bốn mạch, ở ngoài mỗi tên thuê năm mạch, hoặc làm cả ngày mỗi tên thuê bảy mạch) việc thuê phải được công bằng và thích đáng. Còn thói sách nhiễu của bọn phu điếm và bọn Dưỡng Tế thì nhất thiết phải cấm hẳn để uốn nắn phong tục. Ngoài ra lại xin giao cho các viên chức nơi đó quyên góp khắc một bia đá dựng trước nha môn quay mặt ra đường cái quan, để cho mọi người qua lại đều biết, kính cẩn thi hành.
Cứ theo mọi lẽ trong lời bẩm thì bọn lý dịch trong hạt đó thường ngày không khỏi có thói thông đồng, dung túng bọn phu điếm, không nghiêm cấm bọn Dưỡng Tế, để đến nỗi sinh tệ đã thành thói quen, thật là đáng ghét và cần phải nghiêm cấm. Vậy sắc cho phải theo như các khoản trong tờ bẩm của dân, lập tức yết lên và sức cho tổng lý trong hạt trừng trị bọn phu điếm canh cùng bọn trại Dưỡng Tế. Từ nay về sau, ai nấy phải chiếu theo mà làm cho thỏa đáng, không được sách nhiễu.
Nếu như sau khi đã nghiêm sức rồi, chỗ nào hãy còn tệ nạn như cũ, phát giác được thì trừ bọn can phạm cùng tổng lý bị trừng trị nặng, huyện nha sở tại cũng khõ mà chối cãi được lỗi của mình.
Việc này quan trọng, vì dân trừ tệ, phải cẩn thận, chớ ngại xem giấy tờ, lười nhác mà gác bỏ, như thế mới được. Ngoài ra lại phải chuyển sức cho các thân sĩ trong hạt biết mà làm. Cần thi hành tốt tờ nghiêm sức này! Tờ nghiêm sức trên đây, giao cho quan huyện Thọ Xương kiêm coi công việc huyện Vĩnh Thuận, họ Nguyễn, chiếu theo đó thi hành.
Ngày 12, tháng 4, năm Tự Đức thứ 48 ( 1881)
Huyện nha huyện Thọ Xương sao lục niêm yết cho các hộ phố Thanh Hán tuân theo.
Thân sĩ các hộ phố ở hai hạt Thọ (Xương) Vĩnh ( Thuận) kính sao và khắc bia dựng trước nha môn để tuân theo mãi mãi.
PGS- TS Đỗ Thị Hảo và nhóm biên dịch Văn khắc Thăng Long.
(Tạp chí Hồn Việt số 28 tháng 10 năm 2009 trang 16- 17)
(1) Cửa ô Quan Chưởng: Hiện ở đầu phố hàng chiếu, Hà Nội, còn gọi là cổng phố mới, hay cửa Thanh Hà. Cửa ô được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), năm Cảng Hưng 49 (1785) có sửa lại, và năm Gia Long thứ3 (1804) xây lại theo quy cách như hiện nay. Đây là cửa ô duy nhất còn lại cổng xây, trong số 21 cửa ô ở ngoại vi thành Thăng Long.
(2) Tổng đốc Hà Nội-Ninh Bình lúc đó là Hoàng Diệu, Tuần phủ Hà Nội lúc đó là Hoàng Hữu Xứng.
Hoàng Hữu Xứng đỗ cử nhân năm 1852, người xã Bích Khê, huyện Đăng Xương, tỉnh Quãng Trị
(3) Tứ chiếng: Chữ Hán là: “tứ chính”, chỉ bốn đạo xung quanh kinh thành Thăng Long xưa là Kinh Bắc (Bắc Ninh), Sơn Nam, Hải Đông ( Hải Dương), Sơn Tây; chỉ những người quê ở các tỉnh tới đó cư ngụ ở Hà Nội.
(4) Dưỡng Tế: Tên một trại tập trung nuôi những người mắc bệnh hủi (bệnh phong). Trại Dưỡng Tế của Hà Nội nằm ở bãi sông Hồng, phía ngoài đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng, nay thuộc địa phận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử